Giải thích thuật ngữ: Chứng khoán? Môi giới? Đầu tư?



tải về 2.23 Mb.
trang23/32
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.23 Mb.
#22418
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   32

Song hành thị trường 

Đôi khi cùng một chứng khoán nhưng được giao dịch tại hai thị trường trên hai sàn giao dịch khác nhau. Điều này cho khả năng rằng chứng khoán giao dịch trên hai thị trường cùng thời điểm có thể sẽ có hai giá khác nhau. Khi điều đó xảy ra thật và các arbitrageur “đánh hơi" được, họ sẽ mua vào nơi thị trường có giá rẻ hơn và bán ra tại một thị trường khác có giá cao hơn, loại hoạt động này được giới chuyên môn gọi là song hành thị trường market arbitrage. Hoạt động song hành thị trường kiếm lợi khá chắc chắn và cần thiết, vì nó cũng giúp điều hoà thị trường một cách nhanh chóng. 



Song hành chứng khoán chuyển đổi 

Giao dịch song hành cũng có khả năng được thực hiện đối với các loại chứng khoán tương đương đối với các công cụ huy động vốn có thể chuyển đổi, chẳng hạn các trái phiếu chuyển đổi và loại chứng khoán làm cơ sở cho việc chuyển đổi đó. Nếu điều kiện thị trường được tiên liệu đúng, một người theo chiến lược song hành có thể kết hợp việc đổi các trái phiếu ra cổ phần thường, đồng thời bán lượng cổ phần thường đó để kiếm lời từ chênh lệch. Hoạt động mua bán song hành chứng khoán chuyển đổi convertible security arbitrage yêu cầu người đầu tư có sự xét đoán tinh tế hơn kiểu song hành thị trường. 



Song hành mạo hiểm 

Giao dịch song hành mạo hiểm risk arbitrage có thể được xem là loại giao dịch hấp dẫn trong các diễn tiến thâu tóm doanh nghiệp take over đang diễn ra. Các arbitrageurs ra tay mua cổ phần của công ty đang bị săn bắt being acquired company và đồng thời bán non sell short cổ phần của công ty chủ động việc thâu tóm đó acquiring company. Người theo đuổi các giao dịch song hành kiểu này tin rằng việc sáp nhập công ty sẽ làm tăng giá cổ phần của công ty bị thâu tóm, đồng thời cổ phần của công ty chủ động việc thâu tóm - do đã ở mức cao trong quá trình diễn ra sự kiện đó - sẽ giảm lại sau khi việc sáp nhập thành hiện thực. Hoạt động mua bán song hành mạo hiểm là hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro. Tình huống rủi ro đáng ngại nhất là khi sự thu xếp sáp nhập không thành. Ta có thể nhớ lại trường hợp thua lỗ của công ty Long Term Capital Management LTCM hồi năm 1998, khi họ mua cổ phần của công ty Ciena giá 90USD do nghĩ rằng Ciena sẽ được sáp nhập vào Tellabs. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và ngay sau khi việc sáp nhập không thành, giá cổ phần của Ciena đã rớt bịch xuống chỉ còn 13USD! 

Một ví dụ, công ty A có thể đưa ra một đề xuất để thâu tóm công ty B, bằng cách trao đổi một cổ phần của công ty A bằng hai cổ phần công ty B. Nếu cổ phần của công ty A đang giao dịch với giá 200.000đ và cổ phần của công ty B giao dịch với giá 95.000đ, người mua bán song hành mạo hiểm sẽ mua cổ phần của công ty B và sử dụng tài khoản bảo chứng để giao dịch bán non bán trước rồi mua trả lại sau một lượng cổ phần của công ty A bằng phân nửa lượng cổ phần của công ty B. Nếu đề xuất gồm thâu đó được chấp thuận, hai loại chứng khoán trong cuộc sẽ được trao đổi theo cơ sở một- lấy- hai, và nghiệp vụ mua bán song hành sẽ được lợi, vì giá cổ phần của công ty B sẽ nhích lên đồng thời với giá cổ phần công ty A nhích xuống. Nhưng rủi ro sẽ xảy ra khi việc thu xếp sáp nhập bất thành, vì lúc đó giá chứng khoán B chẳng những không tăng và chứng khoán A chẳng những không giảm mà sẽ diễn biến độc lập theo hướng thường là bất lợi, đi ngược với mong đợi của các arbitrageur. 

Song hành mạo hiểm còn được sử dụng phổ biến trong các hoạt động tổ chức lại công ty và các thương lượng mua lại tender offer. Phương thức mua bán này còn được gọi là song hành chứng khoán vốn equity arbitrage. 

Ở những nước có nền kinh tế thị trường với hạ tầng tài chính chuyên sâu và đa dạng, các hoạt động song hành diễn ra ở nhiều lĩnh vực, rất phức tạp và với quy mô lớn đôi khi chỉ có thể điều hành bằng lập trình điện toán. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm một số cách giao dịch khác dưới đây chuyên sâu hơn. 

Giao dịch khai thác chênh lệch 

Giao dịch khai thác chênh lệch basis trading hay relationship trading là hoạt động mua bán song hành trong đó một nhà đầu tư tham gia vào một vị thế mua long position đối với một loại chứng khoán và một vị thế bán short position đối với một chứng khoán tương tự, với tham vọng sẽ kiếm lợi từ sự thay đổi trong chênh lệch cơ bản basis giữa hai chứng khoán được sử dụng. Chẳng hạn, một người đầu tư có thể mua một hợp đồng tuỳ chọn mua call option kỳ hạn hiệu lực đến tháng Tư và cùng lúc bán một hợp đồng call của cùng loại chứng khoán cơ sở nhưng khác kỳ hạn hiệu lực không phải kỳ hạn tháng Tư hoặc khác giá chốt sẵn strike price – giá sắp đặt của thị trường. Nhà đầu tư ở trường hợp này mong đợi giá trị của hai vị thế thương vụ sẽ thay đổi trong thời gian chúng còn hiệu lực, theo cách sao cho khoản lợi cuối cùng sẽ phát sinh. Giao dịch khai thác chênh lệch được thực hiện khi mà nhà đầu tư cảm thấy rằng một chứng khoán đã được định giá quá cao, hay quá thấp, tương quan với giá của một chứng khoán khác. Do có điều này, phần lợi ở một phía giao dịch phải đủ lớn hơn để khử phần lỗ bên phía đối ứng trong cùng giao dịch đó. Phần chênh lệch dôi ra là lợi kiếm được. Giao dịch khai thác chênh lệch có thể dùng trong chỉ số, trong một tập nhóm chứng khoán group of securities hay cả trong các loại chứng khoán đơn lẻ. 

Một ví dụ, một nhà đầu tư sẽ quyết định chiến lược song hành như sau trong thị trường mua bán hợp đồng option tuỳ chọn: 

- Mua 1 hợp đồng call option chọn mua ở mức $30, kỳ hạn tháng Tư, phí mua $0,25 mua call là ta đã chốt giá mua hàng hoá $30 – nên nếu giá giảm, chỉ bị mất tiền phí mua.

- Bán 1 hợp đồng call option ở mức $25, kỳ hạn tháng Tư, thu phí từ người mua $3. bán call là do có dự đoán giá đứng yên hoặc giảm. Nếu giá đứng hoặc giảm, người bán lợi trọn phần phí nhận được, nếu tăng ít họ huề vốn, tăng nhiều sẽ bị lỗ. 

Trong các tình huống thực hành thương vụ trên đây, nếu giá đứng yên hoặc giảm dưới $25 vào cuối kỳ hạn tháng 4, người đầu tư sẽ lợi $2,75 nhận được $3 ở hợp đồng bán nhưng mất $0,25 ở hợp đồng mua trên mỗi đơn vị hàng hoá. Tuy nhiên, người đầu tư vẫn có thể bị lỗ trong khoản giá tăng từ $25~30. Ví dụ này giống như chiến lược "call spread" trong thị trường option. 



Giao dịch song hành chỉ số chứng khoán 

Chỉ số là giá trị tương đối của một biến số so với chính bản thân biến số đó vào các thời điểm khác nhau. Nhiều công cụ báo giá chứng khoán như nhóm Standard & Poor’s S&P và nhóm New York Stock Exchange NYSE chẳng hạn được xây dựng thành những chỉ số tham khảo. Các chỉ số phải được xác định quy chiếu về một năm căn cứ gọi là base year, năm căn cứ đó được mặc định ở giá trị chỉ số gốc, thường là 100 cũng có khi là 10. Chiến lược song hành chỉ số được thực hiện bằng việc mua hay bán một tập hợp chứng khoán các loại đồng thời với việc tham gia vào một giao dịch bù trừ trong một hợp đồng tương lai futures hoặc hợp đồng tuỳ chọn options về chỉ số chứng khoán. Song hành chỉ số được thiết lập để lợi dụng sự khác biệt tạm thời về giá giữa chứng khoán cơ sở và các hợp đồng chỉ số futures hay options. Ví dụ một nhà quản lý tài chính công ty kiếm lợi cho cổ đông bằng cách họ sẽ bán một hợp đồng futures về chỉ số đã định giá cao và đồng thời mua vào chứng khoán cơ sở. 



Giao dịch lập trình Program Trading 

Là một hoạt động mua bán song hành trong đó các nhà kinh doanh chứng khoán tham gia vào vị thế mua hay bán trong một danh mục chứng khoán, đồng thời họ cũng tham gia vào một vị thế đối ứng đối với một hay nhiều hơn các hợp đồng tương lai dựa vào cùng danh mục kia. Mua bán lập trình được thực hiện để khai thác lợi thế về sự sai biệt giá thị trường giữa hai tập chứng khoán portfolio giống nhau về bản chất. Cả hai phía của giao dịch được đóng lại vào ngày hay gần ngày hợp đồng tương lai hết hạn, khi mà các giá trị của hai vị thế sẽ được cân bằng dựa trên nguyên tắc hồi qui. Do quy mô của các giao dịch theo cách này thường lớn và độ phức tạp của kỹ thuật được sử dụng cao, giao dịch Lập trình chủ yếu được thực hiện gần như độc quyền bởi các tổ chức lớn. 

Giao dịch lập trình cần phẩm chất về nghiệp vụ rất cao và các điều kiện kỹ thuật thông tin vừa nhanh vừa chính xác để phục vụ kịp thời một quá trình theo dõi chi li và phức tạp về giá cả… được các nhà quản lý danh mục chứng khoán lớn sử dụng trên cơ sở của một kết hợp bù trừ theo các hợp đồng trong thị trường tương lai. Do yêu cầu như vậy, khả năng theo đuổi chiến lược này nhằm đem lại một thu nhập phi rủi ro, phần lớn tuỳ thuộc vào mức độ hội nhập các chương trình điện toán với các giao dịch liên quan tới một trong những sản phẩm mới trong thị trường tài chính và chứng khoán, đó là các hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán index futures. Hoạt động này tương tự song hành chỉ số, nhưng khác về quy mô. 

Các chương trình điện toán có năng lực xử lý cao sẽ xác định được điểm mà ở đó giá trị của một danh mục chứng khoán – có chứng khoán cùng thứ với chứng khoán đang hình thành chỉ số thị trường liên quan - lệch khỏi giá trị của một hợp đồng tương lai dựa trên cùng chỉ số thị trường đang sử dụng. Nhờ vậy, giá trị của tất cả các cổ phiếu bao gồm trong chỉ số S&P100 chẳng hạn có thể được xác định hoặc là được đánh giá cao hơn, hoặc thấp hơn, tương quan với giá mà một hợp đồng futures về chỉ số đó đang bán. Như thế, những nhà kinh doanh sử dụng giao dịch lập trình một mặt đứng vào vị thế đối với các loại chứng khoán tạo lập nên chỉ số, mặt khác họ tham gia vào một vị thế bù trừ lại vị thế kia bằng một hợp đồng futures dựa trên chỉ số đó. 

Do bởi hai vị thế phải cùng có giá trị bằng nhau vào ngày mà hợp đồng futures hết hạn, nhà kinh doanh lập hình hưởng lợi nhờ sự chênh lệch về giá trị lúc vị thế đó được thiết lập. Sự khác biệt ban đầu càng lớn bao nhiêu, và thời gian chờ đợi cho đến khi các giá trị hồi quy lại càng ngắn bao nhiêu, thì khả năng kiếm lợi của giao dịch càng nhiều bấy nhiêu. Khả năng kiếm lợi của giao dịch phải được so sánh với lợi suất đầu tư rate of return khả dĩ có thể đạt đối với các phương thức đầu tư phi rủi ro khác - so sánh tương quan cơ hội để xác định hoạt động song hành đó có đạt mức lợi xứng đáng hay không. Cuộc chơi xem ra cũng khá công phu và cân não! 

Bởi vì hầu hết các vị thế giao dịch lập trình được đóng lại vào thời điểm gần ngày thanh lý các hợp đồng futures, lúc giá trị của  các chứng khoán cơ sở ngang bằng hay gần ngang bằng với giá trị của hợp đồng futures, sự mua bán dồn dập, sự biến động giá, và sự náo động trên các thị trường có thể xuất hiện vào các ngày gần hết hạn đó, và đó mới là triệu chứng bình thường. Những biến động lớn về giá liên quan đến các loại cổ phiếu nằm trong các chỉ số trung bình thường là Dow Jones Averages và S&P 500 rất thường xảy ra, đặc biệt vào các thời điểm cuối ngày thanh lý hợp đồng. 

Mặc dù đã từng có sự chỉ trích nặng về giao dịch lập trình là nguồn xung lực kích thích biến động trong các TTCK, nhiều nhà nghiên cứu và phân tích thị trường lại cho rằng giao dịch lập trình có mặt tác động tích cực của nó, theo cách nó làm cho các thị trường hiệu quả hơn. Giao dịch lập trình chỉ có thể được sử dụng có lợi khi giá cả trên thị trường diễn biến chệch choạc. Vì giao dịch lập trình liên quan đến những món tiền khổng lồ và các áp dụng tinh vi như đã trình bày, nó thường được thực hiện bởi một số rất ít các nhà kinh doanh đang nắm trong tay các khối tiền hùn vốn lớn. Việc thiết lập vị thế cùng lúc cho một trăm hay hơn các loại cổ phiếu khác nhau không phải là chuyện dễ ăn. Tuy nhiên, vì yêu cầu phòng vệ cho việc đầu tư những khoản tiền khổng lồ là một thực tế có tính thúc ép, nên các nhà kinh doanh lập trình luôn bị đòi hỏi phải tham gia vào các chiến lược có bản chất trừ khử rủi ro. Điều đó đến lượt đặt ra cho cộng đồng những nhà đầu tư còn lại mặc nhiên phải chia nhau phần rủi ro tăng lên trong một thị trường có biến động nhiều hơn. 

Trên đây là một số các giao dịch song hành từ rất đơn giản đến phức tạp. Thực ra giao dịch song hành được các nhà kinh doanh chứng khoán và các nhà quản lý danh mục, quản lý tài chính,…sử dụng rất đa dạng. Căn bản của vấn đề là sự khai thác khoảng chênh lệch xuất hiện vì bất cứ lý do gì và ở bất cứ điều kiện nào trong các thị trường, vốn luôn luôn hiện hữu bản chất "kém hiệu qủa”. Không đợi đến thị trường chứng khoán, một người huy động tiền trả lãi 5%, đồng thời cho vay lại khoản huy động đó với lãi suất 5,225% chẳng hạn, trong cùng một cấp độ môi trường khi đánh giá về rủi ro, thì người ấy đã làm cái công việc của chiến lược song hành rồi. 

Nhưng thứ gì cũng có mặt trái của nó. Vào năm 1986 Uỷ Ban Chứng Khoán và TTCK Hoa Kỳ SEC đã công bố trường hợp gian lận của Ivan F. Boesky, một trong những nhà kinh doanh song hành thành công, giàu có và nổi tiếng của Mỹ. Nhà kinh doanh chứng khoán chơi không "fair" này đã phải cúi đầu nhận tội đối với một cáo buộc của toà và phải nộp 100 triệu USD tiền phạt cho SEC do đã có hoạt động mua bán nội gián insider trading. Nguồn tin đã trưng ra các hoạt động mua bán lượng chứng khoán lớn có sự sử dụng các tin tức một cách bất minh trong các TTCK kéo theo sự sụt giá nặng nề các trái phiếu lãi suất cao junk bonds và các cổ phần công ty liên quan đến hoạt động thâu tóm takeover đang và có thể xảy ra lúc bấy giờ. Boesky cũng bị cấm suốt đời không được hoạt động trong ngành chứng khoán. Sự thanh lý hoạt động của Boesky với SEC rõ ràng đã chấm dứt sự nghiệp của một arbitrageur thành đạt, người từng sắm vai trò hạt nhân, có khi là công cụ trong nhiều hoạt động thâu tóm và mua đứt buyout xảy ra vào đầu và giữa những năm 1980 tại Mỹ. Suất trong thời gian đó, các arbitrageur được giới báo chí tài chính săn đón, vì giới này đã đưa những món tiền thật lớn để đầu tư vào mảng chứng khoán được xem là có nhân thân đặc biệt liên quan đến các công ty bị lên danh sách thâu tóm. Các nguồn tiền này được sử dụng vào các giao dịch mua bán cổ phần các doanh nghiệp được xem là có giá thấp. Một khi các giao dịch được các arbitrageur ra tay công khai, các nhà đầu tư khác, gồm cả các công ty có quan tâm mua lại các doanh nghiệp được định giá thấp, có vẻ như bị cuốn hút vào loại chứng khoán đang có ma lực đó. Kết quả là các arbitrageur thường có thể bán chứng khoán trong cuộc - nhưng với giá cao hơn nhiều - cho các công ty mục tiêu đang chòi đạp chống lại việc bị thâu tóm greenmail hoặc những công ty khác đang có ý đồ đi thâu tóm, cách nào họ cũng có lợi. Trong một số trường hợp, các arbitrageur đã liên tục mua cổ phần để thực sự nắm quyền kiểm soát những công ty đó. Việc thanh lý Boesky có hiệu lực tức thì và được ví như gáo nước lạnh dội vào một số hoạt động đầu cơ thâu tóm, từng là tác nhân chủ lực đã thao túng các TTCK lúc bấy giờ tại Mỹ. 

Trường hợp trên đây, và những sự uốn nắn khác, vừa có hiệu lực răn đe để duy trì trật tự hội nhập thị trường, vừa cảnh báo lên một lời kêu gọi cần có thêm các luật lệ bổ sung cho các TTCK. 

Qua tham khảo ta có thể thấy, về nguyên tắc, hoạt động mua bán song hành chỉ là một công cụ kinh doanh khá đơn giản. Tuy nhiên, công cụ này đã được phát triển rất cao trong lãnh vực thị trường tài chính thành một chiến lược. Nếu liên hệ qua các lĩnh vực kinh tế khác, giao dịch song hành hiện diện khá phổ biến trong cả hoạt động sản xuất lẫn kinh doanh. Lấy thực tế về hoạt động làm ăn hằng ngày thôi, ta thử liên hệ và tìm ra được bao nhiêu hoạt động song hành?

Báo cáo tài chính

Có nhiều cách để đánh giá hoạt động của một công ty. Một trong những cách đó là phân tích các báo cáo tài chính. Bạn có thể thực hiện công việc này theo ba cách: 

1. Nghiên cứu nội dung của bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập.

2. So sánh các nguồn vốn và việc sử dụng vốn của giai đoạn này với giai đoạn khác.

3. Đánh giá mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập bằng việc phân tích các hệ số. 

Mục tiêu cuối cùng của việc phân tích các báo cáo tài chính qua ba bước này sẽ giúp các nhà quản lý có được một kế hoạch đúng đắn. Bằng việc nghiên cứu bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, các nhà quản lý có thể đánh dấu những chỗ yếu kém trong hoạt động tài chính và thực hiện biện pháp khắc phục thích hợp. Qua việc phân tích các bản báo cáo này, những nhà quản lý có thể thiết lập cách thức phân bổ các khoản tiền và nguồn vốn có hiệu quả hơn. Họ cũng có thể quản lý định hướng hoạt động tương lai của công ty và giúp công ty tối đa hoá lợi nhuận. 



Bảng cân đối kế toán 

Là một bản báo cáo về tài sản và trách nhiệm tài chính, và vốn góp của các cổ đông tính đến một thời điểm nhất định. Bên trái của bảng cân đối kế toán là phần tài sản có, phần này liệt kê chi tiết các tài sản lưu động dưới hình thức tiền mặt và các tài sản khác hình thành nên vốn lưu động của công ty. Các tài sản cố định chủ yếu là các khoản đầu tư dài hạn, kể cả nhà xưởng và thiết bị. 

Bên phải của bảng cân đối kế toán là phần tài sản nợ và vốn cổ đông, phần này liệt kê các nghĩa vụ tài chính hiện thời, bao gồm cả các khoản phải trả, các chứng từ phải thanh toán và các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn khác. Sau đó là các khoản nợ dài hạn có thời hạn lớn hơn 1 năm. Phần này trong bảng cân đối kế toán cũng có thể bao gồm cả giá trị đã được vốn hoá của các khoản thuê tài chính. Sau khi bạn lấy phần tài sản có trừ đi phần tài sản nợ, giá trị còn lại là tài sản ròng hay vốn cổ đông. Các bộ phận cấu thành của giá trị ròng bao gồm giá trị mệnh giá của các cổ phiếu thường đang lưu hành, thặng dư vốn tự có, và thu nhập giữ lại tích luỹ từ phần lợi nhuận mà công ty thu được trước đó. Nếu công ty có bị thanh lý và tất cả các yêu cầu thanh toán của chủ nợ đã được đáp ứng, thì giá trị ròng là những gì còn lại để chia cho các cổ đông. 

Với tính chất là bản báo cáo về tài sản và các trách nhiệm tài chính của công ty, bảng cân đối kế toán cho phép các chủ đầu tư xem xét cơ cấu của các thành phần tài sản này và quyết định xem liệu việc phân bổ như thế đã hợp lý chưa. Bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi các khoản nợ hiện thời, bạn có thể xác định được khả năng thanh toán của công ty; và bằng cách so sánh lợi nhuận với tài sản đầu tư vào công ty, bạn có thể có được một nhận xét nào đó về hiệu quả sử dụng tài sản và sinh lời của công ty. 



Bảng 1. Bảng cân đối kế toán

ĐVT: USD

Tài sản có

 

Tài sản nợ và Vốn cổ đông

 

Tiền mặt

40.000

        Tài sản nợ

 

Các khoản phải trả

200.000

Chứng khoán có thể bán

50.000

Tài sản lưu động khác

20.000

Các khoản phải thu

320.000

       Tổng tài sản nợ ngắn hạn

220.000

Hàng dự trữ

250.000

Nợ dài hạn

440.000

     Tổng tài sản lưu động

660.000

         Vốn cổ đông

 

Cổ phiếu thường

350.000

Tài sản cố định ròng

550.000

Thu nhập giữ lại

200.000

Tổng tài sản có

1.210.000

Tổng số nợ và Vốn cổ đông

1.210.000

Báo cáo thu nhập 

Báo cáo thu nhập thể hiện các nguồn thu mà công ty tạo ra và các khoản chi phí mà công ty phải chi ra để sản xuất và tài trợ hoạt động của công ty. Một thí dụ đơn giản của báo cáo thu nhập thể hiện trong Bảng 1. Nó bắt đầu bằng việc báo cáo về doanh số có được từ tài sản và các khoản vay nợ trong bảng cân đối kế toán. Công ty phải gánh chịu những chi phí nhất định. Các chi phí này bao gồm chi phí hàng hoá bán kể cả nhân công và nguyên liệu để sản xuất sản phẩm để bán và các chi phí hoạt động khác, mà chủ yếu là khấu hao, chi phí bán hàng và chi phí hành chính. Ngoài ra, báo cáo thu nhập còn xem xét đến chi phí tài chính, như tiền trả lãi và thuế. Lấy thu nhập hoạt động trừ các khoản chi phí tài chính này ta được lợi nhuận ròng và thu nhập giữ lại. 

Với tính chất khái quát hoá, báo cáo thu nhập sau đó cung cấp một bức tranh về doanh thu, chi phí và khả năng sinh lãi của công ty trong một kỳ nhất định. 

Bảng 2. Báo cáo thu nhập điển hình cho một năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12 

Doanh số bán

20.000.000

         Trừ chi phí hàng hoá bán

               Khấu hao $500.000



16.000.000

Tổng lợi nhuận

4.000.000

             Trừ chi phí hoạt động

                     Chi phí khác $1.500.000



2.000.000

Lợi nhuận hoạt động

2.000.000

            Trừ tiền lãi ròng lãi suất 10%

44.000

Lợi nhuận trước thuế

1.956.000

            Trừ thuế thuế suất 40%

782.400

Lợi nhuận sau thuế thu nhập ròng – Net income

1.173.600

            Trừ cổ tức của cổ phiếu thường

588.000

Thu nhập giữ lại

588.000

Số cổ phần đang lưu hành

300.000

Thu nhập trên cổ phần = NI/Số cổ phiếu hay               1.173.600 / 300.000

3,91

Người ta thường chuyển thu nhập ròng thành thu nhập trên cổ phần EPS thu nhập ròng chia cho số cổ phần đang lưu hành vì con số này thông báo cho các cổ đông và các nhà đầu tư biết lợi nhuận của mỗi cổ phiếu là bao nhiêu và giúp thiết lập một cơ sở chung cho việc đánh giá hệ số giá trên thu nhập P/E và định giá cổ phiếu của một công ty này so với một công ty khác. 

Sử dụng các báo cáo tài chính

Một trong những giá trị sử dụng quan trọng của các báo cáo tài chính là xác định hiệu quả quản lý chi phí và khả năng sinh lời của một công ty. Điều này có thể thực hiện được bằng cách so sánh báo cáo thu nhập của một công ty nhất định với báo cáo thu nhập của ngành hay của một công ty làm ăn tốt nhất trong ngành. 

Các báo cáo thu nhập cũng có thể cho bạn biết lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng do thay đổi trong chi phí cố định như tiền lãi, khấu hao cũng như những chi phí cố định ảnh hưởng như thế nào. Các bảng tổng kết tài sản giúp các nhà quản lý của công ty xem liệu mức tài sản có và một tài sản nhất định nào đó có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Ta hãy lấy ví dụ về một công ty có mức hàng trong kho lớn hơn mức thông thường đối với một công ty cùng ngành. Điều này có thể chỉ ra rằng công ty có quá nhiều hàng dự trữ và đang phải chịu các chi phí bảo quản quá mức. Việc phân tích bảng tổng kết tài sản có thể cho thấy tài sản cố định ròng của công ty là quá cao so với mức doanh thu mà nó tạo ra. Điều này có nghĩa là công ty này sử dụng tài sản của mình không hiệu quả. Ngoài ra, công ty có thể phải gánh chịu quá nhiều nghĩa vụ tài chính và vì vậy dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán. 


Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
ke-toan-tai-chinh-thue -> GIẢI ĐỀ kiểm tra: KẾ toán thưƠng mạI ĐỀ SỐ 1: (đvt: 000đ) ok
ke-toan-tai-chinh-thue -> TÀi liệU 138 câu trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế (Kèm lời giải) MỤc lụC
ke-toan-tai-chinh-thue -> SƠ ĐỒ ĐỊnh khoản kế toán sơ ĐỒ KẾ toán sản xuất-giá thành sản phẩM
ke-toan-tai-chinh-thue -> A, b, c, d và đánh dấu X vào bảng trả lời Câu 1
ke-toan-tai-chinh-thue -> TRƯỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Câu hỏi lý thuyết và vấn đáp môn tín dụng ngân hàng

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương