Giải thích thuật ngữ: Chứng khoán? Môi giới? Đầu tư?


Xem "kinh thánh" của giới kinh doanh



tải về 2.23 Mb.
trang6/32
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.23 Mb.
#22418
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32

Xem "kinh thánh" của giới kinh doanh

Từ lâu, tờ Financial Times viết tắt là FT - Thời báo Tài chính ở London được gọi là “kinh thánh của giới kinh doanh” Âu Mỹ và nhiều nước khác. Bạn đọc của FT coi đây là món ăn hàng ngày không thể thiếu vì nó có nhiều tin bài sốt dẻo, nhận định sắc sảo nhất về các công ty tham gia ba thị trường tài chính hàng đầu là London, New York và Tokyo. Hơn nữa, FT còn có nhiều thông tin về thời sự thế giới và các lĩnh vực kinh doanh mà đối với thị trường chứng khoán đó là “nguyên liệu” để làm ăn. Báo xuất bản hàng triệu bản in cùng lúc ở nhiều nước với một kiểu dáng chung và một loại giấy thống nhất - màu gạch non độc đáo.

Ở Việt Nam, Xunhasaba có nhập FT, bán lẻ 4 USD/tờ. Tuy nhiên, báo chở từ Hồng Kông về đến TPHCM trễ vài giờ là ít. Muốn đọc nhanh và rẻ, giờ bạn có thể dùng đến Internet. Hiện FT đã mở tới hai tờ báo điện tử, trong đó tờ báo mẹ có địa chỉ www.ft.com. Đây là website đăng tải toàn bộ thông tin xuất hiện trên tờ FT hàng ngày. Để truy cập thông tin, bạn phải đăng ký sử dụng và nhận mật mã riêng, do vậy mỗi lần muốn vào đọc ft.com phải chịu khó gõ phím đăng ký tên, chờ đợi đôi chút. Có lẽ vì thế, FT cho ra tờ báo con, truy cập không cần đăng ký, thông tin tập trung vào nhu cầu của nhà kinh doanh trái phiếu, cổ phiếu chứng khoán và ngoại tệ, cũng như những người có đồng vốn muốn đầu tư. Website nhanh hơn này có tên là www. ftquicken.co.uk.

Trên FT nhanh hơn, có năm khu vực truy cập, thể hiện rõ tính tiện nghi cho doanh nhân. Khu vực đầu tiên bao gồm thông tin mới về các lĩnh vực : Investments các dự án đầu tư mới, tin các công ty, Mortgages, giá thế chấp, cầm cố, Tax Centre làm sao tính toán mức chịu thuế có lợi nhất cho kinh doanh, Savings & Loans ở đâu lãi suất tiết kiệm và cho vay có ăn nhất, Pensions các quỹ hưu bổng, Currency Markets tỷ giá hối đoái. Riêng về ngoại tệ, còn có cột giúp tính toán đổi từ đồng bạc này sang đồng bạc khác 17 loại, chưa có đồng Việt Nam ! như là một “máy tính bỏ túi”.

Phần truy cập quan trọng kế đến là Top Stories chuyện hàng đầu bao gồm, các bài báo thông tin mới nhất về các vấn đề, các chiều hướng biến đổi trên các thị trường chứng khoán, chính sách tài chính của nhà nước, chính sách các ngân hàng, ... kể cả những phân tích mang tính đúc kết kinh nghiệm, cảnh báo cho người kinh doanh tài chính. Bên cạnh phần này là phần chuyên về chỉ số các chứng khoán chủ yếu của 9 thị trường ở Âu Mỹ. Các chỉ số này đưa lên mạng chậm 20 phút so với diễn biến thị trường nên chỉ có tính cách tham khảo. Còn muốn có chỉ số cùng lúc, dĩ nhiên bạn phải đặt mua trực tiếp, khá nhiều tiền của FT và các hãng thông tấn như Dow Jones, Reuters.... Trên FT nhanh hơn, có phần liên kết với các website tin tức kinh doanh khác là ITN, Business Day Interactive, CNBC Europe và FT.com. Ngoài ra, còn có phần đặt mua sách tài chính kinh doanh từ Amazon.com.

Thử vào một số website chuyên về chứng khoán và thị trường tài chính:

www.stockmaster.com 

pawws.secapl.com 

www.quote.com 

www.techstocks.com


Ðòn bẩy cho công tác cổ phần hóa

Sau nhiều chờ đợi, cuối cùng thì văn pháp lý mới chi phối các hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước DNNN cũng được ban hành vào cuối tháng 6 vừa qua. Với sự ra đời của Nghị định 64/2002/NÐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 44/1998/NÐ-CP, nhiều người đặt niềm tin cổ phần hóa DNNN sẽ có sức bật trong thời gian tới.


Theo đánh giá của giới chuyên môn, kết quả cổ phần hóa DNNN 6 tháng đầu năm 2002 là quá kém. Số liệu thống kê cho thấy, đến hết tháng 6 năm 2002, mới có 90 DNNN thực hiện chuyển đổi, trong đó có 79 doanh nghiệp cổ phần hóa. Sự chậm trễ của cổ phần hóa trong 6 tháng đầu năm nay một phần được giải thích bởi những e ngại qua bài học nhãn tiền của một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa trước. Chẳng hạn, khâu xác định giá trị doanh nghiệp luôn là trọng tâm gây trắc trở khi tiến hành chuyển đổi. Trước đây, giá trị doanh nghiệp được xác định qua Hội đồng Ðịnh giá doanh nghiệp do cơ quan tài chính thành lập đã thể hiện nhiều nhược điểm. Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp giá trị doanh nghiệp được xác định quá chênh lệch với giá trị thật dẫn đến hai thái cực. Thái cực thứ nhất là giá trị doanh nghiệp bị đánh giá quá cao khiến cho việc bán cổ phần rất khó khăn, lay lắt, kéo dài tới hàng năm trời cũng không bán hết được. Thái cực thứ hai là giá trị doanh nghiệp bị định giá quá thấp làm cho nhiều nhà "tư bản" ở bên ngoài tìm cách tuồn tiền vào mua cổ phiếu, dẫn đến tranh chấp, kiện tụng kéo dài, nội bộ làm cho doanh nghiệp bê bối, mất đoàn kết...
Nghị định 64 vừa ban hành đã đưa ra nhiều phương thức mới sát thực và hiệu quả hơn. Ông Phạm Ðình Soạn, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp mới sẽ được tính trên nguyên tắc khả năng sinh lời của doanh nghiệp và người bán, người mua đều chấp nhận được. Ðối với giá trị quyền sử dụng đất, trước mắt vẫn áp dụng chính sách thuê đất và giao đất. Theo đó, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sẽ tính giá thuê đất cho doanh nghiệp trên cơ sở giá thuê đất phải hợp lý với giá đất trên cùng địa bàn. Ngoài ra, giá trị thương hiệu, giá trị khả năng sinh lời của tài sản cũng là những yếu tố sẽ được đưa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa khi Nghị định 64 có hiệu lực. 
Thực tế, những quy định mới trong Nghị định 64 đã thể hiện nhiều ưu việt hơn so với Nghị định 44 trước đây. Tuy nhiên, khi được đề nghị bình luận về tác động thúc đẩy cổ phần hóa DNNN của Nghị định mới, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, điều này là chưa rõ ràng. Trao đổi với báo Ðầu tư Chứng khoán, một chuyên gia của Ban chỉ Ðạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương cho rằng, điểm mấu chốt vẫn là tư tưởng trong các bộ, ngành. Theo ông, cho dù chính sách mới có những thay đổi thông thoáng đến bao nhiêu, nhưng nếu cơ quan chủ quản vẫn còn cố tình níu kéo để giữ lại doanh nghiệp thành viên thì khó mà nói đến chuyện hiệu quả được.
Cổ phiếu ngân quỹ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư như thế nào?

 Theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước UBCKNN, cổ phiếu ngân quỹ là số cổ phiếu đã phát hành và được mua lại trên thị trường bởi chính tổ chức phát hành. Do vậy, thì số cổ phiếu còn lại không bán được sau một đợt phát hành không được coi là cổ phiếu quỹ. Như chúng ta đã biết, vào đầu năm 2002, Công ty Hapaco đã thành công khi bán được toàn bộ 1 triệu cổ phiếu dự định phát hành thêm. Tuy nhiên, nếu giả sử, số lượng cổ phiếu HAP được đăng ký mua chỉ là 900.000 cổ phiếu, thì 100.000 cổ phiếu còn lại Công ty không phát hành được sẽ không được tính làm cổ phiếu ngân quỹ.



Một số điểm đáng lưu ý về cổ phiếu ngân quỹ và giao dịch cổ phiếu ngân quỹ
+ Cổ phiếu ngân quỹ không được tính là cổ phiếu đang lưu hành của công ty phát hành và sẽ được tái lưu hành khi công ty bán ra
Tổng số cổ phiếu lưu hành bằng số cổ phiếu đã phát hành - số cổ phiếu ngân quỹ sẽ giảm đi khi công ty mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu ngân quỹ và sẽ tăng lên khi công ty bán ra tái phát hành cổ phiếu ngân quỹ do số cổ phiếu ngân quỹ giảm.
Số lượng cổ phiếu lưu hành thay đổi, sẽ có ảnh hưởng tới tổng lượng cung trên thị trường và do đó, sẽ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
+ Cổ phiếu ngân quỹ không được chia cổ tức và người nắm giữ cổ phiếu này không có những quyền như khi nắm giữ các cổ phiếu khác
Lượng tiền công ty dùng để chi trả cổ tức chỉ được chia cho số cổ phiếu lưu hành chứ không chia cho số cổ phiếu ngân quỹ. Ngoài ra, công ty không được hưởng một số quyền khác khi nắm giữ cổ phiếu ngân quỹ như quyền biểu quyết hay đặc biệt là quyền được chia thêm cổ phiếu mới phát hành. 
Mới đây, UBCKNN đã chính thức chấp thuận về nguyên tắc cho phép REE phát hành thêm 7,5 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện tại. Có thể nói rằng, chính sách này sẽ không được áp dụng với số cổ phiếu ngân quỹ. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là với tỉ lệ chia thêm 2:1 và tổng số cổ phiếu lưu hành nhỏ hơn 15 triệu cổ phiếu do REE có cổ phiếu ngân quỹ thì số cổ phiếu phát hành thêm, về nguyên tắc, phải ít hơn số 7,5 triệu cổ phiếu như đã được chấp thuận. Ðây là một trường hợp đặc biệt, nên việc xử lý những cổ phiếu còn thừa này sau khi chia thêm vẫn là một vấn đề bỏ ngỏ.
+ Giao dịch cổ phiếu ngân quỹ làm thay đổi giá trị sổ sách của công ty:
Khi công ty mua lại cổ phiếu đang lưu hành, nguồn vốn chủ sở hữu sẽ giảm một lượng bằng giá trị cổ phiếu tính theo giá mua vào. Nói cách khác, tổng giá trị sổ sách của công ty sẽ giảm đi. Ngược lại, khi tái phát hành cổ phiếu ngân quỹ, giá trị sổ sách của công ty sẽ tăng lên.
Mặt khác, khi công ty bán ra tái phát hành cổ phiếu ngân quỹ, chênh lệch giữa giá tái phát hành và giá mua lại được ghi vào khoản mục thặng dư vốn cổ phần, là một phần của vốn chủ sở hữu, do đó ảnh hưởng tới giá trị sổ sách của công ty, nhưng không được hạch toán vào kết quả kinh doanh lỗ, lãi của công ty. Trước đây, khi chưa có hướng dẫn của Bộ Tài chính, nhiều công ty đã coi giao dịch này là một hoạt động tài chính. 
+ Chỉ số giá của thị trường thay đổi khi có giao dịch của tổ chức phát hành
Lượng cổ phiếu lưu hành của công ty thay đổi khi có giao dịch cổ phiếu ngân quỹ, dẫn tới thị giá của công ty và do đó tổng giá trị của toàn thị trường cũng thay đổi. Về lý thuyết, cần phải tính lại chỉ số giá của toàn thị trường. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam việc tính lại chỉ số giá VN-Index khi có giao dịch cổ phiếu ngân quỹ chưa được thực hiện.

Vì sao công ty mua mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu ngân quỹ?
Trường hợp 1: Công ty có một lượng tiền nhàn rỗi mà chưa có kế hoạch đầu tư hiệu quả
Thay vì trả cổ tức cho các cổ đông, công ty mua lại cổ phiếu đã phát hành làm số lượng cổ phiếu đang lưu hành giảm, dẫn đến tỉ lệ sinh lời trên mỗi cổ phiếu EPS= lợi nhuận ròng - cổ tức ưu đãi/số cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng lên nếu công ty vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh và do đó, sẽ có lợi cho các cổ đông hiện hữu.
Ngoài ra, về phía các nhà quản lý công ty, họ cũng kỳ vọng vào việc giá cổ phiếu sẽ tăng lên trong tương lai khi mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu ngân quỹ.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, việc mua lại cổ phiếu đã phát hành làm giảm lượng tiền và do đó làm giảm cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Ðiều này có thể sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của công ty trong thời gian tới.

Trường hợp 2: Theo các nhà quản lý công ty, cổ phiếu của công ty đang bị đánh giá thấp


Việc công ty mua lại cổ phiếu sẽ làm giảm lượng cung, do đó thường có ảnh hưởng tốt tới biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Ðây là cách can thiệp của một số công ty khi giá cổ phiếu đang giảm.
Trường hợp này đã từng diễn ra ở Việt Nam trong thời kỳ giá các cổ phiếu có chiều hướng đi xuống, chất lượng mua sụt giảm. Những lệnh đặt mua cổ phiếu của chính tổ chức phát hành đã làm cho giao dịch trên thị trường sôi động hơn, đồng thời giúp giá cổ phiếu không xuống dốc nhanh.

Vì sao công ty phát hành bán ra cổ phiếu ngân quỹ?
Công ty cần thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Do đó, việc tái giá phát hành có cao hơn giá mua lại hay không, về nguyên tắc không ảnh hưởng tới quyết định bán ra của công ty. Ðây cũng là giải pháp khá phổ biến giúp các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam có thêm vốn đầu tư vào các dự án kinh doanh mới REE với dự án E-Town, Bibica với việc xây dựng thêm Nhà máy Sản xuất bánh kẹo tại Hà Nội....
Giao dịch cổ phiếu ngân quỹ thường có ảnh hưởng đáng kể tới giá cổ phiếu trên thị trường. Nếu để các công ty niêm yết tự do can thiệp vào giá cổ phiếu thông qua việc mua bán cổ phiếu ngân quỹ sẽ làm giảm khả năng tự điều tiết của thị trường.

ADB đề xuất lộ trình phát triển TTCK Việt Nam

Các chuyên gia của Ngân hàng phát triển châu Á ADB vừa có một bản nghiên cứu đề xuất lộ trình phát triển thị trường chứng khoán TTCK Việt Nam. Theo lộ trình này, các chuyên gia ADB cho rằng, sau năm 2010, TTCK Việt Nam có thể trở thành trung tâm tài chính Tiểu vùng Mê Kông.


Ðề án này đã được ông Gyutaeg Oh, Trưởng đoàn tư vấn ADB, trình bày tại cuộc hội thảo vừa qua tại Hà Nội. Một số chuyên gia của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước UBCKNN cũng đưa ra ý kiến xung quanh việc phát triển thị trường tới đây.
Phương hướng nghiên cứu đề án này của ADB được tổng hợp từ thực tiễn TTCK Việt Nam, kết hợp với các nước có điều kiện tương đồng như Trung Quốc, Hàn Quốc... để tìm ra phương thức ưu việt nhất cho lộ trình phát triển TTCK Việt Nam.
Theo ông Gyutaeg Oh, quy mô TTCK của Việt Nam còn quá nhỏ bé, nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Hiện nay, TTCK của Việt Nam mới thu hút được 0,1 tỷ USD vốn đầu tư, trong khi một số nước khác như Iran cũng thu hút được tới 5,9 tỷ USD vào TTCK hoặc New Zealan là 18,2 tỷ USD. Ở thị trường Việt Nam, trái phiếu giao dịch quá thấp, trái phiếu công ty cũng còn rất thô sơ và không có thị trường cho các sản phẩm phái sinh. 
Trong đề án về lộ trình phát triển TTCK Việt Nam, ông Oh đã đưa ra 3 giai đoạn phát triển, 12 mục tiêu và 120 kiến nghị cụ thể. Ðoàn tư vấn ADB cho rằng, đến năm 2010, khi GDP của Việt Nam đạt được khoảng 65 tỷ USD thì quy mô vốn trong TTCK phải đạt 19,5 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP. Ðến giai đoạn sau năm 2010, TTCK Việt Nam phải trở thành trung tâm tài chính của Tiểu vùng Mê Kông.
Vai trò của Chính phủ đối với TTCK được nhóm nghiên cứu đánh giá cao với 3 vai trò chủ yếu là người bảo vệ, người tạo điều kiện và người hỗ trợ cho thị trường. Ðặc biệt, đối với thị trường đang phát triển thì vai trò người bảo vệ cần phải được đề cao, bởi lúc này thị trường vẫn còn nhỏ hẹp nên chưa thể thực hiện tốt các chức năng. "Chính phủ phải thực hiện vai trò tích cực và công bằng, nếu Chính phủ không đưa ra được các chính sách hiệu quả, thì họ khó có thể quản lý tốt được thị trường", ông Oh nói.
Theo nhóm nghiên cứu, cần thiết lập Ban Phát triển thị trường vốn với vị Chủ tịch là một phó thủ tướng và thành viên là đại diện các bộ ngành liên quan như UBCKNN, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư... Ngoài ra, tiến tới, Việt Nam cần có công ty định mức tín nhiệm, giúp UBCKNN và các đối tượng tham gia có thể đánh giá thị trường một cách toàn diện hơn.
Về mô hình tổ chức của TTCK Việt Nam, do quy mô thị trường của Việt Nam không lớn, nên chỉ thiết lập một Sở giao dịch chứng khoán với 4 bộ phận là Trung tâm Giao dịch Hà Nội, Trung tâm Giao dịch TP. Hồ Chí Minh, thị trường trái phiếu và thị trường các sản phẩm phái sinh. Ngoài Sở giao dịch cần có 2 chi nhánh là Trung tâm Thanh toán bù trừ và Trung tâm Công nghệ thông tin.
Theo các chuyên gia ADB, Việt Nam cũng cần phải thành lập Hiệp hội ngành chứng khoán với các thành viên thuộc tất cả các lĩnh vực hoạt động trong ngành chứng khoán. Hiệp hội này sẽ hoạt động như một cơ quan quản lý tất cả các thành viên. Ngoài ra, trong nội dung đề án phát triển thị trường thì Việt Nam vẫn nên tách biệt rõ hoạt động của ngân hàng thương mại với hoạt động của các công ty chứng khoán.
120 kiến nghị phát triển TTCK Việt Nam

ADB đã đề xuất 120 kiến nghị cụ thể phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

Các biện pháp tăng cung chứng khoán niêm yết
1 Áp dụng các biện pháp khuyến khích các công ty mới niêm yết trên thị trường.
2 Thắt chặt mối quan hệ giữa cổ phần hóa và niêm yết
3 Áp dụng các biện pháp đối xử ưu đãi trong vay vốn ngân hàng đối với công ty niêm yết.
4 Khai trương Trung tâm Giao dịch Hà Nội làm thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
5 Cho phép các công ty liên doanh trở thành công ty cổ phần.
6 Xem xét chấp nhận việc niêm yết bắt buộc.
7 Khuyến khích các công ty niêm yết tiến hành chào bán quyền mua cổ phiếu dài hạn.
8 Xây dựng cơ chế đăng ký trước.
9 Ða dạng hóa chứng khoán giao dịch trên thị trường 
chứng khoán.
10 Thực hiện phân phối cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hóa thông qua sử dụng các phương tiện của Trung tâm giao 
dịch Chứng khoán.

Các biện pháp khai thác cầu chứng khoán
11 Thành lập các công ty quản lý quỹ đầu tư 
chứng khoán.
12 Thành lập một công ty tài chính chứng khoán.
13 Phát triển các kế hoạch bán cổ phiếu cho 
doanh nghiệp.
14 Xây dựng chương trình tiết kiệm chứng khoán.
15 Khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức tham gia tích cực hơn vào thị trường chứng khoán.
16 Cấp phép cho các công ty tư vấn đầu tư.
17 Thành lập quĩ bình ổn thị trường cổ phiếu.
18 Xây dựng các kế hoạch cổ phiếu nhân dân.

Các biện pháp tăng cường khuôn khổ pháp lý
19 Thông qua Luật Chứng khoán.
20 Mở rộng phạm vi chứng khoán.
21 Tách biệt hoạt động chào bán ra công chúng với hoạt động niêm yết.
22 Xác định cơ chế báo cáo công ty.
23 Cho phép giao dịch trên thị trường OTC đối với các 
chứng khoán phát hành qua chào bán.
24 Nới lỏng các yêu cầu đối với các thành viên thị trường 
là các công ty chứng khoán.
25 Nới lỏng các quy định trong ngành chứng khoán.
26 Khuyến khích sự tham gia của bên nước ngoài đầu tư
vào các công ty chứng khoán.
27 Thắt chặt các quy định về giao dịch không công bằng.
28 Xác định rõ hơn các quy định về quản lý và tư vấn đầu tư.
29 Tăng cường công tác quản trị công ty.

Biện pháp tăng cường kết cấu thị trường
30 Tăng thời gian giao dịch.
31 Khai trương sàn giao dịch mới.
32 Khuyến khích phổ biến thông tin thị trường.
33 Chấp thuận giao dịch qua Internet.
34 Xây dựng cơ chế giao dịch khối lượng lớn có hiệu quả hơn.
35 Chấp nhận lệnh thị trường.
36 Mở rộng biên độ giá.
37 Cho phép giao dịch đối với tài khoản mua bảo chứng.
38 Cho phép hoạt động bán khống và vay chứng khoán.

Biện pháp xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ
39 Xây dựng một cơ quan độc lập cho hoạt động thanh toán bù trừ.
40 Tiến hành các biện pháp chống rủi ro thanh toán.
41 Củng cố hệ thống lưu ký tập trung.
42 Nâng cao vai trò của Trung tâm đăng ký chứng khoán.
43 Khuyến khích chứng khoán phi vật chất. 
44 Bảo vệ quyền biểu quyết của người hưởng lợi.
45 Thiết lập hệ thống mã ISIN.
46 Nới lỏng hạn chế đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài.
47 Chấp nhận hình thức chứng chỉ chứng khoán thống nhất.
48 Cho phép niêm yết danh nghĩa trên cơ sở hạn chế nhất định.

Các biện pháp phát triển thị trường trái phiếu
49 Thành lập cơ quan đánh giá mức tín nhiệm.
50 Áp dụng tiêu chuẩn bắt buộc về mức tín nhiệm.
51 Xây dựng một cơ chế đăng ký đối với các đợt phát hành trái phiếu công ty.
52 Thực hiện chế độ công bố thông tin đầy đủ đối với các 
đợt phát hành trái phiếu công ty.
53 Thông qua một văn bản pháp luật về chứng khoán hóa 
nhằm xây dựng được một khuôn khổ cho các chứng 
khoán được bảo đảm bằng tài sản.
54 Áp dụng cơ chế xác định theo giá thị trường với tất cả các tổ chức tài chính.
55 Thực hiện một chương trình tăng cường phát hành trái phiếu chính phủ.
56 Áp dụng hệ thống nhà giao dịch chính.
57 Thiết lập hệ thống thị trường Repo-thỏa thuận mua lại.
58 Cho phép vay và cho vay trái phiếu.
59 Thành lập thị trường tương lai và quyền chọn đối với trái phiếu chính phủ.
60 Cho phép bán khống trái phiếu.
61 Thiết lập hệ thống giao dịch giữa các nhà môi giới.
62 Tiến hành một chương trình tăng cường số lượng các thành viên thị trường trái phiếu.
63 Ðưa trái phiếu công ty vào giao dịch trên thị trường OTC.
64. Áp dụng hệ thống thanh tóan khi giao hàng.
65. Cho phép thành lập các quĩ chứng khoán.

Các biện pháp củng cố ngành chứng khoán

66 Khuyến khích các công ty chứng khoán tiến hành cải tổ.

67 Mở rộng phạm vi kinh doanh của các công ty chứng khoán.

68 Tăng cường năng lực tài chính của các công ty chứng khoán.

69 Củng cố nguyên tắc bảo mật của các công ty chứng khoán.

70 Nới lỏng các quy định về hạn chế mở chi nhánh của các công ty chứng khoán.

71 Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch qua mạng.

72 Phát triển hệ thống kết nối tập trung cho các công ty chứng khoán.

73 Tăng cường hơn nữa việc áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế cho các công ty chứng khoán.

74 Thông qua luật điều chinh các công ty tài chính cổ phần.

75 Tự do hoá ngành chứng khoán đối với nhà đầu tư nước ngoài.

 

Các biện pháp đảm bảo các nguyên tắc quản lý cơ bản

76 Tách trung tâm giao dịch chứng khoán ra khỏi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

77 Xây dựng các hiệp hội ngành dưới hình thức các tổ chức tự quản.

78 Thực hiện các nỗ lực nhằm tạo lập một cơ chế cấp phép đơn giản và hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực chứng khoán và giao dịch tương lai.

79 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra một chương trình tổng hợp thực thi một hệ thống quy định dựa trên diễn biến thị trường.

80 Áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường tính minh bạch, độ tin cậy và tính độc lập trong hoạt động quản lý.

81 Áp dụng các biện pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động cưỡng chế thực thi.

82 Xây dựng một cơ chế thích hợp cho quản lý rủi ro hệ thống.

83 Thực hiện quản lý bình đẳng đối với mọi thành viên của thị trường vốn thông qua các quy định về chức năng.

 

Các biện pháp tăng cường năng lực

84 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát triền Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nghiệp vụ chứng khoán thành một trung tâm đào tạo nghiên cứu chủ yếu của thị trường vốn.

85. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra cấp phép, đào tạo và giáo dục.

86. Tăng cường kiểm tra cấp phép đối với các chuyên gia tác nghiệp trên thị trường.

87 Củng cố kỹ năng của các cơ quan quản lý bao gồm các cơ quan quản lý chủ chốt và các tổ chức tự quản.

88 Tăng cường hoạt động giáo dục và bảo vệ người đầu tư thông qua các chương trình tuyên truyền  phổ biến kiến thức.

89 Thành lập hiệp hội các công ty niêm yết Việt Nam.

90 Khuyến khích văn hóa không ngừng củng cố kỹ năng và nghiên cứu thông qua các chương trình đạo tạo chuyên môn liên tục.

91 Tăng cường đào tạo kỹ năng cho thị trường vốn thông qua việc phối hợp với các trường đại học trong việc xây dựng các chương trình giảng dạy.

 

Các biện pháp phát triển tổ chức thị trường

92 Khai trương Trung tâm giao dịch Hà Nội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

93 Tách hai trung tâm giao dịch ra hoạt động độc lập.

94 Phát triển hai trung tâm giao dịch thành sở giao dịch chứng khoán.

95 Xây dựng một sàn giao dịch thông thường kết nối giữa hai trung tâm giao dịch.

96 Thiết lập một sở giao dịch chứng khoán Việt Nam duy nhất trên cơ sở củng cố các trung tâm giao dịch.

97 Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thành một tổ chức lợi nhuận được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

98 Càn có một hệ thống sở giao dịch duy nhất điều chỉnh các thị trưởng công cụ tài chính và công cụ phái sinh.

99 Thiết lập một tổ chức thanh toán bù trừ duy nhất.

100 Thiết lập một tổ chức lưu ký chứng khoán tập trung.

101 Thành lập Trung tâm công nghệ thông tin chứng khoán Việt Nam.

102 Phí dịch vụ được đánh thuế ở một mức độ thích hợp.

103 Tạo lập khả năng độc lập về tài chính của Ủy ban Chứng khoán.

104 Thành lập Ban Phát triển thị trường vốn nhằm tăng cường phối hợp về chính sách giữa các bộ, ngành.

 

Các biện pháp tăng cường hoạt động quản lý đầu tư

105 Cấp phép cho các công ty quản lý quỹ đau tư và cho phép thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.

106 Cho phép các quỹ đầu tư tư nhân đầu tư đến 100% tài sản của quỹ vào các công ty không niêm yết.

107 Cho phép thành lập các quỹ thị trường tiền tệ dưới hình thức quỹ đầu tư chứng khoán được quản lý bởi các công ty quản lý quỹ.

108 Cho phép thành lập các chương trình đầu tư tập thể dưới hình thức công ty.

109 Công nhận vai trò của các đại lý phân phối.

110 Xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho việc cấp phép và quản lý các hình thức quĩ đầu tư tập thể dưới dạng một văn bản hay nghị đinh.

112 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công nhận tính tự quản trong hoạt động đầu tư nhằm bổ sung vào khuôn khổ quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

113 Rà soát các biện pháp ưu đãi, bao gồm ưu đãi thuế nhằm khuyến khích đầu tư vào các quỹ đầu tư tập thể.

114 Tăng cường củng cố cơ sở hạ tầng bao gồm tổ chức định giá quỹ, tổ chức định giá trái phiếu độc lập, cơ quan đánh giá mức độ tín nhiệm.

115 Nỗ lực củng cố nhận thức của người đầu tư về hoạt động đầu tư vào quỹ.

116 Cho phép thành lập các quỹ tín thác vốn đầu tư mạo hiểm có thể đầu tư đến 100% tài sản vào các công ty không niêm yết, đồng thời cấp phép cho các công ty quản lý quỹ tín thác vốn rủi ro.

117 Cho phép sự tham gia tích cực hơn của bên nước ngoài vào lĩnh vực quản lý rủi ro.

118 Đẩy mạnh đầu tư lẫn nhau giữa các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc sử dụng các quỹ của nhà nước dành cho vốn ban đầu.

119 Tăng cường sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức trong nước vào các quỹ đầu tư mạo hiểm.

120 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với các cơ quan quản lý thuế, các thành viên tham gia vào lĩnh vực này và cơ quan điều phối Trung ương ngành chứng khoán tiến hành ra soát khuôn khổ quy định về thuế đối với lĩnh vực quỹ đầu tư mạo hiểm.


Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
ke-toan-tai-chinh-thue -> GIẢI ĐỀ kiểm tra: KẾ toán thưƠng mạI ĐỀ SỐ 1: (đvt: 000đ) ok
ke-toan-tai-chinh-thue -> TÀi liệU 138 câu trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế (Kèm lời giải) MỤc lụC
ke-toan-tai-chinh-thue -> SƠ ĐỒ ĐỊnh khoản kế toán sơ ĐỒ KẾ toán sản xuất-giá thành sản phẩM
ke-toan-tai-chinh-thue -> A, b, c, d và đánh dấu X vào bảng trả lời Câu 1
ke-toan-tai-chinh-thue -> TRƯỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Câu hỏi lý thuyết và vấn đáp môn tín dụng ngân hàng

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương