Giải thích thuật ngữ: Chứng khoán? Môi giới? Đầu tư?


HOẠT ĐỘNG CHUI VÀ KÈM GIỮ FREERIDING and WITHHOLDING



tải về 2.23 Mb.
trang11/32
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.23 Mb.
#22418
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   32

HOẠT ĐỘNG CHUI VÀ KÈM GIỮ FREERIDING and WITHHOLDING 

Công ty chứng khoán, là thành viên của TTCK, không được từ chối yêu cầu mua của quần chúng để giữ lại chứng khoán cho mình trong một đợt phát hành mới mà họ đang phân phối. Điều này được gọi là hoạt động chui và kèm giữ Freeriding and withholding. Kèm giữ lại một phần chứng khoán nóng để kiếm lợi cho chính công ty thành viên làm trái với nguyên tắc mua bán ngay thẳng và trung thực. Việc làm này có tác hại tạo sự mất niềm tin của quần chúng vào hoạt động trung thực của các công ty giao dịch chứng khoán, vốn được trao cho ưu thế không phải để thủ lợi cho riêng mình. 



HOẠT ĐỘNG BÌNH ỔN GIÁ STABILIZATIon 

Một số đợt phát hành thiếu sự thích thú đón nhận của các nhà đầu tư như thấy ở một đợt phát hành nóng. Để tránh việc rớt giá ngay lập tức của chứng khoán trong và sau thời gian phân phối, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cho phép dùng phương pháp bình ổn giá. 

Bình ổn là hình thức duy nhất về vận hành nhân tạo giá manipulation được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước cho phép. Hoạt động này cho phép nhà quản lý bao tiêu nêu giá mua chứng khoán giá chào mua của công ty chứng khoán ở thị trường thứ cấp ngang hay dưới giá phát hành chút đỉnh. 

Ví dụ: một đợt phát hành cổ phiếu mới của công ty ABC, cổ phần thường được phát hành ở mức giá $20 một cổ phần. Nhà quản lý bao tiêu sẽ được phép tham gia một giá mua để củng cố stabilization bid ở mức bằng hay thấp hơn ví dụ: $19 1/8 với điều kiện nó không cao hơn bất kỳ giá chào mua độc lập nào trên thị trường. Giá mua củng cố này không được nêu cao hơn giá phát hành $20. 

Quá trình bình ổn giá có thể được chấm dứt bất kỳ lúc nào, và ngay khi các lượng cung cầu quyết định được giá thị trường mua bán. Hoạt động này phải được chấm dứt một khi tất cả các cổ phần mới phát hành đã được mua bán hết.

Điều đầu tiên cần nhớ khi đầu tư: Cắt giảm thua lỗ

Cắt giảm thua lỗ, phương tiện để thành công

Cho dù kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, mục tiêu cuối cùng của bạn cũng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng bài học thuộc lòng đầu tiên khi bước chân vào thị trường chứng khoán chưa phải là cách tìm kiếm lợi nhuận mà chính là cách cắt giảm thua lỗ - Loeb, một nhà đầu tư rất thành công đã khuyên chúng ta: "Hãy cắt giảm sự thua lỗ của bạn một cách nhanh nhất". Nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công, đây là quy luật đầu tiên và quan trọng nhất phải thuộc nằm lòng. Nguyên tắc này càng có ý nghĩa quan trọng hơn nếu đầu tư trong tài khoản vay mượn. Cắt giảm thua lỗ là cực kỳ cần thiết! 

Dù mới bước chân vào thị trường chứng khoán hay đã là một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm bạn sẽ vẫn có những giây phút chủ quan phá bỏ nguyên tắc này. Và nếu không cắt giảm thua lỗ kịp thời, không sớm thì muộn bạn sẽ chịu những sự thua lỗ nặng nề hơn. Tuy nhiên những con người tự tin bước chân vào thị trường chứng khoán thường thông minh và có kiến thức, chính những điều này cộng thêm cái tôi, tính ngoan cố và niềm kiêu hãnh sẽ khiến họ không dễ dàng tuân theo nguyên tắc cắt giảm thua lỗ này. 

Vấn đề là bạn luôn mong muốn tìm kiếm lợi nhuận khi mua một loại chứng khoán, khi giá đi xuống rất khó để bán chúng đi và chấp nhận thua lỗ. Quả thật là rất khó để chấp nhận mình đã hành động sai lầm, người ta thường hay có xu hướng chờ đợi, hy vọng giá lên trở lại thay vì nên bán chúng đi. 

Mọi thứ còn trở lên tồi tệ hơn khi bạn vừa bán chứng khoán đi thì giá bắt đầu lên trở lại. Bạn sẽ thực sự bị bối rối và cho rằng cắt giảm thua lỗ là một chính sách tồi. 

Có bao giờ bạn nghĩ rằng sự thua lỗ là cực kỳ nguy hiểm? Bạn sẽ dễ dàng mất đi sự thông minh và tỉnh táo cần có. Thông thường đây là thời điểm hầu hết các nhà đầu tư tiếp tục phạm sai lầm và thực sự trở lên rối rắm khủng hoảng. 

Hãy tự hỏi mình câu hỏi sau: Bạn có mua bảo hiểm hoả hoạn cho ngôi nhà của bạn vào năm ngoái? Ngôi nhà của bạn đã bị thiêu trụi chăng? Nếu nó không bị cháy, bạn đã làm sai vì đã lãng phí tiền bạc trong việc mua bảo hiểm? Bạn sẽ từ chối mua bảo hiểm năm sau? Tại sao bạn mua bảo hiểm hoả hoạn cho ngôi nhà? Bởi vì bạn biết ngôi nhà của bạn sẽ bị cháy? 

Không! Bạn mua bảo hiểm hoả hoạn để bảo vệ bản thân, chống lại khả năng có thể bị sự mất mát lớn ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng tài chính, rất khó để hồi phục.  

Đó cũng là tất cả lý do tại sao phải cắt giảm thua lỗ. 

Khi nào sẽ bán chứng khoán thua lỗ?

Theo Loeb, đó là khi giá giảm 10% so với giá mua ban đầu đây có lẽ là một quy luật tốt cho những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trưởng. Nhưng nếu bạn đã có kinh nghiệm, biết sử dụng các đồ thị để xác định thời điểm mua bán chính xác hơn, nên cắt giảm tại mức 7% hoặc 8%. Bằng cách này bạn đã mua một hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ khỏi nhưng thua lỗ lớn hơn. 

Như vậy, ngay cả với khả năng thành công và thất bại ngang nhau khi mua một loại chứng khoán, bạn có thể lời đến tối đa trong khi chỉ thua lỗ một số tiền đã xác định. Nếu bạn để giá cổ phiếu rớt tới 50%, bạn sẽ phải tìm kiếm 100% lợi nhuận với số tiền còn lại. Nhưng những loại cổ phiếu tăng giá gấp đôi thì không nhiều! 

Không ai có thể đúng trong tất cả mọi quyết định của mình, bạn có biết Foster Friess, người điều hành quỹ hỗ tương Brandywine, một trong những quỹ hỗ tương đầu tư luôn được xếp vào hạng ưu việt nhất có tỷ lệ phần trăm sai lầm trong những quyết định của mình là bao nhiêu không? Đôi khi lên tới 40%. Vậy mà ông vẫn đạt được những kết quả kinh doanh đáng ghen tỵ bởi vì khoản thua lỗ ấy nói chung luôn thấp hơn khoản lợi nhuận do những phi vụ thành công mang lại. 

Thị trường chứng khoán, khoảng cách giữa thành công và thất bại là rất mong manh, không một nhà đầu tư huyền thoại nào của hôm qua, hôm nay và cả ngày sau nữa không gặp phải bất kỳ thất bại nào trong cuộc đời kinh doanh của mình. Họ thành công bởi vì họ biết cách cắt giảm thua lỗ tới mức tối thiểu và tìm kiếm lợi nhuận tới mức tối đa. Thế thôi! 

Mất khoảng bao nhiêu thời gian để trở thành một nhà đầu tư giỏi?

Thực chất thị trường chứng khoán là một cuộc đấu trí, kinh nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng. Đừng bao giờ vội vã đổ hết gia tài của mình vào thị trường ngay ngày đầu tiên. Thông thường bạn phải mất khoảng hai tới ba năm để có thể rút ra những quy luật, phối hợp sự phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, tình hình thị trường và các nguyên tắc đầu tư với nhau. 

Thời gian trôi qua, càng ngày bạn sẽ càng có những lựa chọn chính xác hơn, số tiền 8% bạn cho phép mình thua lỗ mỗi loại chứng khoán sẽ giảm đáng kể. Thêm vào đó những thất bại nhỏ bé sẽ được bù đắp bằng những lợi nhuận lớn hơn từ những phi vụ mua bán thành công mang lại. 

Hãy coi 8% thất bại ấy là học phí cho những gì bạn học được sau một phi vụ không thành công. Những nhà đầu tư lớn cho rằng chấp nhận thất bại ở một mức độ vừa phải là một quyết định hợp lý. Họ không cho rằng đó là một sự lãng phí tiền bạc, vì họ hy vọng sự thất bại ấy sẽ đem lại và sẽ được trang trải bằng những thành công trong tương lai. 

Đừng quá vội vã mơ tới những thành công vĩ đại, những lợi nhuận khổng lồ ngay lập tức, tục ngữ phương Đông có câu "Dục tốc bất đạt". Một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp không thể được đào tạo trong vòng ba tháng, và cũng chẳng thể nào có một nhà đầu tư thành công ngay lập tức trong thời gian ấy. 

Điểm khác biệt lớn nhất giữa những con người thành công và những người khác đó là họ xác định được mục tiêu, phương thức hoàn thành mục tiêu và kiên trì theo đuổi nó! 



Tại sao chúng ta chọn mức thua lỗ 8%?

Nếu bạn cắt giảm thua lỗ tại mức 8%, điều này sẽ cho phép bạn tồn tại để tiếp tục đầu tư. Rất nhiều người đã đi tới chỗ phá sản vì họ đã quá mê muội với những loại cổ phiếu trong tay. Họ không thể đối mặt và thừa nhận sai lầm do đó cũng không thể thi hành những quyết định bán đầy khó khăn. Chính sự do dự khi tới thời điểm cần bán sẽ khiến họ phải chịu đựng những thất bại nặng nề hơn không sớm thì muộn. Và những thất bại nặng nề sẽ làm bạn mất đi sự tin tưởng, khiến bạn sợ hãi hoang mang, đây là những thứ tuyệt đối không thể để xảy ra nếu bạn còn tiếp tục muốn đầu tư. 

Nếu bạn cắt giảm thua lỗ tại mức 7% hoặc 8% và bán một loại cổ phiếu khi giá của nó tăng khoảng 25%, bạn có thể chỉ cần quyết định đúng một lần trong khi bạn được phạm sai lầm tới ba lần, mà vẫn không bị rơi vào tình trạng rắc rối. 

Chiến thuật đầu tư thường được áp dụng là hãy giữ các loại chứng khoán đang phát triển tốt để chờ đợi những lợi nhuận lớn, trong khi hãy bán ngay những loại chứng khoán không hiệu quả để giảm thua lỗ tới mức thấp nhất có thể.



Những điều quan trọng cần biết nếu bạn muốn đầu tư chứng khoán

Thời điểm đầu tư

Mọi thời điểm đều có thể đầu tư. Bạn có thể mua chứng khoán khi giá lên và bán khống khi giá xuống. Thông thường chúng ta mất khoảng hai năm, để có thể hiểu những quanh co rắc rối của thị trường. Nếu bạn thực sự yêu thích chứng khoán không nên chờ tới khi có một số vốn lớn, một công việc hoàn hảo, hoặc chờ tới khi bạn đã đủ chín chắn. Đừng bao giờ hy vọng mình trở thành một nhà đầu tư lão luyện chỉ với số kiến thức thu thập được mà không có sự luyện tập với những số tiền nhỏ ban đầu để tìm kiếm kinh nghiệm. Những Warren Buffett, Sorros của ngày hôm nay lúc khởi sự đầu tư cũng chẳng khác bạn bây giờ bao nhiêu. Chỉ với một chút ít khát vọng vươn lên, lòng dũng cảm, sự chuẩn bị và một phương cách rõ ràng, bạn đã có cơ hội để trở thành một nhà đầu tư thành công. 



Điều đầu tiên cần làm?

Trước tiên bạn phải mở một tài khoản tại công ty chứng khoán, điều này rất đơn giản, thực chất chỉ phải điền vào các giấy tờ do nhân viên công ty mang tới như tên họ, địa chỉ..., nếu có gì không hiểu đừng ngại yêu cầu các broker giải thích cặn kẽ.

Thông thường có hai loại dịch vụ chính đó là dịch vụ trọn gói full service, người lựa chọn dịch vụ này sẽ được broker tư vấn mua bán và dịch vụ giá hạ discount firm, người môi giới chỉ làm nhiệm vụ mua bán theo chỉ thị của khách hàng, phí môi giới sẽ rẻ hơn. Và nếu bạn là người mới bạn nên sử dụng dịch vụ trọn gói, nếu bạn tiết 1% hay 2% phí môi giới bạn có thể phải chịu những thua lỗ không đáng có.

Và cho dù bạn định trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp, dùng hết quỹ thời gian làm việc cho chứng khoán, hay chỉ đơn giản bạn có một số vốn nhỏ, muốn nó sinh sôi điều đầu tiên những nhà đầu tư thành công sẽ khuyên bạn là: hãy lựa chọn một broker giỏi.

Có một điều chúng ta thường không để ý, broker cũng là một nghề như tất cả mọi nghề khác, không phải ai cũng giỏi như nhau, chúng ta cần tìm hiểu về nhân viên brokerr của mình, về kiến thức của anh ta, thông tin anh ta lấy từ đâu, chiến thuật đầu tư của anh ta có phù hợp với bạn không... Với những người mới bắt đầu, tìm kiếm một brokerr giỏi là hết sức quan trọng.

Và nếu bạn thực sự vừa mới đặt chân vào thị trường chứng khoán trước tiên bạn chỉ nên mở tài khoản tiền mặt cash account, đầu tư với số tiền bạn đang có. Vài năm sau, khi đã có kinh nghiệm hãy xem xét đến việc mở tài khoản vay mượn margin account, loại tài khoản có thể mượn thêm tiền của công ty chứng khoán để kinh doanh. Trong thời kỳ đầu kinh doanh khả năng thua lỗ của bạn là không nhỏ, việc dùng đòn bẩy tài chính có thể khiến sự thua lỗ lớn hơn vượt ngoài tầm kiểm soát và chịu đựng của bạn. Điều tồi tệ hơn là nó sẽ khiến bạn khủng hoảng, mất niềm tin vào bản thân và bị rơi vào trạng thái con bạc khát nước. Điều này rất nguy hiểm.

Sau khi đã lập tài khoản, hãy có một kế hoạch và một sự chuẩn bị tiêu vốn vài giờ đồng hồ mỗi tuần để luôn giữ được mối liên hệ với thị trường. Đồng thời cũng hết sức cẩn thận khi lắng nghe lời khuyên của những người khác. Phần lớn chúng chỉ là những ý kiến cá nhân và có thể sai lầm. Nếu bạn đã coi đầu tư như một công việc khoa học nghiêm túc không nên hành xử theo cảm giác, tất cả mọi quyết định đầu tư đều phải được đề ra dựa trên những mẫu mực nhất định. Do đó bạn cần học cách tìm hiểu các chỉ số của công ty, cách đọc các đồ thị và phân tích chúng, chúng chỉ đơn thuần trình bày các sự kiện, chứ không phải là những ý kiến cá nhân! 

Nên nắm giữ bao nhiêu loại cổ phiếu?

Tất nhiên không nên đầu tư toàn bộ tiền bạc vào một loại cổ phiếu. Nếu rủi ro xảy ra, bạn sẽ mất tất cả. Một câu thành ngữ mà tất cả các nhà đầu tư phải thuộc đó là

"Không nên dồn tất cả các trứng vào một giỏ". Nếu bạn xảy tay, tất cả sẽ vỡ tan tành. Nhưng đồng thời bạn cũng không thể cầm cùng lúc quá nhiều giỏ. Như vậy bao nhiêu là vừa?

Theo ý kiến của những nhà đầu tư có kinh nghiệm nếu bạn có ít hơn $5000 chỉ nên đầu tư từ một tới hai loại cổ phiếu, với $10000 từ hai tới ba loại, với $25000 từ ba tới bốn loại, với $50000 từ bốn tới năm, với $100000 hoặc nhiều hơn bạn cũng chỉ nên đầu tư vào năm hoặc sáu loại cổ phiếu.

Cho dù bạn có bao nhiêu tiền, không có lý do gì để đầu tư cùng lúc tới 20 loại cổ phiếu. Đơn giản chỉ vì bạn không thể nắm bắt được thông tin của tất cả các loại cổ phiếu trong tay. Điều này thực sự nguy hiểm.

Với những nhà đầu tư cá nhân, cách kiếm tiền là mua các loại cổ phiếu của các công ty tốt nhất trong lĩnh vực của nó, tập trung danh mục đầu tư trong một số loại cổ phiếu giới hạn, theo dõi chúng một cách cẩn thận, và bán chúng đi nếu cảm thấy chúng không thể phát triển hơn nữa hoặc khi thị trường đánh giá chúng quá cao. 

Tất cả chỉ thế thôi!

Hãy tuân theo nguyên tắc thay vì hành động theo cảm xúc

Tại sao chúng ta lại thường hy vọng khi nên lo ngại và ngược lại?

Khi cổ phiếu đã rớt giá 8% dưới giá mua ban đầu và bị thua lỗ, người ta thường hay hy vọng chúng tăng giá trở lại trong khi thực sự họ nên lo ngại rằng có thể sẽ mất thêm một số tiền nữa, và nên phản ứng bằng cách bán cổ phiếu đi và chấp nhận thua lỗ thay vì cứ để mọi thứ y nguyên.

Khi cổ phiếu tăng giá và tìm được lợi nhuận, họ lại sợ rằng có thể đánh mất lợi nhuận ấy và bán chúng quá sớm. Nhưng sự thật cổ phiếu đang tăng giá là một dấu hiệu cho thấy chúng thực sự mạnh và có lẽ quyết định mua ban đầu của họ là hoàn toàn chính xác.

Mỗi quyết định mua hay bán chứng khoán đều là một trận chiến thực sự, sẽ có thành công hoặc thất bại do đó chắc chắn chúng ta sẽ bị cảm xúc chi phối. Nhưng thị trường diễn tiến độc lập với những cảm xúc ấy, và một cách thẳng thắn nó không hề quan tâm bạn đang nghĩ gì, đang chờ đợi, hy vọng điều gì sẽ xảy ra.

Bản chất con người gắn vào và ảnh hưởng tới thị trường một cách sâu sắc. Những cảm xúc tương tự như sự kiêu ngạo, sự cả tin, nỗi sợ hãi, lòng tham lam đã tồn tại ở thị trường hôm qua, hôm nay và chắc chắn là cả ngày mai nữa.

Điều quan trọng là khống chế những cảm xúc ấy như thế nào?



Làm cách nào để chiến thắng những cảm xúc cá nhân

Thực sự đây là một câu hỏi khó, chúng ta thường rất khó khăn để kìm hãm nỗi sợ hãi, lòng tham lam, tính kiêu hãnh để đưa ra những quyết định chính xác. Trong trường hợp thị trường đi lên thì mọi quyết định đều có vẻ hợp lý, nhưng trong một đợt điều chỉnh của thị trường thì mọi thứ sẽ rối tung cả lên, bạn như một con người đi lạc giữa biển khơi mất phương hướng không biết hành xử như thế nào. Hãy lắng nghe William J.O’neil chia sẻ những quan điểm của ông "Theo kinh nghiệm của tôi, cách tốt nhất là thành lập những quy luật mua và bán từ những nghiên cứu về lịch sử thị trường - những quy luật dựa trên nền tảng câu hỏi thực sự thị trường đang hoạt động như thế nào, và trong quá khứ mỗi khi thị trường gặp hoàn cảnh ấy thì diễn biến như thế nào, những quy luật dựa trên sự thống kê khoa học chứ không phải dựa trên những ý kiến hay thành kiến cá nhân".

Một luật sư phải từ bỏ tất cả các cảm xúc để phân tích thực tế và dựa vào những tiền lệ để xem xét một sự kiện. Tại sao bạn không làm như thế? Bạn càng hiểu về quá khứ của một loại cổ phiếu bao nhiêu, bạn càng có thể nhìn nhận những cơ hội trong tương lai một cách chính xác bấy nhiêu. Việc giá cả dao động hàng ngày có thể doạ dẫm cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm nhất nhưng một cái nhìn về quá khứ sẽ giúp chúng ta hiểu ra có một xu hướng đi lên trong toàn bộ thị trường. Chu kỳ tiếp nối chu kỳ, chúng sẽ tạo ra những cơ hội lớn thực sự cho các nhà đầu tư.

Mua cổ phiếu giá rẻ, thói quen xấu cần tránh

Thị trường chứng khoán không phải là một cái chợ, quan điểm mua thật rẻ, bán thật mắc không có giá trị nơi đây. Đừng đầu tư vào các loại cổ phiếu rẻ tiền với mong muốn tìm lợi nhuận lớn và nghĩ rằng các loại cổ phiếu ăn khách đã đạt với ngưỡng, bản chất giá cổ phiếu cũng phần nào phản ánh được kỳ vọng vào nó. Thà mua 100 cổ phiếu với giá $60 một cổ phiếu, chứ đừng mua 600 cổ phiếu với giá $10 một cổ phiếu. Các tổ chức chứng khoán sẽ bỏ hàng triệu đô la vào loại $60/1 cổ phiếu và tránh xa những loại cổ phiếu rẻ tiền. Và chúng ta cũng nên biết những tổ chức đầu tư lớn - những quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, các ngân hàng - thực hiện phần lớn các giao dịch trên thị trường và thực sự có thể tác động vào giá cả.

Thật kỳ lạ khi trong mỗi nhà đầu tư mới đều có một ham muốn rất khó chống lại là mua cổ phiếu giá rẻ. Cái ý tường mua một khối lớn cổ phiếu giá cỡ $2 rồi chờ chúng tăng gấp đôi nghe khá hay, chúng ta thường cảm nhận một cách rất mơ hồ rằng một cổ phiếu $2 thường dễ tăng giá hơn một cổ phiếu giá $100. Sự thật là đầu tư cổ phiếu không giống như mua một bộ quần áo hoặc một chiếc xe hơi giảm giá. Thị trường chứng khoán là một thị trường đấu giá hai chiều, cổ phiếu được bán với giá xấp xỉ bằng giá trị của chúng tại thời điểm giao dịch. Khi bạn mua một loại cổ phiếu rẻ tiền, bạn chỉ sở hữu những giá trị cũng rẻ như cổ phiếu bạn đã mua.

Với những cổ phiếu phát triển mạnh nhất trong vòng 45 năm qua, cái giá trung bình trước khi chúng tăng gấp đôi hoặc gấp ba là $28 một cổ phiếu. Đây là một sự thật của lịch sử. Những cổ phiếu rẻ tiền thường rất rủi ro.



Phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản?

Khái niệm phân tích kỹ thuật và phân tích cơn bản.

Rất nhiều người sau nhiều năm kinh doanh vẫn chưa hiểu thế nào là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, đa số họ mua bán theo cảm xúc và không có một công cụ đầu tư hiệu quả.

Phân tích cơ bản là việc phân tích bản cân đối tài khoản và bản báo cáo lợi tức của công ty để xem xét chất lượng của công ty cũng như việc phát triển của công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến giá chứng khoán. Việc phân tích cơ bản sẽ đánh giá một chứng khoán dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành.

Phân tích kỹ thuật nghiên cứu số cung và cầu chứng khoán dựa trên các nghiên cứu số lượng và giá cả. Nhà phân tích dùng các biểu đồ để phân tích chiều hướng giá. Hầu hết các phân tích được thực hiện để phân tích ngắn và trung hạn. Không giống như phân tích cơ bản, nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm đến vị thế tài chính của công ty.

Trong bài này chúng ta sẽ xem xét tại sao cả hai loại phân tích đều cần thiết để đầu tư thành công.

Không nên chỉ dùng một loại phân tích.

Cho dù bạn đầu tư dài, ngắn, hay trung hạn, cho dù bạn là nhà đầu tư giá trị hay tăng trưởng, cả hai loại phân tích đều cần thiết mặc dù vai trò của chúng trong từng loại đầu tư sẽ khác nhau. Hoàn toàn không nhất thiết phải chọn sử dụng "một trong hai". Tốt nhất bạn phải xem xét  cả về phân tích cơ bản với những chỉ số về sức mạnh, chất lượng của công ty và sản phẩm của nó để tìm kiếm những công ty có chất lượng, phối hợp với sự phân tích cung cầu, giá cả và số lượng giao dịch trên thị trường để tìm kiếm những thời điểm mua hợp lý.

Phân tích cơ bản là nền tảng bạn phải có khi mua bất cứ loại cổ phiếu nào, nó sẽ xác định tính ưu việt của công ty so với các công ty khác, trong khi phân tích kỹ thuật sẽ cho phép bạn thấy được mức quan tâm của người đầu tư, sức ép cung cầu trong thời điểm ngắn và trung hạn, để tìm kiếm những thời điểm mua cổ phiếu có cơ hội tăng giá nhất.

Điều quan trọng nhất trong phân tích cơ bản là gì?

Khả năng sinh lợi của công ty là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới giá chứng khoán. Biết được doanh lợi của công ty trong quá khứ và trong hiện tại hết sức quan trọng. Chúng ta chỉ nên mua những loại cổ phiếu mà lợi nhuận earnings của công ty có phát triển, doanh số sales của công ty tăng, tỷ lệ lợi nhuận biên profit margins và lợi nhuận vốn cổ đông return on equity cao.

Lợi nhuận mỗi cổ phần earnings per share, EPS được tính bằng cánh chia tổng số lợi nhuận sau thuế cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành, có thể được dùng như là một công cụ cho thấy mức độ phát triển và khả năng sinh lời của công ty. Chỉ số lợi nhuận mỗi cổ phần có thể được dùng để so sánh với giai đoạn trong quá khứ cho thấy khả năng phát triển về lợi nhuận của công ty.

Đối với những nhà đầu tư chú trọng giá trị, lợi nhuận mỗi cổ phần cùng với chỉ số P/E price/earnings per share, được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận kiếm được mỗi cổ phần là một chỉ số quan trọng để xem xét cổ phiếu mắc hay rẻ, ví dụ một công ty có giá một cổ phiếu là $100, lợi nhuận mỗi cổ phần là $20 sẽ có P/E bằng 5, tức là có tỷ lệ lợi nhuận trên giá mỗi cổ phiếu là 20%.

Trong khi những nhà đầu tư chú trọng tăng trưởng thì lại không quan tâm lắm đến chỉ số P/E, họ chỉ chú trọng đến sự phát triển của doanh lợi, nếu một công ty tăng trưởng trong nhiều quý liền và tình hình tốt đẹp sẽ còn tiếp diễn, những nhà đầu tư tăng trưởng sẵn lòng mua cổ phiếu với P/E lên tới cả 100 lần, để hy vọng tìm kiếm lợi nhuận nhờ chênh lệch giá.

Thực tiễn kinh nghiệm thị trường cho thấy những phi vụ thành công lớn trên thị trường chứng khoán hầu hết thuộc về những công ty đang phát triển - những công ty có số lợi nhuận mỗi cổ phần tăng trung bình 30% trong 3 năm liền. Do đó hãy tập trung vào những loại cổ phiếu có chỉ số EPS tăng 30% hoặc hơn trong 3 năm liền.

Đối với những công ty mới cổ phần hoá, mọi người thường nghĩ chúng không có số liệu của 3 năm lợi nhuận, thực ra phần lớn những công ty này đều có các số liệu cần thiết từ khi chúng còn là các công ty tư nhân. Những thông tin này có thể tìm thấy trong bản cáo bạch của công ty.

Hãy nhìn vào các số liệu do công ty cung cấp đã được kiểm toán, đừng để ý đến những lời hứa của ban quản trị công ty đại khái như tình hình thua lỗ năm nay sẽ nhanh chóng được cải thiện. Trong lịch sử thị trường phần lớn các công ty đều có lợi nhuận tăng nhanh và mạnh trước khi giá cả của chúng tăng gấp đôi hoặc gấp ba.



Những nhân tố quan trọng khác trong phân tích cơ bản.

Doanh số là một trong những dấu hiệu quan trọng của công ty. Nên lựa chọn những công ty có doanh số tăng nhanh trong vài quý qua, hoặc tăng tới 25% so với quý cùng kỳ năm ngoái. Doanh số tăng cho thấy sự phát triển về quy mô thị trường của công ty, đây là điều kiện quan trọng nếu công ty muốn phát triển vượt bậc. Hãy lựa chọn những công ty đứng hàng thứ nhất trong lĩnh vực của nó về tốc độ tăng doanh số và lợi nhuận, có một tỷ suất lợi nhuận biên và lợi nhuận vốn cổ đông cao.

Lợi nhuận vốn cổ đông Return on equity, ROE dấu hiệu cho biết hoạt động tài chính của công ty. Nó đo lường khả năng sứ dụng vốn của công ty. Nó cho cổ đông biết tiền vốn của công ty được sử dụng hiệu quả như thế nào. So sánh tỷ lệ này với những công ty cùng ngành sẽ cho biết công ty sử dụng vốn cổ đông tốt như thế nào so với các công ty cạnh tranh. Những công ty bạn cần tìm là những công ty có tỷ lệ ROE trên 20%.

Chỉ số lợi nhuận biên hay còn gọi là lãi kinh doanh profit margin đo lường khả năng sinh lời của công ty theo doanh số, được tính bằng cách lấy doanh lợi chia cho doanh thu. Một tỷ số lợi nhuận biên tăng cho thấy công ty có khả năng sinh lời cao hơn cùng với một đồng doanh thu thu về, nghĩa là công ty có thể đã cắt giảm được chi phí.

Bạn cũng cần phải hiếu rõ những sản phẩm của công ty, công ty chế tạo những sản phẩm gì, phục vụ trong lĩnh vực nào. Công ty bạn chọn nên có một loại hàng hoá hoặc dịch vụ hiếm có hoặc độc quyền. Những loại hàng hoá mà người tiêu dùng nhận thấy là cao cấp.

Cổ phiếu bạn mua cũng nên được những tổ chức đầu tư lớn sở hữu. Nên tìm hiểu có bao nhiêu quỹ đầu tư, ngân hàng và các tổ chức khác đã mua cổ phiếu ấy. Hãy tập hợp tất cả những điều đó vào một cuốn sổ nhỏ và nhớ cập nhật chúng.

Các tổ chức tài chính hàng đầu đều phải phân tích cơ bản rất kỹ trước khi mua một cổ phiếu nào đó. Vậy tại sao bạn lại bỏ qua?


Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
ke-toan-tai-chinh-thue -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
ke-toan-tai-chinh-thue -> GIẢI ĐỀ kiểm tra: KẾ toán thưƠng mạI ĐỀ SỐ 1: (đvt: 000đ) ok
ke-toan-tai-chinh-thue -> TÀi liệU 138 câu trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế (Kèm lời giải) MỤc lụC
ke-toan-tai-chinh-thue -> SƠ ĐỒ ĐỊnh khoản kế toán sơ ĐỒ KẾ toán sản xuất-giá thành sản phẩM
ke-toan-tai-chinh-thue -> A, b, c, d và đánh dấu X vào bảng trả lời Câu 1
ke-toan-tai-chinh-thue -> TRƯỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Câu hỏi lý thuyết và vấn đáp môn tín dụng ngân hàng

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương