GIỚI ĐÀn tăng soạn Dịch: H. T thiện hòA (Nguyên bản chữ Hán) o0o Nguồn


- GIỚI THỨ HAI, KHÔNG ĐƯỢC TRỘM CẮP



tải về 0.95 Mb.
trang4/31
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.95 Mb.
#8423
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31

2.- GIỚI THỨ HAI, KHÔNG ĐƯỢC TRỘM CẮP 


            Trộm cắp là thế nào? – Là tất cả những vật quý báu, như vàng, bạc, ngọc, ngà cho đến vật nhỏ nhặt, như cây kim, trái ớt, đã thuộc quyền sở hữu của người, tức là vật có chủ trông coi, người ta không cho, mà mình lén lấy, hoặc cậy thế, ủy quyền mà lấy, lường thăng, tráo đấu, đi làm việc trễ giờ đều thuộc về tội trậm cắp cả.

            Trộm cắp có những điều hại gì? – Hiện tại bị người tìm bắt, trói buộc, tra tấn kìm kẹp, hành phạt khổ sở, cha mẹ buồn khổ, xã hội khinh thường, bậu bạn lánh xa, mất sự tin cậy nhau. Sau khi chết, trở lại làm người bị bần cùng, cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Hoặc có khi làm được của, rồi bị cướp giựt, nhà cháy, nước trôi, rốt cuộc cũng hoàn nghèo khổ; hoặc làm tôi tớ trâu bò để đền trả nợ trước.

            Không trộm cắp có lợi ích gì? – Không trộm cắp mà còn bố thí, thì đời này đời sau hưởng phúc giàu có, an vui sung sướng, con cháu nhiều đời nhờ phúc thừa của ông bà, cha mẹ mà được giàu sanh, vinh hiển. Song nhờ sự phát tâm bố thí, mà tiêu trừ lòng tham lam, trộm cắp.

            Bởi có sự ích lợi như thế, nên Phật tử cần phải giữ cho thanh tịnh. 

---o0o---

3.- GIỚI THỨ BA, KHÔNG ĐƯỢC TÀ DÂM 


            Phật dạy: Người Phật tử còn tại gia giữ năm giới, duy cấm tà dâm, là cấm lấy chồng hay vợ không được lén lút làm việc tà bậy.

            Tham tâm tà bậy có hại gì?



1.      Làm cho chồng hay vợ buồn khổ, ghen tương.

2.      Làm cho mất lòng tin cậy nhau.

3.      Thân mạng gởi trên dao gươm.

4.      Gia đình dần dần suy sụp.

5.      Mắc phải quả báo xấu về sau, là chồng hay vợ sanh lòng lang chạ.

Bởi sự tà dâm (tà bậy) có hại như thế, nếu muốn cho gia đình đầm ấm, vui vẻ, muốn được tin cậy, muốn mạng sống vững yên, muốn cho thành tựu gia nghiệp, muốn cho được tiếng thơm sạch ở đời này và khỏi bị quả báo xấu đời sau, thì nên đoạn hẳn tà dâm. Không tà dâm được lợi ích như thế,, Phật tử cần phải giữ gìn đừng cho phạm. 

---o0o---


4.- GIỚI THỨ TƯ, KHÔNG ĐƯỢC NÓI DỐI 


            Nói dối là thế nào? – Là tâm nghĩ, miệng nói trái nhau. Nói dối có bốn cách:

            a) Nói không chân thật. – Nghĩa là lấy phải làm quấy, cho nên thấy mà nói không thấy; lấy quấy làm phải, cho nên việc không thấy mà nói là thấy.

            b) Nói thêu dệt. – Nghĩa là trau sửa lời hoa nguyệt, tiếng hay khéo, xui người buông lung tâm trí, để làm việc tà bậy.

            c) Nói lưỡi đôi chiều. – Nghĩa là đến người này nói chuyện xấu người ia, đến người kia nói chuyện xấu người này, khêu gợi đấu tranh nhau, làm cho ân ái chia lìa.

            d) Ác khẩu. – Nghĩa là nói lời thô ác, mắng nhiếc, sỉ nhục người, làm cho người lửa giận tức bốc lên; cho đến có mặt thì khen, vắng mặt thì chê; ở trước mặt thì cho là phải, sau lưng cho là trái; hoặc nói ra những dở xấu của người, đều thuộc về loại nói dối cả.

Vì nói không thật, nên hiện đời mất lòng tin cậy nhau, không thể lập nên công nghiệp vĩ đại, khi chết, đọa vào ba đường ác chịu khổ.

Không nói dối có lợi ích gì? Không nói dối: Tâm nghĩ, miệng nói hợp nhau, sau khỏi ăn năn, ở đời được mọi người tin cậy, nhiều đời sau, thân trang nghiêm tốt đẹp, tướng lưỡi rộng dài. Bởi có sự lợi ích như thế, nên Phật tử lúc nào cũng nói lời chân thật. 

---o0o---


5.- GIỚI THỨ NĂM, KHÔNG ĐƯỢC UỐNG RƯỢU 


            Là không được uống những thứ rượu làm say mê người, rượu say dù một giọt nhỏ cũng không nên uống. Tự mình uống, tội còn nhẹ, nếu ép nài đưa người uống, thì phạm tội rất nặng. Thuốc độc uống vào thì chết ngay, song chỉ giết mạng một đời người, nhưng còn ít độc hơn là rượu, vì rượu là thứ làm cho người cuồng tâm, mất giống trí huệ, gây nên đầy tội lỗi, chết đi sống lại nhiều kiếp, nên rượu là món độc hơn là thuốc độc.

            Rượu lại làm nhân sanh ra các tội lỗi: Thuở xưa có một vị cư sĩ phạm giới rượu, say sưa, mà các giới đều phạm cả…

            Uống rượu không phải sát hại, trộm cắp… song trong kinh Phật dạy:

            Uống rượu say có mười điều tội lỗi:



1.      Tâm tán loạn, của cải rơi mất.

2.      Thân hay sanh tật bệnh.

3.      Tăng trưởng lòng giết hại.

4.      Tâm sân hận bừng bốc, ưa sanh sự tranh đấu.

5.      Trí tuệ dần kém.

6.      Phúc đức tiêu mòn.

7.      Sự nghiệp chẳng thành.

8.      Thêm nhiều sự buồn khổ.

9.      Khổ nhục cha mẹ vợ con.

10.  Thân hoại mạng chung, đọa vào địa ngục chịu khổ, đời đời ngu tối.

Không uống rượu có lợi ích gì? – Không uống rượu tức là trái lại những điều tai hại vừa nói trên.

Phật tuy cấm uống các thứ rượu làm say mê người, song cũng có khai cho, khi nào bịnh nặng, uống các thứ thuốc không lành, thầy thuốc bảo phải cần có rượu dầm thuốc uống, bịnh mới lành, thì được tạm dùng đến khi mạnh mới thôi. Nhưng trước khi uống dùng, cần phải bạch cho chúng Tăng chứng biết.

Vậy người biết giữ năm giới được những sự lợi ích, người không biết giữ năm giới có hại như thế. Tôi đả giảng qua để quý vị hiểu rõ mà lãnh thọ. 

GIỚI SƯ KHAI ĐẠO:

            Các Thiện nam (hay Thiện nữ) ! Trước quý vị đã thọ Tam quy, nay tôi sẽ trao giới pháp cho quý vị. Năm giới này sẽ làm cội gốc cho giới Sa Di, giới Tỳ Kheo, giới Bồ Tát, cho đến Vô thượng Bồ Đề. Ví như bốn cấp từng lầu, cần phải xây từng dưới cho chắc, mới xây từng thứ hai, thứ ba và thứ tư được. 



GIỚI SƯ DẠY: 

            Các Thiện nam (hay Thiện nữ) ! Trước đã trao Tam quy tam kết cho các vị, giới thể đã được châu viên. Bây giờ tôi trao giới tướng cho các vị, các vị phải thành tâm chú ý, nghe cho kỹ mà lãnh thọ nhưng phải xét trước và định trước, nếu giới nào có thể giữ được, thì khi tôi hỏi, quý vị nên đáp: “Mô Phật giữ được”, nói cho lớn lên, còn giới nào giữ không được, thì im lặng. phải lượng sức mình mà lãnh thọ mấy giới cũng tốt, chứ không bắt buộc giữ đủ năm giới. 



QUÝ VỊ QUỲ THẲNG CHẤP TAY THÀNH TÂM MÀ LÃNH THỌ GIỚI PHÁP 

1- Giới thứ nhứt. - Từ nay đến suốt đời không được giết hại chúng sanh, là giới của người Phật tử tại gia, vậy các vị có thể giữ được không?

Đáp:    “Mô Phật giữ được”.

2- Giới thứ hai. - Từ nay đến suốt đời không được gian tham trộm cắp, là giới của người Phật tử tại gia, vậy các vị có thể giữ được không?

Đáp:    “Mô Phật giữ được”.

3- Giới thứ ba. - Từ nay đến suốt đời không được tà dâm, là giới của người Phật tử tại gia, vậy các vị có thể giữ được không?

Đáp:    “Mô Phật giữ được”.

4- Giới thứ tư. - Từ nay đến suốt đời không được nói dối, là giới của người Phật tử tại gia, vậy các vị có thể giữ được không?

Đáp:    “Mô Phật giữ được”.

5- Giới thứ năm. - Từ nay đến suốt đời không được uống rượu, là giới của người Phật tử tại gia, vậy các vị có thể giữ được không?

Đáp:    “Mô Phật giữ được”.

- Tốt lắm, các giới tử đã thọ giới rồi. Vậy từ đây về sau, suốt đời phải tự giữ gìn cho thanh tịnh, dầu gặp phải nhân duyên mất mạng cũng không hủy phạm. Nếu bền lòng gìn giữ, thì đời đời qua lại chốn Nhân, Thiên sớm thành Phật quả. Do nhờ công đức trì giới này, mà khỏi đọa trong ba đường dữ, khi mạng chung, được sanh về nước Cực Lạc, nếu nhứt tâm niệm Phật.

Quý vị đã thọ Tam quy và Ngũ giới xong rồi, bây giờ quý vị nên đồng đứng dậy lạy tạ Tam Bảo. 

Điển lễ xướng: 

Chí tâm đảnh lễ, Nam mô tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, Thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trú Tam Bảo. (1 lạy).

            ● Chí tâm đảnh lễ, Nam mô Ta bà Giáo chủ Điều ngự Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long hoa Giáo chủ Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy).

            ● Chí tâm đảnh lễ, Nam mô Lạc bang Giáo chủ, Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy).

            Quý vị lạy rồi, nên ngồi xếp bằng xuống nghe Giới sư dạy thêm. 



GIỚI SƯ DẠY:

(Khuyên tu và học) 

            Quý Thiện nam (hay Thiện nữ) ! Các vị Quy y thọ giới rồi, thì thường phải nhớ Phật, niệm Phật, chán cõi Ta Bà này là nhiều khổ, cầu sau khi mạng chung thần thức sanh về nước Cực Lạc của Phật A Di Đà, liên hoa hóa sanh, sống mãi không phải sanh, già, bịnh, chết nữa.

            Theo lời Phật Thích Ca dạy: Đức Phật A Di Đà đương chờ đợi tiếp dẫn chúng sanh về Cực Lạc, nếu ai thành tâm chuyen niệm danh hiệu Ngài.

            Vậy mỗi vị phải có một xâu chuỗi (tràng hạt) mỗi ngày đêm niệm nhiều càng tốt. Nên biết: ngọc Ma ni gieo vào nước đục, nước đục trở thành trong; câu hiệu Phật gieo vào tâm chúng sanh, tâm chúng sanh trở thành tâm Phật.

            - Trong kinh có câu: Mạc đãi lão lai phương niệm Phật, cô phần đa thị thiếu niên nhơn. Nghĩa là: Chớ chờ đến già rồi mới niệm Phật, mồ hoang ngoài đồng phần nhiều là người tuổi trẻ. Song đã quy y thọ giới rồi, là phải thực hành theo lời Phật dạy, nguyện trừ bỏ các điều dữ, nguyện tu các việc lành, để trở nên người Phật tử chân chánh.

            Các vị trước kia chưa quy y, thì gọi đàn ông là Thiện nam tử  (người trai tốt), đàn bà thì gọi là Thiện nữ nhơn (người gái tốt). Bây giờ đã quy y rồi, đàn ông thì gọi là Ưu Bà Tắc (cận sự nam) là người nam gần gủi phụng sự Tam Bảo; người đàn bà gọi là Ưu Bà Di (cận sự nữ) là người gái gần gủi phụng sự Tam Bảo.

            Các Phật tử! Từ hôm nay trở đi, quý vị phải tinh tấn siêng năng học hỏi giáo lý của Phật dạy, rồi y theo đó mà tu hành, bòn mót các phúc lành, làm cái nhân tốt, về sau sẽ thành Phật quả.

            Từ đây về sau tránh sự sát sanh, quý vị phải tập ăn chay, cho lòng từ bi tăng trưởng, ăn ít nhất là mỗi tháng hai ngày chay, khi quen rồi, lần lên bốn ngày, hoặc sáu ngày v.v…



Thường ngày ăn uống, nên cử kiêng hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu, thịt trâu, thịt chó v.v… vì các thứ ấy người Phật tử ăn không tốt, sanh con ngu tối, chỉ có hại mà không lợi, nên cố gắng giữ gìn.

Phải thường hay đến chùa lạy Phật sám hối, mỗi tháng hai lần: chiều 14 và 29, nếu tháng thiếu thì 28, hoặc nghe kinh, phải ráng học ít nhất là mười bài Phật Học Phổ Thông về lớp sơ đẳng mới hiểu bổn phận của người Phật tử tại gia mà hành trì.

Khi vào chùa lạy Phật thì đừng mang giày dép vào chánh điện, vì sợ mang đồ dơ bẩn vào chùa mà có tội và để tỏ lòng cung kính Phật. Vào chùa phải y phục sạch sẽ và tề chỉnh.

Nếu thuận tiện thì ở nhà nên lập một bàn thờ Phật, để thường ngày chiêm ngưỡng và lạy Phật, tụng kinh, cho tăng trưởng phước lành. Về cách thờ, tụng thế nào cho đúng phép, thì quý vị nên xem trong quyển Phật Học Phổ Thông khóa thứ nhứt. 

---o0o---




tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương