GIẢi phẩU & sinh lý HỆ tiêu hóa mụC tiêU



tải về 0.93 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích0.93 Mb.
#39443
1   2   3   4   5   6   7   8

5. THỰC QUẢN

  • Thực quản (TQ) là đoạn ống cơ dài khoảng 22 - 25cm, rộng 3 cm nối tiếp với phần hầu,

  • TQ chạy sau thanh quản và khí quản, sát cột sống, chui qua khoang ngực, qua cơ hoành đi vào nối với dạ dày,

  • Nhiệm vụ của thực quản đẩy thức ăn xuống phần dưới.







6. Dạ dày và liên quan.

Dạ dày có 2 mặt (trước và sau), 2 bờ cong, bờ cong lớn bên trái và bờ cong bé bên phải.

Dạ dày có 3 phần: phần tâm vị (nơi thực quản đổ vào dạ dày), phần thân vị (phần giữa của dạ dày), phần môn vị (phần nối với tá tràng).



Ở phần tâm vị có chỗ phình to và cao nhất gọi là đáy vị (thượng vị).




Cấu tạo dạ dày.

Thành dạ dày: dày 3 - 5 mm, 4 lớp

+ Lớp thanh mạc: bao ngoài dạ dày.

+ Lớp cơ: gồm 3 lớp cơ trơn, lớp ngoài là cơ dọc, lớp giữa là cơ vòng, lớp trong là cơ chéo.

+ Lớp dưới niêm mạc: có nhiều mạch máu và thần kinh.

+ Lớp màng nhầy (niêmmạc): 

lót thành trong của dạ dày




-Lớp cơ thành dạ dày bền chắc để thực hiện chức năng co bóp, nhào trộn thức ăn.

-Hoạt động của lớp cơ chéo làm thức ăn được nhào trộn, ngấm đều dịch vị và nhuyễn ra.




7. Ruột non và các tuyến tiêu hóa đổ vào ruột non.

RN là đoạn dài nhất của ống tiêu hoá, dài khoảng 5 - 6m, đường kính khoảng 2,5cm,

  • RN có 3 phần: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng

  • Thành ruột non cấu tạo 4 lớp: lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.




  • Lớp thanh mạc:  bọc ngoài, giữ cho ruột ở đúng vị trí trong ổ bụng.

  • Lớp cơ trơn: cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài à hoạt động tạo nhu động của ruột đẩy thức ăn di chuyển trong ruột

  • Lớp dưới niêm mạc có nhiều mạch máu và các tuyến tiết dịch ruột

  • Lớp niêm mạc lót mặt trong ruột non, tạo nhiều nếp gấp gọi là van tràng (đoạn đầu tá tràng không có van).


Nhung mao ruột non

Trên bề mặt lớp NMR có khoảng 4 triệu nhung mao dài 0, 5 -1 mm.

Bao quanh nhung mao là mạng lưới mao MM dày đặc và TK chi phối.

Xen giữa các nhung mao có các tuyến ruột hình chùm tiết dịch ruột.

Trong dịch ruột có nhiều men tiêu hóa Protid, Glucid, Lipid thành các sản phẩm dễ hấp thu.



8. ĐẠI TRÀNG (KẾT TRÀNG)


-Trên các nhung mao được bao phủ bởi một lớp tế bào biểu mô mỏng,

-Trên tế bào này có vô số các vi nhung mao (600 vi nhung mao /1 tế bào) làm cho diện tích bề mặt hấp thu chất dinh dưỡng của ruột lên đến 400 - 500 m2 (khoảng 23 lần).




Có nhiệm vụ hấp thu nước, cô đặc phân, tích trữ phân truớc khi thải ra ngoài.

  • Chiều dài : 1, 3 – 1,5m, đường kính : 5 - 6 cm,

  • Manh tràng là đoạn đầu tiên của ruột già có van hồi manh tràng ngăn không cho các chất bẩn từ ruột già vào ruột non.

  • Đại tràng lên: lên tới mặt dưới gan thì uốn cong sang trái nối đại tràng ngang.

  • Đại tràng ngang: là một quay đại tràng vắt ngang qua khoang bụng ở trước tá tràng và dạ dày

  • Đại tràng lên:

lên tới mặt dưới gan thì uốn cong sang trái nối đại tràng ngang.

  • Đại tràng xuống:

đi xuống ở phía trái của khoang bụng rồi cong về phía đường giữa, khi đi vào khung chậu nối với đại tràng sigma.

  • Đại tràng sigma:

uốn cong hình chữ S trong khung chậu rồi đi thẳng xuống dưới thành trực tràng.

  • Trực tràng: (rectum)

là đoạn phình của ruột già, dài 12 - 13 cm và phồng to thành bóng trực tràng

  • Ống hậu môn (anal canal)

  • dài khoảng 3,8 cm. Nối trực tràng ra bên ngoài cơ thể.

  • Có 2 loại cơ thắt kiểm soát ống hậu môn:

  • cơ thắt trong là cơ trơn;

  • cơ thắt hậu môn ngoài. bao quanh ống hậu môn.

PHẦN II. SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA.

  1. Tiêu hóa ở miệng và thực quản.

Chức năng của miệng là tiếp nhận và bắt đầu tiêu hóa thức ăn.

1.1. Nhai.

Nhai là một họat động cơ học nhằm nghiền nát thức ăn thành những phần tử nhỏ rồi trộn lẫn với nước bọt làm tăng diện tiếp xúc với nước bọt và làm thức ăn trơn dễ nuốt.



Khi nhai, hàm trên cố định, hàm dưới cử động (nâng lên, hạ xuống nhờ hoạt động của các cơ hàm. Nhai là một động tác vừa chủ động vừa tự động. Nhai tự động nhờ các phản xạ không điều kiện do thức ăn kích thích vào răng và niêm mạc miệng gây nên. Còn nhai có ý thức trong những trường hợp nhất định như nhai thuốc, nhai thức ăn khó nhai.

1. 2. Nuốt.

Nuốt là hoạt động cơ học của miệng và thực quản, trong giai đoạn đầu của nuốt là động tác chủ động, khi thức ăn được nhai và tạo thành viên, lưỡi sẽ đẩy thức ăn ra phía sau miệng để vào họng. Khi viên thức ăn đè lên khẩu cái mềm, khẩu cái mềm và lưỡi gà sẽ đẩy lên để đóng đường thông lên mũi giúp viên thức ăn không chạy lên mũi được.

Khi thức ăn đi vào họng thì quá trình nuốt trở thành phản xạ tự động và không thể dừng lại được. Khi thức ăn qua họng dưới, nhờ phản xạ nuốt mà thanh quản nâng lên ép vào nắp thanh quản, do vậy khi nuốt người ta nín thở. Nếu trong khi nuốt mà cười, nói, thanh quản mở thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí gây sặc.




tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương