Frank m. Moore r. Douglas samples


Tiêu Chuẩn Về Việc Phân Chia Giáo hạt hay Thay Đổi Biên Giới Giáo hạt



tải về 1.72 Mb.
trang6/22
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.72 Mb.
#5769
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

200.3. Tiêu Chuẩn Về Việc Phân Chia Giáo hạt hay Thay Đổi Biên Giới Giáo hạt. Văn phòng Khu Vực, Ban Điều Hành Quốc gia, hay một Ban Cố vấn Giáo hạt có thể đệ trình lên vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho vùng đó một đề nghị sự phát triển của Giáo hạt hay thay đổi biên giới Giáo hạt. Một kế hoạch như thế cần được xem xét kỹ lưỡng:

1. Những Giáo hạt mới được đề nghị phải chứng minh đủ dân sô cho việc thành lập những Giáo hạt như thế.

2. Phương tiện đi lại và thông tin phải thuận lợi cho sự điều hành Giáo hạt.

3. Số lượng của những trưởng lão trưởng thành và những tín hữu nòng cốt phải đầy đủ để điều hành công tác của Giáo hạt.

4. Những Giáo hạt bảo trợ, trong mọi trường hợp khả thi, phải co đủ tài chánh để duy trì tình trạng Giáo hạt giai đoạn 3.

200.4. Sáp Nhập. Hai hoặc nhiều Giáo hạt giai đoạn 3 có thể sáp nhập nếu được hai phần ba số phiếu của mỗi Giáo hạt có liên quan, với điều kiện: việc sáp nhập được để nghị bời mỗi Ban Cố Vấn Giáo hạt (và các Ban Điều Hành Quốc Gia nếu có), và chấp thuận bằng văn bản bời (những) Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm của những Giáo hạt đó.

Việc sự sáp nhập và những vấn đề có liên quan phải được hoàn tất vào thời điểm và nơi chốn do hội đông Giáo hạt và những Tổng Quản nhiệm quyết định.

Tổ chưc như vây sẽ bao gồm cả tài sản và nợ nần của mỗi Giáo hạt.. (200.1)

Các Giáo hạt giai đoạn 1 và 2 có thể sáp nhập theo các khỏan dành cho việc thành lập Giáo hạt đã nói trong mục 200.2



200.5. Nếu bất kỳ hoặc tất cả Hội dồng Giáo hạt không chấp nhận đề nghị, hoặc nếu vài Hội dồng Giáo hạt không đồng ý, thì sự giới thiệu sẽ được đệ trình cho Đại Hội Đồng Tổng Hội lần tới để quyết định, nếu có sự đề nghị của hai phần ba số phiếu của các Ủy Ban Cố vấn Giáo hạt.

200.6. Quản nhiệm Giáo hạt có thể sự dung người điều động hoặc trưởng ban ngành cho giúp trong việc:

1. Tạo tinh thần cộng đồng và tình bạn hữu giữa các Mục sư của Giáo hạt.

2. Phát động chính nghĩa của Đấng Christ bằng cách khích lệ và lập kế hoạch cho sự phát triển phục vụ, tăng trưởng Hội thánh, truyền gíao, mở mang Hội thánh và phục hồi Hội thánh.

3. Thực hiện những công tác cụ thể của qủan nhiệm Giáo hạt và Ban Cố Vấn Giáo hạt; và



4. Tạo nhịp cầu truyền thông giữa các hội chúng địa phương và Giáo hạt.
B. THÀNH VIÊN VÀ THÌ GIỜ HỘI HỌP

201. Thành viên : Hội dồng Giáo hạt sẽ gồm có : Tất cả những Trưởng lão được ấn định (429-29.3, 430-30.1, 433.9); tất cả những chấp sự được ấn định (428.28.4; 433.9); tất cả những Mục sư nhiệm chức được ấn định (427.8); tất cả những Mục sư hưu trí được ấn định (431-31.1); Thư ký Giáo hạt (216.2); Thủ quĩ Giáo hạt (219.2); những vị Chủ tịch của những ban ngành trong Giáo hạt có nhiệm vụ báo cáo cho Hội dồng Giáo hạt; bất kỳ những vị Chủ tịch của những học viện giáo dục Nazarene mà họ là thành viên của những hội chúng địa phương thuộc Giáo hạt; Chủ tịch của Ban Trường Chúa Nhật của Giáo hạt,(238.2); những Giám đốc của ngành phụ trách các lứa tuổi (trẻ em và người lớn) của Giáo hạt; Ban Trường Chúa Nhật của Giáo hạt; Chủ tịch Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene của Giáo hạt (239.4); chủ tịch Ban Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene của Giáo hạt (240.2); Trưởng ban mới bầu hay phó trưởng ban của mỗi Ban Trường Chúa Nhật của Hội thánh địa phương (146); Trưởng ban mới bầu hay phó trưởng ban của Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene tại địa phương (151); Trưởng ban mới bầu hay phó trưởng ban của Ban Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene tại Hội thánh địa phương (153.2), hoặc những đại biểu lân phiên của những tổ chức nầy tương đương với số người ấn định trong Hội dồng Giáo hạt; những người phục vụ trong những vai trò được ấn định theo (402-23.1); những tín hữu làm thành viên của Ban Cố vấn Giáo hạt (221.3); tất cả những giáo sĩ trọn đời về hưu là thánh viên của một Hội thánh trong Giáo hạt; và những đại biểu tín hữu từ mỗi Hội thánh địa phương trong Giáo hạt. (30, 113.13, 201.1-1.2).

201.1 . Những Hội thánh địa phương trong những Giáo hạt có ít hơn 5000 thành viên chính thức có thể cử đại biểu đến Hội dồng Giáo hạt như sau : hai đại biểu cho mỗi Hội thánh có 50 hay dưới 50 thành viên chính thức, và cử thêm 1 đại biểu cho 50 thành viên kế tiếp . (30. 113.13, 201)

201.2. Những Hội thánh địa phương trong những Giáo hạt có nhiều hơn hay đủ 5000 thành viên chính thức có thể cử đại biểu đến Hội dồng Giáo hạt như sau: một đại biểu cho mỗi Hội thánh có 50 hay dưới 50 thành viên chính thức, và cử thêm 1 đại biểu cho 50 thành viên kế tiếp và số thành viên còn lại được 50 thì cử thêm 1 đại biểu nữa (30, 113.13, 201)

202. Thì Giờ Họp Hội dồng Giáo hạt sẽ họp hằng năm vào thì giờ do vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó qui định, và địa điểm được hội đồng lần trước quyết định hay do sự sắp xếp của vị Quản nhiệm Giáo hạt.

202.1.Ủy Ban Đề Cử. Trước ngày họp Hội dồng Giáo hạt, vị Quản nhiệm Giáo hạt có thể hội ý với Ban Cố vấn Giáo hạt chỉ định một uỷ ban đề cử để phục vụ trong thời gian họp hội đồng Giáo hạt, uỷ ban nầy có thể đề cử người vào những uỷ ban và những chức vụ thông thường trước khi họp Hội dồng Giáo hạt. (212.2).
C. NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO HẠT

203. Nguyên Tắc Hội Nghị. Tuỳ theo luật có thể áp dụng được, những Điều Khỏan của Tập Đoàn và Nội Qui của Chính Thể trong cuốn CẨM NANG, thì những buổi họp và biên bản lưu lại của thành viên của Hội thánh Nazarene ở địa phương, Giáo hạt, và Tổng hội và các ủy ban của toàn thể tổ chức phải theo kiểm soát theo Nguyên Tắc Hội Nghị (Robert’s Rules of Order) (lần xuất bản mới nhất) để tiến hành nghị sự. (40)

203.1. Công tác của Hội dồng Giáo hạt sẽ là :

203.2. Nhận và nghe bản tường trình từ quản nhiệm Giáo hạt tóm lược công việc của Giáo hạt bao gồm những Hội thánh được thành lập.

203.3. Nhận hoặc nghe những bản tường trình từ tất cả những Mục sư thực thụ và những Mục sư tấn phong đang phục vụ là Mục sư hoặc nhà truyền giáo được gửi đi, và xem xét phẩm chất đạo đức của tất cả trưởng lão, chấp sự và nữ chấp sự. Dựa vào sự bầu cử của Hội dồng Giáo hạt, những văn bản phúc trình gởi đến Thư ký có thể được chấp nhận thay thế cho những lời báo cáo miệng của trưởng lão, chấp sự, nữ chấp sự khác và những Mục sư nhiệm chức không tham gia những hoạt động chính thức, và những người phục vụ có giấy chứng nhận của Giáo hạt cho mọi vai trò thuộc điều. 402-23.1. (418,427.8,433.9)

203.4. Công nhận là những Mục sư nhiệm chức những người được Ban Chấp hành Hội thánh hay Ủy Ban Cố vấn Giáo hạt khảo sát kỹ lưỡng, và được nhận xét là thật sự được kêu gọi vào chức vụ và tái cấp chứng thư Mục sư dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư (129.14; 426.5, 427.1, 427.3)

203.5. Tái cấp giấy chứng nhận các nữ chấp sự nhiệm chức, sau khi xem xét kỹ lưỡng, những người đã được những Ban Chấp hành Hội thánh giới thiệu và những người được nhận xét là thật sự được kêu gọi vào chức vụ nữ chấp sự dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư (129.15)

203.6. Bầu cử vào chức trưởng lão, hay chức chấp sự những người được nhận xét là đáp ứng mọi đòi hỏi cho những chức vụ công tác ấy dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư. (428.3, 429.3)

203.7 Công nhận những chức vụ công tác và chứng thư của những người từ các giáo phái khác đến là những người được đánh giá là có phẩm chất tốt và uy tín để được sắp đặt vào công tác trong Hội thánh Nazarene dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư. (427.2, 430-30.2)

203.8 Tiếp nhận, do việc thuyên chuyển từ các Giáo hạt khác, những người có chứng thư Mục sư, những trưởng lão, những chấp sự, những Mục sư nhiệm chức, và những người có sứ mạng tiếp tục công tác phục vụ, phù hợp với điều 402, 406-9.1, vốn là những nguời có thể được đánh giá là có nguyện vọng làm thành viên trong Hội dồng Giáo hạt dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư. (228.9-28.10, 432-32.2)

203.9. Chấp nhận sự thuyên chuyển của các trưởng lão, và những ai có sứ mạng tiếp tục công tác phục vụ, phù hợp với điều 402, 406-9.1, bao gồm những người muốn chuyển sang những Giáo hạt khác dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư. (228.9-28.10, 432-32.1)

203.10. Bổ nhiệm những người được coi là đủ tư cách đảm nhiệm những chức vụ được nêu tên và định nghĩa theo các điều từ 402-23.1 trong nhiệm kỳ 1 năm dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư.

203.11. Bầu cử, với số phiếu hai phần ba phiếu tín nhiệm, bằng phiếu kín, một trưởng lão vào chức vụ Quản nhiệm Giáo hạt, để phục vụ cho đến 30 ngày sau buổi họp chót của hội đồng Giáo hạt lần thứ hai sau khi người ấy được bầu cử và cho đến khi có vị quản nhiệm mới được bầu cử hay chỉ định. Tiến trình tái bầu cử sẽ được bỏ phiếu kín “thuận” hay “không thuận” Những vị trưởng lão nào bị rút giấy chứng thư vì lý do kỷ luật sẽ không hợp lệ cho việc bầu cử vào chức vụ này. Những vị trưởng lão nào sau tuổi 70 cũng sẽ không được giữ chức vụ Quản nhiệm Giáo hạt.

203.12. Sau khi một vị Quản nhiệm Giáo hạt của một Giáo hạt Giai Đoan 2 hoặc Giai Đoạn 3 (200.2) đã phục vụ trong thời gian ít nhất hai kỳ Hội dồng Giáo hạt, thì Hội dồng Giáo hạt có thể tái bầu cử vị ấy (ông hay bà) trong thời gian bốn năm thể theo sự chấp thuận của vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó. Tiến trình bầu cử nới rộng nhiệm kỳ phục vụ của vị ấy sẽ được bỏ phiếu kín “thuận” hay “không thuận” với hai phần ba phiếu tín nhiệm.

203.13. Trong trường hợp vị Tổng Quản nhiệm và các viên chức của Giáo hạt, tức là, Ban Cố vấn Giáo hạt ,chủ tịch của Ban Trường Chúa Nhật của Giáo hạt, chủ tịch của Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene của Giáo hạt, chủ tịch của Ban Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene của Giáo hạt, Thư ký của Giáo hạt và thủ quỹcủa Giáo hạt, đề xuất ý kiến cho rằng sự phục vụ của vị Quản nhiệm Giáo hạt không nên kéo dài quá nhiệm kỳ mở rộng, thì vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó và

những viên chức Giáo hạt có thể yêu cầu Hội dồng Giáo hạt biểu quyết bằng phiếu kín ý kiến sau: ‘Vị Quản nhiệm Giáo hạt hiện thời có được tiếp tục nhiệm kỳ qua Hội dồng Giáo hạt không ?’.

Nếu Hội dồng Giáo hạt bỏ phiếu tín nhiệm hai phần ba phiếu kín, thì vị Quản nhiệm Giáo hạt cứ tiếp tục công tác dường như không có cuộc bầu cử xảy ra.

Tuy nhiên, nếu Hội dồng Giáo hạt không bầu đủ phiếu tín nhiệm để vị Quản nhiệm Giáo hạt ấy tiếp tục công tác, thì nhiệm kỳ của ông ấy (bà ấy) sẽ chấm dứt 30-180 ngày sau khi Hội dồng Giáo hạt ấy kết thúc. Về ngày tháng phải quyết định bời Tổng qủan nhiệm có trách nhiệm tham khảo ý kiến với các viện chức Giáo hạt. (204.2, 206)



203.14. Bầu cử, bằng phiếu kín, cho đến ba Mục sư được tấn phong và cho đến ba tín hữu vào Ban Cố vấn Giáo hạt, để phục vụ trong một nhiệm kỳ không quá bốn năm theo quyết định của Hội dồng Giáo hạt và cho đến khi có những người kế vị được bầu cử và sẵn sàng.

Tuy nhiên, khi Giáo hạt nào có trên 5000 thành viên chính thức thì Giáo hạt đó có thể cử thêm một Mục sư tấn phong và một tín hữu cho 2500 thành viên kế tiếp và phần chính cuối cùng của 2500 thành viên. (221)



203.15. Bầu cử một Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt không dưới 5 và không quá 15 Mục sư tấn phong, một trong những vị ấy là vị Quản nhiệm Giáo hạt, phục vụ trong bốn năm và cho đến khi những người kế vị được bầu cử và sẵn sàng. Ban này sẽ họp trước khi nhóm Hội dồng Giáo hạt để xem xét mọi vấn đề liên quan đến quyền hạn của mình, và có thể được, phải hoàn tất công việc của mình trước khi nhóm Hội dồng Giáo hạt. (226-28.10)

203.16. Bầu cử một Ban Giáo Dục Mục Vụ Giáo hạt gồm năm Mục sư tấn phong hoặc nhiều hơn phục vụ trong bốn năm và cho đến khi những người kế vị được bầu cử và sẵn sàng. (229)

203.17. Đễ giúp Giáo hạt linh động hơn trong việc sự dung nhân sự thích hợp nhất cho công tác cụ thể, trong việc chuẩn bị ứng viên để được tấn phong, các Giáo hạt có thể bầu ra tổng số cần thiết để phục vụ trong cả Ban Cấp Chứng Thư Mục sư, Ban Giáo Dục Mục Vụ của Giáo hạt như là Ban Mục Vụ của Giáo hạt

Trong buổi họpđđầu tiên của Ban Mục Vụ của Giáo hạt, Quản nhiệm Giáo hạt có thể tổ chức nhóm thành Ban Cấp Chứng Thư Mục sư và Ban Giáo dục Mục Vụ, Ban Phục Hồi và bất kỳ ủy ban nào khác dược xem là cần thiết. (226, 229)



203.18. Bầu cử một Ban Tài Sản Hội thánh của Giáo hạt phù hợp vói những điều khoản của 233. (204.1).

203.19. Bầu cử theo sự phân biệt giữa các chức vụ hoặc cả hai chức vụ: 1) Ban Truyền Giảng của Giáo hạt gồm không dưới 6 thành viên kể cả vị Quản nhiệm Giáo hạt, 2) Giám đốc ngành Truyền giảng của Giáo hạt. Những người được bầu cử sẽ phục vụ cho đến phiên họp lần cuối của kỳ Hội dồng Giáo hạt kế tiếp và cho đến khi những ngườì kế vị được bầu cử và sẵn sàng.(204. 212)

203.20. Bầu cử một Ban Trường Chúa Nhật của Giáo hạt hòa hợp với những điều mô tả trong khoản 237, để phục vụ cho đến khi những ngườì kế vị được bầu cử và sẵn sàng. (204.1, 212).

203.21. Bầu cử một Uỷ Ban Tài Chánh của Hội dồng Giáo hạt có số lượng đại biểu Mục sư và tín hữu bằng nhau để phục vụ trong kỳ hội đồng kế tiếp cho đến phiên họp cuối cùng. Vị Quản nhiệm Giáo hạt và thủ quĩ Giáo hạt sẽ là những thành viên đương nhiên. (235-35.2)

203.22. Bầu cử một Uỷ Ban Chống Án của Giáo hạt, gồm có ba Mục sư tấn phong, kể cả vị quản nhiệm, và hai tín hữu, phục vụ trong nhiệm kỳ không quá 4 năm và cho đến khi những người kế vị được bầu cử và sẵn sàng.(506)

203.23. Tại một cuộc họp trong vòng 16 tháng của kỳ Đại Hội Đồng Tổng Hội, hay trong vòng 24 tháng tại những khu vực xin giấy phép hộ chiếu hoặc phải chuẩn bị những việc cần thiết khác, bầu cử bằng phiếu kín tất cả những đại biểu tín hữu và tất cả đại biểu Mục sư, trừ một người vì vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ là đại biểu Mục sư. Mỗi Giáo hạt Giai Đoạn 3 sẽ được quyền cử đại biểu đến Đại Hội Đồng Tổng Hội với số lượng đại biểu Mục sư và tín hữu bằng nhau. Tại kỳ Đại Hội Đồng Tổng Hội vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ là một trong những đại biểu Mục sư, và tất cả những đại biểu Mục sư còn lại phải là Mục sư tấn phong. Trong trường hợp vị Quản nhiệm Giáo hạt không thể đến dự hay chức vụ đó bị trống chỗ và vị Quản nhiệm Giáo hạt mới chưa được chỉ định, thì sẽ có sự bầu cử người luân phiên ngồi vào chỗ của vị Quản nhiệm Giáo hạt. Ủy Ban Tiến Cư sẽ đệ trình những cuộc bầu phiếu kín ít nhất 3 lần về số lượng của những đại biểu chính thức của Giáo hạt đó, mỗi loại, đều có đại biểu Mục sư và tín hữu. Từ số người được đề cử sẽ chọn ra đại biểu chính thức và dự khuyết theo các khoản 301.1-1.3. Những đại biểu được bầu phải trung tín tham dự tất cả những buổi họp của đại hội đồng tổng hội từ lúc khai mạc đến bế mạc, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng. (31.1-1.3, 301.1-1.3, 303, 331.1)

203.24. Tuỳ theo điều kiện thích hợp, thành lập một hệ thống thành viên cộng tác cho những Hội thánh địa phương của Giáo hạt, nhưng những thành viên cộng tác nầy không được kể là thành viên chính thức cho những mục đích cử đại biểu.(108)

203.25. Cung cấp những điều cần thiết cho việc soát sổ của mọi sổ sách của thủ quĩ của Giáo hạt hằng năm, hoặc do Ủy Ban Soát Sổ của Giáo hạt dược Ban Cố Vấn Giáo hạt bầu ra hoặc do Công ty Kiểm Toán hay nhân viên kế toán được thừa nhận công khai.

203.26. Trình lên cho Đại Hội Đồng Tổng Hội, qua Thư ký của Giáo hạt, một sổ biên bản chính thức đầy đủ cho bốn năm trước, phải được lưu trữ. (205.3-5.4, 217.7)

203.27. Thừa nhận mối quan hệ hưu trí đối với một Mục sư qua sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt. Nếu có sự thay đổi trong bất cứ trường hợp nào thì phải được Hội dồng Giáo hạt chấp nhận với sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư. (228.8, 431)

203.28. Coi sóc và chú ý đến toàn bộ công tác của Hội thánh Nazarene trong những biên giới của Hội dồng Giáo hạt.

203.28. Điều hành mọi công việc thuộc về công tác của Hội thánh Nazarene trong phạm vị của Giáo hạt.

203.29. Xử lý bắt kỳ vắn đề nào khác liên quan đến công việc, nếu chưa được đề cấp, hợp với tình than và trật tự của Hội thánh Nazarene.

204. Những Qui Tắc Khác Liên Quan Đến Hội dồng Giáo hạt.

Tại những nơi luật dân sự cho phép Hội dồng Giáo hạt có thể uỷ quyền cho Ban Cố vấn Giáo hạt thành lập đoàn thể. Sau khi thành lập đoàn thể Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ có quyền, dựa vào cách giải quyết của mình, mua bán, chuyển nhượng cầm cố, thế nợ, cho thuê bất cứ tài sản, bất động sản thực tế và cá nhân theo sự cần thiết và tiện lợi cho mục đích của đoàn thể. (222.5)



204.1.Nếu có thể được về những thành viên của các ban và các uỷ ban trong Giáo hạt thì số lượng giữa nhũng Mục sư và tín hữu sẽ bằng nhau ngoại trừ những trường hợp đặc biệt có ghi trong cuốn Cẩm Nang.

204.2. Những vị quản nhiệm của Giáo hạt Giai Đoạn 1 và Giai Đoạn 2 sẽ được chọn phù hợp với cuốn Cẩm Nang theo điều 200.2. Một Giáo hạt Giai Đoạn 2 vẫn có thể trở lại Giáo hạt Giai Đoạn 1cho đến khi hội đủ điều kiện của tình trạng Giáo hạt Giai Đoạn 2.

204.3. Khi viên chức chủ tọa của một Hội dồng Giáo hạt xét thấy không thể triệu tập hoặc tiếp tục công việc của Hội dồng Giáo hạt và vì vậy hoãn lại hủy bỏ hoặc giải tán Hội dồng Giáo hạt, thì vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó, sau khi hội ý với Ban Tổng Quản nhiệm sẽ chỉ định tất cả những chức viên của Giáo hạt không được bầu cử trước kỳ hoãn họp của Hội dồng Giáo hạt, để phục vụ trong thời gian một năm.
D. SỔ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO HẠT

205. Sổ biên bản sẽ ghi lại tất cả tiến trình của Hội dồng Giáo hạt.

205.1. Sổ Biên Bản phải được viết tay, hoặc đánh máy, hoặc in và đóng lại chắn chắc.

205.2. Những vấn đề riêng rẽ sẽ được ghi trong những đoạn riêng biệt.

205.3. Sổ Biên Bản sẽ được sửa chữa cách cẩn thận để đệ trình Đại Hội Đồng Tổng Hội xem xét. (203.26, 217.7)

205.4. Sổ Biên Bản chính thức toàn bộ cho bốn năm sẽ phải được lưu trữ, một bản sao lưu giữ tại Giáo hạt, và một bản sao ở hồ sơ lưu của Đại Hội Đồng Tổng Hội. (217.5, 217.7)

205.5. Sổ Biên Bản sẽ đuợc sếp đặt theo nội dung được tổng Thư ký hội ý với Ban Tổng Quản nhiệm. Nội dung sẽ được gởi cho Thư ký của Giáo hạt trước kỳ họp của hội đồng Giáo hạt.

205.6. Sổ Biên Bản sẽ bao gồm không những việc phân phối Mục sư cho những Hội thánh địa phương nhưng cũng còn cho tất cả những hoạt động thường xuyên và đặc biệt Mục sư và tín đô của Hội dồng Giáo hạt tham giá phục vụ bất cứ công tác nào trong hệ phái làm cho họ có thể có đủ điều kiện có lợi từ Ban Hưu Trí có trách nhiệm chương trình hưu trí ở Giáo hạt. (115)

E. QUẢN NHIỆM GIÁO HẠT

206. Nhiệm kỳ đầu tiên cho vị Quản nhiệm Giáo hạt là người được Hội dồng Giáo hạt bầu cử bắt đầu 30 ngày sau phiên họp cuối của Hội dồng Giáo hạt. Nhiệm kỳ ấy kéo dài trọn hai lần năm hành chánh của hội đồng và đến 30 ngày sau kỳ họp cuối của Hội dồng Giáo hạt đánh dấu sự kỷ niệm lần thứ hai của cuộc bầu cử. Trong năm hành chánh vừa kể vị quản nhiệm có thể được tái bầu cử (203.11-3.12) hay người kế vị cho ông ấy hay bà ấy được bầu cử hoặc chỉ định và được sẵn sàng. Nhiệm kỳ đầu tiên của vị quản nhiệm được vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó chỉ định sẽ bắt đầu từ thời điểm được chỉ định, kể cả thời gian phục vụ trong năm hành chánh của Hội thánh trong đó vị quản nhiệm được chỉ định, và kéo dài trong thời kỳ hai năm hành chánh tiếp theo của Hội thánh. Nhiệm kỳ sẽ chấm dứt 30 ngày sau kỳ họp của hội đồng vốn đánh dấu sự chấm dứt của năm hành chánh thứ hai của hội đồng. Trong năm hành chánh vừa kể vị quản nhiệm có thể được tái bầu cử (203.11-3.12) thêm một nhiệm kỳ nữa, hay có người kế vị được bầu cử, hay có người khác được bổ nhiệm và được sẵn sàng.(203.9 -3-11).

207. Nếu bất kỳ lý do gì có sự vắng mặt của vị quản nhiệm trong khi chờ đợi kỳ họp của Hội dồng Giáo hạt, thì những vị Tổng Quản nhiệm, cùng nhau và riêng biệt, có thể điền vào chỗ trống, miễn là hội ý với một uỷ ban gồm có Ban Cố vấn Giáo hạt, chủ tịch Ban Trường Chúa Nhật Giáo hạt và những chủ tịch của Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene và Ban Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene, Thư ký của Giáo hạt và thủ quỹcủa Giáo hạt. Tham Khảo ý kiến bao gồm việc mời ủy ban, đề nghị những người khác, ngoài những người được Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm đề nghị. (307.6)

207.1. Chức vụ của Quản Nhiệm Giáo hạt Giai Đoạn 1 hoặc 2 có thể để trọng vì lý do sau khi Tổng Quản nhiệm chịu trách nhiệm đề nghị. Chức vụ của Quản Nhiệm Giáo hạt Giai Đoạn 3 có thể để trọng theo hai phần ba số phiếu của Ban Cố Vấn Giáo hạt, người chủ tọa Trường Chúa Nhật của Giáo hạt, người chủ tọa Đòan Thanh Niên của Giáo hạt, thư ky Giáo hạt và thủ quỹGiáo hạt.(321)

207.2. Nếu Qủan Nhiệm Giáo hạt đương nhiệm bị tạm thời không thể làm việc, thì Tổng Qủan Nhiệm có trách nhiệm, tham khảo ý kiên của Ban Cố Văn Giáo hạt, có thể chỉ định một Mục sư có khả năng để thay thế cho Quản nhiệm Giáo hạt trong thời gian chờ đợi. Vắn dề mất khả năng làm việc sẽ được xem sét lại bởi Tổng Quản nhiệm và Ban Cố Vấn Giáo hạt.(307.7)

207.3. Khi Quản nhiệm Giáo hạt từ chức hoặc hết nhiệm kỳ, các thành viên văn phòng Giáo hạt, thủ thống hoặc bất cứ đoàn thể phụ hoặc liên kết của Giáo hạt, có lương hay không có lương, như phụ tá quản nhiệm và Thư ký văn phòng, sẽ nộp đơn từ chức có hiệu lực đồng thời với ngày cuối của chưc Quản nhiệm Giáo hạt. Tuy nhiên, một hoặc nhiều thành viên có thể ở lại với sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm và Ban Cố vấn Giáo hạt, nhưng không qua thời với ngày bất đầu chức của Quản nhiệm Giáo hạt mới. (241.3)

207.4. Sau khi tham khảo Ban Cố vấn Giáo hạt và sự chấp thuận của Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm, Quản nhiệm Giáo hạt mới được bầu cử hoặc chỉ định có quyền đề nghị sử dụng các hoặc nhân viên đã làm việc trước nay. (241.3)

208. Vị Quản nhiệm Giáo hạt có những nhiệm vụ sau:

208.1. Thành lập, công nhận và giám sát những Hội thánh địa phương trong biên giới Giáo hạt của mình, miễn là có sự chấp thuận của vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó. (100, 433. 12)

208.2. Sẵn sàng giúp những Hội thánh địa phương trong Giáo hạt của mình theo nhu cầu, và khi cần thiết thì họp với Ban Chấp hành Hội thánh để hội ý về những vấn đề thuộc linh, tài chánh, và mục vụ, đưa ra những lời khuyên hữu ích và giúp đỡ trong vai trò của vị quản nhiệm.

208.3. Trong những trường hợp Quản nhiệm Giáo hạt quyết định có một Hội thánh đang sa sút, yếu đuối và nếu tiếp tục sẽ đe dọa khả năng sự tồn tại của Hội thánh và tính hiệu qủa của truyền giáo, Quản nhiệm Giáo hạt có thể tiếp tục liên lạc với Mục sư, hoặc Mục sư và Ban Chấp hành Hội thánh, để đánh gía tình hình. Phải cố gắng làm việc với Mục sư và Ban Chấp hành Hội thánh để giải quyết vấn đề đã đưa tới hòan cảnh ngăn trở hiệu quả của truyền giáo.

Nếu Quản nhiệm Giáo hạt, sau khi làm việc với Mục sư hoặc Ban Chấp hành Hội thánh và Mục sư, kết luận rằng cần phải cần thiệp thêm, thì ông ấy với sự đồng ý của Ban Cố vấn Giáo hạt và Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm, phải có hành động thích hợp để đối phó tình hình. Những hành động có thể bao gồm, nhưng không hạn chế: 1) thuyên chuyển Mục sư 2) giải tán Ban Chấp hành Hội thánh 3) bất cứ sự can thiệp đặc biệt nào cần thiết để phục hồi sức mạnh của Hội thánh và tình hiệu quả truyền giáo. (124-24.1)



208.4. Lập thời gian biểu và hướng dẫn, với mỗi Ban Chấp hành Hội thánh, về sự lưu mời Mục sư bình thường theo điều khoản 122.

208.5. Coi sóc đặc biệt mọi hoạt động truyền giáo của Hội thánh Nazarene ở trong biên giới của Giáo hạt của mình.

208.6. Đề cử vào Ban Cố Vấn Giáo hạt người để điền khuyết vào chỗ trống, nếu chỗ trống đó là trường hợp của chức vu Thư ký Giáo hạt (216.1)

208.7. Đề cử vào Ban Cố vấn Giáo hạt người để điền khuyết vào chỗ trống, nếu chỗ trống đó là trường hợp của chức vụ thủ quĩ Giáo hạt. (219.1)

Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 1.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương