Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Biên tập bởi


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn



tải về 1.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/99
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.25 Mb.
#51956
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   99
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nghiên cứu, học tập, nắm vững tri thức khoa học về lịch sử Đảng có ý nghĩa rất to lớn
trong việc giáo dục phẩm chất chính trị, lòng trung thành với lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, tính kiên định cách mạng trước tình hình
chính trị quốc tế có những diễn biến phức tạp và trong việc giáo dục đạo đức cách mạng,
mà Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam là một mẫu
mực tuyệt vời.
Việc nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng cũng có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục về
truyền thống cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, về lòng
tự hào đối với Đảng và đối với dân tộc Việt Nam; đồng thời còn có tác dụng bồi dưỡng
ý chí chiến đấu cách mạng, thôi thúc ở người học ý thức biết noi gương những người đã
đi trước, tiếp tục cuộc chiến đấu dũng cảm ngoan cường, thông minh, sáng tạo để bảo
vệ và phát triển những thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã tốn biết bao
xương máu để giành được, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
9/222


Chương 1: Sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam
I. Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX
TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ
KỶ XX
Tình hình thế giới
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do
cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng
hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên nhân
sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông,
biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật
liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. Đến năm 1914,
các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật chiếm một khu vực thuộc địa rộng 65
triệu km
2
với số dân 523,4 triệu người (so với diện tích các nước đó là 16,5 triệu km
2

dân số 437,2 triệu). Riêng diện tích các thuộc địa của Pháp là 10,6 triệu km
2
với số dân
55,5 triệu (so với diện tích nước Pháp là 0,5 triệu km
2
và dân số 39,6 triệu người)
. Xem V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.27, tr. 478.
.
Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợi nhuận tối đa
cho tư bản chính quốc, trước hết là tư bản lũng đoạn; làm cho quan hệ xã hội của các
nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản. Các nước thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường
tư bản thực dân. Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế quốc càng tăng thì mâu
thuẫn giữa dân tộc thuộc địa thực dân càng gay gắt, sự phản ứng dân tộc của nhân dân
các thuộc địa càng quyết liệt. Và chính bản thân chủ nghĩa đế quốc xâm lược, thống trị
các thuộc địa lại tạo cho các dân tộc bị chinh phục những phương tiện và phương pháp
để tự giải phóng. Sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc để tự
giải phóng khỏi ách thực dân, lập lại các quốc gia dân tộc độc lập trên thế giới chịu tác
động sâu sắc của chính sách xâm lược, thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của các dân tộc châu Á cùng với
phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo thành
10/222


một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương Đông. Hàng trăm triệu người hướng về
một cuộc sống mới với ánh sáng tự do.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Đối với nước Nga, đó là cuộc cách
mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là một
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng "nước Nga là nhà tù của
các dân tộc". Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công, các dân tộc thuộc địa của
đế quốc Nga được giải phóng và được hưởng quyền dân tộc tự quyết, kể cả quyền phân
lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và quyền liên hợp, dẫn đến sự ra đời của Liên
bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết (1922). Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm
gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức đã "mở ra trước mắt họ thời đại cách
mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc"
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 562.
. Nó làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông có quan hệ mật thiết
với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản
(1920), Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của V.I. Lênin được công bố. Luận cương nổi tiếng này đã chỉ ra phương hướng đấu
tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga
và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng sản trên thế giới đã được thành lập.
Tình hình thế giới đầy biến động đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương