GIẢi phẩU & sinh lý HỆ tiêu hóa mụC tiêU


Hoạt động bài tiết dịch tiêu hóa



tải về 0.93 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích0.93 Mb.
#39443
1   2   3   4   5   6   7   8

1. 3. Hoạt động bài tiết dịch tiêu hóa.

Dịch tiêu hóa ở miệng là nước bọt. Các tuyến nước bọt được kích thích bài tiết nước bọt: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi và các tuyến niêm mạc miệng.

Nước bọt là chất lỏng không màu, quánh, men tiêu hóa là amylase có tác dụng thủy phân tinh bột chín thành đường maltose. Chất nhày có tác dụng bảo vệ niêm mạc miệng khỏi tác dụng cơ học của thức ăn và làm cho thức ăn dễ nuốt.

Nước bọt được bài tiết liên tục trong cả ngày và được tăng lên trong khi ăn, chủ yếu nhờ cơ chế thần kinh thông qua các phản xạ.

Phản xạ không điều kiện gây bài tiết nước bọt do các kích thích vào răng và niêm mạc miệng.

Phản xạ có điều kiện, nước bọt cũng được bài tiết do các kích thích có liên quan đến ăn uống ( hình thể, màu sắc, mùi, vị của thức ăn).

Sự cung cấp máu cho các tuyến cũng ảnh hưởng tới bài tiết. Khi các tuyến nước bọt bài tiết, các tế bào cũng sản xuất ra bradykinin làm giãn mạch, cung cấp máu cho các tuyến.


  1. Quá trình tiêu hóa ở dạ dày.

2.1. Hoạt động cơ học của dạ dày.

a. Chức năng chứa đựng thức ăn của dạ dày.

Thành dạ dày có 3 lớp cơ trơn, thân dạ dày có khả năng giãn rất lớn, vì vậy khi thức ăn vào đến đâu thì thân dạ dày giãn ra đến đó làm cho áp suất dạ dày không tăng lên, không ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn.

Sau bữa ăn toàn bộ thức ăn chứa đựng ở vùng thân dạ dày. Thức ăn vào trước nằm ở xung quanh khối thức ăn, được thấm dịch vị và bắt đầu tiêu hóa, thức ăn ăn vào sau nằm trung tâm khối thức ăn chưa ngấm dịch vị tiếp tục được tiêu hóa amylase nước bọt. Sau bữa ăn, thức ăn được đưa xuống dạ dày thành từng đợt, do vậy nhờ chức năng chứa đựng của dạy dày mà chúng ta ăn từng bữa nhưng quá trình tiêu hóa và hấp thu diễn ra hầu như trong cả ngày.

b. Hoạt động đóng mở tâm vị.

Khi thức ăn chạm vào tâm vị cơ thắt tâm vị mở ra do phản xạ ruột, thức ăn vào dạ dày đồng thời tâm vị lại đóng lại. Khi dịch vị quá acid (toan) thì tâm vị dễ mở ra gây ợ hơi, ợ chua.

Khi dạ dày chưa có thức ăn thỉnh thoảng dạ dày có một đợt co bóp yếu, khi có cảm giác đói co bóp này tăng lên đó là cử động đói của dạ dày. Khi thức ăn đổ đầy dạ dày, nó bắt đầu căng ra. Hiện tượng này kích thích quá trình tiêu hóa cơ học của dạ dày. Các cơ ở thành dạ dày bắt đầu co bóp để nhào trộn thức ăn. Cùng lúc đó thức ăn cũng được trộn lẫn với dịch vị và quá trình tiêu hóa bắt đầu. Pepsin, một loại enzyme giúp tiêu hóa protein có trong dịch vị, băt đầu phân rã những phân tử protein phức tạp. Tinh bột và chất béo ít được tiêu hóa trong dạ dày. Nước, rượu và thuốc, như thuốc aspirin, được hấp thu trực tiếp xuyên qua thành dạ dày để vào máu.

c. Hoạt động đóng mở môn vị.

Bình thường ngoài bữa ăn môn vị hé mở, khi bắt đầu bữa ăn tâm vị đóng chặt lại. Khi thức ăn được tiêu hóa thành dưỡng trấp, nhu động dạ dày tăng lên làm cho mỗi lần co bóp thì môn vị mở ra đẩy một lượng thức ăn qua môn vị xuống tá tràng, khi thức ăn xuống tá tràng kích thích tá tràng làm cho môn vị đóng lại. Như vậy thức ăn từ dạ dày xuống ruột thành từng đợt, khiến cho thức ăn được tiêu hóa và hấp thu triệt để.

Thời gian thức ăn ở dạ dày phụ thuộc vào tuổi, giới, thể lực, trạng thái tâm lý và tính chất hóa học của thức ăn. Thời gian ở dạ dày của thức ăn glucid, protid, lipid lần lượt là: 4 – 6 – 8 giờ.

2.2. Hoạt động bài tiết dịch vị.

2.2.1. Tuyến dạ dày.

Dịch vị là sản phẩm bài tiết của tuyến dạ dày và những tế bào tiết nhầy, nằm ở niêm mạc dạ dày. Có ba loại tuyến đó là:



  • Tuyến nằm ở vùng thân dạ dày bài tiết HCL, pepsinogen, chất nhầy và yếu tố nội.

  • Tuyến môn vị có ở vùng hang dạ dày bài tiết chất nhầy, một ít pepsinogen và gastrin.

Dịch vị bài tiết suốt ngày đêm. Trong bữa ăn dịch vị được bài tiết nhiều hay ít phụ thuộc lương protein trong thức ăn hay được nghiền nhỏ…, nhờ sự bài tiết này kéo dài 3 – 5 giờ sau bữa ăn.

Thành phần dịch vị gồm: Các enzyme tiêu hóa (pepsin, lipase dịch vị, gelatinase), các chất vô cơ (HCL, các ion Na+, Mg2+, H+…) chất nhầy và yếu tố nội.



2.2.2. Tác dụng của acid HCL:

- Tạo pH cần thiết để hoạt hóa pepsinogen thành pepsin.

- Tạo pH tối thuận cho pepsin hoạt động.

- Sát khuẩn: diệt các vi khuẩn có trong thức ăn.

- Phá vở lớp vỏ bọc sợi cơ của thức ăn.

- Thủy phân cellulose của thực vật non.

- Tham gia cơ chế mở môn vị.

2.2.3. Chấy nhầy.

2.3. Điều hòa bài tiết dịch vị.


  • Điều hòa bằng đường thần kinh.

Dây thần kinh X kích thích bài tiết dịch vị thông qua phản xạ dây X. Xung động từ niêm mạc dạ dày (căng dạ dày, bản chất hóa học của thức ăn, độ pH…) theo sợi cảm giác của dây X truyền về trung ương, rồi theo sợi vận động của dây X phân nhánh vào đám rối Meissner đi đến các tuyến dạ dày kích thích bài tiết HCL, pepsinogen và chất nhầy vào đến tế bào G kích thích bài tiết gastrin.

  • Điều hòa bằng đường thể dịch.

+ Gastrin: là một polypeptide do tế bào G của hang vị và tá tràng bài tiết vào máu, kích thích tuyến ở thân vị và đáy dạ dày gây bài tiết HCL và pepsinogen. Lương HCL được bài tiết gấp 3 – 4 lần lượng pepsinogen.

+ Histamin: Do tế bào H bài tiết, histamin làm tăng tác dụng của gastrin và acetylcholin lên bài tiết HCL. Trong điều trị loét dạ dày – tá tràng người ta dùng thuốc ức chế receptor H2 (cimetidin, ranitidine) ức chế bài tiết histamine do đó ức chế bài tiết HCL.

+ Hormon của tủy thượng thận: Adrenalin, noradrenalin làm giảm bài tiết dịch vị, nếu bị stress kéo dài thường gây cảm giác chán ăn, khó tiêu.

+ Các corticoid của vỏ thượng thận làm tăng bài tiết HCL và pepsinogen nhưng làm giảm bài tiết chất nhầy. Vì vậy, không dùng corticoid cho người viêm loét dạ dày – tá tràng.

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn luôn có sự phối hợp giữa 2 con đường thần kinh và thể dịch để điều hòa bài tiết dịch vị. Sự phối hợp này được thể hiện qua các giai đoạn bài tiết dịch vị.

2.2.6. Kết quả tiêu hóa ở dạ dày.

- Tiêu hóa lipid: Lipase của dịch vị chỉ tiêu hóa được một số nhỏ tryglycerid đã nhũ tương hóa thành monoglycerid, diglycerid, acid béo và glycerol.

- Tiêu hóa protein: 10 – 20% protein của thức ăn được tiêu hóa bởi enzym pepsin. Sản phẩm tiêu hóa protein ở dạ dày là proteose và peptone.

- Tiêu hóa carbohydrate: Enzym alpha- amylase của nước bọt thủy phân tinh bột thành đường maltose. Thời gian thức ăn giữa lại ở miệng rất ngắn nên chỉ có 3 – 5 % tinh bột chín được thủy phân ở miệng. Tinh bột tiếp tục được tiêu hóa ở dạ dày nhờ alpha- amylase cho đến khi thức ăn được trộn với dịch vị.

Như vậy ở dạ dày khoảng 30 – 40% tinh bột được thủy phân thành maltose.


  1. Quá trình tiêu hóa ở ruột non.

3.1. Hoạt động cơ học ở ruột non.

Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa và khoảng 300 – 600 cm, cũng là đoạn ống có nhiều dịch tiêu hóa nhất để hoàn tất quá trình tiêu hóa và là nơi chủ yếu xảy ra hấp thu thức ăn.

Khi dưỡng trấp đi từ dạ dày vào ruột non có chứa protein và tinh bột chỉ mới tiêu hóa một phần. Chất béo rất khó tiêu. Dưỡng trấp mất khoảng 3 – 6 giờ để di chuyển qua hết các vòng và khúc quanh của ruột non, khi đó sự tiêu hóa hóa học bắt đầu gia tăng. Khi dưỡng trấp đi đến cuối ruột non, quá trình tiêu hóa đã hoàn thành được 80%.

Sự hiện diện của dưỡng trấp trong tá tràng, kích thích các tế bào niêm mạc của tá tràng tiết hormon, các hormon này kích thích tuyền tụy sản xuất dịch tụy và gan sản xuất mật. Túi mật cũng được kích thích để phóng thích mật. Cả hai loại dịch này (dịch tụy và mật) đi vào trong tá tràng và kết hợp với dịch ruột để tham gia vào quá trình tiêu hóa hay phân rã protein, tinh bột và chất béo.



3.2. Hoạt động bài tiết dịch tụy.

Men tiêu hóa của dịch tụy có ba nhóm: nhóm men tiêu hóa protid, lipid và glucid.



3.2.1 Men tiêu hóa protid.

- Trypsin thủy phân các protid và polypeptide thành các polypeptide ngắn hơn

- Chymotrypsin bài tiết dưới dạng chymotrypsinogen và được hoạt hóa bởi trypsin, tác dụng thủy phân các protid và polypeptide thành các polypeptide ngắn hơn.

- Carboxypolypeptidase bài tiết dưới dạng procarboxypeptidase được hoạt hóa bởi trypsin. Tác dụng thủy phân các polypeptid cho các acid amin.



3.2.2. Men tiêu hóa lipid.

- Lipase tác dụng thủy phân triglyceride cho sản phẩm là acid béo và glycerol

- Phospholipase thủy phân phospholipid thành diglycerid và acid phosphoric

- Cholesterol esterase thủy phân các ester của sterol cho sản phẩm là các acid béo và sterol.



3.2.3. Men tiêu hóa glucid.

Amylase thủy phân tinh bột sống và chín thành maltose.

Maltase thủy phân maltose thành glucose.

Với ba nhóm men tiêu hóa của của dịch tụy các chất protid, lipid, glucid được tiêu hóa tạo ra các sản phẩm có thể hấp thu được. Khi chức năng tuyến tụy bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ống tiêu hóa.



3.2.4. NaHCO3.

Na HCO3 có vai trò quan trọng là tạo pH tối thuận cho các men của tuyến tụy hoạt động, vì các men của tuyến tụy hoạt động trong môi trường kiềm, trung hòa acid của dưỡng trấp tránh tác dụng của acid đến niêm mạc ruột.



3.3. Bài tiết dịch mật.

Dịch mật là sản phẩm bài tiết của gan, là chất lỏng trong suốt có màu xanh đến màu vàng. Thành phần có tác dụng tiêu hóa là muối mật, còn các thành phần khác của mật được gọi là chất bài tiết kèm theo. Trong các thành phần bài tiết kèm theo có sắc tố mật là sản phẩm thoái hóa của hemoglobin có màu vàng.



3.3.1. Muối mật.

Tham gia vào hấp thu các sản phẩm tiêu hóa lipid ở ruột.

Tham gia vào hấp thu các vitamin tan trong dầu ở ruột: A, D, E, K.

Muối mật được tái hấp thu từ ruột về máu, có tác dụng kích thích gan làm tăng sản xuất mật. Nếu thiếu muối mật thì tiêu hóa và hấp thu ở ruột giảm.



3.3.2. Sắc tố mật.

Sắc tố mật là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin. Hemoglobin thoái hóa cho bilirubin không tan trong nước, được vận chuyển về gan dưới dạng kết hợp với albumin. Trong tế bào gan bilirubin được tách khỏi albumin và liên hợp với acid glycuronic trở thành bilirubin liên hợp tan trong nước, dưới dạng này được bài tiết vào hệ thống dẫn mật.

Xuống ruột bilirubin chuyển thành stecobilin, dưới tác dụng của các vi sinh vật đường ruột làm cho phân có màu vàng. Một phần bilirubin liên hợp được tái hấp thu vào máu, đến thận và được thải ra ngoài theo nước tiểu, vì vậy nước tiểu có màu vàng.

Như vậy trong máu bilirubin có hai dạng: dạng liên hợp (kết hợp với acid glucoronic) và dạng gắn với albumin (dạng tự do). Sắc tố mật không có tác dụng tiêu hóa nhưng có màu vàng. Khi tắc ống mật chủ phân bạc màu, ngược lại chất này tăng lên trong máu dẫn đến vàng da và niêm mạc.



3.3.3. Điều hòa bài tiết dịch mật.

Mật được sản xuất ở gan, tùy thuộc nồng độ muối mật trong máu, nồng độ muối mật cao làm tăng sản xuất và ngược lại.

Mật được sản xuất ra được đưa vào hệ thống dẫn mật đến túi mật, tại đây mật được cô đặc và bài tiết vào ruột.

Trong bữa ăn túi mật co lại, bơm mật xuống ruột. Túi mật co lại là do dây thần kinh X bị kích thích bởi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện như trong điều hòa và bài tiết dịch vị.



3.4. Bài tiết dịch ruột.

Dịch ruột là sản phẩm bài tiết của các tuyến nằm trong niêm mạc ruột.

Hoạt động hấp thu ở ruột non. Nhu động ruột xuất hiện để trộn dưỡng trấp với dịch ruột và di chuyển chúng đi dọc theo ruột. Nước và thức ăn được hấp thu dọc theo chiều dài của ruột non, đặc biệt là hổng tràng. Tinh bột (Glucid), chất béo, protein, và hầu hết vitamin, chất khoáng hấp thu ở hổng tràng.

3.4.1. Hấp thu các chất dinh dưỡng,

Glucid được hấp thu dưới dạng monosaccarid bằng cơ chế vận chuyển tích cực.

Protein được hấp thu dưới dạng acid amin, dipeptid, tripeptid bằng cơ chế vận chuyển tích cực.

Lipid dược hấp thu dưới dạng acid béo, monoglycerid trong các hạt ximen. Các hạt ximen cấu tạo bởi muối mật nằm ở xung quanh, nằm ở trung tâm là các sản phẩm tiêu hóa của lipide. Các hạt ximen tan trong nước được di chuyển đến tế bào niêm mạc, tại đây các sản phẩm của lipid được tách ra và được khuếch tán trong niêm mạc ruột và vào mạch bạch huyết rồi về hệ tuần hoàn (Các chất dinh dưỡng này đi qua thành của các nhung mao để vào các mao mạch và mạch bạch huyết). Các mao mạch dẫn về các tĩnh mạch nối kết với tĩnh mạch cửa để di chuyển máu giàu chất dinh dưỡng về gan. Mạch bạch huyết mang chất béo dẫn về các mạch bạch huyết lớn hơn có nối kết với hệ thống tĩnh mạch cửa.



3.4.2. Hấp thu các vitamin.

Các Vitamin tan trong nước hấp thu nhanh, các vitamin hấp thu trong dầu hấp thu cùng với sản phẩm tiêu hóa lipid, Vitamin B12 được hấp thu bằng cơ chế ẩm bào.



3.4.3. Hấp thu nước và các chất điện giải.

Nước được hấp thu bằng cơ chế khuếch tán theo các chất được hấp thu.

Hấp thu ion natri, mỗi ngày có khoảng 20- 30 g natri được bài tiết vào dịch tiêu hóa, ngoài ra còn ăn vào khoảng 5 – 8 g, như vậy ruột phải hấp thu 25 – 35g ion natri. Khi dịch tiêu hóa bị mất ra ngoài (nôn, tiêu chảy) làm giảm ion natri trong cơ thể dễ tử vong.

Ion clo được hấp thu theo ion natri.



  1. Tiêu hóa ở ruột già.

Chức năng chính của ruột già là hấp thu nước, natri và một số khoáng chất, một số vitamin cũng được hấp thu ở ruột già.

Động tác đại tiện.

Thông thường trực tràng không có phân. Khi nhu động ruột co bóp đẩy phân từ đại tràng xích ma vào trong trực tràng, thành của trực tràng căng ra làm kích thích phản xạ tống phân. Tín hiệu thần kinh đi từ tủy sống đến thành đại tràng xích ma và trực tràng làm chúng co lại và các cơ vòng dãn ra. Phân sẽ được tống ra ngoài qua lỗ hậu môn, gây ra động tác đại tiện.

Cơ vòng ngoài hậu môn cũng có thể kiểm soát được, giúp cho con người có thể trì hoãn quá trình này nếu cần thiết.



  1. Sinh lý gan.

Gan có chức năng sản xuất và bài tiết mật, và là nơi dự trữ của nhiều chất và chuyển hóa các chất.

5.1.Chức năng sản xuất và bài tiết mật.

Mật được tạo ra ở tế bào gan và được bài tiết vào ống dẫn mật và được chức trong túi mật. Tại đây mật được cô đặc và bơm vào ruột có tác dụng tiêu hóa.



5.2.Chức năng chuyển hóa.

Là nơi diễn ra quá trình chuyển hóa các chất.

Glucid, glucose được hấp thu ở ruột đưa đến gan, tại đây glucose được tổng hợp thành glycogen để dự trử, khi đường huyết giảm glycogen phân giải thành glucose để đưa vào máu, duy trì đường huyết. Glucose tại gan còn dùng cung cấp năng lượng, tổng hợp lipid, ngoài ra gan còn tổng hợp đường mới từ các nguyên liệu khác.

Lipid, phần lớn lipid đến gan từ ống tiêu hóa và từ các kho dự trữ của cơ thể, tại đây được tổng hợp thành triglyceride, phospholipid. Lipid tại gan cũng được oxy hóa cho năng lượng.

Protid, gan tổng hợp phần lớn protein huyết tương: albumin, fibrinogen, globulin và nhiều yếu tố đông máu. Tại gan cũng diễn ra quá trình khử và chuyển amin và oxy hóa cho năng lượng.

5.3.Chức năng khử độc.

Tại gan nhiều chất độc là sản phẩm của quá trình chuyển hóa được khử độc tại đây như: NH3 sản phẩm chuyển hóa acid amin rất độc được chuyển thành urê và thải ra ngoài. Các chất độc đến gan còn được khử độc và thải vào ống tiêu hóa ra ngoài.



5.4. Chức năng đông máu.

Gan tổng hợp nên nhiều yếu tố đông máu, khi chức năng gan bị rối loạn gây ra rối loạn đông máu.



5.5.Chức năng dự trữ và tạo máu.

Hệ thống mạch máu phong phú tại gan có khả năng chứa đựng một lượng lượng máu của cơ thể, thời kỳ bào thai gan tham gia tạo máu. Ngoài ra gan còn là nơi dự trữ một lượng lớn vitaminm đặc biệt là vitamin B12.


CÂU HỎI

Bài GIẢI PHẨU & SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA
A. CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT.

1. Chọn câu đúng về vị trí các tuyến nước bọt và nơi đổ vào

A. Tuyến mang tai nằm trước cơ ức đòn chũm, sau ngành xương hàm dưới;

B. Ống tuyến dưới hàm đổ vào mặt lưng lưỡi;

C. Ống tuyến mang tai đổ vào ổ miệng chính thức;

D. Tuyến dưới lưỡi có ống tuyến đổ vào cục dưới lưỡi;

2. Những mô tả sau về 4 lớp áo của ống tiêu hoá trong ổ bụng đều sai, trừ:

A. Áo niêm mạc là thượng mô lát tầng;

B. Áo cơ trơn gồm lớp cơ vòng ở ngoài và cơ dọc ở trong ;

C. Áo ngoài do phúc mạc tạo nên;

D. Lớp dưới niêm mạc có ít mạch máu và thần kinh;

3. Những mô tả sau về thực quản đều sai, trừ?.

A. Đi qua ngực ở trước khí quản

B. Đi từ bờ sụn giáp tới lỗ tâm vị

C. Đi qua ngực ở sau tâm nhỉ trái

D. Đi qua cổ giữa hai động mạch cảnh trong

E. Câu A và C;
4. Những mô tả sau về dạ dày đều sai, trừ:

A. Liên quan sau với đầu tụy và và thận phải ;

B. Được nối với các cơ quan lân cận bằng hai mạc nối;

C. Có lớp cơ gồm hai tầng tầng dọc và tầng vòng ;

D. Được cấp máu bằng các nhánh của động mạch mạc treo tràng trên;

E. Dạ dày nằm bên phải khoang bụng, dưới cơ hoành;


5. Những mô tả sau về gan đều sai, trừ?

A. Chiếm nửa trên của ổ bụng;

B. Gan được cấu tạo nhiều đơn vị chức năng gọi là phân thùy;

C. Có rảnh tĩnh mạch chủ ở mặt tạng và hố túi mật ở mặt hoành;

D. Tiếp xúc với góc đại tràng phải và thận phải;

E. Được phúc mạc bọc kín;



6. Những mô tả sau về ruột thừa đều sai, trừ:

A. Có vị trí cố định, trừ nơi bám vào manh tràng;

B. Không thông với manh tràng;

C. Nằm ở hố chậu phải cùng manh tràng.

D. Câu A và B đúng;

E. Thông với đoạn hồi tràng.


7. Những mô tả sau đây về tụy đều đúng, trừ:

A. Nằm trước cả hai thận ;

B. Có các nang tụy tiết insulin;

C. Đổ dịch ngoại tiết vào tá tràng ;

D. Có thân và đuôi nằm sau dạ dày;

E. Vừa là tmột uyến nội tiết, vừa là một tuyến ngoại tiết;


8. Những mô tả sau đây về tá tràng đều đúng, trừ:

A. Tá tràng là đoạn ngắn nhất của ruột non, dài khoảng 25 cm;

B. Đi từ môn vị tới góc tá – hỗng tràng

C. Gồm hành tá tràng và phần cố định

D. Có hai nhú niêm mạc, nhú bé ở dưới nhú lớn.

E. Gồm 4 phần gấp khúc hình chữ C


PHẦNII- SINH BỆNH LÝ TIÊU HÓA

  1. Chọn câu trả lời đúng nhất

  1. Chức năng chứa đựng của dạ dày

A. Men pepsin giup tiêu hóa lipid;

B. Thức ăn vào đến đâu thì thân dạ dày giãn ra đến đó;

C.Thức ăn ăn vào trước nằm trung tâm khối thức ăn ;

D. Độ pH của dạ dày là 4;

E. Men Amylase của nước bọt bị mất tác dụng ;
10. Dich vị

A. Dịch vị có độ pH là 5

B. Men Pepsin có tác dụng tiêu hóa protid.

C. Sản phẩm tiêu hóa của pepsin là acid amin

D. Pepsin tiêu hóa được 30% protein của thức ăn

E. Dịch vị chỉ bài tiết trong bữa ăn;


11. Các tác dụng sau đây là tác dụng của dịch vị, trừ:

A. Tham gia vào cơ chế đóng mở môn vị ;

B. Có tác dụng sát khuẩn có trong thức ăn

C. Tiêu hóa protein;

D. Hoạt hóa pepsinogen thành pepsin;

E. Tạo pH cho pepsin hoạt động;


12. Các men sau đều là men tiêu hóa của dịch tụy, trừ:

A. Trypsin bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là Trypsinogen

B. Chymotrypsin bài tiết dưới dạng chymotrypsinogen

C. Carboypolypeptidase

D. Amylase thủy phân tinh bột sống và chin thành maltose;

E. Aminopeptidase;


13. Các tác dụng sau là tác dụng của dịch mật, trừ:

A. Tham gia hấp thu lipid ở ruột

B. Thành phần có tác dụng tiêu hóa là muối mật;

C. Tiêu hóa protid;

D. Tham gia hấp thu vitamin A,D, E. K;

B CHỌN CÂU ĐÚNG / SAI.

14. Tiêu hóa ở miệng

A. Nước bọt được bài tiết trong cả ngày;

B. Nước bọt được bài tiết bằng phản xạ có điều kiện và không điều kiện;

C. Chất nhày của nước bọt chỉ có tác dụng làm do thức ăn dễ nuốt;

D. Men amylase tiêu hóa cả tinh bột sống và chin;

15. Tiêu hóa ở ruột non

A. Dịch tụy có 3 nhóm men tiêu hóa: protid; lipid; glucid;

B. Dịch tụy có hai nhóm men tiêu hóa ;

C. Lipase của dịch tụy tiêu hóa lipid của thức ăn;

D. Amylase của dịch tụy chỉ tiêu hóa được tinh bột chin;

Ghi chú: hàng chữ đỏ là chọn câu đúng

Tháng 11 năm 2016


BS HUỲNH THỊ MINH TÂM




tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương