Giải pháp tổng thể giảm thiểu sự cố, bảo đảm an toàn hàng không



tải về 108.28 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu12.01.2018
Kích108.28 Kb.
#35971
Tham luận “Giải pháp tổng thể giảm thiểu sự cố, bảo đảm an toàn hàng không”

  1. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN HÀNG KHÔNG

  1. Khái quát về an toàn

Từ khi ra đời vào năm 1903 đến nay, ngành Hàng không đã có những bước tiến khổng lồ về công nghệ. Sự tiến bộ này đã không thể xẩy ra nếu không có các thành tựu đồng hành trong việc kiểm soát và giảm thiểu những nguy cơ uy hiếp an toàn hàng không. Những nghiên cứu về an toàn đã chỉ rõ nhiều cách thức mà hàng không có thể dẫn tới thương tích hoặc thiệt hại, và đưa ra các biện pháp phòng chống lại tai nạn từ những ngày hàng không mới ra đời.

Cho dù việc loại trừ tai nạn (và sự cố nghiêm trọng) là điều mong đợi, nhưng an toàn với tỷ lệ 100% là mục tiêu không thể đạt được. Hỏng hóc và sai sót sẽ xẩy ra mặc cho các nỗ lực cao nhất để tránh chúng. Không có hoạt động nào của con người hoặc hệ thống nào do con người làm ra có thể được đảm bảo là tuyệt đối an toàn, có nghĩa là không có rủi ro. An toàn là một khái niệm tương đối bởi các rủi ro vốn có là chấp nhận được trong một hệ thống “an toàn”.

An toàn luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong tất cả các hoạt động hàng không. Điều này được thể hiện ở mục tiêu và mục đích của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) nêu tại Điều 44 của Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế (Doc 7300), thường được gọi là Công ước Chicago. Điều 44 quy định ICAO phải đảm bảo sự phát triển an toàn và trật tự của hàng không dân dụng quốc tế trên toàn thế giới.

2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn sự cố

Việc tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tai nạn sự cố là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các yêu tố có thể tác động đến an toàn hàng không chia thành 3 nhóm: Yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, yếu tố văn hóa.



  • Yếu tố khách quan: gây ra bởi các vấn đề về kỹ thuật tàu bay, trang thiết bị phục vụ hoạt động bay và phục vụ mặt đất. Các vấn đề về thời tiết, chim, động vật hoang dã, vật ngoại lai...

  • Yếu tố chủ quan: gây ra bởi “sai lỗi do con người”. Trong hệ thống hàng không, yếu tố con người là phần linh hoạt nhất và dễ thích ứng nhất, nhưng cũng là yếu tố dễ bị tổn thương nhất có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực con người. Và trên thực tế phần nhiều các tai nạn và sự cố nghiêm trọng xảy ra do yếu tố con người. Trong cách suy nghĩ hiện đại về an toàn, yếu tố con người phải là điểm bắt đầu chứ không phải là điểm kết thúc. Quản lý an toàn phải đặt ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm các biện pháp nhằm ngăn chặn các sai lỗi do con người gây ra có thể đe dọa đến an toàn và các biện pháp giảm thiểu hậu quả bất lợi do các sai lỗi đó.

  • Yếu tố văn hóa: văn hóa dân tộc, văn hóa nghề nghiệp, văn hóa an toàn công ty. Văn hóa an toàn bị ảnh hưởn bởi nhiều yếu tố như:

+ các hành động và ưu tiên của bộ máy quản lý;

+ chính sách và các quy trình;

+ thực hành giám sát;

+ kế hoạch và mục tiêu an toàn;

+ các hành động đối với hành vi không an toàn;

+ huấn luyện và động cơ của nhân viên;



+ sự tham gia của đội ngũ nhân viên.

  1. Tình hình tai nạn sự cố hàng không trong những năm gần đây

Ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã 17 năm liên tục không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng gây thiệt hại về con người, tuy nhiên trên thế giới vẫn liên tiếp xảy ra tai nạn hàng không gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Đặc biệt trong năm 2014 và đầu năm 2015 có quá nhiều vụ mất tích và tai nạn xảy ra:

  • Ngày 19/1/2014, chiếc máy bay hai động cơ loại nhỏ của hãng hàng không tư nhân Intan Air đã bị rơi tại một bãi biển ở Maluku, Indonesia. Vụ tai nạn đã khiến 4 người thiệt mạng bao gồm phi công, hai kỹ sư máy bay và một nhân viên xử lý mặt đất. Chiếc máy bay gặp nạn khi đang trên đường tới Surabaya, Indonesia.

  • Ngày 1/2/2014, chiếc máy bay Boeing 737-900 của hãng hàng không Lion Air Indonesia chở theo 225 người, đã bị hư hại nặng khi gặp sự cố trong quá trình hạ cánh xuống sân bay Surabaya. Vụ tai nạn khiến hai hành khách bị thương nặng và ba người bị thương nhẹ.

  • Ngày 11/2, chiếc máy bay quân sự Hercules của Không quân Algeria chở theo 74 người và 4 thành viên phi hành đoàn đã bất ngời đâm phải dãy núi Djebel Fertas.

  • Chuyến bay MH370 chở theo 239 hành khách và phi hành đoàn, khởi hành từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh ngày 8/3/2014 đã đột ngột biến mất khỏi màn hình radar theo dõi khoảng 1 giờ sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur mà không để lại dấu vế gì. Một cuộc tìm kiếm phi cơ mất tích với nỗ lực của rất nhiều quốc gia đã được tiến hành ở khắp các hành lang phía Bắc và hành lang phía Nam, từ Việt Nam, Indonesia tới Nam Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ phát hiện ra một mảnh vỡ nghi là một phần cánh của máy bay này tại đảo Reunion nằm ngoài khơi Madagasca, cách khu vực tìm kiếm khoảng 6000km về phía tây.

  • Ngày 17/5/2014, một chiếc máy bay quân sự Lào bị rơi trong khu rừng thuộc tỉnh Xiangkhouang, cướp đi sinh mạng của 14 người.

  • Ngày 14/6/2014, một chiếc máy bay vận tải quân sự Ukraine đã bị rơi khi đang trên đường tới sân bay Luhansk thuộc miền đông Ukraine, khiến toàn bộ 49 người có mặt trên chuyến bay xấu số thiệt mạng.

  • Chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bất ngờ bị rơi tại khu vực miền đông Ukraine khi đang trên hành trình từ Amsterdam tới Kuala Lumpur ngày 17/7/2014. Toàn bộ 298 người có mặt trên chuyến bay MH17 đã thiệt mạng. Sau nhiều tháng điều tra, các quan chức Hà Lan, quốc gia có số người tử vong nhiều nhất trên chuyến bay MH17, chỉ đưa ra kết luận sơ bộ là chiếc máy bay đã bị hủy hoại từ một lực tác động bên ngoài. Cho tới nay, kết luận cuối cùng đâu là nguyên nhân và ai là thủ phạm khiến chuyến bay MH17 gặp nạn vẫn là chưa có lời giải đáp.

  • Ngày 7/7/2014, chiếc trực thăng quân sự Mi 171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam đã bị rơi tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội, cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3 km. Vụ tai nạn khiến 20 chiến sĩ hy sinh, một người bị thương nặng. 

  • Ngày 14/7/2014, 5 người khác cũng đã tử vong khi chiếc trực thăng quân sự huấn luyện tại Campuchia bị rơi gần thủ đô Phnom Penh.

  • Tới ngày 23/7/2015, chiếc máy bay ATR-72 mang số hiệu GE222 của hãng hàng không TransAsia Airways Đài Loan đã rơi tại đảo Bành Hổ, phía tây nước này trên hành trình từ Kaohsiung tới đảo Penghu. Nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn là do máy bay đi vào vùng thời tiết xấu vì chịu ảnh hưởng của cơn bão Matmo. Vụ tai nạn đã khiến 48 người thiệt mạng và 10 người bị thương.

  • Sau đúng 1 ngày (tức 24/7/2014), một chuyến bay của hãng hàng không Air Algérie đã gặp nại tại Mali, cướp đi sinh mạng của toàn bộ 116 người. Nguyên nhân gây tai nạn được xác định là do máy bay đã đi vào vùng thời tiết cực xấu.

  • Ngày 10/8/2014, chuyến bay 5915 của hãng hàng không Sepahan Airlines của Iran đã bị rơi chỉ vài phút sau khi máy bay cất cánh. Mặc dù, cú va chạm dưới mặt đất không cướp đi sinh mạng của mọi người có mặt trên chuyến bay nhưng sau đó, 39/48 hành khách và phi hành đoàn đã tử vong do máy bay bốc cháy.

  • Ngày 28/12/2014, chuyến bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia Flight chở theo 162 hành khách cùng phi hành đoàn trên chiếc máy bay A320, khởi hành từ Indonesia tới Singapore đã rơi xuống biển Java. Sau khi kết thúc chiến dịch tìm kiếm, lực lượng tìm kiếm đã tìm được thi thể 106 nạn nhân và còn 56 người mất tích.

  • Ngày 04/2/2015, chuyến bay GE235 của hãng hàng không TransAsia Airways chở 58 người đã gặp sự cố và đâm xuống sông khiến 43 người thiệt mạng. Nguyên nhân tai nạn do phi công đã tắt nhầm động cơ còn lại khi máy bay gặp sự cố hỏng một động cơ.

  • Ngày 24/3/2015, chuyến bay 4U9525 của hãng hàng không giá rẻ Germanwings đã gặp nạn khiến 150 người trên máy bay (144 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn) thiệt mạng. Kết quả điều tra xác định nguyên nhân tai nạn do cơ phó chuyến bay đã điều khiển tàu bay đâm vào núi.

  • Ngày 30/6/2015, một chiếc máy bay C-130 Hercules thuộc Không quân Indonesia đâm xuống một khu dân cư với 12 người thuộc phi hành đoàn và 109 hành khách trong một khoảng thời gian ngắn sau khi cất cánh từ Medan, ở Indonesia, để tới Tanjung Pinang, làm tất cả những người trên máy bay thiệt mạng, cùng với 22 nạn nhân dưới đất.

  • Mới đây nhất chiều ngày 16/8/2015, chiếc máy bay của hãng hàng không Trigana Air, Indonesia chở theo 49 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn đã đột ngột mất tích và bước đầu xác định máy bay đã rơi xuống vùng cao nguyên Bintang, tỉnh Papua. Chiến dịch tìm kiếm đang được tiến hành.

Ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã không xảy ra tai nạn nghiêm trọng gây thiệt hại về con người, nhưng vẫn xảy ra một số sự cố nghiêm trọng gây uy hiếp an toàn hàng không. Trong năm 2014 và 2015 xẩy ra một số sự cố nghiêm trọng và sự cố uy hiếp an toàn cao mà nguyên nhân hầu hết do yếu tố con người. Điển hình như sự cố mất điện trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động bay ngày 20/11/2014. Sự cố xảy ra nguy cơ va chạm giữa tàu bay dân dụng và trực thăng quân sự ngày 29/10/2014 tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Và một số sự cố gây uy hiếp an toàn cao như vận chuyển hành khách tới nhầm sân bay; tàu bay cất cánh khi đường băng bận; tàu bay vi phạm độ cao an toàn tối thiểu; điều tiết tàu bay để xảy ra nguy cơ va chạm trên không; nhân viên điều khiển phương tiện mặt đất va chạm với tàu bay; tàu bay hạ nhầm đường băng...

Hầu hết các sự cố nghiêm trọng và sự cố uy hiếp an toàn cao đều có các yếu tố con người là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy xây dựng kế hoạch tổng thể nâng cao an toàn hàng không cần nhấn mạnh vào yếu tố con người, xây dưng các biện pháp giảm thiểu “sai lỗi do con người”, có như vậy mới thực sự hiệu quả.



  1. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG KHÔNG

  1. Mục tiêu tổng thể.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong ngành hàng không dân dụng về đảm bảo trật tự, an toàn hàng không.

Xây dựng môi trường pháp lý và quản lý nhà nước đảm bảo sự công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp hàng không, giữa người cung cấp dịch vụ hàng không với khách hàng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải hàng không.

Đảm bảo an toàn hàng không và nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không, tạo điều kiện tốt nhất để các hãng hàng không, các doanh nghiệp hàng không, các cơ sở khai thác và cung cấp dịch vụ hàng không phát triển đem lại dịch vụ tốt nhất thỏa mãn nhu cầu xã hội và hài lòng khác hàng.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Hàng không về “Văn hóa an toàn hàng không” góp phần xây dựng ngành hàng không văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt “Chương trình an toàn hàng không Quốc gia”, “Chương trình an toàn đường cất hạ cánh”, “ Hệ thống quản lý an toàn”, để đảm bảo duy trì không có tai nạn Hàng không, cải thiện các chỉ số thực hiện an toàn Hàng không trong tất cả các lĩnh vực từ 5% đến 10% so với năm trước liền kề.


  1. Các giải pháp chung

Để có thể đạt được mục đích, yêu cầu đã đề ra cần phải có sự thực hiện, phối hợp tổng thể của khối cơ quan quản lý nhà nước và khối doanh nghiệp hàng không:

  1. Tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp được nêu tại Chỉ thị 15/CT-BGTVT ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT về nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển, đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, giảm tình trạng chậm, hủy chuyến bay và Đề án “Đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hàng không dân dụng của Cục Hàng không Việt Nam và các Cảng vụ hàng không”;

  2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong toàn Ngành về công tác an toàn HK:

- Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị phải thật sự coi việc triển khai thực hiện Chương trình hành động là một nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

- Các tổ chức Đảng phải xác định công tác đảm bảo an toàn HK vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và xuyên suốt trong công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng, lãnh đạo các cấp, đặc biệt là người đứng đầu; là lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cấp, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của ngành hàng không trước mắt cũng như lâu dài; xây dựng Văn hóa an toàn hàng không trở thành ý thức, thói quen của toàn bộ đảng viên, cán bộ, nhân viên ngành HK và của toàn xã hội.

- Trong các nghị quyết lãnh đạo năm, quý, tháng của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp thường xuyên có nội dung lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chương trình hành động. Bí thư cấp ủy, người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền các cấp phải quan tâm, dành thời gian thích đáng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động.

- Cấp ủy và lãnh đạo các cấp phải phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng đồng chí trực tiếp chỉ đạo và triển khai thực hiện Chương trình hành động theo lĩnh vực được phân công; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động với kết quả đánh giá, xếp loại đảng viên, cán bộ hàng năm.

- Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành bảo đảm cho sự vận hành hiệu quả của hệ thống bảo đảm an toàn HK cũng như trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn hàng không.


  1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu hướng dẫn về lĩnh vực an toàn HK đầy đủ, đồng bộ.

- Thực hiện việc cập nhật, điều chỉnh và bổ sung các văn bản phạm pháp luật, các quy định về an toàn hàng không phù hợp với các quy định của tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO), luật hàng không dân dụng mới (ngay khi có hiệu lực) và thực tiễn an toàn hàng không tại Việt Nam.

- Hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn và sổ tay hướng dẫn thực hiện cho tất cả các lĩnh vực. Hướng đến mục tiêu phấn đấu “Mọi công việc thực hiện đều theo các quy trình trong tài liệu hướng dẫn thực hiện được phê chuẩn”.



  1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn hàng không:

- Chủ động tuyên truyền, phổ biến nội dung văn hóa an toàn hàng không, kiến thức pháp luật về an toàn hàng không trong toàn bộ ngành hàng không dân dụng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức về an toàn hàng không dân dụng cho các đơn vị có liên quan đến an toàn khai thác tàu bay và cộng đồng xã hội;

- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức Luật HK và năng lực quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên HK; đặc biệt là các chương trình đào tạo chứng chỉ chuyên môn cho nhân viên HK.

- Định kỳ tổ chức các lớp, khóa học tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục đảm bảo an toàn HK; tiếp tục đổi mới, cải tiến, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn HK trong các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành, đặc biệt là các hành khách đi tàu bay, người dân sinh sống tại các khu vực lân cận cảng HK, sân bay; tăng cường hợp tác với cơ quan truyền thông, đặc biệt là Báo Giao thông và Tạp chí Hàng không. Quan tâm đến công tác tuyên truyền an toàn HK trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Nâng cao chất lượng giảng bình điều tra sự cố và thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa sự cố tai nạn hàng không.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện xây dựng văn hóa an toàn hàng không, thực hiện tốt cuộc vận động nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn hàng không theo kế hoạch.

- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị trực thuộc chấp hành các quy định của Bộ GTVT, của Cục HKVN về nâng cao trách nhiệm, chất lượng, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Cục HKVN và các Cảng vụ HK; thực hiện văn minh, văn hóa công sở theo tinh thần "4 xin" và "4 luôn".



  1. Đẩy mạnh công tác khắc phục khuyến cáo sau đợt đánh giá theo chương trình giám sát an toàn hàng không toàn cầu (USOAP) của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO).

  2. Khắc phục các khuyến cáo của Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) trong đợt đánh giá kỹ thuật (Technical Review), để chuẩn bị tốt cho việc đánh giá chính thức của FAA nhằm đạt được mức độ giám sát an toàn CAT 1 của FAA tạo tiền đề cho việc mở đường bay thẳng của các hãng hàng không Việt Nam tới Mỹ.

  3. Thực hiện chuyển đổi phương thức giám sát an toàn theo phương thức định kỳ sang phương thức giám sát liên tục (CMA):

- Xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát, kế hoạch thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn khai thác tàu bay đối với các đơn vị Người khác thác tàu bay Việt Nam, Người khai thác tàu bay nước ngoài, các tổ chức bảo dưỡng tàu bay, Tổ chức huấn luyện, Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, Đơn vị cung cấp dịch vụ cảng hàng không sân bay.

  1. Tiếp tục triển khai chương trình an toàn hàng không quốc gia (SSP), chương trình an toàn đường cất hạ cánh, hệ thống quản lý an toàn (SMS) trong toàn ngành hàng không:

- Xây dựng và triển khai chương trình hành động về yếu tố con người trong tất cả các lĩnh vực, tập trung giảm thiểu các sự cố do lỗi con người, lỗi hệ thống.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện vi phạm; áp dụng chế tài đối với các sai phạm một cách cương quyết, đầy đủ; xử lý nghiêm các vi phạm hành chính; kiến nghị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ chứng cứ theo quy định của pháp luật; kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong việc để xảy ra các vụ việc vi phạm uy hiếp an toàn, an ninh hàng không. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, khuyến cáo sau thanh tra, kiểm tra.



  1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu an toàn hàng không bao gồm cả hệ thống CASORT (Civil Aviation Safety Oversight Reporting & Tracking) và cơ sở dữ liệu về báo cáo sự cố tàu bay nâng cao hiệu quả của chương trình thu thập, phân tích, đánh giá các sự cố tàu bay làm cơ sở cho các khuyến cáo an toàn cần thiết:

- Triển khai hệ thống báo cáo tự nguyện trong khuôn khổ của hệ thống SMS trên các lĩnh vực khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, khai thác cảng hàng không, sân bay và quản lý hoạt động bay theo quy chế báo cáo an toàn hàng không đã được ban hành.

  1. Nâng cao chất lượng cấp giấy phép, năng định cho nhân viên hàng không, giấy phép đủ điều kiện cho cơ sở đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không:

- Rà soát, chấn chỉnh hệ thống cơ sở đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở đào tạo về hàng không đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện;

- Tạo điều kiện cho việc xã hội hoá đào tạo chuyên ngành hàng không.



  1. Thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực giám sát an toàn hàng không, đặc biệt là chất lượng giám sát viên an toàn hàng không:

- Xây dựng, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Cục HKVN và Cảng vụ hàng không. Tập trung thực hiện huấn luyện nội bộ, ý thức chủ động, tự giác nghiên cứu học tập trau dồi trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc, tích lũy kinh nghiệm của cán bộ, công chức, viên chức.

- Triển khai mạnh mẽ công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Cục HKVN và các đơn vị cơ sở, nhất là các Đại diện cảng vụ tại các Cảng HK có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, có khả năng làm việc độc lập và thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra an toàn HK đạt tiêu chuẩn quốc tế; bổ sung kịp thời nguồn lực cho hệ thống giám sát an toàn bay và bộ phận thường trực điều tra sự cố, tai nạn tàu bay; chỉ đạo quyết liệt về việc thuê giám sát viên bay; tập trung phát triển công tác đào tạo, huấn luyện nội bộ; khuyến khích tự học hỏi; đảm bảo 100% giám sát viên an toàn hàng không trong các lĩnh vực giám sát an toàn hàng không được huấn luyện.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, lực lượng quản lý, giám sát an toàn HK; ưu tiên biên chế cho các cơ quan trực tiếp liên quan đến quản lý, giám sát an toàn HK; củng cố Cảng vụ HK mạnh về mọi mặt, thực sự là một bộ phận liên tục, trực tiếp và không thể tách rời trong công tác giám sát an toàn HK của Cục HKVN.

3. Giải pháp trong giai đoạn 2015-2020

a. Trong năm 2015

- Bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đề án của Kế hoạch năm 2015.

- Cập nhật các quy định mới nhất của ICAO, hoàn thiện Bộ quy chế an toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng xây dựng các tài liệu hướng dẫn, Sổ tay nghiệp vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, nhất là lĩnh vực quản lý hoạt động bay và quản lý Cảng HK, sân bay.

- Cập nhật kế hoạch khắc phục và kết quả khắc phục lên hệ thống giám sát liên tục của ICAO (CMA) thông qua hệ thống chương trình tích hợp phân tích xu thế và báo cáo an toàn của ICAO ( iSTARS).

- Phấn đấu đạt được tỉ lệ triển khai hiệu quả hệ thống giám sát an toàn hàng không (EI) > 65%.

- Nâng mức thực hiện chương trình an toàn quốc gia (Level of SSP Implementation) lên mức I.

- Triển khai quyết liệt đồng bộ kế hoạch khắc phục khuyến cáo đã được thống nhất giữa Cục HKVN và FAA theo từng nội dung công việc cụ thể và phân công cho từng bộ phận, cá nhân phụ trách , để công tác kiểm tra, đánh giá năng lực giám sát an toàn hàng không của Cục HKVN theo chương trình IASA (International Aviation Safety Audit) để phân loại Category I cho Cục HKVN sẽ được thực hiện trong thời gian tiếp theo.

- Đánh giá công tác triển khai thực hiện hệ thống quản lý an toàn (SMS) của các đơn vị cung cấp dịch vụ trên cơ sở triển khai mạnh mẽ các biện pháp cụ thể đã được nêu tại Chương trình an toàn quốc gia. Phấn đấu đến hết năm 2015 kết quả triển khai thực hiện hệ thống quản lý an toàn của tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ đạt tối thiểu 70%.

- Trên cở sở đánh giá phê chuẩn hệ thống quản lý an toàn (SMS) của các nhà khai thác nói trên và đồng bộ với hệ thống SMS của sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu để tiến hành cập nhật và hoàn thiện “Chương trình an toàn hàng không quốc gia”;

- Rà soát, chấn chỉnh hoạt động của các Hội đồng, Tổ chuyên môn, Bộ phận giúp việc của Cục về bảo đảm an toàn, an ninh hàng không, đặc biệt là công tác đánh giá, phát hiện rủi ro an toàn để kịp thời có giải pháp phòng tránh; Hệ thống quản lý an toàn (SMS), Tổ an toàn đường cất hạ cánh của các đơn vị trong ngành;

- Đưa Hội đồng kiểm soát rủi ro an toàn HK (ASRMC), Tổ thu thập và phân tích thông tin an toàn HK (ASICA), Tổ tiêu chuẩn hóa các quy định về an toàn HK (ASST) vào hoạt động hiệu quả.

- Hoàn thiện hệ thống báo cáo sự cố an toàn, an ninh hàng không thông suốt, kịp thời, đầy đủ; có biện pháp xử lý đối với các trường hợp báo cáo chậm, báo cáo không đầy đủ, đặc biệt là hành vi che dấu sự cố.

- Hoàn thiện công tác xác minh, điều tra, bình giảng, rút kinh nghiệm các sự cố nghiêm trọng, sự cố uy hiếp an toàn cao; kịp thời đánh giá, đề ra các giải pháp khắc phục, phòng ngừa sự cố.

- Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, cấp giấy phép nhân viên hàng không, quy trình, phương thức, cách thức kiểm tra thực hành cấp giấy phép nhân viên hàng không lĩnh vực khai thác tàu bay (thành viên tổ bay), nhân viên HK lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, nhân viên điều khiển, vận hành trang thiết bị mặt đất và nhân viên an ninh hàng không phù hợp yêu cầu ICAO; áp dụng các công nghệ mới vào công tác đào tạo huấn luyện, cấp phép nhân viên an ninh hàng không.

b. Giai đoạn 2016 – 2020

- Duy trì và tiếp tục hoàn thiện những nội dung thực hiện trong năm 2015.

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt được tỉ lệ triển khai hiệu quả hệ thống giám sát an toàn hàng không (EI) đạt 80% - 90%.

- Nâng mức thực hiện chương trình an toàn quốc gia (Level of SSP Implementation) lên mức II đến năm 2020.

- Triển khai thực hiện hệ thống quản lý an toàn (SMS) của tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không đến năm 2020 đạt 85% - 90%.

- Trong công tác kiểm tra, cấp giấy phép nhân viên hàng không phấn đấu trong giai đoạn 2016-2020 thực hiện phần kiểm tra lý thuyết tự động trên các phần mềm máy tính và mạng, đồng thời thành lập trung tâm khảo thí.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp trong Đề án Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không đến năm 2020;

- Chỉ đạo, hướng dẫn Học viện hàng không hoàn thiện cơ sở đào tạo nhân viên hàng không các chuyên ngành. Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp thiết lập cơ sở đào tạo, huấn luyện nội bộ, giảm dần tiến đến năm 2016 xoá bỏ việc thực hiện các chương trình đào tạo, huấn luyện đơn lẻ;

- Triển khai các nhiệm vụ thực hiện các giải pháp của Đề án Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không theo Kế hoạch thực hiện Đề án của Cục HKVN;

- Hoàn thiện và trình bộ GTVT hệ thống Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật bao gồm như: Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường sân bay dân dụng Việt Nam, Tiêu chuẩn khai thác sân bay trong mọi điều kiện thời tiết…



4. Tổ chức thực hiện

a. Khối cơ quan quản lý nhà nước (bao gồm Cục HKVN và các Cảng vụ hàng không)

- Bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện việc cập nhật, điều chỉnh và bổ sung các văn bản phạm pháp luật, các quy định về an toàn hàng không phù hợp với các quy định của tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO) thực tiễn an toàn hàng không tại Việt Nam. Cập nhật các quy định mới nhất của ICAO, hoàn thiện Bộ quy chế an toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Chủ trì triển khai kế hoạch khắc phục khuyến cáo đã được thống nhất giữa Cục HKVN và FAA theo từng nội dung công việc cụ thể và phân công cho từng bộ phận, cá nhân phụ trách thực hiện, để công tác kiểm tra, đánh giá năng lực giám sát an toàn hàng không của Cục HKVN theo chương trình IASA (International Aviation Safety Audit) để phân loại Category I cho Cục HKVN.

- Chủ trì và phối hợp với các đơn thực hiện kế hoạch khắc phục, cập nhật kế hoạch khắc phục và kết quả khắc phục các khuyến cáo của ICAO lên hệ thống giám sát liên tục của ICAO (CMA) thông qua hệ thống chương trình tích hợp phân tích xu thế và báo cáo an toàn của ICAO ( iSTARS).

- Triển khai công tác kiểm tra giám sát về an toàn khai thác tàu bay đối với các đơn vị khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng, tổ chức huấn luyện. Kiểm tra giám sát đơn vị cung cấp dịch vụ không lưu, cảng hàng không sân bay.

- Thực hiện huấn luyện nội bộ, huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ giám sát viên an toàn trong từng lĩnh vực theo tiêu chuẩn của Cục HKVN và quốc tế.

- Đẩy nhanh tiến trình phối hợp rà soát, quy hoạch lại vùng trời; tối ưu hoá hệ thống đường bay, phương thức bay, quy chế bay. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng bảo đảm tĩnh không sân bay.

- Nâng cao hiệu quả chương trình an toàn đường cất hạ cánh, công tác kiểm soát chim, động vật hoang dã khu vực cảng hàng không, sân bay.

- Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng CHKSB; việc hoàn thiện hệ thống tài liệu khai thác và duy trì điều kiện khai thác CHKSB; đánh giá năng lực và chất lượng kết cấu hạ tầng CHKSB; bảo đảm vệ sinh môi trường tại CHKSB.

- Hoàn thành tiêu chuẩn hoá dịch vụ hàng không tại CHKSB theo quy định. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ của các hãng hàng không đối với việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa; hoạt động, việc thực hiện nghĩa vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ khác liên quan đến vận chuyển hàng không. Nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không, giảm tình trạng chậm, hủy chuyến bay.

- Rà soát hoàn thiện hệ thống kiểm tra, các hội đồng kiểm tra, cấp giấy phép nhân viên hàng không, quy trình, phương thức, cách thức kiểm tra thực hành cấp giấy phép nhân viên hàng không lĩnh vực khai thác tàu bay, nhân viên hàng không lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, nhân viên phục vụ mặt đất, nhân viên an ninh hàng không phù hợp yêu cầu ICAO, đảm bảo chất lượng công tác cấp giấy phép.

- Rà soát, chấn chỉnh hệ thống cơ sở đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành hàng không.

- Cảng vụ hàng không: cần đảm bảo công tác quản lý, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và chất lượng dịch vụ hàng không, phi hàng không tại CHK,SB được duy trì thường xuyên và đạt hiệu quả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hoàn thiện hệ thống sổ tay hướng dẫn kiểm tra giám sát của Cảng vụ hàng không để thực thi nhiệm vụ.

b. Khối các doanh nghiệp hàng không



  • Các hãng hàng không và tổ chức bảo dưỡng:

+ Tiếp tục triển khai hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn (SMS), đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, độc lập của người chịu trách nhiệm chính về An toàn - Chất lượng.

+ Đảm bảo công tác thực hiện hệ thống quản lý an toàn đạt ít nhất 85 % theo tiêu chuẩn quốc tế và triển khai hoàn thiện phương thức nhận dạng mối nguy và quản lý rủi ro an toàn sang phương thức chủ động và tiến tới phương thức dự báo.

+ Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, chương trình để cải thiện từ 5%-10% các chỉ số thực hiện an toàn so với năm trước.

+ Tất cả người khai thác đảm bảo triển khai hiệu quả chương trình phân tích tham số bay nhằm kiểm soát các nguy cơ rủi ro trong khai thác bay.

+ Triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình hành động về yếu tố con người, tập trung giảm thiểu các sự cố do lỗi của con người, lỗi hệ thống.

+ Các tổ chức bảo dưỡng áp dụng hiệu quả công cụ điều tra sai lỗi bảo dưỡng MEDA, nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa những sai lỗi bảo dưỡng.

+ Đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định về báo cáo sự cố, vụ việc, báo cáo thống kê.

+ Hoàn thiện quy trình, công tác xác minh, điều tra, bình giảng, rút kinh nghiệm các sự cố, vụ việc theo phân cấp; kịp thời đánh giá, đề ra các giải pháp khắc phục, phòng ngừa sự cố.



  • Đơn vị cung cấp dịch vụ không lưu

+ Tiếp tục triển khai hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn (SMS), xây dựng tiêu chuẩn và bổ nhiệm những người chịu trách nhiệm chính trong tất cả các lĩnh vực.

+ Đảm bảo công tác thực hiện hệ thống quản lý an toàn đạt ít nhất 75% theo tiêu chuẩn quốc tế và triển khai hoàn thiện phương thức nhận dạng mối nguy và quản lý rủi ro an toàn sang phương thức chủ động và tiến tới phương thức dự báo.

+ Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, chương trình để cải thiện từ 5%-10% các chỉ số thực hiện an toàn so với năm trước.

+ Triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình hành động về yếu tố con người, tập trung giảm thiểu các sự cố do lỗi của con người, lỗi hệ thống.

+ Xây dựng và triển khai các quy trình thực hiện tiêu chuẩn, đảm bảo tất cả các vị trí, khâu sản xuất đều có quy trình tiêu chuẩn.

+ Nâng cao chất lượng đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cho kiểm soát viên không lưu, nhân viên kỹ thuật thiết bị không lưu.



  • Cảng hàng không, sân bay

+ Tiếp tục triển khai hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn (SMS) tại các cảng hàng không, sân bay.

+ Đảm bảo công tác thực hiện hệ thống quản lý an toàn đạt ít nhất 70 % theo tiêu chuẩn quốc tế và triển khai hoàn thiện phương thức nhận dạng mối nguy và quản lý rủi ro an toàn sang phương thức chủ động và tiến tới phương thức dự báo.

+ Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, chương trình để cải thiện từ 5%-10% các chỉ số thực hiện an toàn so với năm trước.

+ Triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình hành động về yếu tố con người, tập trung giảm thiểu các sự cố do lỗi của con người, lỗi hệ thống.

+ Triển khai quyết liệt, đồng bộ, đảm bảo triển khai hiệu quả chương trình an toàn đường cất hạ cánh, duy trì nghiêm chế độ làm việc của tổ an toàn đường cất hạ cánh. Xây dựng và thực hiện các chỉ số thực hiện an toàn đường cất hạ cánh để có cở sở định lượng đánh giá hiệu quả công tác thực hiện.

+ Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp giảm các vụ việc an toàn tàu bay do vật ngoại lai, chim và động vật hoang dã.

+ Đảm bảo vị thế chủ trì của người khai thác CHKSB đối với toàn bộ hệ thống cung cấp dịch vụ tại CHKSB.

+ Duy trì nghiêm túc các quy trình, công tác của tổ kiểm tra chuyên môn trong công tác kiểm định phương tiện chuyên ngành hàng không tại CHKSB.






tải về 108.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương