Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC


Bảng 9. Số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria theo mặt hàng



tải về 0.57 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích0.57 Mb.
#33628
1   2   3

Bảng 9. Số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria theo mặt hàng


(Đơn vị: nghìn USD)

TT

Tên hàng

2001

2002

2003

2004

2005

2006

6T-2007

1

Gạo

9.476




14.116

9.476

21.059

12.802

1.104

2

Cà phê

399

1.451

1.620

2.054,5

7.104

12,7

19.183

3

Hạt tiêu

851

1.314

1.404

1.367

2.339

1.306

4

Chè

80
















5

May mặc

6,5




16




64

154,2

84,45

6

Giày dép

277

18

8,6







32,8




7

Gỗ và SP gỗ

8,6













65




8

Cao su và SP cao su

313,5

392,1
















9

Máy, thiết bị và phụ tùng

0,3

76,3

133










136,6

10

Hàng rau quả







18,9




852,8

413,45

703,5

11

Hàng hải sản







29




49.9

222

324

12

Hàng mấy tre, cói, thảm




43,2

0,67




11.4

38,27

27,6

13

Máy vi tính và linh kiện







23,44







10,45




14

Hàng hoá khác

128,5

1.416

941,8

913,7

427

989,2

543




Tổng cộng

11.540

3.397

18.221

13.848

30.935

29.777

23.413

(Nguồn : Hải quan Việt Nam)

Thời kỳ này, xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria có những đặc điểm nổi bật như sau :

- Hàng xuất thông thường của Việt Nam đã đạt kim ngạch cao hơn số hàng hoá trong khuôn khổ trả nợ, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số trị giá hàng xuất của Việt Nam sang Algeria.

- Một số sản phẩm nông sản của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong thị phần nhập khẩu của Algeria: Gạo khoảng 50%, cà phê 15%, hạt tiêu 80%, cơm dừa 50%. Trong lúc các sản phẩm còn lại chiếm thị phần không đáng kể trong danh mục hàng nhập của Algeria.

- Nhiều nhà nhập khẩu Algeria cho rằng hàng Việt Nam nhập vào Algeria qua con đường trung gian chiếm tỷ trọng cao. Điều này đã hạn chế rất nhiều cho hàng xuất của Việt Nam sang thị trường Algeria cả về trị giá lẫn khối lượng.

- Tỷ trọng hàng xuất của Việt Nam trong tổng số trị giá nhập khẩu hàng năm hiện nay của Algeria còn rất thấp chỉ là 0,15% (30 triệu/ 20 tỷ USD).



2. Nhận định sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Algeria

2.1. Thuận lợi

Algeria là một thị trường nhập khẩu lớn.

- Algeria đã tiến hành cải cách, mở cửa từ những năm cuối của thập kỷ 80. Và đặc biệt khoảng từ 1995 trở lại đây, Algeria đã trở thành một thị trường mở, xoá bỏ độc quyền ngoại thương, biến Algeria thành một thị trường tự do, bình đẳng giữa doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp Algeria cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Trừ nhóm nhiên liệu, hầu hết các nhóm hàng khác : thiết bị và phụ tùng công – nông nghiệp, lương thực thực phẩm, nguyên liệu sản xuất công nghiệp, hàng tiêu dùng…, khả năng cung ứng của nền sản xuất nội địa còn rất thấp, đòi hỏi Algeria phải nhập khẩu với trị giá lớn và ngày càng tăng (từ 2001 đến 2005 nhập khẩu tăng bình quân mỗi năm khoảng 20%).

- Giá dầu mỏ, khí đốt liên tục tăng cao làm cho nguồn ngoại tệ của Algeria ngày càng phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Algeria ngày một phát triển và nhập khẩu ngày một tăng.

- Chính phủ Algeria đã có Chương trình phát triển rộng lớn 5 năm 2005-2009, với nguồn tài trợ của Chính phủ là 55 tỷ USD để hiện đại hoá nền kinh tế, hạ tầng cơ sở và nâng cao đời sống nhân dân. Để triển khai các chương trình này, Algeria chủ yếu phải nhập khẩu từ bên ngoài cả về vật chất lẫn nhân lực.

Về an ninh, chính trị :

Từ năm 2001 đến nay, tình hình chính trị, an ninh đã đi dần vào thế ổn định. Đây là xu thế không thể đảo ngược tại Algeria.



Về chất lượng hàng hoá :

Nhìn chung, dân chúng Algeria chấp nhận hàng hoá phẩm cấp trung bình và giá rẻ. Ở giai đoạn hiện nay, hàng cao cấp, xa xỉ chưa thành mốt tiêu thụ ở Algeria, chỉ bán được số lượng ít



2.2. Những khó khăn

- Hàng chục năm nay, kinh tế Algeria chủ yếu dựa vào dầu khí, kèm theo hậu quả của hàng chục năm trong cơ chế kế hoạch hoá và bao cấp nên công cuộc cải cách kinh tế vẫn còn chậm, sự trì trệ vẫn còn rất lớn. Hiện tại các ngành kinh tế chủ chốt như dầu khí, giao thông vận tải, bưu điện, công nghiệp, ngân hàng… phần lớn vẫn do Nhà nước quản lý.

- Hàng rào thuế quan của Algeria trong hàng chục năm qua và hiện nay vẫn rất cao, mang tính bảo hộ rõ rệt (ví dụ thuế nhập khẩu năm 2006 đối với thành phẩm may mặc hoặc giầy dép kể cả VAT là 47% ; hàng điện máy 47% ; chè, hạt tiêu … 47% ; cà phê 57%).

- Mặc dù các công ty tư nhân ngày một tăng về số lượng, nhưng phần lớn đều mới thành lập, tiềm lực về vốn cũng như qui mô, kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế.

- Các ngành hỗ trợ như ngân hàng, hải quan, bưu chính viễn thông, tài chính...còn nặng nề tính quan liêu, trì trệ... (Đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa có địa chỉ email, trang web; mạng điện thoại cố định vẫn còn hạn chế…).

- Các doanh nghiệp Algeria vẫn có thói quen nhập khẩu qua trung gian và áp dụng phổ biến các phương thức thanh toán chậm (DP). Thủ tục mở L/C còn phức tạp, chậm chạp



Chương 5

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT

KHI KINH DOANH VỚI ALGERIA

Chính sách và luật lệ Ngoại thương của Algeria đã thay đổi nhiều từ năm 1990 trở lại đây. Từ một nền ngoại thương độc quyền Nhà nước nay đã chuyển hẳn sang nền ngoại thương theo cơ chế thị trường, xoá bỏ độc quyền, khuyến khích cạnh tranh, bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân.

Quá trình cải tổ cơ cấu nền kinh tế bắt đầu từ những năm 90 biểu hiện ở việc bãi bỏ độc quyền thương mại của các công ty nhà nước, chấm dứt việc cấp phép nhập khẩu… Hầu hết các sản phẩm hiện nay đều được tự do nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng như hầu hết các nước trên thế giới, Algeria cấm nhập khẩu các mặt hàng có thể gây hưởng đến sức khỏe người dân, an ninh quốc gia và một số sản phẩm có thể tác động xấu đến nền sản xuất trong nước.

Hàng rào thuế quan cũng được giảm đáng kể và nhìn chung là thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Xu hướng giảm thuế này sẽ còn được tiếp tục khi mà Hiệp định liên kết với Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục được thực thi và Algeria sẽ gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO).



1. Về đăng ký xuất nhập khẩu

Sắc lệnh số 91-37 ngày 13/2/1991 cho phép tất cả mọi doanh nghiệp sản xuất hoặc dịch vụ có đăng ký, tất cả các cơ quan nhà nước, mọi cá thể hoặc Công ty bán buôn có đăng ký đều có quyền được hoạt động xuất khẩu hoặc các dịch vụ liên quan (như kinh doanh kho bãi, vận tải, bán hàng…).



Về nhập khẩu, Sắc lệnh số 05-05 ngày 25/7/2005 của Tổng thống Algeria qui định : đối với các nguyên liệu, hàng hoá nhập về để bán nguyên trạng, không qua chế biến, chỉ cho phép các doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 20.000.000 đi-na (tương đương khoảng 270.000 USD) trở lên mới được nhập khẩu ; đối với các hàng hoá, nguyên liệu sau khi nhập khẩu còn phải qua khâu chế biến trong nước thì tất cả các tổ chức, doanh nghiệp có đăng ký nhập khẩu và đăng ký ngành hàng đều được phép nhập khẩu, không giới hạn mức vốn đăng ký (nhưng về số lượng chỉ giới hạn trong nhu cầu sản xuất hoặc sử dụng của tổ chức hoặc doanh nghiệp đó).

Chế độ giấy phép nhập khẩu hầu hết đã được bãi bỏ, trừ một số sản phẩm (như dược - mỹ phẩm, sách báo, hoá chất, đồ chơi,…). Một số biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu đối với một số sản phẩm cũng được áp dụng như nhiều nước khác vì lí do sức khoẻ, an ninh, văn hoá, quyền lợi của người tiêu dùng



2. Thuế nhập khẩu:

Algeria là một trong những nước có biểu thuế nhập khẩu còn khá cao, tuy nhiên biểu thuế này xu thế đang giảm dần, nhất là khi Hiệp định liên kết với Cộng đồng châu Âu có hiệu lực và Algeria chuẩn bị gia nhập WTO.

Từ năm 2001 đến nay, thuế nhập khẩu của Algeria được chia làm ba nhóm : Nhóm nguyên liệu 5%, nhóm bán thành phẩm 15% và nhóm thành phẩm 30%. Ngoài ra, còn thuế phụ thu tạm thời cho khoảng 400 sản phẩm (để bảo hộ sản xuất trong nước) từ 60% năm 2001, rồi giảm dần 12% mỗi năm và đã xoá hoàn toàn vào cuối năm 2006.

Thuế hải quan Algeria được áp dụng trên cơ sở tối huệ quốc. Từ những năm 90, Algeria đã ký một số Hiệp định ưu đãi thuế quan với một số nước láng giềng (Tunisia và Morocco giảm 40% thuế). Nhưng vì nhiều lý do, các Hiệp định đó đến nay vẫn chưa được thực hiện.



3. Một số qui chế đặc biệt về nhập khẩu :

- Luật hải quan số 98-10 ngày 22/08/1998 đã có những qui chế cụ thể về chuyển tải, lưu kho hải quan, tạm nhập tái xuất, nhà máy chế biến hàng tạm nhập tái xuất… Ngoài ra Luật tài chính năm 2000 đã ban hành biểu thuế ưu đãi đối với một số linh kiện nhập khẩu để lắp ráp trong nước (SKD, CKD), hoặc đối với các thiết bị nhập khẩu phục vụ cho các dự án đầu tư nước ngoài.

- Cũng như các nước khác, Algeria cũng có những qui chế điều chỉnh riêng đối với các sản phẩm liên quan đến sức khoẻ cộng đồng, an ninh, đạo đức, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cấm buôn bán các chất ma túy…

- Qui chế giấy phép nhập khẩu cũng đang được áp dụng cho các sản phẩm về sách báo, một số hoá chất độc hại, đồ chơi trẻ em, bát đĩa nhà bếp…

- Các loại thực phẩm, mỹ phẩm, xà phòng tắm…đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ về chất lượng, nhãn mác lúc nhập khẩu. Nhãn mác của những sản phẩm này bắt buộc phải có tiếng A-rập in liền vào bao gói, có bảng thành phần cơ cấu sản phẩm, tên và địa chỉ chính xác của người cung ứng và người nhập khẩu.

Qui chế về cạnh tranh và giá cả :

Sắc lệnh số 95-06 năm 1995 qui định khuyến khích cạnh tranh để nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và đảm bảo sự trong suốt, lành mạnh trong các phương thức kinh doanh. Những hành vi thương mại nhằm mục đích ngăn cản nhà sản xuất hoặc phân phối xâm nhập thị trường, gây hạn chế cho sản xuất, đầu tư, gây cản trở tự do giá cả theo cơ chế thị trường sẽ bị coi là bất hợp pháp. Nghiêm cấm việc lạm dụng khan hiếm trên thị trường để từ chối bán hàng (nếu không có lý do hợp pháp), ép buộc phải mua kèm, bắt ép mua số lượng tối thiểu…, chống bán phá giá.



Quyền sở hữu trí tuệ :

Sắc lệnh số 93-17 ngày 7/12/1993 của Tổng thống Algeria qui định bảo vệ quyền sơ hữu trí tuệ đối với các sáng chế. Thời hạn tối đa quyền sở hữu bằng sáng chế là 20 năm.



Nhãn mác :

Theo Sắc lệnh 1996 của Algeria về nhãn mác, nhãn mác hàng hoá sản xuất, buôn bán hoặc dịch vụ đều phải đăng ký. Tất cả các hàng hoá có nhãn mác giả đều bị cấm lưu hành hoặc sẽ bị tịch thu.

Tuy nhiên các quyền sở hữu về nhãn mác có thể được chuyển nhượng toàn bộ hay từng phần bằng văn bản tại cơ quan quản lý đăng ký nhãn mác.

4. Thành lập công ty, chi nhánh, hoặc văn phòng đại diện tại Algeria

4.1. Các thông tin chung

Luật Thương mại Algeria hiện nay bắt nguồn từ hai Sắc lệnh: Một Sắc lệnh 1975 và một sắc lệnh khác 1996. Luật Thương mại Algeria cho phép công dân, công ty nước ngoài được thành lập công ty, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Algeria, chịu sự điều chỉnh của Luật Algeria.

Đối tượng có thể được thành lập công ty, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện gồm: những công dân nước ngoài có đủ năng lực pháp lý và quyền dân sự; những công ty nước ngoài đã được thành lập hợp pháp.

Các công ty được thành lập có thể theo hình thức 100% vốn nước ngoài, hoặc duới hình thức liên doanh với một công dân hoặc công ty Algeria. Tỷ lệ góp vốn do hai bên tự thoả thuận, không hạn chế tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.

Thông tin liên quan đến việc thành lập công ty có thể tham khảo trên trang Web của Bộ Thương mại Algeria: http://www.mincommerce.gov.dz

4.2. Các thủ tục lập Văn phòng đại diện

4.2.1. Giá tiền đặt Văn phòng đại diện :

- Tiền đặt cọc bảo lãnh: 20.000 USD. Số tiền này phải đặt vào một Ngân hàng tại Algeria, chịu sự điều chỉnh của Luật Algeria. Khoản tiền này sẽ bị “đóng băng” trong suốt quá trình hoạt động của Văn phòng đại diện. Khi hết thời hạn giấy phép hoạt động, khoản tiền này sẽ được giải phóng hoặc chuyển khoản sau khi xuất trình đầy đủ các giấy tờ thanh khoản nợ nần đối với các cơ quan thuế vụ và giấy cho phép “giải phóng” tiền đặt cọc do Bộ Thương mại cấp.

- Nộp phí đăng ký thành lập Văn phòng đại diện 100.000 DA cho cơ quan thuế Algeria (tương đương khoảng 1.333 USD).

- Mở một tài khoản bằng tiền Đi-na Algeria chuyển đổi để chi trả mọi hoạt động của Văn phòng.

- Văn phòng đại diện phải đóng thuế thu nhập theo Luật Algeria khi có tuyển dụng người làm và duy trì chế độ kế toán theo đúng Luật của Algeria.

- Ngân sách cấp cho Văn phòng đại diện phải bằng ngoại tệ, vì Văn phòng đại diện không được phép có khoản thu nào tại nước sở tại và không được phép có hoạt động nào sinh lời để thu ở nước sở tại.

4.2.2 Thời hạn đặt Văn phòng đại diện:

Thời hạn là 02 năm và có thể được gia hạn.

4.2.3. Cơ quan quản lý việc thành lập và theo dõi hoạt động Văn phòng đại diện nước ngoài:

Bộ Thương mại Algeria (Vụ Tổ chức các hoạt động Thương mại).

5. Sử dụng đại lý hoặc nhượng quyền kinh doanh

Luật Dân sự Algeria cho phép các công ty nước ngoài được ký hợp đồng đại lý với cá nhân hoặc công ty Algeria, với mục đích thay mặt mình giao dịch hoặc ký kết hợp đồng mua bán trên đất Algeria.

Ngoài ra, các công ty nước ngoài cũng có quyền ký các hợp đồng chuyển nhượng quyền kinh doanh trên đất Algeria cho công ty Algeria. Tuy nhiên hiện nay, theo sắc lệnh của Tổng thống số 05-05 ngày 25/07/2005 thì chỉ những công ty Algeria có vốn đăng ký từ 20.000.000 DA trở lên và có đăng ký kinh doanh ngành hàng thì mới được phép thực thi quyền chuyển nhượng thương mại của Công ty nước ngoài. Các cá nhân Algeria không được quyền thực hiện hình thái này.

6. Điều tra tư cách pháp nhân của các Công ty Algeria

Việc điều tra tư cách pháp nhân, khả năng tài chính hoặc uy tín của một Công ty Algeria có thể được tiến hành thông qua các con đường sau đây :

- Thông qua Trung tâm quốc gia đăng ký trước bạ Algeria CNRC (Centre National de Registre du Commerce), địa chỉ : Route national N° 24, 16120 Bordj El Kiffan – Alger. Tél : 00 213 21 36 28 96 đến 98 ; Fa x : 00 213 21 20 19 71 ; Email : dg@cnrc.org.dz

Tuy nhiên tại đây, chúng ta cũng chỉ thu nhận được những thông tin tối thiểu : tên chính thức Công ty, ngày đăng ký, ngành nghề kinh doanh.

- Thông qua Công ty kiểm toán quốc tế, hoặc Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp :

Ví dụ : "DUN & BRADSTREET – FRANCE" : Tél : 00 33 4 72 65 15 00/4 72 65 18 60. Fax : 00 33 4 72 65 17 47/472 65 14 99.

Hoặc : "Chambre française de Commerce et d’Industrie en Algeria" : Tél: 00 213 21 60 95 09/21 69 16 65/21 60 16 30. Fax: 00 213 21 60 95 09/21 60 19 30. Email : cfcia@cfcia.org

Tại các tổ chức này, chúng ta có thể thu thập được những thông tin sâu hơn về khả năng tài chính, uy tín, mức độ tin cậy… của các công ty mà mình muốn tìm hiểu.



7. Tập quán văn hoá và kinh doanh ở Algeria

7.1. Tính cách của người Algeria

Tính cách đặc trưng của đa phần người Algeria là "thích đơn giản, dễ làm". Do đó, khi làm việc, họ thường muốn vào đề ngay, làm việc nhanh gọn, thích cách trình bày hoặc những phương án dễ hiểu, dễ làm. Đối tác đến làm việc với Algeria, muốn có hiệu quả, phải chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng mọi thứ.



7.2. Tập quán :

Với hơn 90% dân số theo Đạo Hồi, hầu hết các khu phố, các xã của Algeria đều có nhà thờ đạo hồi. Mỗi ngày, từ khoảng 3h sáng cho đến 10h đêm, các nhà thờ 7 lần phát loa cầu kinh. Một bộ phận dân chúng, đến giờ đó thực hiện cầu kinh. Có thể cầu kinh tại nhà, đến nhà thờ hoặc ngay cả nơi làm việc, ngoài trời. Chiều thứ sáu hàng tuần, nhà thờ và dân chúng cầu kinh từ khoảng 13h đến 15h.

Phần lớn phụ nữ ra đường đều trùm khăn, trừ một số ít thanh niên ở thành phố. Đa số phụ nữ Algeria, sau khi đã lấy chồng, ở nhà lo việc nội trợ, nuôi con nên các hoạt động bên ngoài như đi làm, buôn bán, chợ búa… phần lớn đều do đàn ông đảm nhiệm. Khi có việc cần có mặt cả nam và nữ (như hội họp, đám cưới, xếp hàng khám bệnh…), đàn ông ngồi riêng, phụ nữ ngồi riêng.

Đạo Hồi không uống rượu, bia, không ăn thịt lợn. Do đó khi tiếp khách đến làm việc, họ thường chỉ tiếp nước chè, cà phê, hoặc nước khoáng. Các công ty, quan chức Algeria cũng hạn chế trong việc mời khách ăn uống. Tuy nhiên, để đáp lễ xã giao hoặc xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài, họ cũng tổ chức ăn uống hoặc chiêu đãi tại các nhà hàng hoặc khách sạn, nhưng không nhiều.

Người Algeria rất vui tính, hóm hỉnh. Họ luôn vui vẻ chào hỏi mọi người đi đường, kể cả khi đang lái xe chạy trên đường. Trong quá trình làm việc hay giao tiếp, họ luôn dí dỏm, tạo không khí cởi mở, thân thiện; rất nhiệt tình giúp đỡ người đi đường khi gặp khó khăn.

Khi gặp nhau, đối với người chưa quen thân, họ bắt tay. Nhưng khi đã quen thân, người đồng giới thường hôn hai lần hoặc bốn lần lên má. Nam và nữ gặp nhau, chỉ bắt tay.



7.3. Hẹn gặp

Trừ khi đã quen thân, đa phần các cuộc hẹn với đối tác Algeria đều phải làm văn bản đề nghị và phải chờ họ xác nhận.

Về giờ giấc các cuộc hẹn, nhìn chung các đối tác Algeria cũng tuân thủ đúng giờ. Tuy nhiên, một tình hình không kém phổ biến là họ hay đến muộn hoặc quên. Do đó, việc chờ đợi trong các cuộc hẹn tại Algeria là rất bình thường. Bù lại, nếu ta có việc đột xuất, bắt buộc phải đến muộn hoặc hoãn lại, họ cũng vui vẻ chấp thuận.

7.4. Tặng quà

Người Algeria rất thích được tặng quà lưu niệm, dù ở văn phòng làm việc hay khi gặp riêng. Điều này gây được thiện cảm vui vẻ trong quá trình tiếp xúc, làm việc với họ. Không nhất thiết phải tặng quà đắt tiền hoặc quá to.



7.5. Đôn đốc công việc:

Do đặc tính “từ từ’’ như đã nêu ở trên, khi quan hệ giao dịch, giải quyết công việc với người Algeria, ta phải hết sức kiên trì, bám sát đối tác và không ngần ngại nhắc nhở họ. (Ở nơi khác việc nhắc nhở nhiều có thể gây “bực mình’’, nhưng ở Algeria thì không).



8. Tiếp cận thị trường Algeria

Có nhiều con đường để có thể tiếp cận với thị trường, khách hàng Algeria. Chúng tôi xin giới thiệu một số phương thức sau đây :



8.1. Tìm địa chỉ khách hàng Algeria qua một số cơ quan, tổ chức:

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Algeria (Chambre algérienne de Commerce et d’Industrie (CACI) : 6 Bd. Amilcar CABRAL, place des Martirs, Alger. Tel : 00 213 21 96 66 66 ; Fax : 00 213 21 96 70 70 ; Website : www.caci.com.dz

- Tổng cục Xúc tiến Ngoại thương Algeria (Agence Nationale de Promotion du Commerce Extérieur (ALGEX) : Route nationale N° 5 Mohammadia – Alger. Tel : 00 213 21 52 20 82 ; Fax : 00 213 21 52 11 26 ; Website : www.promex.dz ; Email : promex@wissal.dz

- Trung tâm quốc gia đăng ký trước bạ (Centre national du Registre du Commerce (CNRC), Route nationale N° 24, Alger

Tel : 00 213 21 20 55 38;

Fax : 00 213 21 20 37 53;

Web : www.cnrc.org.dz



- Thương vụ Đại Sứ Quán Việt Nam tại Algeria: 14 rue G les Crêtes, Hydra, Alger ; Tel : 00 213 21 60 11 89 ; Fax : 00 213 21 60 11 81 ; Email : dz@mot.gov.vn

- Đại sứ quán Algeria tại Hà Nội : 13 phố Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel : 8253865. Fax : 8260830 ; Email : baviet56@yahoo.fr

8.2. Tham gia các Hội chợ và Triển lãm tại Algeria:

Như đa phần các nước khác trên thế giới, tại Algeria cũng có hai thể loại trưng bày : Hội chợ là hình thức trưng bày đa ngành hàng ; còn Triển lãm là hình thức trưng bày chuyên ngành, chủ yếu phục vụ cho các nhà chuyên môn kinh doanh và sản xuất trong một hoặc vài lĩnh vực nào đó.

Hội chợ và Triển lãm tại Algeria thường được tổ chức tại các thành phố lớn như Alger, Oran, Constantine…

Đơn vị tổ chức các Hội chợ và Triển lãm là các Cty Hội chợ và Triển lãm chuyên nghiệp của Nhà nước và tư nhân. (Xin mời xem danh sách, địa chỉ trong phần Phụ lục). Các doanh nghiệp VN có thể đăng ký trực tiếp với các đơn vị tổ chức Hội chợ và Triển lãm của Algeria.

Nhìn chung các Hội chợ và Triển lãm tại Algeria cho đến thời điểm hiện nay vẫn là nơi để các nhà chuyên môn giao dịch ký kết hợp đồng mua buôn, không cho phép bán lẻ (trừ những Hội chợ nhỏ, nội địa do các địa phương tổ chức). Do đó các doanh nghiệp chỉ được phép mang số lượng mẫu nhất định. Sau khi kết thúc Hội chợ hoặc Triển lãm, phải làm thủ tục tái xuất những mẫu hàng đó, hoặc bán nhượng lại cho Cty Algeria, không được bán lẻ cho khách tham quan hoặc công chúng.

Cá biệt cũng có một vài Hội chợ hoặc Triển lãm được bán lẻ, nhưng phải có văn bản cho phép của các cơ quan có thẩm quyền Algeria (như Bộ Thương mại, Bộ Tài chính…).



8.3. Tổ chức các đoàn khảo sát trực tiếp thị trường:

Trên cơ sở chiến lược phát triển thị trường của mình, các doanh nghiệp VN có thể cử cán bộ sang nghiên cứu, khảo sát trực tiếp, sâu hơn tại Algeria. Trên thực tế, các đoàn khảo sát gần đây của VN sang Algeria đã thu được những kết quả tốt không những về kiến thức thị trường, ngành hàng, mà còn tìm được những đối tác liên doanh hoặc xuất nhập khẩu lâu dài.

Để chuẩn bị chuyến đi có hiệu quả, ngoài việc chuẩn bị tốt các nội dung nghiệp vụ (như các phương tiện chào bán, quảng bá, các dự án hợp tác…), các doanh nghiệp Việt Nam cần báo trước cho phía Algeria ít nhất 1- 2 tháng để họ thu xếp thời gian; Đồng thời phải tránh các ngày lễ, tháng nhịn đói của Đạo Hồi, tháng 8 nghỉ hè. Nếu kết hợp được vào dịp các Hội chợ, Triển lãm liên quan đến ngành hàng tại địa phương mình đến càng tốt.

Các công ty có thể tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của một số cơ quan sau đây trong công tác này:



- Phòng Thương mại và Công nghiệp Algeria : Tel : 00 213 21 96 66 66. Fax : 00 213 21 96 70 70. Website : www.caci.com.dz

- Tổng cục Xúc tiến ngoại thương Algeria : Tel : 00 213 21 52 20 82 ;

Fax : 00 213 21 52 11 26. Email : promex@wissal.dz

- Thương vụ ĐSQ VN tại Algeria : Tel : 00 213 21 60 11 89 . Fax : 00 213 60 11 81. Email : dz@mot.gov.vn ; secomvnalger@yahoo.fr

- Đại sứ quán Algeria tại Hà Nội : 13 phố Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel : 8253865. Fax : 8260830 ; Email : baviet56@yahoo.fr
8.4. Giao dịch từ xa:

Trong điều kiện chưa thể sang Algeria giao dịch trực tiếp, các doanh nghiệp cũng có thể giao dịch từ VN sang Algeria thông qua điện thoại, fax, émail…

Do mạng điện thoại để bàn còn hạn chế, không ít doanh nghiệp Algeria vẫn đấu chung fax với điện thoại. (Khi chuyển fax, các doanh nghiệp VN nên chú ý : nếu có người nhấc máy đầu dây của đối tác Algeria thì đề nghị cho tín hiệu fax).

Ngoài những nội dung, hình ảnh…chuyển qua fax hoặc émail, các doanh nghiệp (nếu có thể được) nên gửi mẫu hàng cho khách và đồng thời phải kiên trì đôn đốc khách trả lời (nếu không họ sẽ “quên’’).

Tuy nhiên, phương thức giao dịch từ xa trong thời gian qua tỏ ra kém hiệu quả, do đặc tính “dễ làm, khó bỏ’’ của người Algeria’’.

Chương 6

THÔNG TIN VỀ NGÀNH HÀNG

1. Các sản phẩm nông sản

Mặc dù Chính phủ Algeria đã đề ra Chương trình quốc gia nhằm phát triển nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực nhưng Algeria vẫn chưa thành công trong việc giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu lương thực từ nước ngoài và vẫn là nước nhập khẩu thực phẩm nông sản hàng đầu của châu Phi. Sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu về ngũ cốc, 20% nhu cầu về rau khô, 60% sữa và 5% nhu cầu dầu ăn và cà phê và vẫn phải nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng này. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2006, nước này đã phải nhập khẩu 1,8 tỷ USD lương thực, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2005.



1.1. Cà phê

Algeria nhập khẩu chủ yếu cà phê từ Bờ Biển Ngà (35%), Ấn Độ (20%), Indonesia (20%), Việt Nam (15%) và 10% từ các nước khác. Về lâu dài, đối thủ đáng ngại nhất của cà phê Việt Nam trên thị trường Algeria vẫn là Bờ Biển Ngà vì cà phê nước này phù hợp với khẩu vị của người Algeria. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cà phê Việt Nam ngày càng được chấp nhận trên thị trường Algeria và kim ngạch tăng rõ rệt. Năm 2007, dự kiến nhu cầu về cà phê của Algeria sẽ tăng đột biến và nước này sẽ nhập khẩu khoảng 200 triệu USD cà phê, tăng 37% so với năm 2006.

Mặc dù thuế nhập khẩu cà phê của Algeria hiện ở mức cao (57% bao gồm cả thuế VAT) nhưng với nhu cầu ngày càng cao của thị trường về mặt hàng này thì trong những năm tới cà phê sẽ vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Algeria.

1.2. Gạo

Hàng năm Algeria nhập khẩu khoảng 26 triệu USD mặt hàng gạo. Trên thị trường Algeria hiện nay chủ yếu bán gạo của Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên điều đáng quan ngại là gạo Thái Lan chất lượng tốt hơn nên ngày càng lấn át gạo Việt Nam làm cho gạo Việt Nam từ chỗ chiếm 70% thị phần nhập khẩu năm 2005 giảm xuống chỉ còn 50% năm 2006.



1.3. Hạt tiêu

Algeria nhập khẩu khoảng 3 triệu USD hạt tiêu mỗi năm. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam hiện chiếm tới 80% kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của thị trường Algeria. Sau đó là Brazil chiếm khoảng 15% còn lại là Indonesia khoảng 5%.



1.4. Cao su

Algeria hàng năm nhập khẩu khoảng 250 triệu USD mặt hàng cao su. Tuy đây là mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam nhưng hiện cao su và các sản phẩm từ cao su của Việt Nam hầu như chưa xuất hiện trên thị trường Algeria. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của thị trường Algeria về mặt hàng này.



2. Các sản phẩm may mặc, giày dép

Hàng năm trị giá nhập khẩu mặt hàng may mặc và giày dép ở Algeria là khoảng 235 triều USD trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may là khoảng 200 triệu USD và giày dép là 35 triệu USD. Trong khi đó mặc dù các sản phẩm dệt may và giày dép đều là các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam nhưng Việt Nam nhưng giá trị xuất khẩu 2 mặt hàng này của Ta sang Algeria mới chỉ đạt (154.217 USD và 32.843 USD).

Hiện tại, hàng dệt may và giày dép của Trung Quốc đang lấn át thị trường Algeria do Trung Quốc nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường bằng việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm rẻ tiền, phù hợp với khả năng chi trả của người dân Algeria.

Thuế nhập khẩu các mặt hàng may mặc và giày dép ở Algeria vẫn ở mức cao (khoảng 47% tính cả thuế VAT).



3. Hàng điện tử

Các hãng điện tử của Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc.. hiện đang chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu cũng như bán lẻ của Algeria trong lĩnh vực này. Nhưng thuế nhập khẩu mặt hàng này cao (47%) làm cho giá bán trên thị trường vượt sức mua của dân chúng. Hàng điện tử Việt Nam với giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh và xuất được vào thị trường Algeria.



4. Vật liệu xây dựng

Hiện tại, Việt Nam hầu như chưa xuất mặt hàng vật liệu xây dựng sang Algeria mặc dù nhu cầu của thị trường về mặt hàng này là khá lớn (khoảng 1 tỷ USD) và có triển vọng tăng nhanh trong những năm tới do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.



5. Hàng thủ công mỹ nghệ

Nhìn chung, thị trường đồ thủ công mỹ nghệ của Algeria còn nghèo nàn do đời sống của nhân dân chưa cao và thói quen dùng hàng địa phương. Algeria nhập khẩu nhiều về đồ trang sức, hàng mỹ nghệ (tranh, đồ trang trí bằng đống) và hàng mây tre thành phẩm và bán thành phẩm.

Trong năm 2004, Algeria nhập khẩu khoảng 4.624.103 USD trong đó có các mặt hàng sau:

Bảng 10. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ

của Algeria năm 2004

Đơn vị: USD

TT

Tên hàng

Trị giá

1

Mây tre đan

325.811

2

Đồ thêu

188.015

3

Đi-a-măng trang sức

50.123

4

Trang sức bằng đá quí

12.162

5

Hàng mỹ ký

901.987

6

Hàng mỹ nghệ bằng kim loại và đá quí khác

4.335.033

7

Tranh vẽ

299.069




TỔNG CỘNG :

4.634.103

(Nguồn : Hải quan Algeria)

Chính sách của Algeria với mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Biểu thuế nhập khẩu còn rất cao, trung bình 59%. Ngoài ra cũng không có yêu cầu gì đặc biệt (ngoại trừ những văn hoá phẩm không phù hợp với đạo hồi). Đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam: Không có chính sách gì phân biệt đối xử.

Danh sách một số Công ty Algeria chuyên nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ :



STT

Mặt hàng

Công ty

Địa chỉ

Điện thoại/Fax

1

Hàng mỹ nghệ, trang trí nội thất

Le Chateau du Roi


Cimetière Béradi, Bourouba, Alger.

Tel: 213 6154 23 60/ 71 28 31 77

Fax: 213 21 26 93 96



2

Trang sức bằng vàng, bạc 

AGENOR


Av. Mohamed Belkhacem, El Anassaer, Alger

Tel: 213 21 67 77 14

Fax: 213 21 73 90 19



hharzli@wissal.dz

3

Hàng rèm cửa sổ và thêu 

Sarl Stores Rahma

Cité El-Djenina, rue n° 32, Blida, Algérie

Tel: 213 25 41 58 13 

Fax: 213 25 41 58 13




4

Gốm, sứ

Continental Ceram/Madaoui

Boulevard Krim belkhacem, Bejaai, Algérie

Tel : 213 34 21 65 66 Fax: 213 34 20 59 60

5

Hàng lưu niệm

PCF Produits cadeaux et fumeurs

Cité de s Anassers 4 BT 18, N° 3, Kouba, Alger, Algérie

Tel/fax: 213 21 29 22 09



Chương 7

TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG

1. Dự báo triển vọng thị trường

Algeria là một thị trường ngày càng mở cửa và một nền kinh tế đang tăng trưởng tốt

Algeria đang trong quá trình chuyển đổi thành nền tế thị trường với nội dung chính là phi điều tiết hóa. Chính sách này thể hiện ở việc tăng cường quá trình tự do hóa mậu dịch mà cụ thể là việc giảm đáng kể thuế và đơn giản hóa các thủ tục hải quan bắt đầu từ năm 2001.

Quá trình tự do hóa thương mại ngày nay là một xu hướng không thể đảo ngược khi mà Algeria đang đàm phán để gia nhập WTO và Hiệp định liên kết giữa Algeria và Liên minh châu Âu bắt đầu có hiệu lực từ năm 2005. Hiệp định liên kết mà Algeria đã ký với EU cho phép mở cửa thị trường theo từng giai đoạn, từng bước giảm thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm xuất xứ từ EU. Và việc gia nhập WTO trong tương lai cũng kéo theo hiệu ứng cắt giảm hàng rào thuế quan và một khuôn khổ pháp lý rộng mở hơn cho thương mại và đầu tư của các nước trên thế giới với Algeria.

Qúa trình tự do hóa mậu dịch của Algeria diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế này đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Dự kiến trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng bình quân của nước này sẽ đạt trên 5%. Nền kinh tế tăng trưởng tốt kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng nhất là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, các sản phẩm lương thực thực phẩm khi sản xuất nông nghiệp nội địa trong nước không thể đáp ứng nhu cầu của người dân và các sản phẩm tiêu dùng khác.

Về đầu tư : Sau Kế hoạch hỗ trợ phục hồi kinh tế giai đoạn 2001 – 2004 với trị giá 6,9 tỷ USD, Chính phủ Algeria hiện nay lại tiếp tục đề ra Kế hoạch hỗ trợ tăng trưởng giai đoạn 2005 – 2009 với trị giá ước tính khoảng 55 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống của nhân dân. Chương trình này dự chi 55 tỷ USD trong đó 25 tỷ để cải thiện đời sống nhân dân, 22 tỷ phát triển cơ sở hạ tầng, 4,4 tỷ phát triển kinh tế chung và 3,3 tỷ hiện đại hoá, phát triển dịch vụ công cộng

Tuy nhiên, khả năng cung ứng của thị trường nội địa còn rất hạn chế. Phần lớn nhu cầu về thiết bị kỹ thuật, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, lương thực- thực phẩm…, Algeria đều phải nhập khẩu. Vì thế đây sẽ là thị trường nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam.



Về thương mại, hiện Algeria đang tiến hành đàm phán để gia nhập WTO. Trong các đợt đàm phán sắp tới, Việt Nam cần đấu tranh để đạt thuế suất nhập khẩu bình đẳng hai bên. Thuế nhập khẩu hiện nay của Algeria đối với các nước ngoài EU, kể cả Việt Nam, còn rất cao (30% cho các thành phẩm, 15% cho bán thành phẩm, 5% cho nguyên liệu, 17% VAT đối với hầu hết các sản phẩm).

Với nguồn ngoại tệ tương đối phong phú, thị trường ngày một rộng mở, xu thế nhập khẩu của Algeria sẽ phát triển ngày một tăng. Đến năm 2010, tổng trị giá nhập khẩu có khả năng sẽ đạt 28-30 tỷ USD.



2. Dự báo khả năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Algeria

Hiện tại Việt Nam đang xuất sang Algeria mỗi năm khoảng 40-45 triệu USD. Dự kiến năm 2010 sẽ đạt kim ngạch xuất khoảng 60-80 triệu USD.

Đối với Việt Nam, triển vọng những sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang Algeria vẫn sẽ là: cà phê, gạo, hạt tiêu, chè là những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ta sang thị trường này.

Ngoài ra, do nhu cầu của thị trường không ngừng gia tăng đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, Việt Nam đứng trước cơ hội xuất lớn xuất khẩu lao động và vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, Việt Nam có khả năng sẽ phát triển xuất khẩu được những sản phẩm khác như : may mặc, đồ gỗ, vi tính, linh kiện vi tính, hàng điện tử…



PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ ĐỊA CHỈ CẦN THIẾT


Tên cơ quan, đơn vị

Địa chỉ

Điện thoại, Fax

Email - Website

Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria

30 rue Chenoua, Hydra, Alge r.

021 60 88 43

021 69 377 8



sqvnalger@yaoo.com

Thương vụ Việt nam tại Algeria

14 rue G Les Crêtes, Hydra, Alger

021 60 11 89

021 60 11 81



dz@mot.gov.vn

secomvnalger@yahoo.fr

Bộ Ngoại giao Algeria

Rue Md. Seddik-Benyahia, El Mouradia, Alger

021 50 43 43

021 50 42 42




www.mae.dz

Bộ Thương mại Algeria

46, Bd. Mohamed V, Alger

021 63 12 24

021 64 32 44



contact@mincommerce.gov.dz

www.mincommerce.gov.dz

Tổng cục Hải quan Algeria

Rue Docteur Saâdane, Alger

021 72 59 59

021 7259 75




www.douane.dz

Tổng cục Xúc tiến Ngoại thương Algeria

Route Nationale N° 5, Mohammadia, Alger

021 52 20 82

021 52 11 26



promex@wissal.dz

www.promex.dz

Phòng Thương mại và Công nghiệp Algeria

6 Bd. Amilca r – Cabral, Place des Martyrs, Alger

021 96 50 50

021 96 70 70



caci@caci.com.dz

www.caci.com.dz

Trung tâm quốc gia đăng ký trước bạ

Route Nationale N° 24, Alger.

021 20 55 38

021 20 37 53



dg@cnrc.org.dz

www.cnrc.org.dz

Cơ quan quốc gia Phát triển và Đầu tư

28 rue Ahmed Ouaked Dely Ibrahim, Alger

021 36 28 96

021 37 30 84



information@andi.dz

Đại sứ quán Algeria tại Việt Nam

13 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam

04-8253865

www.ambalgvn.org.vn

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC MỘT SỐ HỘI CHỢ VÀ TRIỂN LÃM

DO SAFEX TỔ CHỨC TẠI ALGER


Tên Hội chợ hoặc Triển lãm

Thời gian tổ chức (khoảng chừng) trong năm

Triển lãm quốc gia các nhà sáng lập Xí nghiệp nhỏ

01-05 tháng 2

Triển lãm quốc tế Thiết bị và Dịch vụ khách sạn, nhà hàng

06-09/2

Triển lãm đồ gỗ và trang trí nội thất

15-24/2

Triển lãm quốc tế ô tô, xe đập, xe máy

08-16/3

Triển lãm xây dựng hạ tầng cảng biển, sân bay

27-30/3

Triển lãm quốc tế hàng Thủ công

28/3-4/4

Triển lãm quốc tế Công nghiệp gỗ và các chế phẩm gỗ

1-4/4

Triển lãm về sữa và các chế phẩm từ sữa

3-6/4

Triển lãm châu Âu-Địa Trung Hải về Ngư nghiệp

11-14/4

Triển lãm QT Thuốc tây và thiết bị sx thuốc tây

11-14/4

Triển lãm QT về Vận tải và an ninh

24-27/4

Triển lãm quốc tế về Xây dựng, công chính và vật liệu xây dựng

3-8/5

Triển lãm QT thiết bị và dịch vụ cung cấp nước

8-11/5

Triển lãm quốc tế thiết bị nông nghiệp

14-17/5

Triển lãm quốc tế thiết bị in ấn

15-18/5

Triển lãm Du lịch

15-19/5

Hội chợ quốc tế Alger

1-8/6

Triển lãm quốc tế sách

30/10-10/11

Triển lãm quốc tế thực vật, giống và cây

5-8/11

Triển lãm QT Thiết bị kiểm tra ô tô và phòng chống tai nạn đường bộ

Tháng 11

Hội chợ quốc gia Algeria

6-15/12

PHỤ LỤC 3

MỘT SỐ CÔNG TY CHUYÊN TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM TẠI ALGERIA


Tên công ty

Tên viết tắt

Địa chỉ

Điện thoại,

fax

Email,

Website

Société Algerianne des Foires et Exportations

SAFEX

Palais des Expositions, Pins -Maritimes, Alger, Algeria

00-213-212101 23 đến 30

 213 21 21 02 60



safexdmpc@safex.com.dz
www.safex.com.dz

Group International des Foires et Manifestations

SOGEXPO

Office Riad El Feth Niveau 117 El madania – Alger, Algeria.

213 21671090

213 21 67 17 33






Sarl ABH-GAB Group’

ABH-GAB

Lotissement H Villa N° 26 El Achour, Alger, Algeria

213 21307493

213 21308690



abhinternational@yahoo.fr

Initiative

INITIATIVE

19, Bis Lotissment Benhaddadi, Cheraga, Alger, Algeria.

213- 20340035

213 21267718



initiativealgerie@yahoo.fr

Fair Trade

FAIR TRADE

2, place la Perrine, Hydra, Alger, Algeria

213 21693660

213 21691869



www.fairtrade-messe.de

Expovet

EXPOVET




213 21386232

213 21387068



mail@expovet-dz.net

PHỤ LỤC 4

ĐỊA CHỈ MỘT SỐ KHÁCH SẠN VÀ CHỖ CHO THUÊ Ô TÔ

Tên khách sạn

Địa chỉ

Điện thoại, Fax

Hôtel ARAGO

6 rue Hattaf-Nafaâ, Alger

021 73 94 95

Hôtel des Etrangers

1 rue Ali-Boumendjel, Alger

021 74 81 17

Hôtel Terminus

2 rue Rachid-Ksentini, Alger

021 73 78 17/18

Hôtel Albert 1er

5 rue Pasteur, Alger

021 63 00 20

021 73 80 34



Hôtel Regina

27 Bd. Ben-Boulaid, Alger

021 74 00 35

Hôtel El-Manar

Complexe touristique Sidi-Fredj, Alger

021 39 30 83

Hôtel El-Djazair

24 av. Souidani-Boudjemaâ, Alger

021 23 09 33

Le Mouflon d’Or

Parc des Loisirs Ben Aknoun, Hydra, Alger

021 54 25 62

021 56 84 50



El-Aurassi

Bd Frantz-fanon, Les tagarins, Alger

021 74 82 52

021 71 72 87



Hôtel International (ex-Hilton)

Pins Maritmes, Palais des Expositions, Mouhammadia, Alger

021 21 96 96

021 21 06 06



Sofitel

172 rue Hassiba-Ben-Bouali, Alger

021 68 52 10

Sheraton

Staouéli, Alger

021 37 88 88

Tên Công ty cho thuê ô tô

Địa chỉ

Điện thoại, Fax

ADA Location de véhicules

15 rue Abou Nouas,

Hydra, Alger



021 91 12 40

021 91 32 32



CALTAM Tour SPA

30 rue Hassen Benaamane, Les Vergers, Bir Mourad Rais, Alger

021 84 03 81

021 54 38 82



Europcar Algeria

Hotel Shératon, Staoueli, Alger

021 37 72 22

021 37 72 89



Office national du Tourisme

126 bis A rue Didouche Mourad, Alger

021 74 29 85

021 74 70 49



Khalifa Rent à car

Lotissement Ben Haddadi,Chéraga

021 37 21 07




Vụ Châu Phi – Tây Á – Nam Á, Bộ Công Thương

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)
file -> Một số triển lãm chuyên ngành lớn nhất tại Nam Phi đã có lịch tổ chức trong năm 2009

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương