GIỚi thiệU: TÒa-thánh tây ninh tòa thánh tây ninh I- giới thiệu tổng quát



tải về 379.7 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích379.7 Kb.
#22103
1   2   3   4   5

1- Ý nghĩa nền vàng: là tượng trưng của Phái Phật, chính Đức Phật Mẫu cầm quyền năng tạo đoan cả nhân loại, nên trong bài Kinh Phật Mẫu có câu:

Tạo Hoá Thiên huyền vi Thiên Hậu.


“Chưởng Kim Bàn Phật Mẫu Diêu Trì”.

- Nơi tầng trời thứ 9 gọi là Mẹ sanh. Ngài Chưởng Quản Kim Bàn tức là nắm cả các đẳng cấp thiêng liêng mà điều khiển các phẩm chơn hồn từ: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn. Cả Bát phẩm Chơn Hồn đó nếu họ đoạt được cơ siêu thoát thì cũng đều do tay Đức Phật Mẫu mà có. Phật Mẫu đem Phật tánh lại cho các bậc Nguyên nhân. Nguyên nhân là các chơn hồn của Đức Chí Tôn sai xuống trần gian mà độ chúng sanh nhưng họ mê luyến hồng trần nên Đức Chí Tôn đem Phật tánh phổ hoá cho họ nhớ mà trở lại ngôi xưa, nhưng hai kỳ phổ hoá chỉ độ đặng có 8 ức, còn lại 92 ức vẫn còn đoạ lạc tại thế. Nay, Đức Phật Mẫu đến giáo hoá cho họ được thức tỉnh mà qui hồi

cựu vị nên trong Điện thờ Phật Mẫu có đôi liễn như đây:

- BÁT phẩm chơn hồn tạo thế giới hoá chúng sanh vạn vật hữu hình tùng thử ĐẠO.

- QUÁI hào bác ái định Càn Khôn phân đẳng pháp nhứt Thần phi tướng trị kỳ TÂM

八 品 真 魂 造 世 界 化 眾 生 萬 物 有 刑 從 此 道

卦 爻 博 愛 定 乾 坤 分 等 法 一 神 非 將 治 其 心

Trên nền vàng có 3 màu: Vàng, Xanh, Đỏ tượng trưng Tam Giáo: - Vàng thuộc Thích Giáo.

- Xanh thuộc Tiên Giáo.

- Đỏ thuộc Nho Giáo.

Tuy nhiên có ba màu như vậy song cũng như một, huyền linh của Đức Lão Tữ hóa Tam Thanh trong lúc Phạt Trụ hưng Châu. Tức nhiên ba mà một, một mà ba. Nghĩa là ba màu sắc này pha trộn đến một dung dịch chính xác nhất trong phòng thí nghiệm, thành ra màu trắng. Cũng như bảy sắc cầu vồng hoá ra màu trắng của ánh sáng mặt trời vậy.

2- Thiên Nhãn:

- Là tượng trưng của nền Đạo mà cả Tín đồ dùng thờ phượng ở những tư gia hay là trong các Thánh Thất.

Tại sao Đạo Cao Đài lấy Thiên Nhãn làm tiêu biểu ?

Chính Đức Chí Tôn có dạy:

Nhãn thị chủ tâm, lưỡng quang chủ tể, quang thị Thần, Thần thị thiên, thiên giả ngã dã”

眼 是 主 心。 兩 光 主 宰 。光 是 神。

神 是 天 。天 者 我 也。

-Con mắt ấy là chủ linh tâm, hai điển quang của con mắt là chủ tể (thể trên trời là Nhật Nguyệt, thể nơi người là Lưỡng Mục). Điển quang ấy thuộc Thần, Thần thuộc trời, trời ấy là TA vậy.

Mặt khác, Thiên Nhãn tượng trưng sự công bình thiêng liêng và cũng tiêu biểu mầm móng cho sự Đại Đồng nhơn loại. Thánh nhơn có câu: “Thiên thị tự ngã dân thị, Thiên thính tự ngã dân thính” (Nghĩa là trời xem tức dân ta xem, trời nghe tức dân ta nghe). Hơn nữa thời xưa các vị Giáo Chủ Tam giáo giáng trần lập Đạo mang hình hài xác thịt: phương Tây thì lấy hình thể người Âu, phương Đông thì lấy hình thể người Á. Nguơn hội này Đức Chí Tôn giáng cơ khai Tam Kỳ Phổ Độ dạy thờ Thiên Nhãn tất nhiên Ngài muốn con cái của Ngài hoà ái hiệp tâm với nhau để đi đến chỗ Đại-Đồng Thế Giới.



3- Cổ Pháp: là do bửu pháp của Tam giáo hiệp lại

là Xuân Thu (Nho), Phất Chủ (Tiên), Bát Du (Phật). Chính Đức Hộ Pháp cùng các chức sắc Hiệp Thiên Đài hằng ngày trân trọng mang trên Mão.



- Bình Bát Vu: là Bửu Pháp của nhà Phật. Như Đức Thích Ca tắm nơi sông Hằng, Ngài cũng chưa biết rằng đã đoạt Đạo. Ngài nguyện nếu quả Ngài đắc pháp đủ quyền năng tế độ chúng sanh, xin cho Bình Bát Vu nổi và trôi ngược dòng nước. Sau khi thả Bình Bát Vu xuống sông Hằng, sự thật được như ý nguyện. Do đó mà Đức Phật mượn Bình Bát Vu đi phổ độ chúng sanh.

- Phất Chủ: hay phất trần cũng thế. Chính Đức Lão Tử, Đức Thái Thượng cùng các bậc Tiên gia đều dùng, tất nhiên cũng là bửu pháp của phái Tiên để vân du thế giới tế độ chúng sanh. Vì vậy mà Đạo Cao Đài dùng đó để làm tiêu biểu của Đạo Tiên hầu dùng quét sạch bụi trần, trong

Kinh Thế đạo có câu:“Chổi tiên quét sạch nợ trần oan gia”



- Xuân Thu: tức là quyển sách do Đức Khổng Phu Tử sáng tác, cũng là Bửu Pháp của Nho Giáo. Trong lúc châu lưu Lục-quốc Đức Khổng Phu Tử đã không thành công trong việc truyền giáo, Ngài mới trở về nước Lỗ lập Hạnh đàn dạy được Tam thiên đồ đệ, sau khi chỉ còn Thất Thập Nhị Hiền. Ngài thấy đời loạn lạc nào vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ sát hại nhau, bỏ mất đạo làm người, quên cả luân thường đạo lý, nên Ngài soạn sách Xuân Thu, phân định quyền hành: quân-minh, thần trung, phụ từ, tử hiếu. Đời nhớ ơn: Khổng Phu Tử từ nước Lỗ làm sách Xuân Thu phân biệt đạo vua tôi chấn hưng phong hoá.

Xuân: Nhứt tự ngụ chi bao (một chữ để khen).

Thu: Nhứt tự ngụ chi biếm (một chữ để chê).

“Nhứt tự chi bao vinh ư hoa cổn, nhứt tự chi biếm nhục ư phủ Việt” nghĩa là: ai được một chữ khen của Ngài vinh diệu như mặc được áo hoa cổn, ai bị một chữ chê của Ngài nhục không khác búa rìu. Thế nên đến đời Tam Quốc, Đức Quan Thánh Đế Quân hằng trân trọng bộ Xuân Thu.

Vậy: Cổ Pháp Hiệp Thiên Đài là tiêu biểu của ba Đạo: Nho- Thích- (Lão) Đạo, mà ta nhìn thấy dính liền với nhau còn có nghĩa là sự Qui Nguyên Tam Giáo. Nghĩa là Đạo chỉ có một mà thôi. Tôn chỉ của Đại-Đạo là “Qui Nguyên Tam Giáo Phục Nhất Ngũ Chi” (là Nhơn đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo) mà Đạo Cao Đài đang lo chấn hưng để phổ hoá toàn nhơn loại nên gọi là Đại Đạo, có thế mới trấn phục cả hoàn cầu được.

4- Tam Kỳ Phổ Độ (là ba thời kỳ Phổ Độ)

*Nhứt kỳ Phổ Độ :

- Phật Đạo là do Đức Nhiên Đăng khai sáng tại nước Trung Hoa trong thời kỳ thượng cổ.

- Tiên Đạo: Đức Thái Thượng khai tại Trung Hoa.

- Nho Đạo: Đức Văn Tuyên Khổng Thánh cũng khai sáng ở Trung Hoa.

*Nhị Kỳ Phổ Độ:

- Đức Thích Ca Mâu Ni chấn hưng Phật Giáo tai Ấn Độ

- Tiên Đạo: Đức Lão Tử khai tại Trung Hoa đời nhà Thương

- Nho Đạo: Đức Khổng Tử khai sáng tại Trung Hoa đời nhà Châu.



*Tam Kỳ Phổ Độ (Đức Chí-Tôn sắm Tam Trấn Oai nghiêm thay quyền Tam Giáo) để Phổ hóa chúng sanh thuyết pháp độ đời, cải tà qui chánh, cải ác tùng lương. Đạo Cao Đài không phải mới lạ chi, thật ra là Tam giáo chấn hưng trong thời kỳ Hạ nguơn nầy đặng độ rỗi 92 Ức

Nguyên nhân còn đoạ lạc nơi trần thế.



*Giỏ Hoa Lam: Của một Tiên nữ (Hà Tiên Cô) dùng để đi hái hoa luyện thuốc cứu đời. Hiên nay, Cao Đài dùng Giỏ Hoa Lam trước đền thờ Chí Tôn tất nhiên để khuyến khích tinh thần Nữ phái noi gương sáng ấy để mở rộng lòng thương với vạn loại chẳng ngại khó khăn. Lại nữa ý nghĩa hoa đựng trong một giỏ tức hoa được lựa chọn

* 12 Thẻ trên lá phướn: 12 Là số riêng của Đức Chí Tôn, thuộc về Thập Nhị Khai Thiên (số Dương). 12 thẻ ở dưới thuộc về số Âm, tượng trưng âm dương hợp nhất, thiên địa giao thới, pháp luân thường chuyển.

Tóm lại: trong bài kinh xưng tụng Đức Diêu Trì Kim Mẫu có câu

“Lục Nương phất phướn truy hồn,


“Tang thương nay lúc bảo tồn chúng sanh”

Đang buổi thế giới cạnh tranh, tang thương biến cuộc, Đại-Đạo dùng phướn, dù phướn Chí-Tôn hay phướn Phật Mẫu là Phướn Từ-bi để thức tỉnh sanh linh nương theo mà trở về cửa Đạo, nhìn nhau đồng chủ nghĩa, chẳng phân biệt màu da sắc tóc nòi giống, thật hành đạo đức thương yêu nhau mà đem Tôn Chỉ Đại Đồng rải khắp càn khôn thế giới cho được cộng hưởng thái bình âu ca lạc nghiệp. Được như vậy, sau khi thoát xác rồi Lục Nương sẽ Diêu-Trì-cung dùng Phướn Từ-bi ấy mà dìu dẫn chơn hồn qui hồi cựu vị, hội hiệp cùng Phật Mẫu nơi cõi thiêng liêng hằng sống.



17- ĐẠO KỲ

E: The religion flag

F: Le drapeau religieux

Đạo kỳ là lá Cờ Đạo, tượng trưng Đạo Cao Đài, gồm 3 màu: Vàng, Xanh, Đỏ. Lá Cờ Đạo được gọi là Cờ Tam

Thanh: - Thái Thanh màu vàng,

- Thượng Thanh màu xanh

- Ngọc Thanh màu đỏ.

Nơi bao lơn trước Tòa Thánh, trong những ngày Lễ của Đạo đều có treo lá cờ Đạo rất lớn, hình chữ nhựt, có màu vàng ở bên trên, màu xanh ở giữa và màu đỏ ở dưới chót. Trên nền vàng, có thêu 6 chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bằng chữ Nho 大 道 三 期 普 渡 Trên phần nền xanh ở giữa có thêu một Thiên Nhãn và Cổ Pháp Tam giáo: Bình Bát Du, Cây Phất Chủ, quyển Kinh Xuân Thu

Trên phần màu đỏ không có thêu gì cả. Ý nghĩa của cờ Đạo Cao Đài được Đức Phạm Hộ Pháp giải thích như sau:



- Màu vàng là của phái Thái, tượng trưng Phật giáo.
- Màu xanh là của phái Thượng, tượng trưng Tiên giáo.
- Màu đỏ là của phái Ngọc, tượng Thánh giáo (Nho giáo).

Ghép 3 màu lại trong một khuôn hình chữ nhựt, với 3 phần đều bằng nhau, tượng trưng Tôn chỉ của Đạo Cao Đài là Tam Giáo Qui Nguyên. Thiên Nhãn là biểu tượng của Đức Chí Tôn: thờ Thiên-Nhãn là thờ Đức Chí Tôn. Thêu Thiên Nhãn và Cổ Pháp Tam giáo trên Đạo Kỳ, dưới 6 chữ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là để chỉ rằng, Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn lập ra trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ Tam Giáo Qui Nguyên, nghĩa là đem BA nền Tôn giáo lớn ở Á Đông qui về một gốc Đại-Đạo

do Đức Chí Tôn làm chủ.”


18- GIẢI THÍCH ÔNG THIỆN VÀ ÔNG ÁC

 

-Tích vua Tỳ Kheo Vương Đế sanh đặng hai người con trai. Ngưới lớn tên là Tùy Văn, người nhỏ tên là Tùy Vũ. Vua Tỳ Kheo có lòng mộ đạo nên muốn truyền ngôi lại cho Tùy Văn mà đi tu, nhưng sợ Tùy Vũ chiếm đoạt, nên vua Tỳ Kheo mới sai Tuỳ Vũ sang nước Hàn Châu mà chiêu mộ anh tài. Khi Tùy Vũ đi rồi vua Tỳ Kheo mới truyền ngôi lại cho Tùy Văn cai trị trong nước, rồi vua Tỳ Kheo mới đến Am Vân lo tu niệm. Khi Tuỳ Vũ chiêu mộ anh tài xong trở về vào bái yết, thấy anh mình lên ngôi kế vị mới hỏi tự sự, Tuỳ Văn thuật lại "Vì cha muốn xuất gia tu luyện nên mới truyền ngôi lại cho anh" Tùy Vũ nói: "Anh hiền đức trị dân không sợ vậy anh đưa Ngọc ấn lại cho tôi sửa trị thiên hạ mới sợ." Tuỳ Văn không chịu bèn ôm Ngọc Ấn Tỷ Phù chạy lên Am Vân tìm cha phân định. Tỳ Kheo thấy con hiếu để bèn rước về Tây Phương thành Phật. Khi Tuỳ Vũ đến thấy anh mình đã ăn năn thành Phật thì tỉnh ngộ, bỏ hết giang san, không màng danh lợi bèn trục khối tình gác bỏ ngoài tai rồi lo tu cũng



đắc đạo. Ấy là “Tu nhất kiếp, ngộ nhất thời”.

Đức Hộ Pháp trấn Thần Tòa Thánh ngày mùng 6-giêng-Đinh Hợi (dl 27-01-1947) Khi Đức Hộ Pháp trấn Thần hai pho tượng: Ông Thiện và Ông Ác, Ngài nói:

“Đời thường lầm lạc, làm điều ác cho là thiện và thường lấy điều lành cho là ác. Nên từ đây, năng lực của Thiện Thần sẽ phô bày ra mặt đời, thế nào là chánh, việc nào là thiện, làm thế nào là phước, cho thiên hạ rõ. Còn Ác Thần thì phô bày ra mặt đời, thế nào là tà, việc nào là ác, sao gọi là tội, cho nhơn loại rõ. Hai Ông Thần nầy rất linh hiển, dùng quyền năng thiêng liêng đưa ra thiệt tướng trong hai con đường: phước và tội, siêu và đọa, sanh và tử, để cho con cái Đức Chí Tôn khỏi lầm lạc, hầu tránh khỏi con đường tự diệt. Đi vào con đường sanh thì nhơn loại mới mong hoà bình được."




19- CÂY CÂN CÔNG BÌNH TRƯỚC ĐỀN

  Trên plafond tại Tịnh Tâm Đài, có vẽ một cây Cân Công Bình dưới bàn tay của Đức Thượng Đế. Khi Đức Hộ-Pháp Trấn Thần cây Cân Công Bình, Ngài đi vào cửa Đền Thánh, đứng ngay ngó vào Tịnh Tâm Điện, Trấn Thần cái Cân trên ngưỡng cửa. Ngài nói: “Từ đây, cái Cân Công Bình thiêng liêng của Đức Chí Tôn đã biến tướng thiệt hiện ở thế gian nầy để phân công chiết tội mà định phẩm vị Tòa sen cho toàn con cái của Ngài”.

“Về mặt cân công-bình thiên-hạ gọi là công-lý mà thế gian này chưa có công-lý, mạnh thì công-lý của họ khác, giàu thì công-lý của họ khác, sang thì công-lý của họ khác, vinh hiển thì công-lý của họ khác, nghèo thì công-lý của họ khác”. Con người sanh trên mặt thế nhất nhất vật gì cũng hữu hình, tức hữu hoại, đều là giả tạm, chỉ linh hồn là thiệt tướng, bất tiêu bất diệt, khi hồn lìa khỏi xác chỉ đem theo cái tội và phước. Dầu chủng tôc nào cũng đồng chung một luật của tạo hoá, thì chính bàn tay thiên của tạo hoá mới cầm cây cân công bình đặng, chớ nơi mặt thế này mắt thấy tai nghe thì không khi nào cầm cây cân đúng lý nơi tạo hoá đặng.




20- Đức Hộ Pháp trấn Thần hai con Kim Mao Hẫu:

ở hai bên nấc thang bên hữu Đền Thánh, rồi Ngài vào Cửu Trùng Đài sang qua bên tả Đền Thánh trấn Thần 2 con Kim Mao Hẩu ở nấc thang luôn.



Giải: “Con Kim Mao Hẫu rất mạnh và khỏe, tượng trưng cái năng lực tinh thần người tu, nhờ nó mà qua các từng Trời và về cùng Thầy.Ngày nay, Đền Thánh cất xong, Đức Chí-Tôn cho tám con Kim Mao Hẫu xuống trần để trấn Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài tại thế là không cho ai dùng bạo quyền nào mà chạm đến nó”.




21-Trấn Thần Thiên Nhãn xung quanh Tổ đình:

Đức Hộ-Pháp vào bên tả Cửu-Trùng-Đài, trấn Thần Thiên Nhãn xung quanh Tổ đình, khởi từ giữa xuống đến Bát-Quái-Đài, rồi sang qua bên hữu, hết thảy là 23 Thiên Nhãn ngó ra ngoài hành lang, rồi trở vào trong cửa bên hữu Cửu-Trùng-Đài, trấn Thần tượng Tam giáo Ngũ Chi, sang bên hữu trấn Thần tượng Bát Tiên : Hớn Chung Ly, Trương Quả Lão, Tào Quốc Cựu, Lý Thiết Quả, Hàn Tương Tử, Lữ Đồng Tân, Hà Tiên Cô, Lam Thể Hòa






22- Trấn Thần chữ KHÍ

Trở xuống, Ngài trấn Thần chữ KHÍ. Nơi ngai của Hộ-Pháp ngự có một con rắn thần 7 đầu tức là Thất đầu xà, quấn vào thân dưới của Ngai, ngóc lên sau lưng 3 đầu, gục xuống 4 đầu. Cái mình quấn ngôi Thượng Phẩm, cái đuôi quấn ngôi Thượng Sanh. Thất đầu xà tượng trưng con người có Thất tình: Ba đầu rắn ngó lên sau lưng Hộ Pháp ba tình: Hỷ, Ái, Lạc. Người tu nên luyện tập nâng đỡ ba tình này tức là Mừng, Vui, Thương. Còn 4 tình: Ai, Nộ, Ố, Dục, thì đè nén xuống, đừng cho ngóc đầu lên.

Khi Đức Hộ-Pháp trấn pháp, hành Bí-pháp cùng Thể-pháp các Đàn Vía Sóc Vọng: Ngài đứng là Chuyển Pháp, Ngài ngồi là Trụ Pháp; nên khi Ngài ngồi, hai chân đạp lên hai đầu: Ai tả, Nộ hữu; Hai tay đè: Dục tả, hữu.

Đức Ngài nói:

Khi Hộ Pháp trấn trên Thất đầu xà là đè nén các vật dục ở thế nầy gom lại để đời khỏi cấu xé nhau, để Mừng, Vui, Thương cho mọi người chung hưởng, để gìn giữ đạo đức, tu hành dễ dàng, nước nhà thạnh trị. E sau nầy Hộ-Pháp xuất ngoại, Thượng-Sanh về ngự nơi đuôi, thì tự do Thất tình lôi cuốn cấu xé lẫn nhau, không phương kềm chế. Ấy là cơ thử thách nội và ngoại…Ngày nào Hộ Pháp trấn lại trên Ngai thì mới có thể dễ dàng mọi việc cho Đời Đạo. Quyền thiêng-liêng phải vậy, đặng vay trả cho sạch oan khiên, mới đem thuần phong mỹ tục, vãn hồi hòa bình trật tự, tháng Thuấn ngày Nghiêu, trở nên

Thượng cổ” .

Còn chữ KHÍ ở sau ngai Hộ Pháp là:

Khí Sanh Quang của Càn Khôn Vũ Trụ. Vạn vật nhờ Khí Sanh Quang hiện tượng ra mặt thế để bảo tồn Cơ Sanh hóa hay Tấn hóa của toàn thể vạn loại, tức là hữu sanh.”

Đã xong Lễ Trấn Thần, Đức Phạm Hộ Pháp đứng giữa Đền Thánh, thì Cô Lễ Sanh Hương-Tranh hỏi: Bạch Thầy, còn 23 Thiên Nhãn ngó vào trong Đền Thánh, sao Thầy không trấn Thần luôn ? Ngài dạy rằng:

Thiên Nhãn bên ngoài thì để cho thiện nam tín nữ quì ở ngoài, khi chầu lễ nếu chật chỗ thì ở ngoài, xung quanh Đền Thánh lạy vào chiêm bái trong giờ hành lễ. Đó cũng là nêu ra từ Đông, Tây, Nam, Bắc, dầu ven trời góc bể, nơi nào đến giờ lễ bái, day về hướng Đền Thánh lạy thì đều có Thiên Nhãn cả. Ấy là Thể pháp tượng trưng Bí pháp. Còn Thiên Nhãn ở vách ngó vô Đền-Thánh, vì người Đạo quì ngang, sợ ô uế, không coi sóc cho tinh khiết được

V- Đền Thánh Cao Đài dưới mắt

người Công Giáo:

CHỐN SƠN LÂM 山 林

(Sơn là núi, Lâm là rừng). Chốn sơn lâm là chốn rừng núi. Chữ Sơn Lâm ở đây ý nói là những biểu tượng chứng tỏ rằng nơi đây có rừng lẫn có núi. Thực tế thì Tòa Thánh Tây Ninh trước kia là khu rừng Cấm, khi người Pháp sang đô hộ Việt Nam thì họ chiếm cứ cả đất đai, sông núi làm tư hữu. Khi Hội Thánh Cao-Đài được lịnh Đức Lý dạy đi tìm đất cất Thánh Thất thì tìm đến khu rừng này và mua lại của người Pháp tên Aspar. Tòa Thánh được tọa lạc trên vùng đất 96 mẫu do Bà Lâm Hương Thanh và Ông Nguyễn Ngọc Thơ xuất tiền ra mua. Người có công bứng gốc phá rừng làm nên các Đền Điện và Dinh thự nguy nga như ngày nay đều do bàn tay khởi xướng của Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư. Theo bản đồ chỉ vẽ của Đức Lý thì hình dáng Đền Thánh có dạng chữ SƠN, nghĩa là nhìn vào mặt tiền Đền Thánh hai lầu chuông và trống là hai ngạnh, hiệp với lầu Nghinh Phong Đài, thành ra chữ SƠN thứ nhất. Hai ngạnh này hiệp với lầu Bát Quái Đài thành chữ Sơn thứ hai..và tiếp tục thì Đền Thánh này có đến 7 chữ Sơn, nên còn gọi là THẤT SƠN. Như thế nơi đây là Thất Sơn vô vi, đối lại châu Đốc là Thất Sơn hữu hình. Lại nữa nơi đây có chừa ra hai khu rừng nhỏ, hai bên mặt tiền của Đền tượng chữ LÂM. Khi ghép lại thành chữ SƠN LÂM. . Đền Thánh được cất theo kiểu vở trên Thiên đình chính là Tòa Bạch-Ngọc-Kinh tại thế.

Cảnh “Sơn Lâm“ là Tòa Thánh Cao Đài Tòa Thánh

Tây Ninh, dưới mắt người Công Giáo nhìn ra nơi Chúa đến và ngự trong nguơn hội này.

Đây muốn nói nơi Tòa Thánh này đủ ý nghĩa của SƠN LÂM trong tinh thần đạo pháp của Cao-Đài có liên hệ qua lời tiên tri của Chúa Cứu thế. Lời Bà Nữ Đầu sư Hương Hiếu kể lại rằng: Sau ngày Đền Thánh được Khánh Thành (1955) ít lâu thì có một vị Linh Mục người Tây Phương, có bằng Tiến sĩ Thần học, biết 6 thứ tiếng trên thế giới, lại biết nói và viết rành tiếng Việt và Trung hoa, nhưng Bà lại quên tên vị Linh Mục này. Khi Linh mục viếng, quan sát bên ngoài lẫn bên trong Đền, xong rồi Ông ra ngoài- bên hông Đền Thánh- đoạn quì xuống lạy vô Đền (lạy và quì theo kiểu người Công giáo). Có người Đạo thấy vậy mới đến mời ông vào lạy bên trong Đền, trước Bửu Điện mới đúng qui cách Cao Đài.

Vị Linh Mục trả lời: “Tôi lạy đây là lạy chỗ Cha ta đến. Rồi lát nữa tôi vào bên trong Đền Thánh mà lạy nơi Cha ta ngự”.

Người kia nói: Xin ông nói thêm cho rõ.



Vị Linh Mục tiếp: Trong Thánh Kinh Tân ước nói Đức Chúa Jésus-Christ có tiên tri “Trong 2.000 năm, Cha ta sẽ đến các ngươi một lần nữa, chỗ Cha ta đến là SƠN LÂM, xung quanh nhiều CON MẮT. Các ngươi muốn thấy Cha ta, đầu óc các ngươi phải minh mẫn và sáng suốt, tâm hồn các người phải có lòng Thành khẩn và Tín ngưỡng hiệp lại mới thấy Cha ta”. Từ lâu đã có nhiều người đi tìm chỗ Cha ta đến, họ lên Hy-Mã-Lạp-Sơn, lên non cao rừng thẵm mà tìm không thấy; còn nơi Cha ta ngự là một “con vật linh động”, xung quanh có nhiều CON MẮT”. Nghĩ rằng phải tìm ra con quái vật, nên họ bỏ luôn không đi tìm nữa. Ngày nay thì tôi đã tìm thấy “chỗ Cha Ta đến” rồi. Chỗ Cha ta đến là Đền Thánh đây, còn nơi Cha ta ngự là bên trong Đền Thánh tại Quả Càn Khôn. Ông nói xong, ngồi xuống lấy một cái que vạch lên đất: vừa gạch vừa giải thích: Đền Thánh là một nét dài ở giữa, Đông lang và Tây lang là nét ngắn hai bên, Hậu điện là một nét ngang sau cùng làm thành chữ SƠN (Sơn là núi). Hai đám rừng thiên nhiên trước Đền Thánh là chữ LÂM Tức nhiên mỗi một chữ MỘC 木 là cây tượng cho một khu rừng, hai chữ đứng ngang nhau thành chữ Lâm là thế. Như vậy tôi đã tìm thấy chỗ Cha ta đến là Đền Thánh, còn “bên trong là chỗ Cha ta ngự”. Đền Thánh nếu nhìn ngang giống như Con Long Mã quì, nhưng nếu nhìn từ phía trước nhìn tới, thì thấy con Long Mã đang múa (Rõ là con vật linh động). Xung quanh có nhiều CON MẮT tức nhiên là chung quanh Đền theo những ô cửa sổ có trang trí hình Con Mắt tức là THIÊN NHÃN THẦY vậy. Vị Linh Mục nói tiếp: Đền Thánh là cái mình Con Long Mã: Hiệp Thiên Đài có lầu chuông và lầu trống cao vút lên là hai caí sừng của Long Mã. Nghinh Phong Đài nơi phần trên của Cửu Trùng Đài: ở giữa có Quả địa cầu, trên quả Địa cầu có hình Long Mã chạy từ Đông sang Tây mang Hàm Ấn (Lạc Thư- Hà Đồ) mà con Long Mã mang trên lưng gọi là LONG MÃ PHỤ HÀ ĐỒ. Trên nóc Bát Quái-Đài có một cái lầu 8 góc (Bát giác). Trên nóc Bát Quái Đài là ba vị Phật ngự tượng cái đuôi của Long Mã. Nóc Đền Thánh giả lợp bằng ngói móc (ngói vảy cá) tượng vảy của con Long Mã. Xung quanh Đền Thánh có nhiều Thiên Nhãn tức là “Con vật linh động xung quanh có nhiều Con Mắt”. Đền Thánh nhìn ngang sẽ thấy dáng Long mã đang quì, đầu thấp, mông cao. Nếu nhìn từ phía trước, như thấy Long Mã đang múa, miệng hả ra (đây là một sự hình dung, tưởng tượng, chứ Đền Thánh vẫn là bằng xi măng và vôi cát) điều ấy ứng vào câu của Chúa nói: “Các ngươi muốn thấy Cha ta, đầu óc các ngươi phải minh mẫn và sáng suốt, tâm hồn các người phải có lòng Thành khẩn và Tín ngưỡng hiệp lại mới thấy cha ta. Đền Thánh nhìn từ phía trước: Trước là Hiệp Thiên Đài có lầu chuông, lầu trống là cặp sừng của Long Mã. Đền Thánh chỉ có một cửa vào là miệng của Long Mã (khác với nhà thờ hay chùa chiền thì có ba cửa vào). Trên có bao-lơn là hàm trên của Long mã, dưới có 5 bậc thềm là hàm dưới của Long Mã có râu. Hai chữ NHƠN NGHĨA trên đầu có hai câu Liễn là cặp mắt của Long Mã. Đức Phật Di-Lạc ngồi trên nóc Hiệp-Thiên-Đài là cái đầu con Long Mã. Vào bên trong Đền Thánh, muốn đến Bát-Quái Đài phải qua Hiệp Thiên Đài (nơi Hiệp-Thiên-Đài có ngai với Thất đầu Xà của Hộ-Pháp là Bí pháp luyện Đạo của Đạo Cao-Đài). Qua Hiệp-Thiên-Đài rồi, phải đi lên 9 cấp của Cửu Trùng Đài là Cửu phẩm Thần Tiên mới đến Bát Quái-Đài. Trong Bát-Quái-Đài có Quả Càn Khôn, trên Quả Càn Khôn thờ Thiên Nhãn, tượng trưng ngôi thờ Đức Chí-Tôn, chính là Đức Chúa Cha, hay là Đức Chúa Trời mà người Công Giáo quan niệm. Đức Thượng đế cho biết đây là “Nhãn thị chủ Tâm, Lưỡng quang chủ tể, Quang thị Thần, Thần thị Thiên, Thiên giả ngã dã”. Cũng có câu Hoàng Thiên hữu Thần. Đức Chí-Tôn là Đấng vô hình, thế nên dưới mắt nhiều nhà Tôn giáo, tùy theo suy luận mà tạo nên nhiều biểu tượng khác nhau để mà thờ phượng, ví như thờ Thần Mặt Trời là ngôi Thượng đế, có nơi thờ bằng tấm vải điều cũng có ý nghĩa Trời. Vị Linh Mục nói tiếp: Đạo Công giáo, Đức Chúa Jésus Christ chỉ vào trái Tim của Ngài mà nói: các ngươi hãy thờ Lương tâm của các ngươi, mà thờ Lương tâm tức là thờ Đức tin, mà thờ Đức tin tức là thờ Đức Chúa Trời đó vậy. Đạo Cao Đài lấy CON MẮT làm biểu tượng thờ Lương tâm. Đạo Công Giáo lấy quả tim làm biểu tượng thờ Lương tâm chỉ là MỘT. Như vậy Bát-Quái-Đài trong Đền Thánh là nơi Cha Ta ngự, không còn chỗ nào khác. Vị Linh Mục ấy giải thích xong rồi nói: Tôi sẽ thông báo cho toàn nhân loại trên Quả Địa cầu này biết rằng: Tôi đã tìm thấy “CHỖ CHA TA ĐẾN VÀ NƠI CHA TA NGỰ” như lời tiên tri của Đức Chúa Jésus Christ trong Thánh Kinh Tân Ước của Công giáo: là Đền Thánh của Đạo Cao Đài là TÒA THÁNH TÂY NINH.

B- Đền Thánh Cao Đài dưới mắt vị Thượng Tọa

Phật Giáo Đại Hàn

Năm 1965, có nhiều lực lượng Quân sự ngoại quốc tham chiến tại Việt Nam, trong số đó có Quân đội Đại Hàn. Số người này có Thượng Tọa Phát Hồng Châu (Pack-Hong-Shu) là Thiếu Tá Tuyên-úy Phật Giáo của Quân đội Đại Hàn. Ông Thượng Tọa Phát Hồng Châu đến Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, xin ở lại một đêm trong Đền Thánh để tìm hiểu huyền vi mầu nhiệm của nền Đại Đạo như thế nào, vì ông đã đắc Lục thông, nghĩa là ông có thể thấy xa và nhìn rộng ngoài cảnh giới của mắt thường thấy được. Theo lời của Thượng Tọa Phát Hồng Châu kể lại thì Sư Phụ của ông là một vị Hòa Thượng đã đắc Đạo, trước khi viên tịch đã nói với ông rằng: Ở Việt Nam có một nền Tôn giáo mới, Đạo đó thờ MỘT CON MẮT trong khuôn hình Tam giác đứng, đó là Đạo của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế lập ra, Đạo đó mới là đạo Chánh, Đạo đó mới có đủ quyền năng độ rỗi về phần xác và phần hồn cho cả chúng sanh. Con phải tìm đến nơi đó mà nhập môn vào cửa Đạo. Sau khi Sư Phụ của ông viên tịch, ông được lên thay thế làm Chủ một ngôi chùa lớn tại Thủ đô Hán Thành. Nay ông tình nguyện vào Quân đội Đại Hàn làm Thiếu Tá tuyên úy Phật giáo là cốt yếu qua Việt Nam tìm đến nền Tôn giáo Thờ “MỘT CON MẮT” trong khuôn hình Tam giác đứng. Thượng Tọa Phát Hồng Châu (Pack-Hong-Shu) được Hội Thánh cho phép ở lại một đêm (ông ngồi Thiền). Thời điểm này Đức Thượng Sanh đang cầm quyền Hội Thánh. Sáng ra Thượng Tọa Phát Hồng Châu (Pack-Hong-Shu) nói: Quả thật Đền Thánh có nhiều huyền vi mầu nhiệm không thể diễn tả bằng lời. Tôi chỉ có thể nói được một điều là: dưới độ sâu của Đền Thánh chừng 300 thước có sáu nguồn nước đoanh lại, mà thượng nguồn phát sanh từ Trung Quốc, cuối nguồn đưa lên Núi Bà Đen (chỗ nền Vạn Pháp Cung). Sáu nguồn nước này là Linh huyệt LỤC LONG PHÒ ẤN (Trùng hợp với lời của Bác vật Lang) Đền Thánh được ấn trên huyệt này, về sau Đền Thánh sẽ linh thiêng và mầu nhiệm vì: Tất cả hồn thiêng sông núi của Trung Quốc sẽ chảy về đây: Những tinh hoa của dân tộc, những mầu nhiệm thiêng liêng của Trung Quốc đã có từ trước sẽ qui tụ về đây. Những tài năng về nhân lực, những phong phú về vật lực, những sáng tạo về trí lực sẽ qui tụ về đây (ứng vào câu Thánh Ngôn của Đức Chí-Tôn:

“Một nước nhỏ nhoi trong Vạn quốc,

“Mà sau làm CHỦ mới là kỳ”

Chính người Trung hoa họ cũng biết trước như vậy, nên đã cho người (các Thầy địa lý) qua Việt Nam để ếm những linh huyệt này (dùng bùa Lỗ Ban) nhưng họ đã không biết đến linh huyệt “Lục long phò ấn” ở Tòa Thánh Tây Ninh (vì lúc đó nơi đây là khu rừng Cấm). Tuy nhiên họ cũng ếm được một linh huyệt xuất Vương, xuất Tướng tại Mỹ Tho (núi Lan gần Thánh Thất Khổ Hiền Trang) Việc này nhờ Bát Nương mách bảo và nhờ Tổ Sư Lỗ Ban giáng Cơ chỉ dẫn. Đức Hộ-Pháp đã giải ếm được huyệt này và lấy được LONG TUYỀN KIẾM. Thượng Tọa Phát Hồng Châu (Pack-Hong-Shu) hứa rằng: Ngày nào Đạo Cao-Đài truyền qua Đại Hàn, Ông sẽ hiến một ngôi Chùa lớn của ông tại Thủ đô Hán Thành để làm Thánh Thất Cao Đài và sẽ khuyên tín đồ Phật Giáo của Ông vào Đạo Cao Đài hết. Trước khi về nước Thượng Tọa Phát Hồng Châu (Pack-Hong-Shu) đến Thánh Thất Đô thành (891 Trần Hưng Đạo) nhập môn rồi mới về nước.





tải về 379.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương