Giáo trình Nhập môn Tin học LỜi nóI ĐẦU


Hệ thống định vị tài nguyên thống nhất URL (Uniform Resource Locator)



tải về 4.67 Mb.
trang28/63
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích4.67 Mb.
#39016
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   63

1.5.6. Hệ thống định vị tài nguyên thống nhất URL (Uniform Resource Locator)


Để tiện cho vịêc truy cập các tài nguyên thông tin trên mạng Internet, người ta quy ước một cách chỉ định nguồn tài nguyên một cách thống nhất viết tắt là URL có cấu trúc như sau:


Giao_thức://

Tên miền hay địa chỉ máy cung cấp tài nguyên:[cổng dịch vụ]

/ Đường dẫn tới file

Trong đó:

- Giao thức quy định cách giao tiếp để truy cập đến nguồn tài nguyên.Ví dụ giao thức để truy cập WEB là http (HyperText Transmission Protocol), giao thức truyền tệp là ftp, giao thức tìm tin theo kiểu thực đơn là gopher. . .

- Nơi cung cấp tài nguyên có thể cho bằng tên miền hay địa chỉ IP thực. Nếu cho bằng tên miền thì để truy cập đến máy chủ, hệ thống sẽ gọi dịch vụ tên miền để giải mã địa chỉ.

- [cổng dịch vụ] là số hiệu cổng dịch vụ trao đổi thông tin.

- Đường dẫn đến tệp có cấu trúc tương tự như đường dẫn đến tệp trong các hệ điều hành. Nó được tính từ gốc theo quan niệm cài đặt các dịch vụ Internet. Trong một số trường hợp, đặc biệt trong tìm kiếm người ta có thể đưa vào các tham số tìm kiếm. Ví dụ để xem trang tin tức thể thao của mạng vnn ta có thể dùng URL


Ví dụ: http://www.vnn.vn/tintuc/thethao

hoặc http:// 202.167.121.212/tintuc/thethao


Để lấy các tệp tin antivirus trong thư viện phần mềm của trong mạng của khoa Công nghệ có thể dùng URL ftp://www.fotech.vnu.vn/virus/. Sau khi thư mục virus hiện ra ta có thể nháy chuột vào biểu tượng tệp tương ứng để lấy về máy tính của mình.

1.5.7.Cấu trúc một mạng điển hình có nối với Internet


Mạng riêng của một tổ chức nào đó kết nối với nhau theo giao thức TCP/IP gọi là mạng Intranet. Như vậy Intranet có thể là một mạng cục bộ, cũng có thể là mạng diện rộng. Đối với Intranet thì việc kết nối với Internet là việc không phức tạp vì chúng sử dụng chung giao thức truyền thông. Vấn đề được đặt ra đối với mạng Intranet là làm thế nào để kiểm soát được việc kết nối với Internet. Những vấn đề về an ninh mạng là các vấn đề rất phức tạp. Một khi kết nối với Internet, người sử dụng bên ngoài có thể truy nhập được vào trong mạng Intranet và có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Mặt khác cũng cần phải kiểm soát đối với những người ở trong mạng Intranet truy cập ra bên ngoài.

Một vấn đề khác được đặt ra là có một số dịch vụ vừa phải sử dụng trong Intranet, vừa cho phép sử dụng từ Internet. Các dịch vụ email hay dịch vụ WEB là hai trong số các ví dụ điển hình. Để giải quyết vấn đề này, người ta dùng một mạng có một số máy chủ cung cấp dịch vụ vừa nối với các máy bên trong, vừa nối với Internet. Các máy này đóng vai trò trung gian đảm bảo giao tiếp giữa Intranet và Internet cũng như cung cấp dịch vụ cho cả hai phía. Chúng hình thành một mạng đệm giữa hai khu vực và gọi là mạng Extranet.




Hình 1.26: Sơ đồ một mạng nội bộ (Intranet) điển hình

có kết nối với Intranet thông qua Extranet
Bài đọc thêm. Sự hình thành và phát triển của Internet
Thời kỳ phôi thai

Năm 1957 Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik. Sự kiện này khiến Mỹ phải có đối sách để không bị lạc hậu trong lĩnh vực công nghệ cao phục vụ quốc phòng. Mỹ đã thành lập Cơ quan dự án nghiên cứu các vấn đề cao cấp (Advanced Research Projects Agency - ARPA) thuộc Bộ quốc phòng Mỹ (DOD) nhằm phát triển khoa học và công nghệ cao phục vụ cho quân sự.

Năm 1969 Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng dự án ARPANETđể nghiên cứu lĩnh vực mạng, theo đó các máy tính được liên kết với nhau và có khả năng tự định đường truyền tin ngay khi một phần mạng đã bị phá huỷ trong một cuộc chiến tranh Năm 1972 diễn ra hội nghị quốc tế về truyền thông máy tính. Ở đó Bob Kahn đã trình diễn mạng ARPANET để liên kết 40 máy thông qua các bộ xử lý giao tiếp giữa các trạm cuối (Terminal Interface Processor - TIP). Cũng năm này nhóm InterNET Working Group (INWG) do Vinton Cerf làm chủ tịch ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thiết lập giao thức bắt tay (agreed-upon).

Năm 1972 cũng là năm Ray Tomlinson của BBN đã phát minh ra e-mail để gửi thông điệp trên mạng. Suốt 20 năm liền, Email là một trong những dịch vụ được dùng nhiều nhất.

Năm 1973, các đại học Universty College of London (Anh) và của Royal Radar Establishment (Na Uy) kết nối vào ARPANET. Cũng vào thời gian ở đại học Harvard, Bob Metcalfe đã phác hoạ ra ý tưởng về Ethernet (một giao thức trong mạng cục bộ) và Bob Kahn đưa ra vấn đề Internet, khởi đầu chương trình nghiên cứu liên mạng tại ARPA. Tháng 3/1973, Vinton Cerf phác thảo ra cấu trúc gateway. Sau đó 6 tháng, tháng 9/1973 Vinto Cerf và Bob Kahn trình bày những ý tưởng cơ bản của Internet tại INWG ở University of Sussex, Brighton, Anh. Đó chính là những nét chính của giao thức TCP/IP. Năm 1974, BBN đã xây dựng giao thức ứng dụng Telnet cho phép sử dụng máy tính từ xa. Năm 1975, điều hành hoạt động của Internet được chuyển cho DCA (hiện nay là DISA).

Năm 1976, AT&T Labs phát minh ra dịch vụ truyền tệp qua mạng FTP.

Tháng 7/1977, lần đầu tiên trình diễn ARPANET/Packet Radio Net/SATNET theo giao thức Internet trên những gateway do BBN cung cấp.

Năm 1978, Tom Truscott và Steve Bellovin thiết lập mạng USENET dành cho những người sử dụng UNIX. Mạng USENET là một trong những mạng phát triển sớm nhất và thu hút nhiều người nhất. Trên USENET hình thành dịch vụ News Groups là một trong những dịch vụ phát triển mạnh của Internet sau này.

Năm 1979 ARPA thành lập Ban Kiểm soát Cấu hình Internet (Internet Configuration

Control Boad - ICCB).

Năm 1981 mạng CSNET (Computer Science NETwork) do nhiều nhà khoa học máy tính phối hợp với các trường đại học University of Delaware, Purdue, University of Winconsin, công ty RAND và BBN lập nên nhờ tài trợ của NFS. CSNET cung cấp các dịch vụ mạng cho các nhà khoa học ở trường đại học mà không cần truy cập vào mạng ARPANET. CSNET sau này được xem như mạng phục vụ cho khoa học và máy tính.

Năm 1982 giao thức TCP (Transmission Control Protocol) và IP(Internet Protocol ) được DAC và ARPA dùng đối với mạng ARPANET. Sau đó DOD tuyên bố chọn TCP/IP là giao thức chuẩn. Kết nối trực tiếp giữa các nước Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển và Anh được thực hiện, tiếp theo đó truy nhập vào ARPANET được miễn phí.

Năm 1983 ARPANET được tách ra thành ARPANET và MILNET. MILNET tích hợp

cùng với Mạng dữ liệu quốc phòng (Defense Data Network). ARPANET trở thành một mạng dân sự. Ban hoạt động Internet (Internet Activities Board - IAB) ra đời thay thế cho ICCB. Cũng vào năm này quỹ khoa học Quốc gia Mỹ NSF (National Science Foundation ) tài trợ cho việc xây dựng NSFnet .

Năm 1984 giới thiệu Domain Name Server (DNS), số lượng máy chủ vượt quá 1000.
Thời kỳ bùng nổ lần thứ nhất của Internet

Năm 1986 mạng NSFnet chính thức được thiết lập (tốc độ của Backbone là 56 Kbps) kết nối 5 trung tâm máy tính toán cung cấp từ xa. Đây cũng là năm có sự bùng nổ kết nối, đặc biệt là ở trường đại học. Như vậy là NSF và ARPANET song song tồn tại theo cùng một giao thức, có kết nối với nhau.

Năm 1987 Version 2 của NSFnet ra đời với hơn 100.000 máy tính tham gia, 3400 trung tâm nghiên cứu được kết nối, tốc độ truyền 45 triệu bít/giây.

Năm 1988 một số vùng của Canađa, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, NA Uy, Thuỵ Điển

nối vào NSFnet.

Năm 1989 số lượng máy chủ vượt quá 100.000, mạng EUnet(Châu  u) và AUSSIBnet (úc) gia nhập mạng Internet. Đức , Isarel, ý, Nhật, Mexico, Hà lan, New Zealand, Puerto, U. K nối vào NSFnet, nhưng các doanh nghiệp không được sử dụng NSFnet tuy nhiên họ có thể tham gia mạng ARPANET.

Năm 1990, với tư cách là một dự án ARPANET ngừng hoạt động nhưng mạng do NSF và ARPANET tạo ra đã được sử dụng trong mục đích dân dụng, đó chính là tiền thân của mạng Internet ngày nay. Một số hãng lớn bắt đầu tổ chức kinh doanh đã tổ chức kinh doanh trên mạng. trong đó có mạng AOL (American On Line) nổi tiếng hiện nay. Các nước Argentina, Áo, Bỉ, Brazil, Chi Lê, Ấn Độ, Ireland, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ nối vào NSFnet. Đến lúc này đối tượng sử dụng Internet chủ yếu là những nhà nghiên cứu và dịch phụ phổ biến nhất là Emai và FTP. Internet chưa phải là một phương tiện đại chúng. Có thể là có các lý do sau:

Mặc dù máy vi tinh đã ra đời nhưng chưa được phổ biến,

Giao tiếp với Internet chưa thật thuận tiện,

Các cơ sở dữ liệu trên Internet còn nghèo nàn.


Bùng nổ lần thứ 2 với sự xuất hiện của WWW

Năm 1991 Tim Berners Lee ở trung tâm nghiên cứu nguyên tử Châu  u (CERN) hát

minh ra World Wide Web(WWW) dựa theo một ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên Internet vì người ta có thể tra cứu một cách dễ dàng các thông tin theo mối liên hệ. Cũng vào thời gian này NSFnet backbone được nâng cấp đạt tốc độ 44736 Mbps. NSFnet truyền một tỷ tỷ byte / tháng và 10 tỷ gói tin / tháng. Các nước Croatia, CH Séc, Hong kong, Hungary, Bồ Đào Nha, Singapore, Nam Phi, Đài Loan, Tunisi nối vào NSFnet.

Năm 1992 Internet Society bước vào hoạt động, số lượng máy chủ vượt quá con số

1000000. IAB trở thành một thành phần của Internet Society. Các nước Cameroon, Cyprus, Ecuador, Estonia, Kuwait, Latvia, Luxembourg, Malaysia, Slovakia, Slovenia, Thailand, Venezuela nối vào NSFnet.

Năm 1993 NSF cho ra đời InterNIC, cung cấp các dịch vụ Internet như: Dịch vụ về cở sở dữ liệu và thư mục (AT & T), dịch vụ đăng ký (Network Solution Inc.) , dịch vụ thông

tin (General Atomics/CERFnet), liên hiệp quốc trực tuyến ( UN). Các nước Bungary, Costa Rica. . . nối vào mạng NSFnet nâng tổng số các nước tham gia mạng Internet lên hơn 59 quốc gia.

Năm 1994 là năm kỷ niệm lần thứ 25 ra đời ARPANET,NIST (The National Institute

for Standards and Technology) đề nghị thống nhất TCP/IP và bỏ yêu cầu chỉ dùng chuẩn OSI. WWW đã trở thành dịch vụ phổ biến thứ, hai sau dịch vụ FTP. Những hình ảnh Video đầu tiên được truyền đi trên mạng Internet.

Năm 1995 NSF kết thúc việc tài trợ và NSFnet thu lại thành một mạng nghiên cứu. Trong 3 tháng WWW vượt trội hơn FTP và trở thành một dịch vụ có sự lưu thông lớn nhất căn cứ trên số lượng gói tin truyền. Các hệ thống quay số trực tuyến truyền thống như Compurserve, AmericanOnline, Prodigy bắt đầu cung cấp khả năng tiếp cận mạng Internet. Số các máy tính kết nối với mạng Internet là khoảng 3, 2 triệu với 42 triệu người

dùng từ 42000 mạng máy tính khác nhau trên 84 nước trên toàn thế giới. Triển lãm Internet 1996 World Exposition là triển lãm thế giới đầu tiên trên mạng Internet.

Tính đến 7/1997 đã có 171 nước tham gia Internet với 19.500.000 máy chủ kết nối vào mạng. Hiện nay có hơn 300 triệu người dùng Internet thường xuyên! Dự tính đến 2004 sẽ có 900 triệu người sử dụng Internet Chính Internet là môi trường thông tin mà xã hội thông tin chờ đợi. Điều mà kỹ thuật còn tiếp tục phải giải quyết là năng lực truyền thông của các mạng viễn thông công cộng. Đó là nội dung kỹ thuật của cái gọi là “siêu xa lộ thông tin” (information superhighway) mà các nước phát triển đang đầu tư quyết liệt. Trong các nước phát triển, nhờ InterNet mà các dịch vụ tại nhà như giáo dục từ xa, mua hàng, tư vấn y tế, và rất nhiều điều khác đã trở thành hiện thực. Người ta thấy rằng InterNet nhân gấp bội hiệu quả lao động trí tuệ của con người. Vì vậy ở các nước phát triển không Đại học nào lại không tận dụng InterNet. Hầu hết các nước miễn phí cho sinh viên, cán bộ giảng dạy, các nhà khoa học (phí ở đây bao gồm chi phí đường truyền - thường là các công ty bưu điện là chủ và phí khai thác các cơ sở dữ liệu - vì phải có chi phí tạo ra thông tin đua lên máy).
Internet vào Việt Nam như thế nào

Internet đặt chân đến Việt Nam phần nào nhờ vào sự tình cờ, nói đúng hơn là nhờ có sự nhiệt tình và tâm huyết của ôg Rob Hurle cũng như các đồng nghiệp tại Đại học quốc gia Australia.

Tháng 3/2003những người tham gia thiết lập kết nối với Internet đã gặp nhau tại Hà

Nội để nhớ lại sự kiện 10 năm trứớc, Internet đã vào Việt Nam. Nhân một chuyến đi tới làm việc với khoa Sử của Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1992, ông Rob đã đến thăm một số sinh viên công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam từng nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia. Điều khiến ông Rob lưu ý nhất trong những cuộc gặp gỡ là sinh viên Việt Nam rất có nhu cầu được tiếp cận Internet. Khi còn học tại Đại học Quốc gia Australia, những sinh viên này sử dụng máy tính lớn để nghiên cứu, nhưng khi về nước, công việc của họ phải dừng lại. Điều này kích thích ông Rob tiến hành thử nghiệm kết nối. Khi về Australia, ông đã ghép nối một máy chủ với dây dẫn điện thoại và thử quay số kết nối tới Việt Nam, ông thấy nó hoạt động và những người sử dụng máy tính tại đầu dây ở Hà Nội có thể truy cập vào các máy tính lớn ở Australia. Trước khi nhóm nghiên cứu của ông Trần Bá Thái tại Viện CNTT Việt Nam bắt tay cùng ông Rob tiến hành thử nghiệm kết nối, Viện cũng từng nỗ lực thiết lập kết nối Internet với các trường đại học châu Âu, nhưng không thu được kết quả. Cuối năm 1992, một account được tạo ra tại Trung tâm tính toán của Đại học Quốc gia Australia (CCU), nơi có rất nhiều nhóm nghiên cứu về CNTT, trong đó Rob Hurle phụ trách một nhóm. Công việc “quá cảnh” cho các e-mail được tiến hành mỗi khi đường dây điện thoại được kết nối giữa Viện CNTT và Đại học Quốc gia Australia. Mọi cuộc gọi đều được thanh toán tại đầu dây Australia vì cước viễn thông tại Việt Nam đắt hơn nhiều lần. Chế độ callback được thiết lập để khi điện thoại gọi đến Australia, máy tại Australia lập tức cắt cuộc gọi và tiến hành gọi ngược lại để chính Đại học Quốc gia Australia trả tiền. Về sau, khi mạng VARENet ra đời, người sử dụng dịch vụ e-mail tại Việt Nam phải nộp phí, và khoản tiền đó được gửi trả lại Australia. Những người phụ trách giữa hai đầu kết nối là Rob Hurle và Trần Bá Thái. Khi e-mail được gửi tới máy chủ tại CCU, họ đã phải tiếp nhận, phân loại và đẩy những bức thư đó tới Việt Nam qua đường kết nối điện thoại . Tại Viện CNTT, Trần Bá Thái lặp lại quá trình tương tự. Chu trình hoạt động bán thủ công này diễn ra một thời gian cho tới tháng 9/1993, khi Công ty viễn thông Telstra của Australia để ý đến hoạt động này và tổ chức một cuộc hội thảo về kết nối máy tính tại Hà Nội. Kết quả của cuộc hội thảo, với sự có mặt của ông Rob, là quá trình kết nối được tự động hoá nhờ sử dụng các giao thức UUCP (Unix to Unix Copy). Giao thức UUCP tỏ ra rất hữu hiệu và mạnh, đặc biệt khi ứng dụng trên nền tảng cơ sở hạ tầng viễn thông yếu của Việt Nam lúc bấy giờ. Đồng thời, việc triển khai chủ đòi hỏi chi phí thấp và dễ dàng thực hiện.

Năm 1994, nhóm phát triển kết nối này nhận được khoản tài trợ của Bộ Giáo dục,

khoa học và Đào tạo Australia. Vào tháng 4, Viện CNTT và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đạt được thoả thuận đăng ký tên miền .vn với tổ chức quản lý tên miền Internet quốc tế. Nếu việc này không được tiến hành khẩn trương thì Việt Nam sẽ gặp những khó khăn về tên miền quốc gia giống như Philippines (tên miền .ph của Philippines đã bị người

khác đăng ký mua trước.

Sau khi việc đăng ký tên miền hoàn tất, mạng VARENet (Vietnam Academie Research and Educational Network) ra đời với 9 đường điện thoại và các đầu dây dừng tại Đại học Quốc gia Australia. Trong thời gian đầu, e-mai được gửi 5 lần/ngày từ Australia về Hà Nội. Sau này, Viện CNTT thiết lập hệ thống phân phát thư tự động VARENet, bắt đầu tăng số lượng các đầu nút kết nối từ TP HCM đến Nha Trang, Huế và Hải Phòng. Đến năm 1996, có khoảng 300 điểm được kết nối với Viện CNTT tại Hà Nội nhờ sử dụng modem, mạng điện thoại công cộng và các máy tính có cài giao thức mạng UUCP.

Người sử dụng thuộc các tổ chức khác nhau, như Viện Toán học Hà Nội, Viện Vật lý, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội và Uỷ ban về Chất độc màu da cam. Các đầu mối được chia thành 5 loại: ac (nghiên cứu), edu (giáo dục), gov (chính phủ), org (các tổ chức) hoặc com (thương mại). Đến giữa 1998, VARENet đã thu hút gần 1.500 nhóm khách hàng và khoảng 4.000 người dùng cá nhân. Trên thực tế, các tên miền cấp hai trên (ac.vn, edu.vn, gov.vn và com.vn) được quản lý tại Australia. Mãi đến năm 2000, việc chuyển giao toàn bộ quyền quản lý tên miền cho Việt Nam mới được hoàn tất.
Internet ở Việt Nam
Việt Nam bắt đầu thử nghiệm kết nối với Internet từ 1992. Đến 1997 Việt Nam chính thức tham gia Internet. Chính phủ đã ra nghị định 21/CP về quy chế sử dụng Internet. Theo đó có 5 chủ thể tham gia Internet. IAP (Internet Access Provider) - người cung cấp dịch vụ đường truyền để kết nối với internet, quản lý cổng (gateway) nối với quốc tế.

Hiện nay đơn vị duy nhất được làm IAP là Công ty Dịch vụ truyền số liệu VDC thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông. Các ISP (Internet Service Provider) - người cung cấp các dịch vụ Internet. Các ISP phải thuê đường và cổng của một IAP (hoặc của một IXPmà ta sẽ nói sau). Các ISP có quyền kinh doanh thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ Internet cho các tổ chức và các cá nhân.

Tính đến 5/2002 ở Việt Nam đã có 12 ISP trong đó có:

Công ty dịch vụ truyền số liệu VDC của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông, Đây là ISP lớn nhất.

Công ty FPT thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, công ty tin học lớn nhất của Việt Nam.

NETNAM thuộc Viện Công nghệ Thông tin. Đây là tổ chức hoạt động có bề dày trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin nói chung và Internet nói riêng với thiết bị và công nghệ hoàn hảo. NETNAM là nơi đầu tiên thực hiện kết nối Internet

Saigon Postel là công ty cổ phần bưu điện của TP Hồ Chí Minh.

Viễn thông quân đội VietTel.

Viễn thông điện lực.


Каталог: file -> downloadfile9
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
downloadfile9 -> Môn: Sinh học lớp 11 Câu 1
downloadfile9 -> Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân
downloadfile9 -> Họ và tên: Lớp: ĐỀ thi số 5 MÔN: dinh dưỠng học ngàNH: bqcbns
downloadfile9 -> Đề tài Tìm hiểu về lợi ích của alexa
downloadfile9 -> Em xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 31tháng 5 năm 2012 Sinh viên Vũ Tiến Duy MỤc lụC

tải về 4.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   63




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương