Giải thích thuật ngữ: Chứng khoán? Môi giới? Đầu tư?



tải về 2.23 Mb.
trang26/32
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.23 Mb.
#22418
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   32

a. Chỉ số trung bình phản ánh tất cả các hành vi của thị trường. Nó phản ánh toàn bộ hoạt động thị trường gộp lại của tất cả các nhà đầu tư, nó bao gồm những người có cái nhìn sâu sắc và có thông tin tốt nhất về xu thế và các sự kiện, nó trung bình hoá lại tất cả các biến động từng ngày, tất cả những cái gì diễn ra và các điều kiện tác động lên cung và cầu các cổ phiếu, kể cả những quyết định đầu tư bất ngờ không dự đoán được cũng được phản ánh vào chỉ số trung bình. 

b. Ba xu thế thị trường

Xu thế dài hạn của giá các cổ phiếu được gọi là xu thế cấp một. Xu thế này biểu thị sự đi lên, đi xuống kéo dài trong một hoặc vài năm và kết quả là có sự tăng hoặc giảm giá 20%. Trên đường diễn biến xu thế cấp một xuất hiện các giai đoạn bị ngắt quãng bởi xu thế cấp hai đi ngược với xu thế cấp một, nó là các phản ứng hoặc các điều chỉnh khi xu thế cấp một tăng hoặc giảm quá mức trong một gai đoạn nào đó. Xu thế cấp hai lại bao gồm các xu thế cấp ba, thường là các biến động ngày này qua ngày khác, là xu thế không có vai trò quan trọng đối với thị trường. 



c. Xu thế cấp một

Đó là xu thế chung về sự đi lên hoặc đi xuống kéo dài trong một hoặc thậm chí vài năm. Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ mỗi đợt phản ứng giá reaction, xu hướng giảm giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước, nhưng xu thế cấp một vẫn là xu thế tăng giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con bò tót. Ngược lại, mỗi đợt mới giá giảm lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con gấu. 



d. Xu thế cấp hai

Đó là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu thế cấp một. Chúng là các đợt giảm hoặc điều chỉnh trung gian xảy ra trên thị trường con bò tót hoặc các đợt tăng giá phản nghịch hoặc hồi phục trung gian trên thị trường con gấu. Thường thì xu thế này kéo dài từ ba tuần đến vài tháng. Chúng thường đảo chiều giá trị khoảng 1/3 đến 2/3 đối với các đợt tăng giảm lần trước trong quá trình diễn biến của xu thế cấp một. Trong thị trường con bò tót giá tính theo chỉ số bình quân ngành công nghiệp có thể tăng đều đặn, có sự ngắt quãng nhỏ, với việc tăng giá khoảng 30% so với đợt điều chỉnh của xu thế cấp hai lần trước. Sự điều chỉnh này có thể đưa đến kết quả giảm giá 10 điểm đến 20 điểm trước khi đợt tăng giá trung gian mới của thị trường con bò tót lại bắt đầu. 

Như vậy, chúng ta có hai tiêu chuẩn để nhận biết xu thế cấp hai. Bất kỳ sự diễn biến giá cả đi ngược lại với xu thế cấp một và kéo dài trong ba tuần và đưa đến giảm giá trên 1/3 của đợt giảm giá lần trước trong xu thế cấp một được coi là xu thế cấp hai. 

e. Xu thế cấp ba

Đó là các biến động nhỏ thường thì trong 6 ngày, ít khi kéo dài trên 3 tuần và đối với các nhà lý thuyết Dow thì chúng không có tầm quan trọng. Thường thì trong các đợt trung gian, trong xu thế cấp hai hoặc giữa hai xu thế cấp hai có khoảng 3 đợt sóng nhỏ có thể phân biệt được. Xu thế cấp ba chỉ là một trong ba xu thế và chúng dễ bị thao túng. 



f. Thị trường con bò tót

Xu thế cấp một tăng giá được chia thành ba giai đoạn ba đợt.



Giai đoạn một là giai đoạn tích tụ, trong thời gian này người đầu tư có tầm nhìn sẽ cảm nhận được rằng tình hình thị trường tuy đang bị đè nén và bi quan nhưng sẽ đảo chiều, và họ sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu được chào bán bởi các nhà đầu tư đang có tâm lý bi quan. Họ sẽ tăng giá chào mua từ từ một khi khối lượng cổ phiếu chào bán giảm. Các báo cáo tài chính vẫn phản ánh tình hình tồi tệ của thị trường trong giai đoạn này. Hoạt động thị trường ở mức trung bình nhưng bắt đầu các đợt tăng giá đợt tăng giá nhỏ. 

Giai đoạn hai là giai đoạn tăng giá mạnh và hoạt động thị trường cũng tăng lên do có các thông tin tốt lành về tình hình kinh doanh và do có xu thế tăng thu nhập trên một cổ phiếu của công ty, gây nên sự chú ý của công chúng. Chính là trong giai đoạn này các nhà phân tích kỹ thuật thu hoạch được lợi nhuận cao nhất. 

Giai đoạn ba là khi thị trường cháy bỏng và công chúng lao vào sàn giao dịch. Tất cả các tin tức tài chính đều tốt đẹp, giá tăng đột biến và các tin tức giá cả được đưa lên trang đầu của báo chí. Số cổ phiếu các đợt phát hành mới được đưa ra hàng loạt. Đến giai đoạn này người ta nghĩ rằng thị trường đã tăng trong hai năm và đã đến lúc phải đặt lại câu hỏi: có nên bán cổ phiếu đi không? ở giai đoạn sôi động này khối lượng giao dịch vẫn tăng, giá các cổ phiếu ít giá trị trước đây tăng đột ngột, nhưng giá các cổ phiếu độ tín nhiệm cao lại không tăng nữa. 

g. Thị trường con gấu

Xu thế cấp một giảm giá này được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một gọi là giai đoạn phân phối nó bắt đầu từ giai đoạn ba của thị trường con bò tót trước đó. ở giai đoạn này người đầu tư có tầm nhìn cảm nhận được rằng lợi nhuận đã đạt mức đặc biệt cao và bắt đầu bán cổ phiếu mình nắm giữ. Khối lượng giao dịch vẫn cao nhưng có xu hướng giảm trong đợt tăng giá, công chúng vẫn sôi động nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu chập chờn vì hy vọng về lợi nhuận bắt đầu tắt dần. 



Giai đoạn hai là giai đoạn hoảng loạn

Số người mua giảm đi đáng kể, còn những người bán thì mất bình tĩnh. Xu hướng giảm giá gia tăng đột ngột, trong khi khối lượng giao dịch tăng không bình thường.  

Sau giai đoạn hoảng loạn là một giai đoạn tương đối lâu của xu thế cấp hai hồi phục hoặc củng cố, và sau đó là đến giai đoạn ba.  

Giai đoạn ba đặc trưng bởi việc bán bắt buộc của những người nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn hoảng loạn, hoặc đã mua trong giai đoạn hoảng loạn vì giá cổ phiếu lúc đó có vẻ là rẻ so với mấy tháng trước đó. Các tin tức về tình hình kinh doanh bắt đầu xấu đi. Ở giai đoạn ba này việc giảm giá cổ phiếu không đột ngột như ở giai đoạn hoảng loạn, nhưng vì còn có những người phải bán bắt buộc vì họ cần tiền cho các nhu cầu khác. Các cổ phiếu có độ tín nhiệm cao giảm giá từ tốn hơn, và trong giai đoạn cuối này thị trường con gấu tập trung sự chú ý vào các cổ phiếu này.

Thị trường con gấu kết thúc khi mọi khả năng về các tin tức xấu đã được đón nhận hết, và thị trường kết thúc trước khi các tin tức xấu chấm dứt. 

Cần chú ý rằng thị trường con bò tót lần sau không giống hoàn toàn thị trường con bò tót lần trước, cũng vậy đối với các thị trường con gấu, vì chúng có thể không qua tất cả các giai đoạn nêu trên.  

Thị trường con gấu ngắn ngủi có thể không có giai đoạn hoảng loạn. Giai đoạn thứ ba của thị trường con bò tót, giai đoạn đầu cơ sôi động, có thể kéo dài hơn một năm hoặc chỉ xây ra trong một hai tháng. Giai đoạn hoảng loạn cũng có thể chỉ xảy ra trong một hai tuần. 



h. Hai chỉ số trung bình phải cùng xác nhận cho nhau

Nguyên lý này là một nguyên lý khó giải thích nhưng đã được thực tế kiểm chứng. Những ai coi nhẹ nguyên lý này đều đã phải hối hận. Nguyên lý này nói rằng chỉ một loại chỉ số không thôi chưa đủ xác nhận tín hiệu bước ngoặt của xu thế. Ví dụ trong đồ thị nêu trên, hai chỉ số trung bình: chỉ số công nghiệp và chỉ số ngành đường sắt.

Thị trường con gấu kéo dài trong vài tháng, sau đó tại điểm a chỉ số công nghiệp bắt đầu phục hồi đến điểm b, tiếp đó giảm xuống điểm c là điểm vẫn cao hơn a sau đó lại gia tăng đến điểm d cao hơn b. Như vậy, chỉ số công nghiệp báo hiệu sự chuyển hướng xu thế thị trường con gấu sang thị trường con bò tót Nhưng chỉ số ngành đường sắt lại cho thấy việc giảm từ b xuống c đạt mức thấp hơn đỉnh b. Như vậy, chỉ số ngành đường sắt không xác nhận chỉ số công nghiệp. Do đó, xu thế cấp một vẫn phải được coi là xu thế đi xuống. 

i. Khối lượng tỷ lệ với xu thế

Điều này có nghĩa rằng các hoạt động giao dịch có xu hướng tăng lên khi giá hướng theo xu thế cấp một. Trên thị trường con bò tót thì khối lượng giao dịch tăng lên khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Trên thị trường con gấu thì khối lượng giao dịch tăng lên khi giá giảm và giao dịch bị ngưng trệ khi giá hồi phục. Điều này cũng đúng đối với xu thế cấp hai. Chú ý rằng tín hiệu có tính thuyết phục về đảo chiều xu thế có thể rút ra từ phân tích về diễn biến giá. Khối lượng giao dịch chỉ có tính chất bổ sung thêm khi còn có nghi vấn. 



j. Các đường rẽ có thể thay thế cho xu thế cấp hai

Các đường rẽ ở đây là diễn biến đi ra ngoài chiều hướng của chỉ số bình quân, kéo dài trong hai ba tuần hoặc vài tháng, trong đó giá dao động trong biên độ 5%. Việc xuất hiện các đường rẽ cho thấy rằng áp lực mua và bán cân bằng tương đối. Thực ra thì việc chào bán đã cạn kiệt trong biên độ giá và những người muốn mua cổ phiếu phải chào mua với giá cao hơn để các chủ sở hữu cổ phiếu đồng ý bán; hoặc ngược lại, những người muốn bán cổ phiếu trong biên độ giá đó thấy rằng những người mua không còn nữa và do đó họ phải giảm giá chào bán để có thể bán ra cổ phiếu của mình. Vì vậy việc tăng giá lên trên biên độ giá của đường rẽ là tín hiệu của thị trường con bò tót, và ngược lại việc giảm giá xuống dưới biên độ giá là tín hiệu thị trường con gấu. Nói chung, đường rẽ càng kéo dài và biên độ càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng sẽ xảy ra việc đảo chiều xu thế cấp một. 

Đường rẽ thường phát triển ở đỉnh hoặc đáy, báo hiệu giai đoạn phân phối hoặc giai đoạn tích tụ, nhưng có khi là giai đoạn điều chỉnh hoặc giai đoạn củng cố của xu thế cấp một đã được xác lập. Trong các trường hợp đó thì chúng thay thế xu thế cấp hai. Chiều hướng mà giá sẽ vượt ra ngoài đường rẽ không thể xác định được trước khi có các diễn biến thật sự. Biên độ giới hạn 5% là theo kinh nghiệm; trên thực tế còn có biên độ giới hạn lớn hơn. Đường rẽ trong nhiều trường hợp rất giống với định dạng hình bình hành trên đồ thị của một loại cổ phiếu cụ thể. 

k. Chỉ sử dụng giá đóng cửa

Lý thuyết Dow không chú ý đến giá cao nhất hoặc giá thấp nhất trong ngày mà chỉ quan tâm đến giá đóng cửa. Đó là do vai trò tâm lý của giá cuối ngày khi vẽ đồ thị. Ví dụ có một xu thế cấp hai tăng trên xu thế cấp một và đạt đỉnh tại 11 giờ trong ngày nào đó tại đó chỉ số công nghiệp bình quân là 152,4 điểm, sau đó vào cuối ngày giảm xuống 150,70. Để ghi nhận tiếp tục việc tăng giá trong ngày hôm sau, để chứng minh rằng xu thế cấp một vẫn là tăng giá thì chỉ cần ghi nhận điểm đóng cửa 150,70. 



l. Xu thế cần được coi là vẫn tiếp diễn cho đến thời điểm khi việc đảo chiều đã được tín hiệu báo động đưa ra một cách chắc chắn.

Lý thuyết Dow cảnh báo phải thận trọng khi nhận định về đảo chiều của thị trường; không nên chạy trước thời gian. Điều này không có nghĩa là nhà giao dịch phải chờ đợi thêm trong khi đã có tín hiệu đảo chiều, mà chỉ cảnh báo rằng nhà giao dịch sẽ có lợi khi chờ đến lúc thực sự chắc chắn về tín hiệu đảo chiều, và họ phải trả giá đắt khi hành động mua hoặc bán quá sớm. Thị trường con bò tót không thể tăng vô thời hạn cũng như thị trường con gấu bao giờ cũng sẽ đạt đáy. 

Các động lực để mua, triển vọng để bán cổ phiếu mới mua để thu hoạch lợi nhuận sẽ giảm đi khi thị trường con bò tót đã tồn tại trong vài tháng so với tình hình khi xu thế cấp một lần đầu tiên mới nhận biết. Nhưng tiền đề này của lý thuyết Dow nói rằng: Cần phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng thay đổi chiều đặt lệnh

Điều cuối cùng là việc đảo chiều của xu thế có thể xây ra bất kỳ lúc nào ngay sau khi xu thế trên đã được xác nhận. Vì vậy các nhà phân tích kỹ thuật phải theo sát thị trường trong mọi lúc khi họ vẫn còn trong cuộc chơi. Còn tiếp



Phân tích kỹ thuật: Các định dạng trên đồ thị

a. Mô tả hành vi mua bán chứng khoán 

Giả sử có một nhóm người nắm khá đầy đủ thông tin về một công ty phát hành. Giá cổ phiếu công ty lúc đó là 40, và công ty đang hoạt động có lãi và do đó nó sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, nhu cầu đối với cổ phiếu tăng lên, giá có thể đạt 60 hoặc 65. Nhóm người này tính toán rằng họ có thể lợi dụng thời cơ để thu chênh lệch giá 20 điểm. Vì vậy họ tiến hành mua tất cả những cổ phiếu chào bán, do đó họ dần dần đã tích tụ được một vị thế đáng kể, từ vài nghìn cổ phiếu được đưa ra chào bán trước đó. Sau đó họ chờ đợi. Các nhà chuyên nghiệp sẽ bắt đầu nghi vấn và bắt đầu có các tin đồn rằng có cái gì đó về thông tin nội bộ hoặc các nhà phân tích tìm ra được các khía cạnh tốt đẹp trong tương lai của công ty, còn các nhà phân tích thì phát hiện các tín hiệu về hành vi tích tụ cổ phiếu. Những người mua nhận thấy có ít cổ phiếu bán ra và số cổ phiếu chào bán quá ít và do đó họ đã tăng giá chào mua. Một giai đoạn tăng giá bắt đầu. 

Xu hướng tăng này kéo dài vì nhiều nhà giao dịch bị thu hút sự chú ý về tăng giá. Quá trình này được hỗ trợ bởi các báo cáo lạc quan thu nhập tăng, cổ tức tăng.... Giá đạt mức mà nhóm người này đang dự kiến về lợi nhuận sẽ thu. Giả sử nhóm này có 20.000 cổ phiếu cần bán hết. Họ không thể đưa ra bán hết ngay một lúc. Họ phải bán từ từ để tránh được sự chú ý và sự cảm nhận của công chúng. Ví dụ, nếu mức giao dịch trong ngày là 2.000 cổ phiếu, thì họ có thể bán ra 500 cổ phiếu. Họ sẽ tăng khối lượng bán ra nếu người mua sẵn sàng mua thêm. 

Nhưng theo quy luật chung thì trước khi nhóm người này có thể phân phối hết cổ phiếu do mình nắm giữ, thì xuất hiện giai đoạn giảm cầu. Có thể vì những người mua nhận ra sự gia tăng cung cổ phiếu. Xuất hiện phản ứng - tức là giai đoạn giảm giá do những người mua phản ứng lại đối với tăng cung. Vì vậy, nhóm người này ngừng việc bán ra, thậm chí có thể mua vào một khối lượng nhỏ cổ phiếu để hỗ trợ giá nếu giá giảm đột ngột. Giai đoạn giảm giá hoặc còn gọi là giai đoạn phản ứng chấm dứt, và chuyển sang giai đoạn tăng giá trở lại. Nhóm người này chờ cho giá cổ phiếu đạt đỉnh mới. Tại đỉnh này họ lại bán ra, và nếu họ đủ khả năng khôn khéo thì họ có thể bán hết trong vòng hai, ba tuần trước khi làn sóng cầu thư hai chấm dứt. Nhóm thu được lợi nhuận với việc chuyển giao cho người đầu tư khác 20.000 cổ phiếu. Tiếp đó giá cổ phiếu giảm ở mức thấp nhất lần đầu. Tiếp đó xuất hiện một giai đoạn tăng giá ngắn ngủi, đó là một số người mua xuất hiện và sau đó giá sẽ giảm trong một thời kỳ lâu dài.



b. Định dạng đỉnh đầu – vai

Quá trình giao dịch mô tả trên được biểu thị bằng đồ thị đỉnh đầu - vai. Đỉnh đầu vai là một tín hiệu về thời điểm đảo chiều của xu thế. Đỉnh đầu - vai được mô tả trong hình 1, gồm các giai đoạn: 



i. Giai đoạn tăng giá mạnh mẽ, khối lượng giao dịch lớn, tiếp đó là giai đoạn phản ứng ngắn ngủi giảm giá với khối lượng giao dịch thấp hơn. Cả giai đoạn này được gọi là vai trái. Đỉnh của vai trái là điểm A Hình 1.

ii. Tiếp đó một giai đoạn tăng giá đợt thứ hai với khối lượng giao dịch tăng lên, đạt đỉnh B cao hơn đỉnh A lần trước của vai trái, tiếp đó là đợt giảm giá đạt ở mức gần với đáy của vai trái, nhưng phải thấp hơn đỉnh của vai trái. Cả giai đoạn này được gọi là đầu với đỉnh tại điểm B Hình 1. 

iii Vai phải với đỉnh tại điểm C xuất hiện, nhưng khối lượng giao dịch đã giảm đáng kể. Đỉnh C thấp hơn đỉnh B của đầu. 

iv. Giá giảm ở giai đoạn ba sẽ cắt đường vai đường thẳng đi qua hai đáy của hai vai, và tiếp tục giảm ở mức 3% so với đường vai. Đấy là giai đoạn xác nhận hoặc đảo chiều. 

Chú ý rằng mỗi đỉnh A, B, C, D đều là các đặc trưng quan trọng của định hình đỉnh đầu - vai. Thiếu bất kỳ một trong các nhân tố trên đều không thể gọi là đỉnh đầu - vai. 



Vai trò của khối lượng giao dịch

Diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch phải ăn khớp với nhau. Chú ý rằng khối lượng giao dịch phải hiểu theo nghĩa đại lượng tương đối cho từng loại cổ phiếu.

Đối với cổ phiếu A thì khối lượng giao dịch 500 là lớn, nhưng đối với cổ phiếu B thì khối lượng giao dịch lớn có thể phải là 7500. Đặc điểm của đỉnh đầu - vai là khối lượng giao dịch của giai đoạn sau phải thấp hơn giai đoạn trước.

Giao điểm của đường vai

Chú ý rằng nếu đồ thị chưa cắt đường vai ở vai phải thì chưa thể xác nhận định dạng đỉnh đầu - vai, còn 20% khả năng giá sẽ ngập ngừng ở giai đoạn tiếp sau và sau đó sẽ tiếp tục đi vào giai đoạn mới tăng giá. 

Cuối cùng, ngay cả khi định dạng đỉnh đầu - vai đã được xác nhận bởi giai đoạn 4 điểm D, tức là đường vai đã cắt, nhưng vẫn có một khả năng rất hạn hữu là giá sẽ không giảm tiếp. 

c. Các dạng khác của định dạng đỉnh đầu – vai

Thông thường theo luật đối xứng thì đối với đỉnh đầu - vai, đường vai song song với trục hoành. Tuy vậy, đỉnh đầu - vai cũng có thể có trường hợp đường vai đi lên hoặc đi xuống. Trong thực tế để nhận dạng được đỉnh đầu - vai đòi hỏi người phân tích phải có kinh nghiệm. 

Tại thời điểm giá giảm và cắt đường vai thì khối lượng giao dịch có thể tăng, nhưng chút ít. Nếu khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp trong vài ngày trong khi giá vẫn giảm thì có thể giá lại tăng trở lại để đạt đúng đường vai. Đây là nỗ lực cuối cùng trước khi giá lại xuống dốc hầu như thẳng đứng với khối lượng giao dịch tăng lên đáng kể. Giai đoạn chuyển tiếp ngắn ngủi nói trên có thể không xảy ra nếu xu thế của cả thị trường là đảo chiều xuống dốc. Nếu thị trường nói chung còn mạnh thì có thể xảy ra giai đoạn chuyển tiếp ngắn ngủi. 

d. Định dạng đáy đầu – vai

Đối xứng với định dạng đỉnh đầu - vai là định dạng đáy đầu - vai Hình 2.

i. Một giai đoạn giảm giá, với khối lượng giao dịch tăng lên, sau đó là giá khôi phục lại trong thời gian ngắn ngủi với khối lượng giao dịch thấp hơn trước. Cả giai đoạn này được gọi là vai trái. 

ii. Một giai đoạn giảm giá đạt đáy thấp hơn đáy vai trái, khối lượng giao dịch tăng lên nhưng vẫn thấp hơn ở vai trái, tiếp đó giá hồi phục đạt mức cao hơn đáy vai trái, với khối lượng giao dịch tăng lên đáng kể. Cả giai đoạn này được gọi là đầu. 

iii. Giai đoạn ba, giảm giá với khối lượng giao dịch thấp hơn, nhưng giá không thấp hơn đáy của đầu, tiếp đó giá khôi phục lại, cả giai đoạn này được gọi là vai phải. Giai đoạn này giá tiếp tục tăng với khối lượng giao dịch tăng đáng kể, đi qua đường vai và đạt giá trị bằng 3% giá tại đường vai, và khối lượng giao dịch tăng đột ngột. Đấy là điểm xác nhận hoặc đảo chiều. 

Sự khác nhau giữa đỉnh đầu - vai và đáy đầu - vai là ở mức độ khối lượng giao dịch. Các hoạt động giao dịch ở đáy đầu - vai có xu hướng tăng lên tính từ giai đoạn đầu. Phải có việc giao cắt giữa giá và đường vai mới có thể có giai đoạn xác nhận. Cần chú ý rằng có thể tin vào dấu hiệu đảo chiều đối với đỉnh đầu - vai, nhưng phải thận trọng với trường hợp đáy đầu - vai, trừ khi xác nhận khối lượng lớn giao dịch sau khi cắt đường vai. Vì vậy, phải chờ đợi mới có thể kết luận dứt khoát về đảo chiều. 

Một điểm nữa là đáy đầu - vai thường được hình thành trong thời gian dài và diễn biến giá bằng phẳng hơn.  

e. Định dạng đầu - vai kép 

Định dạng đầu - vai kép là loại định dạng phức tạp hơn. Có thể có định dạng vai -vai - đầu - đầu - vai - vai, nhưng phải có một mức độ đối xứng nào đó trong định dạng này. 



g. Định dạng hình tam giác

Định dạng tam giác đối xứng 

Đặc trưng của tam giác là gồm một loạt các giai đoạn biến động giá, mỗi đợt sau nhỏ hơn đợt trước, mỗi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, mỗi đáy sau cao hơn đáy trước. Nó như là một đường Dow co lại trên đồ thị, là vùng đi chệch của giá với đường biên phía dưới đi lên và đường biên phía trên đi xuống. Đó là tam giác đối xứng. Hoạt động giao dịch có xu hướng giảm dần, hai đường biên gặp nhau tại một đỉnh. Sau một thời gian biến động sẽ đến thời điểm giá sẽ vượt khỏi đường biên một cách đột ngột với khối lượng giao dịch tăng hoặc vọt lên trên đường biên hoặc tụt xuống dưới đường biên. Không có một tín hiệu nào để có thể xác định giá sẽ vọt lên hoặc tụt xuống.

Khi giá vượt ra ngoài đường biên thì phải áp dụng quy tắc 3% để xác nhận xu thế tăng hoặc giảm giá. Nếu giá tăng vượt lên trên thì phải kèm theo việc gia tăng khối lượng giao dịch mới có thể xác nhận xu thế mới. Nếu giá tụt xuống dưới đường biên thì không cần có xác nhận của khối lượng giao dịch.

j. Phân phối cổ phiếu theo kế hoạch định sẵn

Chủ sở hữu có thể có kế hoạch muốn bán ra hết phân phối cổ phiếu mình nắm giữ theo một giá dự kiến. Nếu nhu cầu vẫn còn duy trì thì chủ sở hữu có thể bán với giá 40 để thu tiền mặt. Nếu cầu vẫn tăng lên thì cung có thể đạt tới giá 40 và giá tiếp tục tăng. Những người đã mua cổ phiếu với giá 40 cho rằng mình đã đánh giá đúng tình hình và do đó sẽ không bán ra nếu chưa có cơ hội thu lợi nhuận.

Đối với tam giác đi lên thì cầu vẫn tiếp tục tăng. Số cung cổ phiếu được mua hết dẫn đến việc vượt ra khỏi đường biên trên. Nếu cầu bắt đầu chững lại trước khi giá vượt ra khỏi đường biên trên đường cung thì giá có thể vượt ra khỏi đỉnh tam giác, và khi đó người phân tích phải phân loại lại định dạng đồ thị. 

Trường hợp này là hạn hữu, vì trong nhiều trường hợp của tam giác đi lên thì nhóm người dự kiến bán tại đỉnh tiếp xúc với đường biên trên là đường cung phải tin rằng mức giá này là đủ cao và có thể đạt được.

Tam giác đi xuống có đường biên dưới là đường cầu song song với trục hoành và đường biên trên đi xuống dốc là đường cung. Việc hình thành tam giác đi xuống cho thấy có một nhóm người muốn mua vào một khối lượng lớn cổ phiếu của công ty theo một giá thấp nào đó đường cầu. Các lệnh của họ đặt tại mức giá này. Nếu các giai đoạn tăng già sau đó do việc mua của họ tạo ra gây nên số cung mới của cổ phiếu với mức giá ngày càng thấp hơn do đó tạo nên tam giác đi xuống, thì các lệnh mua đều được đáp ứng và giá sẽ giảm. Việc giá giảm đi qua đường biên phía dưới mà nhiều người khác nắm giữ cổ phiếu coi là mức hỗ trợ trong một thời gian dài thường làm lung lay lòng tin của họ, là những người trước đó chưa có dự kiến bán cổ phiếu. Việc họ chào bán cổ phiếu sẽ làm gia tăng việc giảm giá. 

k. Định dạng hình bình hành

Định dạng hình bình hành gồm một loạt các dao động nhỏ chệch hướng của giá, được gọi là vùng giao dịch. Vùng này bị giới hạn trong hai đường biên song song. Đỉnh đầu - vai đặc trưng cho sự đấu tranh giữa người bán mạnh và người mua yếu. Hình bình hành được đặc trưng bởi mâu thuẫn giữa hai nhóm người có cùng sức mạnh như nhau - giữa người chủ sở hữu cổ phiếu muốn bán ra hết cổ phiếu theo một giá nào đó và những người mua muốn tích tụ cổ phiếu tại mức giá ở đường biên phía dưới. Họ chơi ván bài với nhau cho đến khi một bên mất hết sức mạnh hoặc thay đổi chiến lược và phía kia được dịp tiến qua đường biên. Không ai có thể kết luận được bên nào sẽ thắng thế cho đến khi kết cục xảy ra.



l. Gián đoạn

Gián đoạn được thể hiện bằng vùng giá cả mà tại đó không có việc chuyển giao cổ phiếu

Gián đoạn trên đồ thị theo ngày xuất hiện khi giá cổ phiếu thấp nhất của ngày hôm nay cao hơn giá cao nhất của ngày hôm trước. 

Giả sử cổ phiếu tăng ở mức giá 20 đến 21, 22, 23, 24 và đạt mức cao nhất 25 trong ngày. Sáng hôm sau giá mở cửa là 26 và giá tiếp tục tăng. Vậy ta có gián đoạn với chênh lệch 1 điểm giữa 25 và 26. Giá tiếp tục tăng đến 28, sau đó chững lại và tiếp sang giai đoạn phản ứng giảm xuống 27, 26, và 25. Như vậy giá đã đi qua vùng gián đoạn 25 - 26 và người ta gọi là đã đóng gián đoạn. 

Nếu không đóng được gián đoạn trong giai đoạn phản ứng của xu thế cấp ba, thì có khả năng sẽ đóng tại giai đoạn phản ứng cấp hai. 

Gián đoạn thường xảy ra trong vùng tam giác hoặc hình bình hành. Việc xuất hiện gián đoạn cho phép khẳng định rằng quá trình định dạng đang tiến triển. Ví dụ, nếu giá tăng từ 10 lên 20, sau đó giảm xuống 17, rồi tăng lên 20 và xuất hiện gián đoạn ở đó thì có thể giả thuyết rằng một định dạng nào đó đang tiến triển giữa 17 và 20. Việc nhận biết này sẽ giúp cho người giao dịch thu lợi nhuận trong phương cách giao dịch ngắn hạn. 

Thường thì gián đoạn xuất hiện trong quá trình giá cổ phiếu đang ở giai đoạn điều chỉnh. Vì vậy, việc xuất hiện gián đoạn tại vùng tam giác hoặc hình bình hành cho phép kết luận rằng diễn biến giá đang trong quá trình điều chỉnh chứ không phải là đảo chiều. 



Gián đoạn là vùng giá bị ngắt quãng xuất hiện trong vùng giao dịch hoặc ở trong vùng của các định dạng. Nó xuất hiện nhiều tại định dạng tam giác và định dạng hình bình hành. Gián đoạn này thường bị đóng trong vài ngày. 

Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
ke-toan-tai-chinh-thue -> GIẢI ĐỀ kiểm tra: KẾ toán thưƠng mạI ĐỀ SỐ 1: (đvt: 000đ) ok
ke-toan-tai-chinh-thue -> TÀi liệU 138 câu trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế (Kèm lời giải) MỤc lụC
ke-toan-tai-chinh-thue -> SƠ ĐỒ ĐỊnh khoản kế toán sơ ĐỒ KẾ toán sản xuất-giá thành sản phẩM
ke-toan-tai-chinh-thue -> A, b, c, d và đánh dấu X vào bảng trả lời Câu 1
ke-toan-tai-chinh-thue -> TRƯỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Câu hỏi lý thuyết và vấn đáp môn tín dụng ngân hàng

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương