Giải thích thuật ngữ: Chứng khoán? Môi giới? Đầu tư?


Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ



tải về 2.23 Mb.
trang25/32
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.23 Mb.
#22418
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   32

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ

Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng. Để đạt được mục đích này, bạn có thể sử dụng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động thu nhập trước thuế và lãi- EBIT để trả lãi của một công ty. Hệ số này cho biết một công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó đến mức nào. Rõ ràng, hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ của mình càng lớn. 

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = EBIT/Chi phí trả lãi hàng năm 

Ví dù: Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ

Nếu EBIT là 8.000.000 USD và chi phí tiền nợ lãi hàng năm là 3.000.000 USD thì: 

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = 8.000.000 USD/ 3.000.000 USD = 2,67 

Nói cách khác, thu nhập cao gấp 2,7 lần chi phí trả lãi. 

Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế EBIT không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các công ty cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một công ty cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình. 

Chỉ riêng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi. 

Hệ số trang trải chung

Để giải quyết vấn đề có liên quan đến hệ số thu nhập trả lãi định kỳ, có thể tính toán hệ số trang trải chung: 



Hệ số trang trải chung = A/B

A=  Các nguồn thu tiền mặt

B= Chi phí tiền thuê + Chi phí trả lãi + tiền trả nợ/1-t + Cổ tức ưu đãi/1-t

t: là số năm tính toán 

Tất cả chi phí trong mẫu số của hệ số này là cố định và đều phải được cân nhắc. Rõ ràng, một công ty và các nhà đầu tư của công ty muốn có hệ số trang trải chung cao nhất, nhưng điều này phụ thuộc một phần vào khả năng sinh lãi của công ty. 

Khi các hệ số nợ lớn quá mức, công ty có thể nhận thấy chi phí vốn của mình tăng lên. Giá trị các cổ phiếu của công ty cũng có thể giảm xuống tương ứng với mức độ rủi ro của công ty tăng lên. Do đó, các nhà quản lý tài chính phải thận trọng để tránh tình trạng nợ trầm trọng trong cơ cấu vốn của mình. Các nguồn dữ liệu quan trọng của ngành có thể tìm thấy trong các báo cáo tài chính hàng quý từ Uỷ ban Chứng khoán về các ngành sản xuất, bán lẻ, khai thác mỏ. Bạn cũng có thể tham chiếu các báo cáo của các tổ chức định mức tín nhiệm để có các số liệu tổng hợp tương tự.



BÁO CÁO TÀI CHÍNH - phần 6: Các hệ số về khả năng sinh lời

Các nhà đầu tư, các cổ đông và các nhà quản lý tài chính đặc biệt chú ý tới khả năng sinh lãi của các công ty. Việc phân tích lợi nhuận có thể bắt đầu bằng việc nghiên cứu cách thức một công ty sử dụng cơ cấu vốn. Các nhà quản lý giỏi sử dụng có hiệu quả tài sản của mình. Thông qua việc tăng hiệu quả sản xuất, các công ty có thể giảm hoặc kiểm soát được các chi phí. Tỷ lệ lợi nhuận do bất kỳ một công ty nào đạt được là quan trọng nếu các nhà quản lý của công ty đó mong muốn thu hút vốn và thực hiện việc tài trợ thành công cho sự phát triển của công ty. 

Nếu tỷ lệ lợi nhuận của một công ty tụt xuống dưới mức có thể chấp nhận được, thì P/E giá trên thu nhập và giá trị các cổ phiếu của công ty sẽ giảm xuống - điều đó giải thích tại sao việc đánh giá khả năng sinh lời lại đặc biệt quan trọng đối với một công ty. 

Hệ số tổng lợi nhuận

Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng nguyên liệu và lao động trong quy trình sản xuất của ban quản lý một công ty. 

Hệ số tổng lợi nhuận = Doanh số - Trị giá hàng đã bán tính theo giá mua/ Doanh số bán 

Ví dụ: Hệ số tổng lợi nhuận

Nếu một công ty có doanh số bán là 1.000.000 USD và trị giá hàng bán tính theo giá mua lên tới 600.000 USD, thì hệ số tổng lợi nhuận của công ty sẽ là: 

Hệ số tổng lợi nhuận = $1.000.000 - $600.000/ $1.000.000 = 40% 

Khi chi phí lao động và chi phí nguyên liệu tăng nhanh, hệ số tổng lợi nhuận chắc chắn sẽ giảm xuống, trừ khi công ty có thể chuyển các chi phí này cho khách hàng của mình dưới hình thức nâng giá bán sản phẩm. Một cách để tìm xem các chi phí này có quá cao không là so sánh hệ số tổng lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty tương đồng. Nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần phải thực hiện một biện pháp nào đó để có được sự kiểm soát tốt hơn đối với chi phí lao động và nguyên liệu. 



Hệ số lợi nhuận hoạt động

Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết ban quản lý của một công ty đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của công ty. 

Mức lãi hoạt động = EBIT/ Doanh thu 

Tử số của hệ số này là thu nhập trước thuế và lãi hay chính là thu nhập tính được sau khi lấy doanh thu trừ trị giá hàng đã bán tính theo giá mua và các chi phí hoạt động EBIT. 



Ví dụ: Hệ số lợi nhuận hoạt động

Nếu EBIT lên tới 200.000 USD trong khi doanh thu là 1.000.000 USD, thì mức lãi hoạt động là: 

Hệ số lợi nhuận hoạt động = 200.000 USD/ 1.000.000 = 20%. 

Hệ số này là một thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một Đô la doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu EBIT. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem công ty hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn. 



Hệ số lợi nhuận ròng

Hệ số lợi nhuận ròng là hệ số lợi nhuận từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác, đây là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh số bán. 

Mức lãi ròng = Lợi nhuận ròng/ Doanh số 

Ví dụ: Hệ số lợi nhuận ròng

Nếu lợi nhuận sau thuế của một công ty là 100.000 USD và doanh thu của nó là 1.000.000 USD thì: 

Hệ số lợi nhuận ròng = 100.000 USD/ 1.000.000 = 10% 

Một số công ty có mức lợi nhuận ròng hơn 20%, và một số khác có chỉ đạt khoảng từ 3% đến 5%. Hệ số lợi nhuận ròng giữa các ngành khác nhau là khác nhau. Thông thường, các công ty được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận ròng tương đối cao hơn vì các công ty này quản lý các nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một công ty sẽ ở vào tình trạng thuận lợi nếu có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và, nếu có thể, có mức lợi nhuận liên tục tăng. Ngoài ra, một công ty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả - ở bất kỳ doanh số nào - thì mức lợi nhuận ròng của nó càng cao 



Hệ số thu nhập trên cổ phần

Hệ số thu nhập trên cổ phần ROE là thước đo tỷ suất lợi nhuận của các cổ đông. Nhà phân tích chứng khoán, cũng như các cổ đông, đặc biệt quan tâm đến hệ số này. 

Nói chung, hệ số thu nhập trên cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn. Hệ số này là một cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi so sánh với hệ số thu nhập trên cổ phần của các cổ phiếu khác. Hệ số này có thể được tính như sau: 

ROE = Lợi nhuận ròng sau thuế/ Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình 



Hệ số thu nhập trên đầu tư ROI 

Hệ số thu nhập trên đầu tư ROI được công ty Du Pont phát triển cho mục đích sử dụng riêng, nhưng ngày nay nó được rất nhiều công ty lớn sử dụng như là một cách thức tiện lợi để xác định tổng thể các ảnh hưởng của các biên lợi nhuận doanh thu tổng tài sản. 

ROI       = Thu nhập ròng/ Doanh số bán x Doanh số bán/ Tổng tài sản

= Thu nhập ròng/ Tổng tài sản 

Mục đích của công thức này là so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty, và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập và ROI sẽ cao, và nếu ngược lại, thu nhập và ROI sẽ thấp.

TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC

I. Hệ số khả năng thanh toán 

1/ Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động / Tổng nợ ngắn hạn 

2/ Hệ Số thử A Xít = Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho /Tổng nợ ngắn hạn 

3/ Thanh toán nhanh = Tiền + chứng khoán có thể bán trên thị trường /Tổng nợ ngắn hạn 

4/ Lưu chuyển tiền tệ = lợi nhuận ròng hoặc lỗ + khấu hao hàng năm 

II. Hệ số thanh khoản vốn 

1/ Hệ số trái phiếu = Mệnh giá của các trái phiếu / Tổng số vốn dài hạn 

2/ Tỷ lệ cổ phiếu ưu đãi = Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi / Tổng số vốn dài hạn 

3/ Hệ số cổ phiếu thường =

Mệnh giá của cổ phiếu thường + Thặng dư vốn + Thu nhập giữ lại / Tổng số vốn dài hạn

4/ Tỷ lệ nợ so với vốn cổ phần =

Các trái phiếu + Cổ phiếu ưu đãi / Mệnh giá của cổ phiếu thường + Số dư vốn + Thu nhập để lại 

III. Các hệ số trang trải 

1/ Hệ số thanh toán lãi trái phiếu =

Lợi nhuận trước khi trả lãi và thuế EBIT / Chi phí tiền lãi trái phiếu hàng năm 

2/ Hệ số thanh toán cổ tức ưu đãi = Lợi nhuận ròng / Cổ tức ưu đãi 



IV. Khả năng lợi nhuận 

1/ Hệ số lợi nhuận = Thu nhập hoạt động / Doanh số thực 

2/ Hệ số lợi nhuận ròng = Thu nhập thuần tuý / Doanh số thực 

3/ Hệ số hoàn vốn cổ phiếu thường =

Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi / Mệnh giá cổ phiếu thường + Số dư vốn + Thu nhập để lại

V. Sử dụng tài sản 

1/ Tỷ lệ luân chuyển hàng hoá = Chi phí của hàng bán ra / Hàng tồn kho 

2/ Giá sổ sách của mỗi cổ phiếu thường =

Tổng tài sản - tài sản vô hình - tổng số nợ - cổ phiếu ưu đãi / Số cổ phiếu thường 



VI. Đánh giá thu nhập 

1/ EPS = Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi / Số lượng cổ phiếu 

2/ Hệ số giá thu nhập P/E = Giá thị trường / Thu nhập của mỗi cổ phiếu 

3/ Hệ số chi trả cổ tức =

Cổ tức được chi trả cho các cổ phiếu thường hàng năm / Thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS 

4/ Lợi tức hiện thời = Cổ tức hàng năm của mỗi cổ phiếu thường / Giá thị trường hiện thời



Một tác phẩm lai ghép

Ngân hàng Thế giới WB tại Việt Nam đã đưa ra những nhận xét khá bất ngờ dựa trên một cuộc điều tra gần đây về các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. 

Một trong các câu hỏi của cuộc điều tra là giám đốc doanh nghiệp cổ phần có cho rằng các vấn đề trong doanh nghiệp của mình được giải quyết giống các doanh nghiệp nhà nước hay giống doanh nghiệp tư nhân? Câu trả lời nằm ở lưng chừng, hơi nghiêng về phía doanh nghiệp nhà nước. Có thể người ta sẽ nghĩ mức độ "hơi nghiêng" này phụ thuộc vào tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ trong doanh nghiệp. Nhưng so sánh giữa các doanh nghiệp nhà nước nắm phần lớn cổ phần và doanh nghiệp không có cổ phần nhà nước thì sự khác biệt rất nhỏ. 

Báo cáo của WB viết: "Các doanh nghiệp cổ phần rõ ràng là một tác phẩm lai ghép. Nhưng chúng mang những điểm tốt nhất của cả hai bên doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, hay nhược điểm của cả hai, hay mỗi thứ một ít?". Những câu trả lời qua cuộc điều tra đã hé lộ phần nào bức tranh lai ghép này. 

Liên quan đến vấn đề lao động, các công ty cổ phần giống doanh nghiệp nhà nước. Nhưng khi đụng đến chuyện tín dụng, đầu tư và đấu thầu các hợp đồng nhà nước, họ lại giống doanh nghiệp tư nhân. 

Câu hỏi thứ hai là các công ty cổ phần gặp khó khăn hay thuận lợi và ở mức độ nào khi làm việc với các tổ chức và định chế nhà nước. Con số các câu trả lời "thuận lợi" và "khó khăn" gần như ngang nhau. Có lẽ công ty được cổ phần hoá đã có nhiều năm quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền khi còn ở vị trí là doanh nghiệp nhà nước nên thấy thuận lợi hơn so với doanh nghiệp tư nhân. 

Bốn nhóm cơ quan nhà nước mà các công ty cổ phần trả lời là làm việc thuận lợi nhất là nhân viên thuế, quan chức địa phương, ngân hàng quốc doanh và quan chức thuộc tổ chức Đảng. 

Cơ quan đầu tiên mà các giám đốc cho là khó làm việc nhất là cảnh sát giao thông. Bản báo cáo của WB không giải thích lý do. Sau đó là các cơ quan quản lý đất đai. Chỉ có 31,15% doanh nghiệp được hỏi có quyền sử dụng đất chính thức, 39,34% sử dụng đất mà không có quyền sử dụng rõ ràng, 27,87% thuê đất và 1,64% không có đất. 

Một điều đáng ngạc nhiên là "sự linh hoạt trong lựa chọn nhà quản lý” lại được các giám đốc xếp vào loại khó khăn nhất trong các vấn đề liên quan đến lao động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Điều này tạo ra thắc mắc về vai trò của đại diện nhà nước trong quản trị doanh nghiệp. Thông qua các cuộc phỏng vấn, WB nhận xét nhiều doanh nghiệp không tuân theo Luật Doanh nghiệp và quy định của công ty, đặc biệt liên quan đến vai trò của hội đồng quản trị và giám đốc. Nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hoá vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhà nước, chi thay đổi một số chức danh một cách hình thức. Ví dụ như cựu giám đốc thì thành chủ tịch hội đồng quản trị, còn cựu phó giám đốc thì thành giám đốc,... Những doanh nghiệp này vẫn tiếp tục theo lối nghĩ và làm cũ. 

Nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục áp dụng các quy định của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là những chính sách nhân sự như bảo hiểm xã hội, tăng lương... Quyền và nghĩa vụ của cổ đông không được hiểu đầy đủ. Ví dụ như cổ đông cố gắng gây ảnh hướng trực tiếp đến quyết định của giám đốc, thay vì đi qua hội đồng quản trị. Một số giám đốc cho rằng nên cho phép các cổ đông bên ngoài có cổ phần lớn hơn để có động cơ thúc đẩy doanh nghiệp. Một số khác thì than thờ rằng những cổ đông bên ngoài đã mua cổ phần của công nhân một cách bất hợp pháp và rất khó làm việc với những người này. 

Một câu hỏi rất quan trọng nữa là Nhà nước thực hiện vai trò cổ đông như thế nào. Ở một số doanh nghiệp, nhiều đại diện nhà nước được các cổ đông cử vào hội đồng quản trị, làm tăng thêm vai trò quản trị của Nhà nước. Các giám đốc kêu ca về việc này, trong khi ở nước khác nó phải được coi là quyền tự nhiên của cổ đông. 

Nên làm gì để giúp các doanh nghiệp sau cổ phần hoá? Bản báo cáo trả lời: "Chẳng làm gì cả”. Nếu có vài doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để tham gia trò chơi này thì đó là vấn đề của họ. Bản báo cáo viết: "Đây không phải là vấn đề mà Chính phủ nên lo lắng trong vô vàn những vấn đề cấp thiết hơn của đất nước. Doanh nghiệp cổ phần hoá được cho quyền tự trị và họ nên bỏ thói quen dựa dẫm vào Chính phủ để giải quyết vấn đề của mình".



Lời các nhà thông thái

Giới đầu tư ở Wall Street họ kính trọng ai? Những tên tuổi được nhắc đến nhiều nhất là Buffett, Bogle, Bernstein, Templeton, Brinson, LeBaron, và Neff, bởi Buffett là nhà đầu tư tỷ phú huyền thoại, Boogle là người thành lập và cổ xuý không mệt mỏi cho Quỹ đầu tư theo chỉ số đầu tiên trên thế giới, Sir John Templeton, người tiên phong thành công nhất trong đầu tư quốc tế và các vị khác nêu trên cũng là những nhà đầu tư, quản lý hay học giả xuất sắc... Tất cả đều nhận được Giải thưởng chuyên môn xuất sắc của Hiệp hội Nghiên cứu và đầu tư AIMR Hoa Kỳ. Lần đầu tiên những “cây đại thụ” này đã ngồi cùng nhau quanh một hội thảo do AIMR tổ chức để chia sẻ hơn... 300 tuổi kinh nghiệm tập thể. Sau đây là trích dịch:

Xin hãy nêu một, hai kinh nghiệm dù xấu hay tốt đã đem lại cho quý vị trong vai trò nhà đầu tư những bài học quý giá nhất? 

Templeton: Với tôi nó khởi đầu từ những tháng ngày “cày” cật lực tại Đại học Yale khi tự khám phá ra mình có thể kiếm được tiền từ việc chơi bài khá hơn từ những việc làm khác. Tôi chơi bài với các cậu quý tử con nhà giàu, mà chủ yếu chúng chơi để mua vui trong khi mình chơi để thắng. Tôi lắng nghe và học xem gia đình họ đang đầu tư cái gì và không ai trong số họ đầu tư ngoài biên giới một quốc gia. Điều đó xem như không có tầm nhìn dài hạn. Từ đó, khi đang học năm thứ hai tôi quyết định sẽ dồn tâm huyết trở thành nhà tư vấn cho những ai đầu tư khắp thế giới.

Buffett: Những bài học quý giá nhất tôi học từ Ben Graham khi đọc cuốn The Intelligent Investor lúc 19 tuổi. Ngay từ năm 7 tuổi, tôi đã thích chứng khoán. Tôi đã tự tính những chỉ số trung bình, đã đọc hầu hết mọi cuốn sách về đầu tư trong thư viện. Điều đó thật là thích thú nhưng cũng chưa đi tới đâu cả.
Tôi đã nghiệm ra 3 ý tưởng trong cuốn sách của Ben và đã trở thành hòn đá tảng cho mọi thứ tôi đã làm. Đó là xem chứng khoán như một phần của doanh nghiệp hơn là một thứ tài sản bình thường có giá lên xuống mỗi ngày. Tiếp theo, tôi khắc cốt ghi xương một điều có ý nghĩa sống còn là phải có một quan điểm đúng về sự dao động thường xuyên của thị trường. Ba là, biên độ an toàn về giá margin of safety khi mua cổ phiếu. 

Neff: Khoản đầu tư kém nhất mà tôi thực hiện là vào Công ty U.S Industries. Nó là một tổ hợp công nghiệp lớn, giá thấp, hoạt động phân tán trên 8 đến 10 ngành công nghiệp khác nhau, nhưng lại chưa bao giờ thực sự chiếm vị trí áp đảo trong những ngành đó. Cuối cùng tôi đã lỗ đến 50%. Từ đó tôi luôn để mắt tìm kiếm những công ty chiếm vị trí áp đảo trong từng ngành.

Bernstein: Năm 1958, lợi suất của cổ phiếu thấp hơn cả lợi suất trái phiếu, điều chưa từng xảy ra trước đây. Lúc đó có hai người bạn đứng tuổi đã từng nếm trải đại khủng hoảng năm 1930 đoán chắc rằng, đây là một sự bất thường mà chỉ trong một thời gian ngắn thị trường sẽ phải tự điều chỉnh. Nghĩa là lợi suất từ cổ phiếu luôn luôn phải cao hơn lợi suất trái phiếu. 
Phải mất một thời gian chúng tôi mới nghiệm ra rằng, nếu cuộc đại khủng hoảng không xảy ra thì nhất định phải có tình trạng tăng trưởng. Quả thật, từ 1958 từ “tăng trưởng” bắt đầu đi vào từ điển và mọi người lấy lại niềm tin vào chứng khoán. Đó thật là thời khắc tuyệt vời và nó dạy tôi rằng, mọi việc đều có thể xảy ra. Bánh luôn có sẵn trên bàn chờ người biết cách chộp lấy. 
Hãy cho một lời khuyên quan trọng nhất, giả sử như quý vị đang tư vấn cho một chuyên viên đầu tư độ 25 hay 30 tuổi làm thế nào để thành công trong nghề nghiệp? 

Templeton: Tôi có lời khuyên là hãy khiêm tốn. Có một đầu óc cởi mở và đừng bao giờ tự kiêu.

Neff: Lời khuyên của tôi là phát triển một triết lý đầu tư thật hiệu quả và gắn chặt với nó.

Buffett: Hãy thực tế khi xác định đâu là lĩnh vực mình thông thạo. Cố gắng định ra cái gì ta có thể hiểu biết đến nơi đến chốn, dừng lại ở đó, quên hết mọi thứ khác đi. Ý tôi là phải quyết định ngành nào bạn đủ hiểu biết để đánh giá và ngành nào bạn không biết đủ để lượng định. Các bạn không thể chờ đợi ai đó suy nghĩ giùm mình. Bạn phải thực sự hiểu rõ những doanh nghiệp mình đã mua qua việc sở hữu các cổ phiếu. Ngoài ra, đừng quên là bất cứ cái gì nhân zero cũng thành zero. Dù bạn có thắng nhiều nhưng nếu vay mượn quá mức hoặc làm điều gì đó mà khả năng thắng cuộc là zero thì sẽ mất tất cả. 

Bogle: Đầu tiên, thừa nhận trên thực tế có số ít nhà đầu tư có thể đánh bại thị trường trong dài hạn. Thứ hai, xem mình như đại diện của khách hàng, không phải là người bán hàng thuần tuý. Thứ ba, chú trọng đầu tư dài hạn, không phải đầu cơ ngắn hạn – thà tập trung vào giá trị nội tại của một công ty thực vẫn hơn tìm kiếm “giờ tốt” của giá cổ phiếu. Nếu các bạn làm đúng 3 điều trên thì sẽ có cơ hội nổi lên giữa những người thắng cuộc.

Brinson: Lời khuyên tốt nhất tôi có thể trao bất cứ ai là phát triển kỹ năng cần thiết, ứng dụng trong công việc, mài giũa nó và đừng hùa theo đám đông.

Lebaron: Những nhà đầu tư giỏi nhất đầu tư theo suy nghĩ riêng của họ. Bạn sẽ khám phá ra rằng, cách đầu tư của họ là phù hợp chặt chẽ với tính cách, tri thức và phong cách làm việc riêng. Nó không thể là kiểu đầu tư của người khác, nó của chính họ và bắt rễ sâu trong họ.

Phân tích kỹ thuật: Giới thiệu chung về Phân tích kỹ thuật

Từ ngữ phân tích kỹ thuật trong lĩnh vực thị trường chứng khoán có một nghĩa hoàn toàn khác với ngôn ngữ thông dụng. Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu các hành động hành vi của bản thân thị trường, khác với việc phân tích hàng hoá trên thị trường. Phân tích kỹ thuật là khoa học ghi chép biểu đồ dưới dạng đồ thị các giao dịch cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu trong quá khứ và từ đó vẽ ra được bức tranh về xu thế trong tương lai. 

Đồ thị là công cụ của nhà phân tích kỹ thuật. Đồ thị có thể biểu thị bất kỳ sự việc gì xảy ra trên thị trường hoặc các chỉ số tính ra từ các đại lượng đó. Đồ thị có thể theo đơn vị tháng, đơn vị tuần, ngày, giờ. Đồ thị có thể biểu thị đại lượng tỷ lệ giữa doanh thu trên giá chứng khoán, đại lượng giá trung bình của các cổ phiếu được mua bán nhiều nhất v.v... Nói cách khác là các chỉ số được tính ra từ các đại lượng thống kê về các giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Trên đồ thị người ta cố gắng tìm ra quy luật về các tín hiệu báo trước về sự thay đổi của xu thế giá. Trong thực tế chỉ cần có các đồ thị biên độ giá giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa và khối lượng giao dịch trong ngày. Đồ thị theo ngày sẽ được bổ sung bởi các đồ thị theo tuần, theo tháng. Cần chú ý rằng giá đóng cửa đặc biệt quan trọng, còn giá mở cửa chỉ có ý nghĩa cho việc mở đầu giá cho một ngày giao dịch. 

Người ta cho rằng việc tính ra giá trị nội tại của một cổ phiếu là không có ý nghĩa. Tất nhiên, các thống kê của phân tích cơ bản đã được phản ánh trong phương trình cung - cầu. Nhưng còn có nhiều nhân tố khác tác động lên cung - cầu. Giá thị trường không chỉ phản ánh các nhận định khác nhau về giá cả của những người phân tích, mà còn phản ánh tất cả các hy vọng, lo lắng, phỏng đoán và trạng thái tâm lý của hàng trăm nghìn người mua, người bán tiềm tàng, cũng như các nhu cầu và các nguồn lực tài chính của họ, tất cả các nhân tố mà thống kê chưa phản ánh được, nhưng lại được tổng hợp, cân nhắc và được phản ánh cuối cùng bằng một giá trị chính xác mà người mua và người bán gặp gỡ nhau và thực hiện giao dịch. Giá cả là điểm duy nhất họ quan tâm. 

Những nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các con số thống kê phân tích cơ bản là thuộc vào quá khứ, đã lạc hậu, vì thị trường không quan tâm đến quá khứ hoặc ngay cả hiện tại. Thị trường luôn nhìn vào phía trước, cố gắng xử thế với các diễn biến trong tương lai, cân nhắc, đánh giá và cân bằng lại tất cả các đánh giá, các phỏng đoán của hàng trăm nghìn các nhà đầu tư là những người nhìn vào tương lai từ các góc độ khác nhau và qua ống kính khác nhau. Nói tóm lại, giá hiện tại được xác lập trên thị trường đã kết hợp tất cả các thông tin cơ bản mà các nhà phân tích thống kê muốn tìm hiểu. 

Một sự thật hiển nhiên được công nhận là các giá cả biến thiên theo xu thế và rằng xu thế có chiều hướng tiếp tục cho đến khi có một cái gì đó xảy ra làm thay đổi sự cân bằng cung - cầu. Các thay đổi đó có thể nhận biết qua các hành vi của bản thân thị trường. Một số quy luật, hình dáng, mức độ có thể xuất hiện trên đồ thị và có một ý nghĩa nào đó và có thể sử dụng để phân tích diễn biến trong tương lai. Nhưng chúng cũng không phải là chân lý tuyệt đối không hề có sai sót. 

Nhà phân tích kỹ thuật thậm chí có thể phân tích đồ thị mà không cần biết đó là cổ phiếu gì, với điều kiện các thông tin về giao dịch là đúng và bao quát một thời gian đủ dài để họ có thể nghiên cứu các hành vi của thị trường. Họ có thể mua bán một loại chứng khoán mà không cần biết về công ty, về ngành nghề, về sản phẩm công ty cung cấp. Tuy vậy chỉ những chuyên gia phân tích có kinh nghiệm mới đủ khả năng thực hành các giao dịch loại chứng khoán này. 

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT-LÝ THUYẾT DOW 

Cơ sở của phân tích kỹ thuật là lý thuyết Dow. Bản thân Charler H. Dow, cha đẻ của lý thuyết Dow lúc khởi đầu không coi lý thuyết của mình là công cụ để dự báo thị trường cổ phiếu hoặc là công cụ hướng dẫn cho các nhà đầu tư, mà chỉ xem xét chúng như là một hàn thử biểu về xu thế chung của thị trường. William P.Hamilton, người kế nghiệp, đã biên soạn lại thành lý thuyết Dow hiện đại ngày nay. Thuật ngữ xu thế chung của thị trường được hiểu là chỉ số giá trung bình của một số cổ phiếu đại diện. 



Lý thuyết Dow đưa ra các tiền đề cơ bản sau:

Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
ke-toan-tai-chinh-thue -> GIẢI ĐỀ kiểm tra: KẾ toán thưƠng mạI ĐỀ SỐ 1: (đvt: 000đ) ok
ke-toan-tai-chinh-thue -> TÀi liệU 138 câu trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế (Kèm lời giải) MỤc lụC
ke-toan-tai-chinh-thue -> SƠ ĐỒ ĐỊnh khoản kế toán sơ ĐỒ KẾ toán sản xuất-giá thành sản phẩM
ke-toan-tai-chinh-thue -> A, b, c, d và đánh dấu X vào bảng trả lời Câu 1
ke-toan-tai-chinh-thue -> TRƯỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Câu hỏi lý thuyết và vấn đáp môn tín dụng ngân hàng

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương