Giải thích thuật ngữ: Chứng khoán? Môi giới? Đầu tư?


Nền tảng trái phiếu và cách tính toán lợi suất - phần 3



tải về 2.23 Mb.
trang18/32
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.23 Mb.
#22418
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   32

Nền tảng trái phiếu và cách tính toán lợi suất - phần 3

Lợi suất và uy tín tổ chức phát hành

Uy tín của tổ chức phát hành ảnh hưởng không nhỏ đến lợi suất và giá trái phiếu. Ở đây một lần nữa người ta nhắc đến quy luật mạo hiểm trong làm ăn giữa "cơ hội thu lợi nhiều và khả năng rủi ro cao". Dù trái phiếu là một quan hệ nợ, nhưng nghĩa vụ và phẩm chất của người đi vay tổ chức phát hành để huy động = issuer sẽ có chừng mực khác nhau. Những "chừng mực" đó nên được hiểu một cách tương đối trong thế giới riêng của trái phiếu và thường không liên quan gì tới tính trung thực hay bị hiểu lầm là lừa đảo. Trái phiếu với các chất lượng khác nhau hầu như được bày ra công khai theo kiểu "hàng nào giá đó", hay sự tương quan giữa chất lượng và giá cả. Những chừng mực đó có thể là bản chất ngành nghề, loại hoạt động hay một thực trạng làm ăn đang gặp khó khăn có độ rủi ro cao thấp khác nhau. Do đó mà trong thị trường trái phiếu, người đầu tư có thần kinh mạnh sẵn sàng chấp nhận các tổ chức phát hành có thể bị rủi ro cao, bù lại nếu tốt đẹp họ sẽ hưởng hương hoa cao. Khác nào phần thưởng dành cho những người đã ghé vai chia lửa khi một doanh nghiệp bị sóng gió hoặc lúc khởi đầu nan và nay đã ngon lành! 

Việc xếp hạng trái phiếu được các tổ chức phân tích chuyên nghiệp đảm nhận và công bố. Nổi tiếng nhất hiện nay là các hãng của Mỹ như Moody’s, Standard & Poor’s, và Fitch’s Investors Service hoạt động không những tại thị trường Mỹ mà còn cho nhiều thị trường khác trên thế giới. Họ xếp hạng chứng khoán bằng ký hiệu mẫu tự gần giống nhau theo cấp độ cao thấp như sau: 

Moody’s    S&P’s    Fitch’s

Aaa           AAA       AAA        Thượng hạng

Aa             AA         AA            Cao

A               A           A               Trên trung bình

Baa           BBB       BBB         Trung bình

Ba             BB         BB             Thường

B               B            B

Caa           CCC      CCC

Ca             CC         CC

C               C            C

                  D           DDD

                                DD

                                D

Định kỳ, các tổ chức phân tích sẽ duyệt lại các hạng được xếp, và theo đó một trái phiếu có thể xuống hạng hoặc lên hạng. Loại trái phiếu AAA, chẳng hạn, được mô tả là loại có khả năng trả lãi và gốc đặc biệt mạnh. Trong khí đó, loại CCC được đánh giá là có thể mất khả năng thanh toán default hay bị nghi ngờ nhiều về khả năng trả lãi và tiền gốc. 

Ở Mỹ, luật lệ khuyến cáo các nhà đầu tư mang danh nghĩa tổ chức institutional investor - đang quản lý tiền của quần chúng hay của người khác chỉ nên đầu tư vào trái phiếu từ loại được xếp hạng BBB trở lên luật Prudent Man, với yêu cầu cần vừa sáng suốt vừa thận trọng. Các loại trái phiếu nằm trong khung xếp hạng đó còn được giới chuyên nghiệp xem là loại dành cho hoạt động đầu tư. Còn các loại từ B xuống thấp hơn dành cho mục đích đầu cơ những người mua thường không vì giá trị mà có thể chỉ đặt kỳ vọng vào một tương lai tốt hơn để có thu nhập cao hơn mức bình thường. 

Một thể hiện uy tín giảm sút qua đánh giá sẽ là dấu hiệu rủi ro tăng, lợi suất các trái phiếu loại này do đó bị buộc phải tăng để gỡ gạc!, điều này làm cho giá trái phiếu đang lưu hành của loại đó giảm. Diễn tiến nhân quả giữa giá cả và lợi suất thể hiện ở đây rất rõ. 

Ngược lại, nếu trái phiếu được xếp hạng tăng lên thì độ an toàn của nó tăng, lợi suất trái phiếu của tổ chức phát hành sẽ giảm, hoặc giá trái phiếu của họ đang giao dịch trên thị trường sẽ tăng. 

Nhà phát hành phải có yêu cầu và trả chi phí cho việc phân tích và xếp loại trái phiếu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng chỉ có các trái phiếu có lượng phát hành tương đối lớn mới cần xếp hạng. Điều này không có nghĩa là các trái phiếu có quy mô phát hành nhỏ thì có độ tin cậy kém, đơn giản chỉ là vì nó quá nhỏ nên chẳng bõ thôi 

Lợi suất so với đáo hạn

Người đầu tư có chung một tâm lý muốn hưởng cao hơn khi cho vay mua trái phiếu dài hạn. Bởi vì những món tiền bỏ ra cho người khác sử dụng càng lâu càng dễ bị rủi ro: Tâm lý muốn thu hồi vốn càng nhanh này có thể được "xoa dịu” bằng thu nhập hấp dẫn. Do đó mà trái phiếu có đáo hạn dài hơn sẽ có lợi suất cao hơn trái phiếu đáo hạn ngắn hơn. Nói chung, các trái phiếu có đáo hạn khác nhau sẽ có lợi suất khác nhau. 



Đường biểu diễn trái phiếu đường cong lợi suất:

Đường biểu diễn trái phiếu được thể hiện trên một đồ thị quy chiếu có trục hoành ghi thời gian đáo hạn và trục tung là lợi suất. Nối các điểm quy chiếu tương ứng từng lợi suất đối với mỗi đáo hạn ta sẽ có được đường biểu diễn của một trái phiếu. Đường này luôn cho kết quả là một đường cong do những giới hạn có tính ước lệ bởi vậy cho nên người ta thường gọi đó là đường cong lợi suất yield curve 



- Đường cong thường:

Các lợi suất nhìn chung có khuynh hướng tăng khi có đáo hạn dài. Đường cong lợi suất thể hiện các lợi suất thấp tương ứng với các đáo hạn ngắn, và lợi suất cao ứng với đáo hạn dài theo một chiều hướng mặc nhiên thì đó là đường cong thường normal yield curve.

Loại đường cong này thường thể hiện những điều kiện kinh tế bình thường tại hầu hết các thị trường. Do đặc điểm có tính ước lệ ta có thể thấy lợi suất sẽ biến đổi trong khoảng nào đấy thôi, đáo hạn ngắn hơn hoặc dài hơn nó có thể chỉ thay đổi rất ít hoặc không thay đổi nữa. 

- Đường cong nghịch chuyển:

Tuy nhiên trong một vài bối cảnh thị trường, lợi suất không phải lúc nào cũng diễn biến bình thường hay dương tuyến positive. Chẳng hạn vào thời kỳ có các điều kiện kinh tế đặc biệt như lạm phát cao, nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng mạnh và vượt khả năng đáp ứng vượt cung, lúc đó đường biểu diễn sẽ là một đường cong nghịch chuyển inverted yield curve.

Ta lưu ý là lợi suất trong đoản kỳ có thể ở mức rất cao, cao nhất đối với các đáo hạn ngắn và giảm dần khi thời gian đáo hạn dài hơn. Lợi suất sẽ hạ nhanh xuống trong một thời gian hợp lý đủ để các thành tố của nền kinh tế điều chỉnh. Sau đó lợi suất sẽ hồi chuyển bình thường, và lần nữa ta thấy nó sẽ thay đổi rất ít và rồi hầu như giữ nguyên đối với các đáo hạn dài. 

Thuật ngữ tiếng Anh gọi là các đường cong thường, ngoài normal còn có positive dương, ascending ngẩng lên, hay upward sloping yield curve dốc lên. Tương ứng với đường cong nghịch là negative âm, descending hạ xuống, hay downward sloping yield curve dốc xuống. 

- Biến động lợi suất so với đáo hạn:

Khi ta vẽ hai đường cong thường và nghịch chuyển lên cùng một đồ thị ta sẽ thấy lợi suất biến động nhiều ở các trái phiếu càng ngắn hạn rồi giảm dần ở các trái phiếu càng dài hạn. Hay có thể nói những trái phiếu càng dài hạn lợi suất càng tiến đến ổn định. Sự cân bằng sẽ xuất hiện và tạo ra một đường biểu diễn lợi suất thẳng, đó là giai đoạn trung dung.

Cũng cần lưu ý ràng trong thực tế, khi diễn đạt lợi suất tại một thời điểm, không thể có dạng đồ thị "kép" này. Đây chỉ là dạng phối để tham khảo hay phục vụ cho mục đích minh hoạ. 

Biến động giá so với thời gian đáo hạn

Tham khảo về biến động lợi suất so với thời gian đáo hạn trên đây cho kết luận: Lợi suất của trái phiếu đáo hạn ngắn sẽ biến động nhiều hơn trái phiếu đáo hạn dài. Nhưng giá cả trái phiếu lại có biến động ngược lại. Các trái phiếu đáo hạn dài có giá cả biến động nhiều hơn giá trái phiếu có đáo hạn ngắn. Để cho dễ khảo sát đặc điểm này, trước tiên ta cần nhớ lại nội dung về "sự thay đổi của giá trái phiếu và hệ quả lợi suất" đã trình bày trong các phần trên: Đối với trái phiếu âm giá discount bond thì lợi suất tăng, giá giảm. Đối với trái phiếu dương giá premium bond thì lợi suất giảm, giá tăng. 

Như ta đã biết, lãi- suất- thị- trường interest rates tạo ra tương quan nhân quả giữa lợi suất và giá trái phiếu. Khi lãi- suất- thị- trường tăng thì các trái phiếu mới phát hành sẽ có coupon cao hơn, hấp dẫn hơn coupon của các trái phiếu đang trôi nổi. Coupon vốn là "hương hoa" của trái phiếu, nhưng coupon không thể thay đổi được nên các trái phiếu đàn chị này nếu không muốn bị loại ra khỏi "chợ đời" thì chỉ còn cách phải hạ giá. Điều này mặc nhiên buộc các "chị" đó sẽ phải tăng lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn YTM lên, chí ít cũng ngang bằng với "hương hoa của đàn em", để vẫn cạnh tranh, duy trì hấp dẫn, nhất là vì cái cớ phải còn tồn tại cho hết đời. Nghiêm túc!.

Một phần lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn YLM của trái phiếu âm giá phản ánh trong phần tăng lên từ khoản đầu tư ban đầu so với thời điểm đáo hạn đã mua giá thấp hơn mệnh giá và được trả nợ bằng mệnh giá. Thời gian chờ đợi để nhận khoản gia tăng này càng dài bao nhiêu thì nhà đầu tư càng "muốn" khoản đó nhiều hơn bấy nhiêu - có khác nào tâm lý so bì. Do đó ta suy ra được rằng, để có cùng một mức tăng lợi suất, giá của loại trái phiếu dài hạn phải giảm nhiều hơn giá của trái phiếu ngắn hạn - nói cách khác chênh lệch âm giá của trái phiếu dài hạn cần tăng tương ứng với thời gian, để giữ mức phân bổ theo năm không thay đổi, tức giá trái phiếu đó phải thấp hơn. Nếu chỗ này chưa được rõ ràng thì ta có thể dùng công thức tính YTM để nghiệm lại đặng dễ tiếp thu hơn. 

Trường hợp ngược lại, khi có một bối cảnh lãi- suất- thị- trường sụt giảm, các trái phiếu mới phát hành sẽ có coupon thấp hơn coupon của các trái phiếu cũ đang lưu hành. Các trái phiếu cũ do đó có lợi thế và hấp dẫn hơn trái phiếu mới, vì đương nhiên còn được nhận lãi cao dài dài. Vì vậy mà giá của chúng sẽ dương cao hơn mệnh giá. Giá dương cao là kết quả mặc nhiên của sự nội chỉnh, vì lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn của trái phiếu cũ sẽ hội nhập giảm theo cách mẫn cảm với lãi suất thị trường hay coupon trái phiếu mới. 

Một phần lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn của trái phiếu dương giá có phản ánh phần hao hụt từ khoản đầu tư ban đầu so với khi nó đáo hạn từ giá mua cao giảm xuống đúng mệnh giá. Khi mua trái phiếu, người đầu tư đã trả một chênh lệch cao hơn mệnh giá premium, do đó, thời gian để khấu trừ càng dài bao nhiêu thì họ "sẵn sàng" chấp nhận trả khoản đó cao bấy nhiêu. Từ đó suy ra, cùng một mức giảm lợi suất sẽ cho kết quả giá trái phiếu dài hạn tăng nhiều hơn giá trái phiếu ngắn hạn. Để cho đỡ mệt óc ta có thể hiểu vấn đề qua một liên tưởng đơn giản: Cùng một công cụ để chọn lựa, loại nào xài lâu hơn sẽ có giá cao hơn. 

Như vậy, chúng ta cần nhớ một khái quát quan trọng: Khi lãi- suất- thị trường tăng thì các trái phiếu dài hạn có khả năng sụt giá nhiều hơn các trái phiếu ngắn hạn. Khi lãi- suất- thị- trường giảm thì các trái phiếu càng dài hạn có giá tăng nhiều hơn. Giảm nhiều hơn hay tăng nhiều hơn đó cho ta kết luận: sự thay đổi của lãi suất thị trường làm cho giá của trái phiếu dài hạn biến động nhiều hơn giá trái phiếu ngắn hạn. 

Các trường hợp giải ngân trái phiếu trước đáo hạn 

Điều kiện thu hồi:

Một đặc trưng của các loại chứng khoán có thu nhập cố định là tổ chức phát hành có thể trả tiền lại để thu hồi trái phiếu trước khi đáo hạn. Cổ phần ưu đãi preferred stock cũng có điểm tương tự. Tuy nhiên, các điều khoản về đặc điểm thu hồi call features này phải được xác định cụ thể trên các văn kiện lúc phát hành. 

Đặc điểm có thể thu hồi callable tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức phát hành, vì họ có sẵn trong tay một khả năng quyết định còn để mở đó. Điều này rất cần thiết và là vũ khí lợi hại đối với các cam kết dài hạn như trái phiếu. Họ sẽ sử dụng quyền thu hồi khi lãi- suất- thị- trường giảm, chi phí vốn có thể điều chỉnh xuống thấp, bằng cách thu hồi các trái phiếu có coupon cao và phát hành trái phiếu mới lãi suất thấp hơn. Cũng có thể sau một thời gian làm ăn tích luỹ khá, tài chính công ty lạc quan cho nên công ty không còn cần phải duy trì gánh nặng lãi trái phiếu, họ sẽ thu hồi toàn bộ hay một phần trái phiếu đã phát hành. 

Tuy nhiên, tâm lý chung của người sở hữu trái phiếu là không muốn trái phiếu mà họ đang nắm giữ bị thu hồi trước đáo hạn. Bởi vì trái phiếu bị thu hồi là loại hầu như có coupon trả lãi cao hơn loại mới phát hành ngoài thị trường. Điều kiện thu hồi thể hiện trên trái phiếu còn có thể làm cho trái phiếu chừng mực nào đó khó bán hơn. 

Nhằm để bảo vệ người đầu tư và tránh sự tuỳ tiện của tổ chức phát hành, các thị trường luôn đặt ra các quy định về thời gian tối thiểu không được thu hồi, và thường đòi hỏi các nhà phát hành chỉ được thực hiện điều khoản thu hồi ở mức hoàn trả cao hơn mệnh giá. Tất cả các thông tin và các điều kiện thực hiện thu hồi đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người đầu tư và môi trường đầu tư, nên cần được phổ biến rõ ràng và có sự cân nhắc. 

Thu hồi bằng quỹ tích luỹ:

Các công ty có phát hành trái phiếu thường lập ra một quỹ chuyên dùng gọi là quỹ tích góp hay quỹ để riêng, theo kiểu "đóng hụi chết", nên tiếng Anh gọi là "sinking fund", trên cơ sở những khoảng tiền trích giữ mỗi năm. Quỹ này, dù vậy, chưa hẳn chỉ dùng để thu hồi trái phiếu. Nhưng đó thường là mục đích chính. Nó phục vụ cho việc thu hồi từng phần trái phiếu dựa theo các điều kiện thu hồi đã xác định trước. Quỹ thu hồi có thể được lập theo cách bắt buộc hoặc tuỳ nghi. Bắt buộc là khi có quy định công ty phải trích bỏ tiền vào đó mỗi năm và ấn định luôn cả lượng tiền gốc cần thu hồi theo thời gian. Tuỳ nghi là chỉ trích tiền vào quỹ khi tình hình tài chánh cho phép và chỉ thu hồi khi có điều kiện khả dĩ. Người ta gọi chung các cách thu hồi bằng quỹ trích lập này là thu hồi bằng quỹ tích góp sinking fund call. 



Lập quỹ hoán nợ:

Việc lập quỹ tài trợ hoán nợ refunding là để thu lại các chứng khoán của công ty đang lưu hành có coupon cao hơn lãi- suất- thị- trường. Biện pháp tình thế này được thực hiện sau một quá trình thị trường có lãi suất giảm liên tục. Doanh nghiệp sẽ phát hành một đợt phát hành mới với lãi suất thấp hơn và dùng số tiền huy động được vào mục đích hoá giải toàn bộ hay một phần thường chỉ một phần nợ cũ nặng lãi. Trái phiếu phát hành mới đó gọi là trái phiếu tài trợ refunding issue hay refunding bond. 

Luật lệ về tài chánh và chứng khoán luôn cần chế định và giám sát chặt chẽ các hoạt động mang hơi hám "kỹ thuật" này, nhằm mục đích bảo vệ người đầu tư và ngăn ngừa những thủ thuật kiểu "nước hoa Thanh Hương". Những biện pháp được áp dụng như: thủ tục công khai bắt buộc, chuyển đổi ngay tiền huy động mới sang trái phiếu chính phủ, hợp đồng lưu giữ lượng huy động với bên thứ ba trong tài khoản escrow, thường là với một ngân hàng,… và đương nhiên phải có cam kết chỉ dùng nguồn tài chánh này để trả lãi và gốc trái phiếu cũ mua lại. 

Tuỳ chọn bán lui cho tổ chức phát hành:

Một số loại trái phiếu, thường là trái phiếu đô thị hay địa phương, có điều khoản đặc biệt về khả năng hoàn lại trái phiếu để nhận tiền gọi là put hay tender option. Những trái phiếu có đặc điểm này cho phép người sở hữu có thể yêu cầu tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu và trả lại tiền, thường là bằng mệnh giá, trước ngày đáo hạn. Tuỳ theo tình hình và điều kiện quản lý của từng tổ chức huy động, những trái phiếu mang đặc điểm bán lui được này có thể chỉ có giá trị vào một thời điểm quy định thôi, hoặc dễ dàng hơn, bắt đầu có hiệu lực vào một ngày nào đó và lặp lại mỗi năm sau đó. Đây là một ân huệ dành cho người mua các trái phiếu dài hạn, nhưng đồng thời họ cũng phải chấp nhận một lãi suất thấp, thông thường tương đương với trái phiếu ngắn hạn. 

Ngoài ra, tại nhiều thị trường tài chính, còn có vài loại trái phiếu "bán lui" đặc biệt khác. Ví dụ loại "trái phiếu bán lui tẩm độc" poison-put bond cho phép người sở hữu có quyền bán lui lại trái phiếu để lấy tiền, thường là bằng hoặc cao hơn mệnh giá, trong trường hợp công ty trở thành mục tiêu bị mua đứt take-over theo một ý đồ để tiếm quyền quản lý, và vì người đầu tư không thích ở lại với những người chủ mới của công ty đó nữa, họ có quyền bán đi, theo kiểu cho bỏ ghét. Đặc điểm của trái- phiếu- bán- lui- tẩm- độc là một công cụ không kém lợi hại và thâm thuý. 

Lợi- suất- đến- khi- thu- hồi:

Việc tính toán lợi suất đôi khi rất cần sự chính xác, do đó mà ta cần biết ngoài các loại lợi suất đã phân tích trên, còn các lợi suất thường được quan tâm khác là lợi- suất- đến- khi- thu- hồi yield- to- call hoặc lợi- suất- đến- khi- bán- lùi yield- to- put. Hai lợi suất này có cách tính gần giống nhau. Đối với lợi- suất- đến- khi- thu- hồi thì cách tính tương tự như cách tính lợi- suất- đến- khi- đáo hạn YTM. Chỉ khác là thời gian đến khi thu hồi years to call thì luôn luôn ngắn hơn thời gian đến khi đáo hạn year to maturity, do đó sẽ có hệ quả: 

- Trái phiếu được mua âm giá có lợi- suất- đến- khi- thu- hồi sẽ luôn cao hơn lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn. 

- Trái phiếu được mua dương giá thì lợi lợi- suất- đến- khi- thu- hồi sẽ lệ thuộc vào tương quan giữa giá mua và giá thu hồi. Nếu giá mua cao hơn giá thu hồi thì lợi- suất- đến- khi- thu- hồi sẽ thấp hơn lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn. Nếu giá mua thấp hơn giá thu hồi thì lợi suất đến- khi- thu- hồi sẽ cao hơn YTM. 

- Trái phiếu mua bằng mệnh giá thì hai loại lợi suất này bằng nhau.

Chúng ta có thể tự cho vài ví dụ và dùng trình tự tính toán như cách tính lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn, chỉ cần thay thế yếu tố cho phù hợp, thì sẽ dễ nhận dạng và nhớ lâu hơn. 



Một ví dụ về cách đăng giá yết của trái phiếu công ty

Ta sẽ khảo sát một ví dụ chào giá của thị trường Mỹ. Khi tìm hiểu về cách chào giá trái phiếu của Mỹ, ta cần lưu ý một khác biệt rất căn bản: trái phiếu nhà nước phần lẻ được chào theo các cách biệt 1/32 increment: gia số - gọi theo lối dân dã Việt Nam có thể là "giá", trong khi đó, trái phiếu công ty lại được chào với các cách biệt 1/8 trên một điểm trái phiếu 1 điểm trái phiếu bằng 1% mệnh giá - kể từ năm in 1997 số lẻ cổ phiếu được tính 1/16, dự trù năm 2000 sẽ tính đến 5% rồi 1%. Ta có thể xem minh hoạ chào giá trái phiếu chính phủ trong bài "chứng khoán chính phủ”. Ví dụ dưới đây là một trích đăng giá yết trên báo mệnh giá chuẩn các trái phiếu minh hoạ là $1.000. 

1                      2                      3                           4                  5

Trái phiếu        Lợi suất            Giá trị                      Giá

                     hiện hành    giao dịch $1.000     đóng cửa        Chênh lệch

ABC  7s02        8,21                  160                   851/4                  +3/8

BAC  9s07        cv                     87                     52                     -2

CAB  Zr08         …                     120                   16 1/4                 …

DAB  7s01f        …                     15                     65 5/8                 …

Cột 1: Chỉ tên của công ty phát hành, lợi suất danh nghĩa và năm đáo hạn. 7s02 là coupon 7% đáo hạn năm 2002, chữ s separate dùng để phân biệt giữa hai con số thôi, nó không có ý nghĩa gì khác. CAB Zr08 là trái phiếu không mang lãi zero coupon của CAB, đáo hạn năm 2008. Còn DAB 7s01f, chỉ khác chữ "f” flat, đây là dấu hiệu cho biết trái phiếu đang được giao dịch không còn được tính lãi. Một số công ty có tình trạng đặc biệt thì trái phiếu không còn được trả lãi, ví dụ chờ phá sản. 

Cột 2: Chỉ lợi suất hiện hành current yield theo cách tính tương ứng với giá thị trường. Ký hiệu "cv" convertible là loại trái phiếu có đặc tính chuyển đổi được ra cổ phần thường. Thị trường Việt Nam ta có thể dùng chữ "cđ" chẳng hạn. 

Cột 3: Chỉ giá trị giao dịch, nhân với $1.000. Ví dụ 160 là $160.000, 87 là $87.000,... là số được bán trong ngày. 

Cột 4: Chỉ giá của trái phiếu vào thời điểm đóng cửa thị trường. Trái phiếu ABC chẳng hạn có giá đóng cửa là 85 1/4. Giá tuyệt đối trên thị trường là 852,50 851/4% của $1000 mệnh giá. 

Cột 5: Chỉ thay đổi thực giữa giá đóng cửa kỳ này so với lần trước đó. Loại trái phiếu ABC đã tăng lên 3/8% + 3/8 hay + 3/8 điểm so với giá đóng cửa ngày giao dịch trước. Giá hiện nay là 851/4 thì suy ra giá đóng cửa của ngày trước đó là 847/8. 

Để kết thúc phần tìm hiểu về trái phiếu này, chúng ta có thể tham khảo thêm một chút về cách xếp thứ tự ưu tiên thanh toán dựa trên giá trị thanh lý của một công ty khi bị phá sản chẳng hạn như sau: 

Ưu tiên 1: Thanh toán nợ tiền lương

Ưu tiên 2: Thanh toán nợ thuế

Ưu tiên 3: Thanh toán các khoản nợ để đương mortgages

Ưu tiên 4: Thanh toán các khoản nợ có đảm bảo secured liabilities/bonds

Ưu tiên 5: Thanh toán các khoản nợ thường không đảm bảo debentures

Ưu tiên 6: Thanh toán các khoản nợ bị lệ thuộc subordinated debentures

Ưu tiên 7: Thanh toán các cổ phần ưu đãi preferred stocks

Ưu tiên 8: Thanh toán các cổ phần thường, nếu còn common stocks. 

         Từ ưu tiên 7 trở lên nếu việc thanh toán khả dĩ được trả thì sẽ dựa vào những khoản cố định. Riêng ưu tiên 8, còn lại bao nhiêu sẽ chia hết cho cổ đông bấy nhiêu hoặc có thể họ chẳng có gì.  



Chứng khoán chính phủ

Đầu năm 1998, khi đồng Yen của Nhật Bản sụt giá nghiêm trọng thì tại thị trường Mỹ, chậm sau một chút, lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước đáo hạn 30 năm T-bonds chuyển dịch nhạy cảm theo hướng hạ xuống. Tại sao vậy? Đây là phản ứng tự nhiên của thị trường tài chính thế giới. Tâm lý lo sợ bị lỗ nếu cứ tiếp tục giữ đồng Yen hoặc trạng huống không an tâm trước một bối cảnh tài chính bấp bênh làm cho người đầu tư, nhất là người Nhật, đi tìm một chỗ ẩn náu khác, họ chiếu cố tập trung vào những công cụ an toàn hơn, lúc đó các T- notes và T- bonds của Mỹ là sản phẩm thay thế tuyệt vời. Khi người ta đổ xô đi mua những trái phiếu đó, điều tất yếu là giá của chúng sẽ lên. Trong mua bán trái phiếu, giữa giá cả mua bán và lãi suất thực lợi suất hiện hành - current yield của đầu tư trái phiếu diễn ra đối nghịch. Do vậy mà khi giá trái phiếu lên trường hợp này là T- bond thì lãi suất sẽ hạ. Câu chuyện có vẻ đơn giản, mà không, nó kích thích sự xét đoán của ta đấy.

Ngày nay, tại các nền kinh tế hội nhập, trái phiếu của chính phủ không chỉ đóng vai trò điều tiết vĩ mô theo cách truyền thống mà còn là công cụ huy động vốn vượt biên giới một quốc gia rất được các nhà nước ưa chuộng. Riêng các trái phiếu kho bạc Mỹ từ lâu còn được nhiều nước, tổ chức và cá nhân sử dụng như một phương tiện dự trữ. Do lịch sử tạo lập và điều hành ổn định, chúng có một giá trị tham khảo rất cao.

Chứng khoán do chính phủ Mỹ phát hành

Đơn vị phát hành chứng khoán nợ lớn vượt trội tại Mỹ là chính quyền liên bang. Khoản vay mượn cấp nhà nước này có một ảnh hưởng quan trọng đối với thị trường chứng khoán nói riêng và cả nền kinh tế Mỹ nói chung.

Loại chứng khoán mà chính phủ Mỹ có nghĩa vụ trực tiếp direct obligations được gọi là "Treasuries" tương tự công khố phiếu, viết tắt là T. Những loại này bao gồm trái phiếu ngắn hạn T-bills, trái phiếu trung hạn T- notes và trái phiếu dài hạn T- bonds. Các trái phiếu dạng "T" này của chính phủ được xem là phương tiện đầu tư có độ an toàn cao nhất đối với mọi giới đầu tư.

Xếp hạng dưới một chút là các trái phiếu đại diện hay trung gian của chính phủ được gọi là "agencies", bao gồm một lượng lớn chứng khoán do tổ chức đại diện thuộc quyền nhà nước Mỹ hoặc các tổ chức tài chính tư được chính phủ bảo trợ. Các trái phiếu trung gian có loại được chính phủ Mỹ bảo đảm ở cấp nhà nước, nhưng đa số là không.

Chứng khoán được chính phủ phát hành luôn được xem là loại có độ tin cậy cao nhất trên các thị trường nợ. Người cầm trái phiếu chính phủ được xem là không có rủi ro về tín dụng. Các chứng khoán kho bạc nhà nước của Mỹ, chẳng hạn, được bảo đảm bằng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp từ chính phủ liên bang nên sẽ không có chuyện bội tín. Trong khi đó, hầu hết các chứng khoán cơ quan liên bang không phải là loại mà chính phủ cam kết về nghĩa vụ nợ trực tiếp dù vẫn là thứ có niềm tin cao, nhưng dẫu sao chúng cũng không được xem là tuyệt đối như loại "T" được.

Trái phiếu ngắn hạn 

Trái phiếu ngắn hạn T- bills là những giấy nợ trực tiếp của chính phủ có thời gian đáo hạn là một năm hay ít hơn. T- bills ngày nay được phát hành với các đáo hạn như 91 ngày 13 tuần hay 3 tháng, 182 ngày 26 tuần hay 6 tháng và 52 tuần 1 năm.

Loại này chỉ được phát hành theo hình thức bút toán ghi sổ book - entry form, không có các chứng chỉ cầm tay. Việc chuyển đổi sở hữu được thực hiện bằng thể thức ghi sổ nhật ký. Mệnh giá tối thiểu của T- bills là 10.000USD.

T- bills được phát hành lần đầu và mua bán theo một mức chiết khấu trên giá mặt mệnh giá. Do vậy mà chúng còn được gọi là loại "chứng khoán chiết khấu". Khi đáo hạn, T- bill được thanh toán theo giá trị ghi trên mặt trái phiếu. Sự chênh lệch giữa giá trị mặt và chiết khấu được xem như tiền lãi. Do T- bills không trả lãi định kỳ, chúng được mệnh danh là "chứng khoán không mang lãi" non- interest bearing securities.

T- bills được phát hành theo phương thức đấu giá cạnh tranh. Lượng đấu giá cạnh tranh mua tối thiểu trong đợt phát hành mới là 500.000 USD. Tuy nhiên chúng cũng có thể được mua theo mức giá không cạnh tranh non- competitive bid. Người đầu tư đề nghị mua với mức giá không cạnh tranh sẽ trả theo giá trung bình của các giá bỏ thầu cạnh tranh hợp lệ tại cuộc đấu giá đó, và đề nghị đặt mua sẽ được cam kết thỏa mãn, nhưng chỉ giới hạn tối đa lượng mua được là 500.000USD thôi.


Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
ke-toan-tai-chinh-thue -> GIẢI ĐỀ kiểm tra: KẾ toán thưƠng mạI ĐỀ SỐ 1: (đvt: 000đ) ok
ke-toan-tai-chinh-thue -> TÀi liệU 138 câu trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế (Kèm lời giải) MỤc lụC
ke-toan-tai-chinh-thue -> SƠ ĐỒ ĐỊnh khoản kế toán sơ ĐỒ KẾ toán sản xuất-giá thành sản phẩM
ke-toan-tai-chinh-thue -> A, b, c, d và đánh dấu X vào bảng trả lời Câu 1
ke-toan-tai-chinh-thue -> TRƯỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Câu hỏi lý thuyết và vấn đáp môn tín dụng ngân hàng

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương