Giáo trình Nhập môn Tin học LỜi nóI ĐẦU


Sở hữu trí tuệ và bản quyền



tải về 4.67 Mb.
trang30/63
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích4.67 Mb.
#39016
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   63

1.6.3. Sở hữu trí tuệ và bản quyền


1.6.3.1. Tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm
Tình trạng dùng phần mềm sao chép không có bản quyền rất phổ biến không chỉ riêng ở các nước đang phát triển. Ngay ở Mỹ cũng có đến 1/3 số phần mềm được dùng không có bản quyền. Nếu tình trạng này không kiểm soát được thì các công ty làm phần mềm không thể bán được sản phẩm và không thể tái đầu tư được. Theo thống kê của các tổ chức có trách nhiệm tình trạng dùng phần mềm không có bản quyền đã gây thiệt hại cho những người làm phần mềm nhiều tỷ đô la môĩ năm. Ở Việt Nam, nhiều công ty đầu tư hàng trăm triệu, mất hàng năm để làm ra một phần mềm, chỉ sau khi phát hành vài ngày, sản phẩm của họ đã bị sao chép bán khắp nới với giá từ 10- 15.000 đồng trên đĩa CD. Nếu ai mua máy tính, các cửa hàng bán máy tính sẵn sàng cài đặt miễn phí các phần mềm. Các nhà sản xuất phần mềm đã tìm các phương pháp chống sao chép nhưng “không lại” được với dân tin tặc. Cho đến nay, chưa một phần mềm nào của Việt Nam chống được nạn bẻ khoá. Tình trạng dùng không có bản quyền như vậy làm cho những người sản xuất phần mềm đóng gói không dám đầu tư.
1.6.3.2. Sở hữu trí tuệ trong tin học
Bản quyền chỉ là một trong các yếu tố về sở hữu trí tuệ và bị vi phạm nhiều hơn cả. Sở hữu trí tuệ còn các vấn đề khác nữa như kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, xuất xứ sản phẩm, giải pháp hữu ích. Một vấn đề ít được để ý tới là tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ. Thông thường trong khi xây dựng các phần mềm hoặc rộng hơn là xây dựng các hệ thống thông tin có các “bí quyết công nghệ”. Thậm chí chỉ cần có một ý tưởng tốt đã là rất quan trọng. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều người tìm cách lấy cắp bí quyết dưới nhiều hình thức. Thậm chí nhân viên các công ty có thể bỏ việc và làm rò rỉ những bí quyết công nghệ.

Luật pháp nhiều nước bảo hộ phương pháp giải quyết vấn đề, nhãn mác sản phẩm, chứ không bảo hộ ý tưởng. Để đảm bảo sở hữu trí tuệ cần đăng ký giải pháp muốn bảo hộ và có ký hợp đồng có tính pháp lý với những người tham gia. Tuy nhiên giải pháp này không giải quyết được hoàn toàn vấn đề. Chỉ có thể giải quyết được nếu nâng cao được đạo đức và ý thức pháp luật của mỗi người làm tin học.


1.6.4. Luật liên quan đến tội phạm tin học của Việt Nam

Bất cứ một nước phát triển nào cũng phải có quy định dưới dạng các văn bản pháp luật để chống lại các tội phạm tin học. Ở Việt Nam, nhận thức được tính nghiêm trọng của các tội phạm tin học, Quốc hội Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành một số điều luật chống tội phạm tin học trong bộ luật hình sự (13/1/2000).


Điều 224. Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi - rút tin học
1. Người nào tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi-rút qua mạng máy tính hoặc bằng các phương thức khác gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 225. Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử
1. Người nào được sử dụng mạng máy tính mà vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc bịêt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 226. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính
1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trong tháng 7/2001 tại thành phố HCM, đã xử phạt hai trường hợp đầu tiên hai trường hợp chiếm đoạt mật khẩu, truy nhập trái phép Internet, gây thiệt hại kinh tế cho người thuê bao Internet.


Nghị định 55/2001/NĐ-CP
Ngày 23/8/2001 Chính phủ ban hành nghị định 55/2001/NĐ-CP quy định một số mức xử phạt các vi phạm khi sử dụng Internet.
Điều 41 khoản 2 quy định:
“Phạt tiền từ 200.00 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng mật khẩu, khoá mật mã, thông tin riêng của người khác để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép

b) Sử dụng các công cụ phần mềm để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép.”
Điều 41 khoản 5 quy định:
“Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

....


g) Sử dụng Internet để nhằm mục đích đe doạ, quấy rối, xúc phạm đế danh dự, nhân

phẩm của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

h) Đưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin, hình ảnh đồi truỵ, hoặc những thông tin khác trái với quy định của pháp luật về nội dung thông tin trên Internet mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

i) Đanh cắp mật khẩu, khoá mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân và phổ biến cho người khác sử dụng .

k) Vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng máy tính gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu trên Internet mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Điều 41 khoản 6 quy định:
“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) ...


b) Tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi rút trên Internet mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Chương 2

SỬ DỤNG MÁY TÍNH [2]


Việc sử dụng một hệ điều hành là việc rất cần thiết trước khi sử dụng bất cứ ứng dụng nào trên hệ điều hành đó. Có làm chủ được hệ điều hành thì mới làm chủ được các ứng dụng. Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu hai hệ điều hành khá thông dụng tại Việt Nam - Hệ điều hành Windows (tiêu biểu là hệ điều hành Windows XP) và Linux.

2.1. Hệ điều hành WINDOWS XP

2.1.1. Bắt đầu Windows XP


2.1.1.1.Đăng nhập vào Windows XP
Sau khi khởi động máy tính, và Windows XP được nạp, một màn hình đăng nhập sẽ hiện ra. Thông thường, trên một máy, có thể có một số người dùng. Trên màn hình đăng nhập, chúng ta có thể thấy danh sách những người dùng. Để có thể bắt đầu sử dụng Windows XP, chúng ta phải đăng nhập vào bằng cách chọn đúng tên trong danh sách người dùng và sau đó gõ mật khẩu (password) vào.

Hình 2.1. Màn hình đăng nhập vào Windows XP
2.1.1.2. Màn hình nền (desktop) Windows XP
Trong Hình 2.2, chúng ta có thể thấy một ví dụ về màn hình nền (desktop) của Windows XP. Màn hình desktop nền này xuất hiện sau khi chúng ta đã đăng nhập vào Windows XP.

Trên màn hình desktop, chúng ta có thể thấy các biểu tượng, nút Start, thanh tác vụ (taskbar), thanh gọi chương trình nhanh (quick launch bar) và khay hệ thống (system tray). Chúng ta có thể tùy chỉnh màn hình desktop nền của chúng ta bằng cách thêm các ảnh nền, thay mầu nền, thêm các biểu tượng, ...




Hình 2.2: Desktop với các biểu tượng, thanh tác vụ,

thanh gọi chương trình nhanh và khay hệ thống




Каталог: file -> downloadfile9
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
downloadfile9 -> Môn: Sinh học lớp 11 Câu 1
downloadfile9 -> Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân
downloadfile9 -> Họ và tên: Lớp: ĐỀ thi số 5 MÔN: dinh dưỠng học ngàNH: bqcbns
downloadfile9 -> Đề tài Tìm hiểu về lợi ích của alexa
downloadfile9 -> Em xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 31tháng 5 năm 2012 Sinh viên Vũ Tiến Duy MỤc lụC

tải về 4.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   63




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương