GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa



tải về 2.27 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích2.27 Mb.
#38495
1   2   3

6. Chuột đá Trường Sơn (Laonastes aenigmamus)

Tình trạng bảo tồn: Sách Đỏ Việt Nam (2007): EN – Sẽ nguy cấp, Danh lục Đỏ IUCN (2012): chưa (loài mới phát hiện).

Chuột đá Trường Sơn được mô tả loài mới đầu tiên vào năm 2005 bởi Jenkins và cộng sự (Jenkins et al. 2005) với tên gọi là Chuột đá Lào (Laotian Rock Rat) trên cơ sở các mẫu vật thu được ở tỉnh Khăm Muộn, Lào. Jenkins và cộng sự xem Chuột đá Lào là đại diện của một giống mới (Laonestes) và họ mới (Laonestidae). Tuy nhiên, Dawson và cộng sự (Dawson et al. 2006) sau khi xem xét kỹ cấu tạo bộ xương của Chuột đá Lào đã khẳng định, Chuột đá Lào thuộc họ Diatomyidae, là họ thú cổ đã bị tuyệt chủng cách đây khoảng 11 triệu năm, chỉ còn lại các mẫu hóa thạch. Chính vì vậy, Chuột đá Lào được xem là "hóa thạch sống" của họ Diatomyidae.

Thú vị hơn nữa, việc phát hiện loài Chuột đá Lào, đại diện sống duy nhất của họ Diatomyidae đã bị cho là tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm là một ví dụ điển hình về "hiệu ứng hồi sinh" (lazarus effect) rất hiếm gặp ở các loài thú. "Hiệu ứng hồi sinh" là sự tái xuất hiện của một bậc phân loại sinh vật (loài, giống, họ,..) sau một thời gian dài hàng triệu năm không có ghi nhận và bị xem là đã tuyệt chủng. Đối với trường hợp Chuột đá Lào, thời gian không có ghi nhận tới 11 triệu năm, đây là một hiện tượng rất hiếm gặp. Việc bảo tồn Chuột đá Lào có ý nghĩa rất lớn, không chỉ là bảo tồn bản thân một loài thú quý hiếm huyền bí, mà còn là bảo tồn đại diện sống duy nhất của một họ thú cổ Diatomyidae, rất cần thiết cho việc nghiên cứu quá trình tiến hóa rất phức tạp của sinh giới trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới.



Trong cuộc khảo sát đa dạng sinh học thú ở khu vực VQG PN-KB thuộc dự án "Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng", các nhà khoa học Việt Nam (Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Duy Lương và Đinh Huy Chí) đã phát hiện một quần thể "Chuột đá Lào" đang sinh sống tại khu vực mở rộng của VQG PN-KB (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Loài thú này có tên địa phương là Knê-củng (tiếng Rục). Tuy nhiên, để phù hợp với vùng phân bố của loài này là dãy Trường Sơn thuộc Việt Nam và Lào, các nhà khoa học Việt Nam nói trên đã đặt tên cho loài thú huyền bí này là "Chuột đá Trường Sơn" (Annamite Rock Rat) (Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2012).

Do có vùng phân bố hẹp và đang bị tác động mạnh bởi hoạt động săn bắt làm thực phẩm diễn ra trên khắp vùng phân bố của loài, nên Chuột đá Trường Sơn được đưa vào Danh lục Đỏ IUCN (2012) ở bậc EN- Nguy cấp. Hiện nay, những hiểu biết về sinh học, sinh thái của loài này còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với quần thể mới phát hiện ở VQG PN-KB.

III. KỀT LUẬN

Khu hệ thú ở VQG PN-KB rất đa dạng và phong phú. Cho đến nay, đã ghi nhận được 153 loài thú, thuộc 93 họ và 11 bộ. Trong đó, có 53 loài có giá trị bảo tồn cao, gồm 37 loài có tầm quan trọng bảo tồn cấp toàn cầu và 47 loài có tầm quan trọng bảo tồn cấp quốc gia.

Có 6 loài thú có giá trị nổi bật toàn cầu về ý nghĩa khoa học và bảo tồn theo tiêu chí X của Khu di sản thiên nhiên thế giới (UNESCO) cần được đặc biệt quan tâm, bao gồm: Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Vượn Siki (Nomascus siki), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Thỏ vằn (Nesolagus timminsi) Chuột đá Trường Sơn (Laonastes aenigmamus).

Những giá trị đa dạng sinh học này của khu hệ thú VQG PN-KB là những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng hồ sơ đăng ký VQG PN-KB là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí X về đa dạng sinh học.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Averianov A. O., Abramov A. V., Tikhonov A. N., 2000, A new species of Nesolagus (Lagomorpha, Leporidae) from Vietnam with osteological description contribution from the zoological institute, S.T. Peteriburg, 6 -12

  2. Abramov, A., Timmins, R.J., Touk, D., Duckworth, J.W. & Steinmetz, R. 2008. Nesolagus timminsi. In: IUCN 2012. IUCN Red List of Threatened Species. Version 2012.2. . Downloaded on 20 April 2013.

  3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam. Phần I. Động vật. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

  4. Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh và cs. 2010. Thú rừng (Mammalia) Việt Nam – Hình thái và Sinh học, Sinh thái một số loài. Tập 2. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

  5. Dawson, M. R., L. Marivaux, Chuan-kui Li, K. C., Beard, Gregoire Me tais 2006. Laonastes and the “Lazarus effect” in Recent mammals. Science 311:1456–1458

  6. Đỗ Tước, Trương Văn Lã, 1999. Báo cáo chuyên đề Động vật rừng vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình. Dự án bảo tồn liên quốc gia Hin Nậm Nô – Phong Nha Kẻ Bàng.

  7. Eames, J.C., Lambert, F.R., Nguyen Cu, 1994. A survey in Annamese Lowlands, Vietnam and its implications for the conservation of Vietnamese and Imperial Pheasants Lophura hatinhensis and L. imperialis. Bird Conservation International 4(4): 343-382.

  8. Haus T., Vogt M., Forster B. Vu Ngoc Thanh and Ziegler T. 2009. Distribution and population densities of diurnal primates in the karst forests of Phong Nha – Ke Bang National Park, Quang Binh Province, Central Vietnam. Intl.J. Primatology 30(2):301-312.

  9. Jenkins, P.D., C. W., Kilpatrick, M. F., Robinson, R. J., Timmins 2005. Morphological and molecular investigations of a new family, genus and species of rodent (Mammalia: Rodentia: Hystricognatha) from Lao PDR. Systematics and Biodiversity 2 (4): 419–454

  10. Lê Thị Diên, Đồng Thanh Hải, Lê Doãn Anh và cs. 2010. Quần thể, phân bố và thức ăn của Chà vá chân nâu Pygathrys nemaeus nemaeus ở VQG Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  11. Le Xuan Canh, Truong Van La, Dang Thi Dap et al. 1997. A report on field survey on biodiversity in Phong Nha – Ke Bang Forest, Quang Binh Province, Central Vietnam. Un-published report to UNDP-WWF Indochina, Hanoi, Vietnam.

  12. Meijboom M., Hồ Thị Ngọc Lanh (biên tập), 2002. Hệ động-thực vật ở Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô. Dự án LINC-WWF, Quảng Bình, Việt Nam.

  13. Nadler, T. and Streicher, U. 2004. The Primate of Vietnam-An Overview. In Conservation of Primates in Vietnam. (T. Nadler, U. Streicher and Ha Thang Long, eds.). Hanoi, 5-15.

  14. Nadler T., 2010. Status of Vietnamese primates – complement and revision. In Nadler et al. (2010). Conservation of Primates in Indochina. Frankfurt Zool. Society and Conservation International, Hanoi, 3-17

  15. Nguyễn Xuân Đặng, Trương Văn Lã, 1999. Giá trị sinh học của khu vực Hinnamno - Phong Nha - Kẻ Bàng. Báo cáo Hội thảo Đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn lần thứ 2. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 96-99.

  16. Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Mạnh Hà, 1999. Những ghi nhận đầu tiên về khu hệ dơi ở khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng.Tạp chí Lâm nghiệp (12): 40-42.

  17. Nguyễn Xuân Đặng, Trương Văn Lã, 2000. Đa dạng động vật có xương sống trên cạn ở Phong Nha - Kẻ Bàng - Hin Nam Nô.Tạp chí Sinh học 22(1B)(15)CĐ: 122-124

  18. Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Xuân Đặng, Hendrichsen D., 2000. Kết quả bước đầu điều tra dơi ở Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Hữu Liên (Lạng Sơn). Tạp chí Sinh học 22(1B)(15)CĐ: 145-150

  19. Nguyễn Xuân Đặng, Phạm Nhật, Phạm Trọng Ảnh, Hendrichsen, 1998. Kết quả điều tra nghiên cứu khu hệ thú ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình. Fauna & Flora International Indochina và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội, Việt Nam.

  20. Nguyễn Xuân Đặng, 2011. Tiềm năng và cơ hội trong nghiên cứu bảo tồn và phát triển tài nguyên động vật tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Báo cáo tại Hội thảo 10 năm thành lập VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. (Đang in).

  21. Phạm Trọng Ảnh, Phạm Đức Tiến, Đặng Tất Thế và cs. 2007. Đặc điểm hình thái và phân bố của Thỏ vằn Nesolagus timminsi ở Việt Nam. Trong "Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị toàn quốc lần thứ 2". Nxb. Lâm Nghiệp, Hà Nội, 26-32.

  22. Rawson B.M., Insua-Cao P., Nguyen Manh Ha et al. 2011. The Conservation Status of Gibbons in Vietnam. Fauna & Flora Intl./ Conservation Intl., Hanoi, Vietnam, 137pp.

  23. Surridge, A.K., Timmins, R.I., Hewitt, G.M., and Bell, D.J., 1999. Striped rabits in Southeast Asia. Nature, 400, 726.

  24. The McGraw-Hill Companies, 2007. Laonastes rodent and the Lazarus effect. 1-3

  25. Timmins, R.J., Duckworth, J.W. & Long, B. 2008. Muntiacus vuquangensis. In: IUCN 2012. IUCN Red List of Threatened Species. Version 2012.2. . Downloaded on 19 April 2013.

  26. Timmins, R.J., Do Tuoc, Trinh Viet Cuong and Hendrichsen D., 1999. A preliminary assessment of the conservation importance and conservation priorities of the Phong Nha – Ke Bang Proposed National Park, Quang Binh Province, Vietnam. FFI - Indochina Programme.

  27. VRTC-WWF, 1999. Results of the complex zoological – botanical expedition to the Ke Bang area. Final Report. WWF Indochina - VRTC. Hanoi, Vietnam.

  28. Wikipedia tiếng Việt, 2013. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. (www.wikipedia.org/wiki/Vườn_quốc_gia_Phong_Nha_-_Kẻ_Bàng)

  29. Website Quảng Bình, 2003. Phong Nha - Kẻ Bàng "Bảo tàng" khảo cứu về thiên nhiên. www.quangbinh.gov.vn/3cms


PHỤ LỤC 1. DANH LỤC THÚ VQG PHONG NHA - KẺ BÀNG NĂM 2013

Xắp xếp theo hệ thống phân loài trong Wilson and Reeder 2005


TT

Tên khoa học

Tên phổ thông

SĐVN

2007

IUCN

2012




SCANDENTIA

I. BỘ NHIỀU RĂNG










Tupaiidae

1. Họ Đồi

 






Tupaia belangeri

 

 






Dendrogale murina

Nhen

 







DERMOPTERA

II. BỘ CÁNH DA










Cynocephalidae

2. Họ Chồn dơi

 

 



Galeopterus variegatus

Chồn dơi

EN 







PRIMATES

III. BỘ LINH TRƯỞNG










Loridae

3. Họ Cu li

 

 



Nycticebus bengalensis

Culi lớn

VU

VU



Nycticebus pygmaeus

Culi nhỏ

VU

VU




Cercopithecidae

4. Họ Khỉ, Voọc 

 

 



Macaca leonina

Khỉ đuôi lợn

VU

VU



Macaca assamensis

Khỉ mốc

VU

NT



Macaca mulatta

Khỉ vàng

 LR






Macaca arctoides

Khỉ mặt đỏ

VU

VU



Trachypithecus hatinhensis

Voọc Hà Tĩnh

EN

EN



Pygathrix nemaeus

Chà vá chân nâu

EN

EN




Hylobatidae

5. Họ Vượn

 






Nomascus siki

Vượn Siki

EN

EN




LAGOMORPHA

IV. BỘ THỎ










Leporidae

6. Họ Thỏ rừng

 

 



Lepus peguensis

Thỏ nâu, Thỏ rừng

 






Nesolagus timminsi

Thỏ vằn

EN







ERINACEOMORPHA

V. BỘ CHUỘT VOI










Erinaceidae

7. Họ Chuột voi

 

 



Hylomys suillus

Chuột voi đồi

 







SORICOMORPHA

VI. BỘ ĂN SÂU BỌ










Soricidae

8. Họ Chuột chù

 






Crocidura attenuata

Chuột chù đuôi đen

 






Crocidura fuliginosa

Chuột chù đuôi trắng

 






Suncus murinus

Chuột chù nhà

 







Talpidae

9. Họ Chuột chũi

 






Euroscaptor longirostris

Chuột chũi mũi dài

 







CHIROPTERA

VII. BỘ DƠI










Pteropodidae

10. Họ Dơi quả

 






Rousettus leschenaulti

Dơi ngực nâu

 






Roussetus amplexicaudatus

Dơi ngựa đuôi lớn

 






Cynopterus brachyotis

Dơi chó ngắn

 VU






Cynopterus sphinx

Dơi chó ấn

 






Megaerops ecaudatus

Dơi quả đuôi cụt nhỏ









Megaerops niphanae

Dơi quả không đuôi lớn 

 






Eonycteris spelaea

Dơi quả l­ưỡi dài

 






Sphaerias blanfordi

Dơi quả núi cao









Macroglossus sobrinus

Dơi ăn mật hoa lớn 

 







Rhinolophidae

11. Họ Dơi lá mũi

 






Rhinolophus luctus

Dơi lá lớn

 






Rhinolophus paradoloxophus

Dơi lá quạt

VU 






Rhinolophus macrotis

Dơi lá tai dài









Rhinolophus pearsoni

Dơi lá pecôn

 






Rhinolophus pusillus

Dơi lá muối

 






Rhinolophus subbadius

Dơi lá nâu

 






Rhinolophus borneensis

Dơi lá sa đen

 






Rhinolophus malayanus

Dơi mã lai

 






Rhinolophus thomasi

Dơi lá tôma

 VU






[Rhinolophus rouxii]

Dơi lá rút

 






[Rhinolophus affinis]

Dơi lá đuôi

 







Hipposideridae

12. Họ Dơi nếp mũi

 






Hipposideros pomona

Dơi nếp mũi xinh 

 






Hipposideros cineraceus

Dơi múi bé

 






Hipposideros scutinares

Dơi nếp mũi đông dương

 

VU 



[Hipposideros pratti]

Dơi mũi prat

 






Hipposideros lylei

Dơi lá mũi hình khiên

 






Hipposideros armiger

Dơi mũi quạ

 






Hipposideros larvatus

Dơi mũi xám

 






Aselliscus stoliczkanus

Dơi mũi ba lá

 







Megadermatidae

13. Họ Dơi ma

 






Megaderma spasma

Dơi ma nam

 






Megaderma lyra

Dơi ma bắc

 







Emballonuridae

14. Họ Dơi bao đuôi









Taphozous melanopogon

Dơi bao đuôi nâu đen










Vespertilionidae

15. Họ Dơi muỗi

 






Hypsugo pulveratus

Dơi răng cửa lớn









Myotis chinensis

Dơi tai rộng

 






Myotis ater

Dơi tai Nam Á









[Myotis formosus]

Dơi tai đốm vàng 

 






Myotis siligorensis

Dơi tai sọ cao

LR 






[Myotis mystacinus]

 Dơi tai có ria

 






[Myotis muricola]

 Dơi tai chân nhỏ

 






[Myotis horsfieldi]

Dơi tai cánh ngắn 

 






Myotis ricketti /pilosus

Dơi tai ric-ket




NT



Myotis calticraniatus

Dơi









Scotomanes ornatus

Dơi đốm hoa

 






Scotophilus sp

Dơi 

 






Ia io

Dơi I ô

 VU






Tylonycteris robustula

 Dơi rô bút

 






Pipistrellus pulveratus

Dơi răng cửa lớn 

 






Pipistrellus javanicus

Dơi muỗi xám









[Miniopterus schreibersii]

Dơi cánh dài

 

NT



Miniopterus magnater

Dơi cánh gập lớn









[Murina leucogaster]

Dơi mũi ống lớn 

 






Murina cyclotis

Dơi ống tai tròn

 






Murina eleryi

Dơi









Murina tiensa

Dơi ống tiên sa









Murina cineracea

Dơi









Murina sp.

Dơi









Harpiocephalus mordax

Dơi mũi ống sọ nhỏ

 






Harpiocephalus harpia

Dơi mũi ống cánh lông

VU






Kerivoula hardwickii

Dơi mũi nhẵn

 

 




PHOLIDOTA

VIII. BỘ TÊ TÊ










Manidae

16. Họ Tê Tê

 

 



Manis javanica

Tê tê java

EN

EN



Manis pentadactyla

Tê tê

EN

EN




CARNIVORA

IX. BỘ ĂN THỊT










Felidae

17. Họ Mèo

 






Prionailurus bengalensis

Mèo rừng

 






[Prionailurus viverrinus]

Mèo cá

EN 

EN



Pardofelis temminckii

Beo lửa

EN

NT



Pardofelis marmorata

Mèo gấm

VU

VU



Neofelis nebulosa

Báo gấm

EN

VU



[Panthera pardus]

Báo hoa mai

CR

NT



Panthera tigris

Hổ

CR

EN




Viverridae

18. Họ Cầy

 

 



Viverra zibetha

Cầy giông thường

 

NT 



Viverra megaspila

Cầy giông sọc

VU

VU



Viverricula indica

Cầy hương

 






Prionodon pardicolor

Cầy gấm

 VU






Paradoxurus hermaphroditus

Cầy vòi đốm

 






Paguma larvata

Cầy vòi mốc

 






Arctictis binturong

Cầy mực

EN

VU



Arctogalidia trivirgata

Cầy tai trắng

LR 






Chrotogale owstoni

Cầy vằn bắc

VU

VU




Herpestidae

19. Họ Cầy lỏn

 

 



Herpestes javanicus

Cầy lỏn, Lỏn tranh

 






Herpestes urva

Cầy móc cua

 







Canidae

20. Họ Chó

 

 



Canis aureus

Chó rừng




 



Cuon alpinus

Chó sói

EN

EN




Ursidae

21. Họ Gấu

 

 



Ursus thibetanus

Gấu ngựa

EN

VU



Helarctos malayanus

Gấu chó

EN

VU




Mustelidae

22. Họ Chồn

 

 



Mustela kathiah

Triết bụng vàng

 






Mustela strigidorsa

Triết chỉ lưng

 






Martes flavigula

Chồn họng váng

 






Arctonyx collaris

Lửng lợn

 

NT 



Melogale personata

Chồn bạc má Bắc

 






Melogale moschata

Chồn bạc má Nam

 






Lutra lutra

Rái cá thường

VU

NT



Lutrogale perspicillata

Rái cá lông mượt

EN

VU



Aonyx cinerea

Rái cá vuốt bé

VU

VU




ARTIODACTYLA

X. BỘ MÓNG GUỐC NGÓN CHẮN










Suidae

23. Họ Lợn

 

 



Sus scrofa

Lợn rừng

 







Tragulidae

24. Họ Cheo cheo

 






Tragulus kanchil 

Cheo cheo nhỏ

VU







Cervidae

25. Họ Hươu nai

 

 



Rusa unicolor

Nai

VU

VU



Muntiacus munjak

Hoẵng

 






Muntiacus vuquangensis

Mang lớn

VU

EN




Bovidae

24. Họ Bò

 

 



Bos frontalis

Bò tót

EN 

VU



Capricornis milneedwardsii

Sơn dương

EN

NT



Pseudoryx nghetinhensis

Sao la

EN

CR




RODENTIA

XI. BỘ GẬM NHẤM










Sciuridae

25. Họ Sóc

 

 



Belomys pearsonii

Sóc bay lông chân

 CR






Hylopetes alboniger

Sóc bay đen trắng

 VU






Petaurista philippensis

Sóc bay lớn

VU 






Petaurista elegans

Sóc bay sao

 EN






Ratufa bicolor

Sóc đen trắng

VU

NT



Callosciurus erythraeus

Sóc bụng đỏ

 






Callosciurus inornatus

Sóc bụng xám

 






Dremomys rufigenis

Sóc mõm hung

 






Menetes berdmorei

Sóc vằn lưng

 






Tamiops rodolphii

Sóc chuột lửa

 






Tamiops maritimus

Sóc chuột hải nam

 







Spalacidae

26. Họ Dúi

 

 



Rhizomys pruinosus

Dúi mốc lớn

 






Rhizomys sumatrensis

Dúi má vàng

 







Muridae

27. Họ Chuột

 






Bandicota indica

Chuột đất lớn

 






Bandicota savilei

Chuột đất bé

 






Berylmys bowersi

Chuột mốc lớn

 






Leopoldamys sabanus

Chuột núi đuôi dài

 






Leopoldamys edwardsi

Chuột hươu lớn

 






Maxomys moi

Chuột xu-ri lông mềm

 






Maxomys surifer

Chuột xu-ri

 






Chiropodomys gliroides

Chuột nhắt cây

 






Mus caroli

Chuột nhắt đồng

 






Mus cervicolor

Chuột nhắt hoẵng

 






Mus musculus

Chuột nhắt nhà

 






Mus pahari

Chuột nhắt nương

 






Niviventer fulvescens

Chuột hươu bé

 






Niviventer langbianis

Chuột langbian

 






Niviventer tenaster

Chuột núi Đông Dương

 






Rattus argentiventer

Chuột bụng bạc

 






Rattus nitidus

Chuột bóng

 






Rattus tanezumi

Chuột nhà

 






Rattus andamanensis

Chuột rừng

 







Hystricidae

28. Họ Nhím

 






Atherurus macrourus

Đon

 






Hystrix brachyura

Nhím đuôi ngắn

 







Laonestidae

29. Họ Nê củng

 






Laonastes aenigmamus

Chuột đá Trường Sơn

 

EN 




Cộng (153 loài, 29 họ, 11 bộ)




47

37

Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 2.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương