Giáo án Bồi dưỡng hsg địa Lí 9 gv : Nguyễn Thành Hiếu KẾ hoạch bồi dưỠng hsg



tải về 311.51 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích311.51 Kb.
#1985
1   2   3

4. Dựa vào bảng số liệu sau:

Năm

1921

1931

1951

1960

1970

1976

1979

1989

1999

2003

Số dân (Triệu người)

15.5

17.7

22.0

30.1

39.9

41.0

52.4

64.4

76.6

80.9

Giải thích tại sao dân số nước ta từ năm 1921 đến 1976 tăng chậm, còn từ năm 1976 đến 2003 lại tăng nhanh? Từ đó gây ra những hậu quả gì?

- Từ năm 1921 đến năm 1976 do đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, chiến tranh, sự chăm sóc y tế còn nhiều hạn chế nên dân số tăng chậm. Tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cũng cao nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp.

- Từ năm 1976 đến năm 2003 dân số tăng nhanh là do những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm, dẫn tới tỉ lệ tăng tự nhiên cao.

- Dân số tăng nhanh đã gây sức ép với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm.



5. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta .

- Nước ta có MĐDS cao ( năm 2005 : 252 người /km2 )

- Phân bố dân cư chênh lệch lớn giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.

- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.

- Miền núi dân cư thưa thớt .

- Phần lớn dân cư sống ở nông thôn ( năm 2005 khoảng 73% dân số )

- Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh.

6. Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta ?

- Đảm bảo nước tưới trong mùa khô.

- Cải tạo đất, mở rộng diện tích đất canh tác.

- Chống ngập lụt trong mùa mưa bão.

- Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng.

7. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm ?

- Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp.

- Được phát triển dựa trên những thế mạnh về TNTN, nguồn lao động.

- Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo nguồn hàng XK.



8. Hãy kể một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay. Sự phát triển các ngành có tác động gì đến nền KT nước ta ?

- Một số ngành công nghiệp trọng điểm hiện nay của nước ta: Khai thác nhiên liệu. Điện. Cơ khí điện tử. Hóa chất, vật liệu xây dựng. Chế biến lương thực, thực phẩm. Dệt, may .

- Sự phát triển của những ngành này có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu KT nước ta.

9. Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố CN:

- Các nhân tố tự nhiên: Nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy năng của sông suối, nguyên liệu nông, lâm thủy sản

- Các nhân tố kinh tế-xã hội: Dân cư và lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật.. Chính sách phát triển công nghiệp. Thị trường.

10. Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến thực phẩm có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp như thế nào ?

- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

- Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.

- Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh.



11. Sự chuyển dịch cơ cấu KT ở nước ta thể hiện ở 3 mặt chủ yếu nào? Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta thể hiện như thế nào?

- Sự chuyển dịch cơ cấu KT ở nước ta thể hiện ở: Cơ cấu ngành. Cơ cấu lãnh thổ. Cơ cấu thành phần kinh tế.

- Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta thể hiện:

+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp.

+ Hình thành các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ .

+ Tạo ra các vùng kinh tế phát triển năng động.



12. Ý nghĩa kinh tế của việc trồng cây công nghiệp ở nước ta là gì ?

+ Tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến .

+ Tận dụng nguồn tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp.



13. Những khó khăn, trở ngại đối với sự phát triển ngành thủy sản nước ta hiện nay?

+ Biển thường có bão và các đợt gió mùa Đông Bắc .

+ Phần lớn ngư dân còn nghèo, thiếu vốn đầu tư .

+ Ở nhiều vùng ven biển, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản đang giảm.sút



II. CÁC VÙNG KINH TẾ:

Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng?

- Là vùng đông dân nhất nước ta. Mật độ dân số trung bình là 1182 người/km2, gần gấp đôi mật độ dân số trung bình của cả nước.

- So với cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ gia tăng dân số nhỏ hơn, nhưng tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao hơn; tuổi thọ trung bình, tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn, nhưng GDP/người, tỉ lệ dân thành thị thấp hơn.

- Vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước. Hệ thống đê điều dài hơn 3000 km được xây dựng và bảo vệ từ đời này sang đời khác là nét độc đáo của nền văn hóa sông Hồng.

- Đô thị được hình thành từ lâu đời là Thủ đô HN và Tp. Hải Phòng.

- Khó khăn: dân số quá đông, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.



Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Bắc Trung Bộ?

Đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Bắc Trung Bo:

- Bắc Trung Bộ là đại bàn cư trú của 25 dân tộc.

+ Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển. Hoạt động chính là sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

+ Các dân tộc ít người (Thái, Mường, Tày, Mông, . . .) cư trú chủ yếu ở vùng miền núi, gò đồi phía tây với các hoạt động kinh tế chủ yếu: nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn . . .

- Tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức bình quân của cả nước; mật độ dân số và tuổi thọ thấp hơn; GDP/người và tỉ lệ dân số thành thị chỉ bằng một nửa bình quân của cả nước. Đời sống dân cư, đặc biệt ở vùng cao, biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn.

- Vùng có nhiều di tích lịch sử – văn hóa, trong đó Cố Đô Huế và Nhã Nhạc cung đình triều Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

- Người dân có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và chống ngoại xâm.

Câu 3: Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ. Để phát triển bền vững thế mạnh du lịch này của vùng theo em cần phải có những giải pháp gì?

* Nói du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ là vì vùng có đầy đủ các loại hình du lịch:

- Du lịch sinh thái: Phong Nha – Kẻ Bàng, . . .

- Du lịch nghỉ dưỡng: nhiều bãi tắm nổi tiếng từ Sầm Sơn đến Lăng Cô.

- Du lịch văn hóa lịch sử: Làng Sen quê Bác, Cố đô Huế, . . .



* Giải pháp để phát triển bền vững:

- Khai thác kết hợp với việc trùng tu, bảo dưỡng.

- Chú ý bảo vệ môi trường.

- Xây dựng nhiều chương trình mới lạ, hấp dẫn khách tham quan du lịch.

- HDH các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. . . .

Câu 4: Hãy trình bày đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

- Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và vùng đồng bằng ven biển phía đông:

+ Đồng bằng ven biển:

+ Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.

+ Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Vùng đôi núi phía tây:

+ Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, . . . Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

+ Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

- Vùng có tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên và tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ DS thành thị cao hơn mức bình quân của cả nước. Các chỉ tiêu mật độ dân số, GDP/người, tuổi thọ trung bình thấp hơn cả nước.

- Vùng có nhiều di tích văn hóa – lịch sử. Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

- Người dân có đức tính cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác tự nhiên.

Câu 5: Căn cứ bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2002 (nghìn tấn)




Bắc Trung Bộ

DH Nam Trung Bộ

Nuôi trồng

38,8

27,6

Khai thác

153,7

493,5

So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002. Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng?

* So sánh:

- Sản lượng nuôi trồng thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ lớn hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 11,2 nghìn tấn hay 16,8%.

- Sản lượng khai thác thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ ít hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 339,8 nghìn tấn hay 52,6%.

* Giải thích:

- Chênh lệch về nuôi trồng vì: vùng BTB do gặp nhiều khó khăn trong sx nông nghiệp, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên ở phần phía đông của vùng có đường bờ biển dài, nông, có nhiều vũng, đầm, phá, có nhiều bãi tôm cá tự nhiên và đặc biệt là do trình độ và truyền thống nuôi trồng thủy sản nên vùng đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản để cải thiện đời sống của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kt và giải quyết vấn đề lao động của vùng. Do đó sản lượng nuôi trồng thủy sản của vùng BTB nhiều hơn vùng DHNTB.

- Chênh lệch về khai thác vì: vùng DHNTB có nhiều bãi tôm, bãi cá tự nhiên hơn vùng BTB, diện tích mặt nước biển nhiều hơn vùng BTB. Đặc biệt trong vùng còn có hai ngư trường trọng điểm của cả nước, có nhiều cảng biển, có truyền thống, kinh nghiệm trong việc khai thác thủy sản. Nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản mang lại hiệu quả kt cao góp phần cải thiện đới sống nhân dân, giải quyết vấn đề lao động của vùng. Tuy nhiên vùng cũng còn gặp một số khó khăn do: thiên tai, trình độ khai thác thấp, thiếu vốn . . . Nhưng khai thác của vùng DHNTB vẫn cao hơn vùng BTB.
Câu 6 : Em hãy trình bày các tiềm năng tự nhiên lớn của Tây Nguyên để phát triển kinh tế.

TN có những tiềm năng lớn về tự nhiên để phát triển kinh tế:

- Tài nguyên đất badan màu mỡ, rộng lớn. Thích hợp để trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

- Tài nguyên rừng: có diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước.

- Tiềm năng thủy điện dồi dào, chiếm 21% trữ năng thủy điện của cả nước và chỉ đứng sau tiểu vùng Tây Bắc.

- Tài nguyên du lịch hấp dẫn. Đặc biệt là du lịch sinh thái.

- Sự đa dạng sinh học: có nhiều loài thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.

- Khoáng sản: bô xít trữ lượng lớn hơn 3 tỷ tấn

Câu 7: Hãy trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Đông Nam Bộ?

Đặc điểm dân cư của vùng Đông Nam Bộ:

- Dân cư khá đông 10,9 triệu người (2002), nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động trong nền kinh tế thị trường.

- Mật độ dân số gần gấp đôi mật độ dân số trung bình của cả nước, GDP/người và tỉ lệ dân số thành thị đều cao hơn hai lần chỉ tiêu trung bình của cả nước. So với cả nước, các chỉ tiêu tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn đều thấp hơn; tỉ lệ người lớn biết chữ, tưởi thọ trung bình cao hơn.

- Có nhiều di tích lịch sử – văn hóa (Bến Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo, . . .) có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.



*****************

Kiến thức Địa Lí 6

Câu 1: Hãy cho biết những năm nào sau đây là những năm nhuận:

596 1678 1184 1600 1800 1842 1898

1993 1995 1999 2002 2004 2008 2009

Đáp án:

Những năm sau đây là năm nhuận:

596 1184 1600 1800 2004 2008

Câu 2: Một trận bóng đá ở nước Anh được tổ chức vào hồi 16 giờ ngày 15 tháng 02 năm 2009 được đài truyền hình Việt Nam tường thuật trực tiếp. Em hãy tính giờ, ngày tháng được truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia trong bảng sau:

Vị trí

Anh

Việt Nam

Nga

Ôxtrâylia

Hoa Kì

Kinh độ

00

1050Đ

450Đ

1500Đ

1200T

Giờ

16 giờ

?

?

?

?

Ngày tháng

15/02/2009

?

?

?

?

Đáp án:

Vị trí

Anh

Việt Nam

Nga

Ôxtrâylia

Hoa Kì

Kinh độ

00

1050Đ

450Đ

1500Đ

1200T

Giờ

16 giờ

23 giờ

19 giờ

02 giờ

08 giờ

Ngày tháng

15/02/2009

15/02/2009

15/02/2009

16/02/2009

15/02/2009

Câu 3: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm? Từ đó sinh ra hiện tượng gì trên bề mặt Trái Đất?

Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó. Từ đó đã sinh ra hiện tượng các mùa trên bề mặt Trái Đất.



Câu 4: Em hãy giải thích hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất?

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời và mặt phẳng của đường phân chia sáng tối không đi qua trục Trái Đất, nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đên dài, ngắn khác nhau theo vĩ độ.

- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo, quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo về phía hai cực, thời gian ngày, đêm chênh lệch càng biểu hiện rõ.

- Vào các ngày 22-6 và 22-12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam (vòng cực Bắc và vòng cực Nam) có một ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

- Các địa điểm nằm từ vòng cực Bắc và vòng cực Nam đến hai cực có ngày, đêm dài 24 giờ dao động theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng.

- Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng.



Câu 5: Một điện tính đánh từ Huế ( VN – múi giờ số 7) lúc 7g ngày 20/4/2006 , 1 giờ sau trao cho người nhận tại Oasinhtơn (Hoa Kì – múi giờ số 19). Hỏi người nhận được vào thời gian nào?

- Oasinhtơn và Huế chênh lệch nhau: 19-7 = 12 (múi giờ)

- Khi Huế là 7 giờ ngày 20/4/2006 thì Oasinhtơn sẽ là 19 giờ ngày 19/4/2006 .

- Một giờ sau trao cho người nhận, lúc đó là: 19 + 1 = 20 giờ ngày 19/4/2006 .



KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT:

1.Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí ntn?

Nhiệt độ có ảnh hưởng rỏ rệt đến khả năng chứa hơi nước của không khí. NĐ càng cao thì không khí càng chứa được nhiều hơi nước. Khi không khí ở nhiệt độ nhất định đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì nó đạt đến mức độ bão hòa.



2.Tại sao có sự khác nhau giữa khí hậu Đại dương và khí hậu Lục địa?

KH đại dương khác khí hậu lục địa vì: nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ. Nước biển chậm nóng nhưng cũng lâu nguội, mặt đất mau nóng nhưng cũng mau nguội. Vì vậy KH đại dương có mùa hạ mát mẻ và mùa đông ấm áp.



3.Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12h trưa (Lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13h?

Vì khi bức xạ mặt trời đi qua lớp không khí, không khí không trực tiếp hấp thu các sóng của tia ánh sáng mặt trời, ánh sáng bức xạ mặt trời là sóng ngắn trong không khí chỉ có các hạt bụi, hơi nước mới hấp thu trực tiếp các tia ánh sáng Mặt Trời. Vì lẽ đó nên bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển chỉ giảm một phần nhỏ năng lượng nhiệt. Bức xạ của Mặt Trời chủ yếu được mặt đất hấp thu, mặt đất sau khi nóng lên mới bức xạ lại vào không khí. Bức xạ mặt đất là bức xạ sóng dài lúc đó không khí hấp thu và nóng lên. Chính vì thế nên không khí bao giờ cũng nóng nhất vào lúc 13h.



4.Giải thích tại sao càng lên cao nhiệt độ không khí lại càng giảm?

Vì tầng không khí ở gần mặt đất dày đặc, đồng thời lại có chứa nhiều bụi và hơi nước nên hấp thụ nhiều nhiệt, trái lại tầng không khí ở trên cao vừa loãng vừa chứa ít bụi và hơi nước nên hấp thụ ít nhiệt. Chính vì thế, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.



5.Bầu khí quyển của chúng ta hiện nay như thế nào? Các nước trên thế giới làm gì để bảo vệ bầu khí quyển?

Hiện trạng: Bầu khí quyển của Trái Đất đang bị ô nhiễm, lượng khí CO2 đang tăng lên cùng với các chất khí độc hại của công nghiệp và trong sinh hoạt của con người nên sinh ra mối lo ngại là sự nóng lên của khí hậu và làm thủng lớp Ôzôn ở tầng bình lưu, khi đó sẽ làm tăng lượng tia cực tím xuống mặt đất gây ra các bệnh như: ung thư da, bệnh hỏng mắt do đục thủy tinh thể. . .

Biện pháp: Các quốc gia trên thế giới đang tích cực tìm mọi cách để bảo vệ bầu khí quyển như: Các hội nghị về cắt giảm khí thải ( Ki-ô-tô, La-hay, hội nghị Cô-pen-ha-ghen 2009…), nhằm kiểm soát hiệu ứng nhà kính và chấm dứt chất thải gây phá hủy tầng Ôzôn.


Trang


tải về 311.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương