Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Biên tập bởi



tải về 1.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/99
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.25 Mb.
#51956
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   99
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu gắn liền với đối tượng nghiên cứu. Chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Đường lối chính trị, hoạt động của Đảng là sự biểu hiện cụ thể lý luận đó trong hoàn
cảnh Việt Nam với tất cả đặc điểm vốn có của nó. Do đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối
với khoa học lịch sử nói chung và khoa học lịch sử Đảng nói riêng. Đó là những cơ sở
phương pháp luận khoa học để nghiên cứu lịch sử Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam nhờ có hoạt động lý luận dựa vào chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đã đi đến nhận thức được những điều kiện khách
quan và sự chín muồi của những nhân tố chủ quan của sự phát triển xã hội thông qua hệ
thống công tác tổ chức và tư tưởng của Đảng đối với quần chúng.
Do đó, đối với khoa học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, quan niệm duy vật về lịch sử
là chìa khóa để lý giải sự xuất hiện và phát triển của Đảng như là một kết quả tất yếu của
lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Chỉ có đứng trên quan điểm lịch sử mới có
7/222


thể đánh giá được một cách khoa học các giai đoạn phát triển của Đảng, trên cơ sở làm
sáng tỏ địa vị khách quan và vai trò lịch sử của Đảng trong đấu tranh giành độc lập dân
tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cũng như mới lý giải được rằng lý tưởng
cách mạng và những mục tiêu cao cả xuất phát từ lý tưởng đó, mà Đảng đã kiên trì theo
đuổi từ ngày mới ra đời không phải là do ý muốn chủ quan của một cá nhân hoặc của
một nhóm người tài ba lỗi lạc nào, cũng không phải do "nhập cảng" từ bên ngoài vào,
mà xét cho cùng là sự phản ánh khách quan của sự phát triển lịch sử - tự nhiên trong
những điều kiện lịch sử nhất định.
Với phương pháp luận khoa học, các nhà sử học chân chính có thể nhận thức được lịch
sử một cách chính xác, khoa học. Họ có thể nhận thức và phản ánh đúng hiện thực khách
quan khi nghiên cứu bất kỳ một hiện tượng, một quá trình lịch sử nào.
Nghiên cứu lịch sử Đảng đòi hỏi phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể mới có thể xem
xét các sự kiện lịch sử trong những điều kiện và thời điểm cụ thể và trong mối quan hệ
giữa chúng với nhau. Việc nắm vững và vận dụng quan điểm lịch sử trong khoa học lịch
sử Đảng cho phép lý giải được tính sáng tạo cách mạng trong đường lối, chủ trương của
Đảng, cũng như làm rõ được cơ sở phương pháp luận của hoạt động lý luận của Đảng
trong quá trình nghiên cứu để quyết định những đường lối, chủ trương.
Khoa học lịch sử Đảng sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học
lịch sử nói chung, như các phương pháp lịch sử và lôgích, đồng đại và lịch đại, phân tích
và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hóa và trừu tượng hóa... trong đó quan trọng
nhất là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgích cùng sự kết hợp hai phương pháp
ấy.
Nhiệm vụ đầu tiên của khoa học lịch sử Đảng là phải làm sáng tỏ nội dung các giai đoạn
lịch sử đấu tranh của Đảng, với những sự kiện cụ thể sinh động và trong mối liên hệ có
tính nhân quả giữa chúng với nhau, cho nên phương pháp được đặt lên hàng đầu trong
khoa học lịch sử Đảng là phương pháp lịch sử.
Song nếu phương pháp lịch sử không có sự kết hợp với phương pháp lôgích thì sẽ giảm
đi tính chất khái quát của nó, không thể vạch ra được bản chất, khuynh hướng chung và
những quy luật khách quan chi phối sự vận động lịch sử.
Hoạt động của Đảng trong quá khứ cơ bản là hoạt động lãnh đạo, lên lịch sử của Đảng
chính là lịch sử của sự lãnh đạo cách mạng, lịch sử của hoạt động nhận thức quy luật, đề
ra đường lối, chủ trương cách mạng. Hoạt động đó đã được ghi lại, được thể hiện trong
các cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, qua phát ngôn của các lãnh tụ của Đảng.
Hoạt động xây dựng Đảng trong lịch sử về tư tưởng và tổ chức cũng được thể hiện qua
Điều lệ của Đảng. Do đó, để nghiên cứu lịch sử của Đảng, phương pháp quan trọng có
tính đặc thù, bắt buộc là phải nghiên cứu các văn kiện Đảng, nhất là văn kiện các Đại hội
và Hội nghị Trung ương. Nắm vững nội dung các văn kiện Đảng sẽ hiểu được đường
8/222


lối, chủ trương lãnh đạo cách mạng của Đảng trong các thời kỳ lịch sử, tức là nắm được
hoạt động chính yếu của Đảng trong quá khứ, hiểu được lịch sử của Đảng.
Tính đúng đắn của sự lãnh đạo của Đảng đã được kiểm nghiệm qua hành động thực tiễn
của cán bộ, đảng viên, qua hoạt động của hệ thống chính trị do Đảng tổ chức, qua phong
trào cách mạng của quần chúng. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn lịch sử của Đảng, rút ra
những kinh nghiệm lịch sử phải căn cứ vào phong trào thực tiễn của nhân dân, vào thành
bại của cách mạng.

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương