Giáo trình Nhập môn Tin học LỜi nóI ĐẦU



tải về 4.67 Mb.
trang40/63
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích4.67 Mb.
#39016
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   63
2.2.3.2. Ký hiệu tắt trong Linux
.” cho biết đó là thư mục làm việc;

..” chỉ thư mục cao hơn một cấp (thường gọi là thư mục mẹ);

“ ” chỉ thư mục riêng (home directory).

Những ký hiệu này có thể được sử dụng cùng với nhau.



Ví dụ: “ /..” có nghĩa là thư mục mẹ của thư mục riêng.

Hoặc bạn có thể dùng “../..“ để chỉ một thư mục cao hơn thư mục mẹ.


2.2.3.3. Thư mục tiêu biểu của Linux
Một tên đường dẫn tương đối bắt đầu với thư mục mà bạn đang ở đó (gọi là thư mục làm việc; bạn nhập “pwd” và nhấn nếu không biết đang ở thư mục nào) và chuyển xuống thư mục thấp hơn. Những tên đường dẫn tương đối bắt đầu với tên thư mục nằm dưới thư mục làm việc. Mỗi thư mục cấp thấp hơn phải được thể hiện với dấu “/” trước đó. Ví dụ: có một thư mục /usr với cài đặt chuẩn của RHL, dưới đó bạn sẽ tìm thấy nhiều thư mục con khác, bao gồm cả thư mục /bin (dành cho các tệp nhị phân). Tên đường dẫn tuyệt đối cho bin là /usr/bin. Nhưng do đang nằm trong /usr nên thay vì /usr/bin bạn chỉ cần gõ bin trong đối số của dòng lệnh. Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được vào thư mục chứa các tệp của mình, gọi là thư mục riêng của bạn (home directory). Thông thường, một thư mục riêng của người dùng Linux có dạng /usr/user (user là username của bạn), nhưng root lại có thư mục riêng là /root (trong RHL). Linux, giống như Unix, nhạy cảm với chữ thường và chữ hoa trong hầu hết mọi sự kiện, kể cả khi bạn nhập username, password hay câu lệnh. Khi đã đăng nhập, hệ thống đưa ra dấu nhắc lệnh, và bạn có thể yêu cầu máy tính thực hiện những gì bạn muốn - bằng cách nhập dòng lệnh. Điều này làm cho người dùng Windows, vốn quen với phong cách trỏ-và-nhấn, cảm thấy không thoải mái trong lần dùng đầu tiên. Nhưng khi đã quen, bạn sẽ nhận thấy dòng lệnh tỏ ra hiệu quả hơn nhiều đối với người dùng có kinh nghiệm, và chỉ cần sau một ngày, bạn có thể sử dụng Linux một cách thành thạo. Dấu nhắc lệnh được đưa '72a bởi một tiện ích shell (trình giao diện), khởi động mỗi khi bạn đăng nhập.

Các lệnh trong Unix thường bắt đầu bằng tên lệnh (command name), sau đó là cờ (flag) và đối số (argument).



Cú pháp tổng quát là:

command [flag] argument1 argument2 . . .
Những gì nằm giữa hai dấu ngoặc vuông - []- có nghĩa là tùy chọn. Nếu đã từng sử dụng Windows, bạn sẽ thấy nó cũng có cú pháp gần giống như vậy. Tuy nhiên, vẫn có vài khác biệt. Các lệnh Windows có tham số (hay flag) đứng sau ký tự “/”; trong khi Linux sử dụng ký tự “-”. Ví dụ, trong Windows bạn gõ “dir/a /o:d”, còn trong Linux lại là “Is -Iac” để thực hiện cùng một mục tiêu.

2.2.4 Môi trường đồ họa


Môi trường desktop đồ họa cho Linux cũng giống như môi trường desktop của Windows hay Mac OS. Chúng ta có thể chạy một chương trình bằng cách nhấp vào biểu tượng của nó hoặc chọn từ bảng chọn. Hai môi trường đồ họa rất phổ biến của Linux là KDE và GNOME. Nút bắt đầu (Start) của KDE hay GNOME nằm bên trái dưới của màn hình (xem Hình 2.13). Khi nhấp chuột vào đó, bảng chọn chính sẽ hiện ra cho phép chúng ta lựa chọn và chạy chương trình.


Hình 2.13: Môi trường đồ họa của Linux.
2.2.4.1. Đăng nhập
Tại màn hình đăng nhập, chúng ta phải nhập vào tên (user name) và mật khẩu (pasword), sau đó nhấp chuột vào nút Go!. Chú ý, Linux phân biệt chữ hoa với chữ thường, tên người dùng là “Linh” khác với “linh”. Mỗi hệ thống chạy Linux có ít nhất một người dùng root (gốc). Nhưng việc đăng nhập với root thật sự là không nên, bởi root có thể làm mọi thứ, và kết quả có thể rất tồi tệ.
2.2.4.2. Đăng xuất
Để đăng xuất khỏi hệ thống, chúng ta phải mở bảng chọn hệ thống ở góc dưới trái của màn hình và chọn Logout. Mục Logout nằm ở dưới cùng của bảng chọn này.
2.2.4.3. Tắt máy
Hệ thống của chúng ta được thiết kế để chạy liên tục. Khi chúng ta thoát khỏi hệ thống, chúng ta phải đăng thoát và tắt màn mình. Vì một lý do gì đó chúng ta phải tắt máy, trước hết phải liên hệ với người quản trị hệ thống. Hệ thống sẽ không tắt một cách hoàn hảo nếu chúng ta tự tắt máy. Chúng ta phải tuyệt đối không tắt máy bằng cách nhấn vào nút nguồn. Làm thế có thể gây hỏng hệ thống tệp (file system) hoặc làm hỏng máy. Thay vào đó hãy chọn Shutdown trong bảng chọn KDE.
2.2.4.4. Mở một cửa sổ làm việc dòng lệnh (Terminal)
Để mở một cửa sổ làm việc dòng lệnh, nhấp chuột phải, một bảng chọn sẽ hiện ra, chọn Open Terminal. Trong cửa sổ làm việc dòng lệnh này, chúng ta có thể làm việc với Linux thông qua các dòng lệnh giống như các dòng lệnh DOS của Windows. Sau đây là một số lệnh cơ bản để làm việc trong Linux:
passwd: thay đổi mật khẩu.

cp: copy tệp (giống lệnh copy của Windows).

mv: đổi tên tệp.

rm: xóa tệp.

pwd: in ra đường dẫn của thư mục hiện thời.

ls: liệt kê nội dung thư mục.

cd: đổi thư mục.

mkdir: tạo thư mục.

rmdir: xóa thư mục.
2.2.4.5. Chuyển đổi màn hình nền (Desktop)
Không giống như hệ điều hành Windows hay Mac, môi trường đồ họa của Linux cho phép chúng ta cấu hình nhiều desktop ảo. Với mỗi desktop, chúng ta có một tập các cửa sổ khác nhau. Theo mặc định, môi trường đồ họa của Linux có bốn desktop ảo. Chúng ta có thể chuyển đổi giữa các desktop bằng cách nhấp chuột vào một trong bốn nút đại diện cho bốn desktop. Bốn nút này nằm ở thanh công cụ phía dưới màn hình.
2.2.4.6. Thao tác với cửa sổ (thu nhỏ, phóng đại và đóng)
Cách dễ nhất thực hiện những hành động trên với cửa sổ là thao tác với những nút ở góc trên phải của cửa sổ.

• Nhấp chuột vào phím X để đóng cửa sổ.

• Nhấp chuột vào bình vuông để phóng đại cửa sổ.

• Nhấp chuột vào nút chấm nhỏ để thu nhỏ cửa sổ.


Về cơ bản, trên môi trường Desktop đồ họa, việc sử dụng Linux cũng tương tự như sử dụng Windows.
Bài đọc thêm. Linux, các sản phẩm phần mềm nguồn mở tại Việt nam

Phù hợp với xu thế chung, chúng ta đã có những chuyển biến tích cực trong việc quảng bá cũng như thúc đẩy phong trào Linux nói riêng cũng như phần mềm nguồn mở nói chung tại Việt nam. Sau hội thảo về Linux (lần đầu tại Việt nam) tháng 12/2000, số lượng người dùng Linux (người dùng cuối, các tổ chức, cơ quan), số lượng đơn vị tham gia nghiên cứu, phát triển Linux, ứng dụng trên Linux đã tăng lên rõ rệt. Và điều đáng mừng là: các sản phẩm ra đời trong thời gian ngắn vừa qua (từ năm 2000 đến nay) đều thực sự là các sản phẩm có giá trị sử dụng cao (không chỉ dừng ở mức nghiên cứu, thử nghiệm), khẳng định được hiệu quả trong sử dụng thực tế (chất lượng/giá thành). Những kết quả khích lệ này cũng đã tác động tích cực tới những tổ chức/cá nhân tham gia công tác hoạch định phương hướng phát triển ngành công nghệ thông tin nước nhà - đặc biệt khi Việt nam xúc tiến thực thi các hiệp định thương mại, các hiệp định về bảo vệ quyền tác giả (thể hiện rõ nét nhất khi sử dụng các phần mềm thương mại) với Hoa Kỳ.

Các đơn vị tham gia nghiên cứu, ứng dụng, và phát triển Linux cũng như phần mềm nguồn mở tại Việt nam
Từ năm 1999 trong nước đã có nhiều nhóm nghiên cứu và tiến hành bản địa hoá hệ điều hành Linux:

Công ty máy tính truyền thông CMC

Tổng công ty điện tử tin học Việt Nam – VEIC

Công ty Việt Khang

Công ty phát triển phần mềm VISC

Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm tin học Bộ quốc phòng


Các hệ điều hành Việt hoá cho đến năm 2001 thường dùng bản Redhat 6.2. Đến thời điểm hiện nay, đáng kể nhất có Hệ điều hành tiếng Việt của công ty CMC, và Hệ điều hành Vietkey Linux của Vietkey Group – VEIC. Cả 2 hệ điều hành này đều đã hỗ trợ tiếng Việt Unicode dựng sẵn, tuân thủ TCVN 6909:2001 và sẵn sàng theo Quyết định số 72 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi sang bộ mã tiếng Việt Unicode. Một thực tế là bên cạnh vai trò đã được khẳng định trong lĩnh vực máy chủ, trong lĩnh vực xây dựng các hệ thống thông tin - nếu chúng ta muốn thúc đẩy sử dụng hệ điều hành Linux, cũng như các ứng dụng nguồn mở trên phạm vi rộng rãi và rất quan trọng là “môi trường làm việc văn phòng”, khi đó chúng ta sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc bản địa hoá các sản phẩm phần mềm nguồn mở.

Chương 3

THUẬT GIẢI


Каталог: file -> downloadfile9
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
downloadfile9 -> Môn: Sinh học lớp 11 Câu 1
downloadfile9 -> Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân
downloadfile9 -> Họ và tên: Lớp: ĐỀ thi số 5 MÔN: dinh dưỠng học ngàNH: bqcbns
downloadfile9 -> Đề tài Tìm hiểu về lợi ích của alexa
downloadfile9 -> Em xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 31tháng 5 năm 2012 Sinh viên Vũ Tiến Duy MỤc lụC

tải về 4.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   63




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương