Giáo viên hướng dẫn: nguyễn thị NƯƠng chịu trách nhiệm xuất bản



tải về 5.32 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2023
Kích5.32 Mb.
#54089
1   2   3   4   5
sp nhon loc

2. Ngành chăn nuôi:
- Nhờ được hỗ trợ tín dụng nên người dân xã Nhơn Lộc còn phát triển thêm ngành chăn nuôi. Từ rất sớm, Nhơn Lộc đã trở thành “thủ phủ” của nghề nuôi bò vỗ béo, cái nghề giúp “xây nhà sắm xe” cho không ít hộ nông dân ở đây.
Ông Nguyên cho hay: “UBND xã đứng ra tín chấp cho người dân tiếp cận với các nguồn vốn để phát triển chăn nuôi nên ngoài cây lúa, người dân địa phương có thêm nhiều nguồn thu nhập khác, đời sống ngày càng nâng cao.”
a. Vai trò:
- Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, trứng….)
- Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững.
b. Đặc điểm:
-

Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành trồng trọt cung cấp.
Nuôi bò Nuôi lợn
- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học- kĩ thuật.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức( từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hóa( thịt, trứng…).
V. Vài nét về văn hoá, lịch sử Nhơn Lộc:
1. Văn hóa:
Đến Bình Định, du khách không chỉ được đắm mình vào khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp, khám phá nét đẹp văn hóa ngàn năm của các di tích Chămpa nổi tiếng, nghệ thuật Tuồng, bài Chòi, thưởng thức những tiết mục võ cổ truyền độc đáo, mà còn có dịp ghé thăm và trải nghiệm một cuộc sống dân dã, bình dị của những làng nghề lâu đời. Những sản phẩm làng nghề truyền thống của Bình Định nói chung cũng như Nhơn Lộc nói riêng đang trở nên phổ biến trên khắp cả nước và một số được xuất khẩu ra nước ngoài bởi nét độc đáo mang đậm truyền thống văn hóa và mẫu mã đa dạng.
*Làng nghề truyền thống Rượu Bàu Đá (Cù Lâm, Nhơn Lộc)
Một đặc sản từng được nhà thơ Nguyễn Duy phong là “Đệ nhất tửu” khi chính ông đặt chân vào tận nơi để thưởng thức, không đâu xa lạ chính là rượu Bàu Đá – bắt nguồn từ xóm có tên gọi Tân Long thuộc thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tương truyền, chính bàu nước trong vùng, nơi hội tụ của những mạch nước ngầm chảy ra từ lòng các ngọn núi xung quanh làm nên danh tiếng, làm nên cái mùi thơm, cái cay nồng đậm đà khó tả của rượu Bàu Đá.


Không chỉ vậy, sự nổi tiếng rượu Bàu Đá còn nằm ở phương pháp nấu rất thủ công. Theo các lão làng có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, để có một nồi rượu thơm ngon, người ta phải dùng gạo trì để nấu, mỗi mẻ là 5kg gạo, nấu đúng 6 tiếng đồng hồ và chỉ cất được từ 2,5 - 3 lít rượu.
Rượu Bàu Đá ở Nhơn Lộc
Về đồ nghề làm rượu, người ta sử dụng củ tre có hình cong, ruột đục rỗng để làm ống dẫn rượu từ lò ra chum. Chum đất hứng rượu phải được bịt kín để tránh rượu bay hơi. Trong thời gian nấu, thông thường người ta chỉ để lửa liu riu, tuy nhiên, vẫn phải thường xuyên lắng nghe giọt rượu nhỏ nhanh hay chậm để thêm hay bớt lửa. Chính vì cách nấu cẩn thận này mà rượu Bàu Đá có hương vị rất tinh khiết và đậm đà.
Hiện nay, rượu Bàu Đá Bình Định đã và đang được người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và du khách nước ngoài rất ưa chuộng. Để sản phẩm rượu Bàu Đá ngày càng nổi tiếng hơn, tỉnh và thị xã đã tập trung chỉ đạo, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (cổng làng nghề, làm đường bê tông), cấp 34 nồi nấu rượu bằng đồng đỏ mua từ Đại Bái-Bắc Ninh, chất lượng và năng suất rượu đạt hơn cách nấu bằng nồi bảy truyền thống, và lượng chất đốt tiêu hao để chưng cất mỗi lít rượu thành phẩm ít hơn và hỗ trợ chi phí tham gia các kỳ Hội chợ, triển lãm để tiếp thị thương hiệu.

Năm 2007, UBND tỉnh Bình Định đã công nhận Làng nghề Rượu Bàu Đá Cù Lâm đạt tiêu chí làng nghề truyền thống.
*Làng nghề Bánh tráng Trường Cửu (Trường Cửu,Nhơn Lộc)

Ở Bình Định, nghề tráng bánh có mặt khắp các địa phương với đa dạng sản phẩm như bánh tráng gạo, bánh tráng mì giòn, bánh tráng nước dừa, bánh tráng khoai lang… thế nhưng người ta biết đến nhiều nhất là “bánh tráng Trường Cửu”. Làng nghề này thuộc thôn Trường Cửu, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Theo các bậc cao niên trong thôn , làng bánh tráng Trường Cửu được hình thành từ hàng trăm năm trước. Cho đến nay, nhắc đến Trường Cửu là người ta nghĩ ngay đến… bánh tráng. Về đây, đi đến đâu chúng tôi cũng nhìn thấy những vỉ bánh tráng phơi dọc hàng rào hai bên đường. Bánh tráng ở đây không trắng, mỏng như loại thường thấy ở các chợ, mà dày và đen hay vàng còn tùy vào loại mè người ta bỏ vào bánh.
-Cách làm: Cũng như bao làng quê khác làm nghề tráng bánh ở Bình Định, hàng ngày, từ tờ mờ sáng, người dân đã thức dậy, ngâm gạo, xay và pha bột. Kế đến là đốt lò và đặt lên đó một nồi nước lớn có căng tấm vải trên miệng nồi để làm khuôn. Đợi nước sôi, họ dùng một vá dừa nhỏ, múc bột đổ lên tấm vải, tráng một lớp mỏng rồi đậy nắp lại; bột “quây” phải đều. Một lát sau, họ dùng cái nẹp tre hay chiếc đũa lớn vớt bánh ra, trải lên vỉ tre, mang đi phơi. Tuy vất vả là vậy nhưng nghề bánh tráng được xem là nghề ổn định của những những vùng nông thôn thuần nông. Ngoài sản phẩm bánh tráng gạo truyền thống, còn có các loại sản phẩm khác như: bánh tráng gạo pha mì, bánh cuốn chả ram, bánh tráng mè...
- Trong khi một số làng nghề khác đang chịu nhiều sự cạnh tranh gay gắt và có nguy cơ bị mai một, thì làng bánh tráng Trường Cửu ngày càng được mở rộng vì có đầu ra ổn định.Từ đó giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống. Thời gian làm bánh cao điểm là từ tháng tám đến tháng chạp âm lịch, để chuẩn bị bán Tết. Đặc biệt là vào khoảng tháng 10 Âm lịch đến Tết Nguyên đán, lượng bánh tiêu thụ rất mạnh, nhiều lúc không làm kịp. Do đó, Làng nghề Bánh tráng Trường Cửu vào những ngày này nhộn nhịp như hội, nhà nhà làm bánh, người người làm bánh. Các hộ trong làng thức cả ngày lẫn đêm, để pha bột, tráng bánh, phơi bánh. Đến xã Nhơn Lộc, có dịp ghé thăm Làng Bánh tráng Trường Cửu, du khách sẽ có những trải nghiệm lý thú về những công đoạn làm bánh tráng vô cùng tỉ mỉ. Bởi vậy, Làng nghề bánh tráng Trường Cửu - một trong những làng nghề hiện đang phát triển rất mạnh, góp phần phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời nâng cao đời sống người dân.

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương