Frank m. Moore r. Douglas samples



tải về 1.72 Mb.
trang3/22
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.72 Mb.
#5769
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

107. Thuộc Viên Chính Thức. Tất cả những người được tổ chức thành một Hội thánh bởi người có thẩm quyền, và tất cả những ai được Mục sư, vị Quản nhiệm Giáo hạt hay vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó công nhận một cách công khai, sau khi đã bày tỏ kinh nghiệm cứu chuộc của mình, tin tưởng nơi giáo lý của Hội thánh Nazarene và tình nguyện phục tòng chính thể Hội thánh, thì sẽ được công nhận là thuộc viên chính thức của Hội thánh Nazarene. Tuy nhiên, chỉ những thuộc viên trên 15 tuổi mới được bầu cử trong các cuộc Hội đồng thường niên hoặc hội đồng bất thường của Hội thánh (29, 35.4. 111, 113.1, 413.3; 417, 427.8, 433.8 - 33.9).

107.1. Khi người nào muốn gia nhập vào Hội thánh, Mục sư sẽ giải thích cho họ những đặc ân và trách nhiệm của thuộc viên trong Hội thánh, Bản Tuyên Xưng Đức Tin, Giao Ước của Phẩm Hạnh Cơ đốcvà Giao Ước cho Hạnh Kiểm Cơ Đốc, mục đích và sứ mạng của Hội thánh Nazarene.

Sau khi hội ý với Ủy Ban Truyền Giảng và Tiếp Nhận Thành Viên, thì Mục sư sẽ tiếp nhận người muốn gia nhập vào Hội thánh trong một buổi nhóm công khai, sử dụng nghi thức tiếp nhận thành viên (801), (27, 33-39, 110-10.4, 225).



107.2. Thuộc Viên của Hội thánh Dự Bị. Nơi nào tổ chức của một Hội thánh địa phương chưa hình thành, Hội thánh dự bị sẽ tiếp nhận và báo cáo danh sách thành viên theo điều 107 và 107.1 trong bản thống kê hàng năm.

108. Thành Viên Cảm Tình. Tại nơi Giáo hạt thực hiện điều nầy, một Hội thánh địa phương có thể có những cảm tình viên là người có tất cả những đặc ân của thành viên của Hội thánh ngoại trừ việc tham dự bầu cử và giữ những chức vụ trong Hội thánh (203.24).

108.1. Những thành viên cảm tình có thể được tiếp nhận làm thành viên chính thức hoặc rút lui bất kỳ lúc nào, dựa trên nhận xét của Mục sư và Ủy Ban Truyền Giảng và Tiếp Nhận Thành Viên.

109. Thuộc Viên Không Hoạt Động. Một Hội thánh địa phương có thể gọi một số người là “thành viên không hoạt động” vì những lý do nêu lên ở điều 109.1 và 109.2.(112.3, 133)

109.1. Khi một thành viên của Hội thánh địa phương chuyển sang một cộng đồng khác và không còn tích cực hoạt động với Hội thánh mà mình đã là thành viên, thì người ấy nên được khuyến khích tích cực hoạt động với Hội thánh Nazarene tại đấy và lấy giấy giới thiệu để gia nhập vào Hội thánh ấy.

109.2. Khi một thành viên của một Hội thánh địa phương vắng mặt trong các buổi thờ phượng suốt sáu tháng liên tiếp mà không có lý do đểBan Chấp hành Hội thánh xét thấy là quan trọng và sau khi dùng mọi cố gắng để động viên anh chị ấy tiếp tục hoạt động trở lại mà vẫn không hiệu quả, thì người ấy trở thành thành viên không hoạt động theo đề nghị của Ủy Ban Truyền Giảng và Tiếp Nhận Thành Viên và Ban Chấp hành Hội thánh. Sau đó Mục sư sẽ gởi thư mời đến đương sự trong vòng 7 ngày. Sau sự kiện nầy, Mục sư sẽ viết vào chỗ ghi chú bên cạnh tên của thành viên ấy hàng chữ: “Được Ban Chấp hành Hội thánh ghi vào danh sách Thành Viên Không Hoạt Động (ngày)”. Trong thời gian 120 ngày chờ đợi kể cả cầu nguyện và khuyên bảo, thì thành viên không hoạt động có thể viết thơ đến Ban Chấp hành Hội thánh để xin khôi phục lại vai trò tích cực trong Hội thánh. Đơn xin phải gồm có bản tái xác nhận lời hứa nguyện của thành viên và phục hồi sự tham gia sinh hoạt thờ phượng tại Hội thánh địa phương. Ban Chấp hành Hội thánh sẽ trả lời đơn nầy trong vòng 60 ngày. Do đề nghị của Ủy Ban Truyền Giảng và Tiếp Nhận Thành Viên và Ban Chấp hành Hội thánh, địa vị thành viên chính thức sẽ khôi phục cho người ấy.

109.3. Những thành viên không hoạt động của Hội thánh được kể chung với những thành viên hoạt động của Hội thánh. Tổng số thành viên của Hội thánh được báo cáo trong Hội dồng Giáo hạt sẽ gồm có: 1) Những thành viên hoạt động, 2) Những thành viên không hoạt động.

109.4. Những thành viên không hoạt động sẽ không được bầu cử trong những kỳ hội đồng thường niên hay Hội đồng bất thường của Hội thánh hay giữ chức vụ trong Hội thánh.

C. Ủy Ban Truyền Giảng

Và Tiếp Nhận Thành Viên

110. Ban Chấp hành Hội thánh sẽ cấp cho một Ủy Ban Truyền Giảng và Tiếp Nhận Thành Viên không dưới 3 người, họ hoạt động giống như người cố vấn cho Mục sư ; Mục sư sẽ làChủ tịch của Ủy ban nầy. Nhiệm vụ của Ủy Ban Truyền Giảng và Tiếp Nhận Thành Viên sẽ là:

110.1. Phát triển sự truyền giảng trong Hội thánh địa phương và tìm cách bảo vệ những kết quả của việc truyền giảng (107-7.1, 129.24).

110.2. Nghiên cứu và giới thiệu cho Ban Chấp hành Hội thánh cùng các ban ngành những cách nhấn mạnh về truyền giảng trong sinh hoạt chung của Hội thánh.

110.3. Phục vụ như một Ủy ban địa phương để hoàn thành những chương trình truyền giảng của giáo phái mình của Giáo hạt và Tổng Hội.

110.4. Động viên tân tín hữu học tập Kinh Thánh, giữ đời sống tin kính và học cuốn CẨM NANG cách cá nhân hay trong những lớp Thành Viên với Mục sư, để hội đủ tư cách thuộc viên, nên nhớ những thuộc viên được tiếp nhận bằng sự tuyên xưng đức tin cần được giúp đỡ để duy trì những kết quả của sự truyền giảng (26-27, 35.4).

110.5. Nhiệt tình đem thành viên mới vào mối thông công chung và sự phục vụ Hội thánh.

110.6. Cộng tác với Mục sư trong việc phát triển một chương trình liên tục để hướng dẫn đời sống thuộc linh cho thành viên mới.

110.7. Giới thiệu cho Ban Chấp hành Hội thánh, những nhà truyền giảng có những chiến dịch tại địa phương dựa trên sự nhất trí của Mục sư. Ít nhất mỗi năm một lần Hội thánh địa phương tổ chức một chiến dịch truyền giảng do một nhà truyền giảng được uỷ nhiệm, sai phái hoặc đăng ký rao giảng.

110.8. Không ai được trở thành thuộc viên chính thức cho đến khi Mục sư hội ý với Ủy Ban Truyền Giảng và Tiếp Nhận Thành Viên về việc tiếp nhận người ấy. (107.1)

D. Thành Viên Thuyên Chuyển

111. Thuyên Chuyển. Khi một thành viên yêu cầu, Mục sư có thể cấp một giấy chuyển sinh hoạt cho thành viên ấy (xem mẫu ở điều 813.4) đến bất cứ Hội thánh địa phương nào của Hội thánh Tin Lành Nazarene, giấy thuyên chuyển ấy có giá trị trong ba tháng. Khi nơi mới tiếp nhận cho thành viên ấy đến sinh hoạt, thì nơi ttrước kia người ấy sinh hoạt sẽ xoá tên người ấy khỏi danh sách của mình (813.5).

111.1. Giấy Giới Thiệu. Khi một thành viên yêu cầu, Mục sư có thể cấp một giấy chuyển sinh hoạt cho thành viên ấy (xem mẫu ở điều 813.2) đến bất cứ Hội thánh địa phương nào được nêu tên của Hội thánh Nazarene, sau khi cấp giấy giới thiệu thì địa vị thành viên của người ấy với Hội thánh địa phương đó được chấm dứt ngay.(112.2)

E. Rút Tên Thành Viên

112. Đối Với Mục sư. Khi một Truyền đạo hay một Mục sư thực thụ đã gia nhập làm thành viên hay phục vụ trong một Hội thánh khác với Hội thánh Nazarene, thì vị Mục sư của Hội thánh địa phương nơi người ấy là thành viên sẽ thông báo cho Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt về sự việc nầy. Ban Cấp Chứng Thư sẽ điều nghiên và xác nhận tình trạng của thành viên của hàng giáo phẩm. Nếu Ban Cấp Chứng Thư của Giáo hạt quyết định xoá tên vị ấy ra khỏi danh sách của các Mục sư, thì vị Mục sư của Hội thánh địa phương sẽ cũng xoá tên của người ấy ra khỏi danh sách của Hội thánh và phần ghi chú bên cạnh tên của người ấy sẽ được ghi “Xoá tên khỏi danh sách vì gia nhập giáo phái khác” (427.9, 433.10-33.11).

112.1. Đối Với Tín Hữu. Khi một tín hữu của một Hội thánh địa phương được chấp thuận làm thành viên, được có giấy phép giảng hay được tấn phong ở những tổ chức tôn giáo khác, hoặc đang tham gia trong Hội thánh độc lập hay làm công tác giáo sĩ, vì lý do đó, địa vị thành viên của người ấy với Hội thánh địa phương sẽ chấm dứt ngay lập tức ngoại trừ người ấy được bảo đảm bằng văn bản chấp thuận hàng năm của Ban Chấp hành Hội thánh địa phương nơi mình ghi tên vào danh sách thành viên và văn bản chấp thuận hàng năm của Ban Cố vấn Giáo hạt nơi Hội thánh địa phương toạ lạc.

112.2. Rút Tên Thành Viên. Khi một thành viên yêu cầu, Mục sư có thể cấp một giấy phép rút tên thành viên (xem mẫu ở 813.3), như vậy địa vị thành viên của người ấy tại Hội thánh địa phương đó chấm dứt ngay (111.1,112)

112.3. Sau hai năm kể từ ngày địa vị thành viên của một người bị kể là không tích cực, thì Ban Chấp hành Hội thánh sẽ gạch tên của người ấy trong danh sách thuộc viên của Hội thánh mình. Sau sự kiện nầy, Mục sư sẽ viết vào chỗ ghi chú bên cạnh tên của thành viên ấy hàng chữ: “Ban Chấp hành Hội thánh xoá tên (ngày)”.(109,133)

F. Những Cuộc Họp Của Hội thánh

113. Những cuộc họp là tên gọi khi tín hữu thuộc viên của Hội thánh địa phương để bàn công tác hoặc chương trình nghị sự của Hội thánh. Dựa trên luật lệ được áp dụng, những Điều Khoản của Tập Đòan và Nội Qui của Chính Thể được đề cập trong Cẩm Nang, các buổi họp của thành viên trong Hội thánh Nazarene, địa phương, Giáo hạt, tổng hội và các Ủy ban của tổ chức, được điều hành và kiểm sóat theo nguyên tắc hội nghị (ấn bản mới nhất) (40,104, 113.7, 115, 415).

113.1. Chỉ những người được tiếp nhận làm thuộc viên chính thức và trên 15 tuổi sẽ được ghi vào danh sách bầu cử trong những kỳ Hội đồng của Hội thánh.

113.2. Không co trường hợp cho người vắng mặt bỏ phiếu trong cuộc họp hội thấnh.

113.3. Những Cuộc Họp Công Tác. Họp bàn công tác, kể cả bầu cử phải hài hoà với tinh thần và sự trật tự của Hội thánh, và nếu không có gì đặc biệt, thì vẫn có thể bàn bạc công tác ở bất kỳ buổi họp nào của Hội thánh.

113.4. Tuân Hành Theo Luật Dân Sự. Trong tất cả những trường hợp, nơi nào luật dân sự đòi hỏi phải tuân theo tiến trình đặc biệt trong việc triệu tập và hướng dẫn những cuộc họp của Hội thánh, thì Hội thánh phải triệt để tuân theo. (142).

113.5. Chức Viên Chủ Toạ. Mục sư, người đương nhiên làm chủ toạ của Hội thánh địa phương hay vị Quản nhiệm Giáo hạt hay vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó, hay bất kỳ người nào được vị Quản nhiệm Giáo hạt hoặc vị Tổng Quản nhiệm ủy quyền, có thể làm chủ tọa những kỳ Hội đồng Thường niên hay Hội đồng bất thường của Hội thánh (210.1, 307.9, 413.23).

113.6. Thư ký. Thư ký của Ban Chấp hành Hội thánh sẽ là Thư ký của tất cả những cuộc họp của Hội thánh, trong trường hợp anh hay chị ấy vắng mặt, cuộc họp sẽ bầu một Thư ký lâm thời (135.4).

113.7. Hội Đồng Thường Niên. Hội đồng Thường niên của Hội thánh được tổ chức trong vòng 60 ngày trước kỳ Hội dồng Giáo hạt. Thông báo về hội đồng Thường niên của Hội thánh sẽ được đọc trước toà giảng ít nhất hai Chủ Nhật trước kỳ Hội đồng. Hội đồng có thể diễn ra hơn một ngày hoặc hơn một buổi thờ phượng tuỳ theo sự xếp đặt của Ban Chấp hành Hội thánh.

113.8. Những Bản Báo Cáo. Tại kỳ hội đồng thường niên của Hội thánh sẽ có những bản báo cáo của Mục sư (413.15), trưởng ban Trường Chúa Nhật (147.6), trưởng của Địan Thanh Niên Nazarene Quốc Tế (151.4), trưởng Địan Truyền Giáo Nazarene Quốc Tế (153.2), những nữ chấp sự (406), các nhân sự địa phương (426.1), Thư ký (135.2), thủ quĩ (136.5) của Ban Chấp hành Hội thánh.

113.9. Ủy Ban Tiến Cử. Ủy ban tiến cử có nhiệm vụ tiến cử những chức viên, các ban ngành và đại biểu Hội dồng Giáo hạt, họ không được tiến cử cho những nơi khác.

Ủy ban tiến cử gồm có không dưới 3 người và không quá 7 thành viên của Hội thánh kể cả Mục sư, Ủy ban nầy sẽ được thành lập theo bất cứ phương pháp nào Hội thánh đề nghị. Mục sư sẽ là chủ tịch của uỷ ban nầy. Tất cả những người được uỷ ban nầy tiến cử sẽ công nhận rằng họ hội đủ phẩm chất đòi hỏi nơi những chức viên của Hội thánh theo điều 39.



113.10. Bầu Cử. Tại cuộc hội đồng thường niên của Hội thánh, những thành viên của Hội thánh sẽ bầu cử bằng phiếu kín các Ủy viên Linh vụ (137), những Ủy viên Quản trị (141, 142.1), Trưởng ban Trường Chúa Nhật (146), và những thành viên trong Ban Trường Chúa Nhật (145) để phục vụ cho nhiệm kỳ năm tới cho đến khi những người kế tục được bầu cử. Những người được bầu cử làm chức viên của Hội thánh phải là thành viên của Hội thánh địa phương đó.

Chúng tôi hướng dẫn Hội thánh địa phương bầu chức viên Hội thánh là những người xưng nhận có kinh nghiêm nên thánh trọn vẹn và có đời sống làm chứng công khai về ân sủng Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta sống thánh khiết; những người sống hợp với gíao lý, tổ chức và tập quán của Hội thánh Nazarene và trung thành nhóm họp với Hội thánh địa phương, dâng phần ê1ững khỏan khác để hỗ trợ Hội thánh. (39,127,145,146)



113.11. Tại những nơi luật pháp cho phép và ở những Hội thánh có tiến trình bầu cử và số người được bầu cử được chấp thuận bằng đa số phiếu của những thành viên hiện diện, thì Ban Chấp hành Hội thánh có thể được bầu cử, rồi từ trong ban đó, chi định những người thích hợp lày Ủy viên Linh vụ và Ủy Viên quản trị, phù hợp với điều 137 và 141. Khi Ban Chấp hành Hội thánh được bầu cử theo cách nầy, thì ban chấp hành sẽ tự tổ chức thành những uỷ ban để thực hiện các nhiệm vụ được chỉ định. Nếu Hội thánh đã bầu ủy ban giáo dục là một bộ phận của Ban Chấp hành Hội thánh hoà hợp với điều 145, thì ban đó trở thành Ủy Ban Giáo Dục của Ban Chấp hành Hội thánh (145-45.10). Tổ chức ủy ban và ban ngành có thể theo cách khác khi Hội thánh địa phương thực hiện chức vụ và hoạt động truyền gíao, miễn là những phương cách đó được chập thuận bằng văn bản bơi vị Qủan nhiệm Giáo hạt và Ban Cố vấn Giáo hạt, và cách tổ chức đó hợp pháp.

113.12. Nơi nào luật pháp cho phép, và tại những Hội thánh có tiến trình bầu cử được chấp thuận bằng đa số phiếu của những thành viên hiện diện tại một kỳ Hội đồng Thường niên, sau khi nhận văn bản chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt, thì Hội thánh có thể bầu cử một phần hai chức viên trong Ban Chấp hành Hội thánh với nhiệm kỳ 2 năm, hay một phần ba chức viên với nhiệm kỳ 3 năm, chỉ định theo số người bằng với những người được bầu hằng năm. Khi Ban Chấp hành Hội thánh được bầu cử theo cách nầy, thì số lượng của những Ủy viên Linh vụ và Ủy viên Quản trị được chọn phải phù hợp với điều 137 và 141.

113.13. Tại kỳ Hội đồng Thường niên, sẽ có một cuộc bầu cử bằng phiếu kín những đại biểu tín hữu cho Hội dồng Giáo hạt dựa trên tiêu chuẩn đại biểu thích hợp với Đại Hội Đồng Tổng Hội theo điều 201-1.2.

113.14. Những cuộc hội đồng bất thường sẽ được triệu tập bất cứ lúc nào do quyết định của Mục sư hay Ban Chấp hành Hội thánh sau khi tham khảo ý kiến với Mục sư hay vị Quản nhiệm Giáo hạt hay vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó (104).

113.15. Thông báo về Hội đồng bất thường sẽ được công bố trên toà giảng ít nhất hai buổi nhóm thờ phượng trước kỳ Hội đồng bất thường, hay theo cách nào đó đáp ứng những yêu cầu của luật dân sự (115 – 15.1, 122, 137, 139, 142.1, 144).

G. Năm Hành Chánh Của Hội thánh

114. Năm hành chánh của Hội thánh sẽ được kể phù hợp với năm thống kê của Hội thánh địa phương và sẽ được nhìn nhận là năm khai trình của Hội thánh.

114.1. Năm thống kê sẽ kết thúc trong vòng 90 ngày trước khi khai mạc Hội dồng Giáo hạt; và năm thống kê mới sẽ được kể từ ngày sau ngày khoá sổ của năm trước. Ủy Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ giới hạn ngày bắt đầu và ngày kết thúc năm thống kê (222.1).

H. Mời Mục sư

115. Một Trưởng Lão (Mục sư) hay một nhân sư nhiệm chức (412) có thể được mời làm Mục sư của một Hội thánh qua sự bỏ phiếu mời với hai phần ba số phiếu kín của những thành viên ở tuổi bầu cử tại kỳ Hội đồng Thường niên hay Hội đồng bất thường, miễn là người đó được Ban Chấp hành Hội thánh tiến cử theo sự hội ý với vị Quản nhiệm Giáo hạt, sự tiến cử nầy cũng được thực hiện bằng đa số phiếu của cuộc bầu phiếu kín của toàn ban chấp hành, và sự tiến cử nầy cũng phải được vị Quản nhiệm Giáo hạt chấp thuận. Bất kỳ vị trưởng lão hay nhân sư nhiệm chức có địa vị thành viên ở một Hội thánh địa phương không thể mời đơn vị Mục sư của Hội thánh đó trừ phi người ấy được Ban Cố vấn Giáo hạt chấp thuận. Sự mời Mục sư nầy sẽ được duyệt lại và lưu lại theo những qui định ở phần sau (118, 121-23, 129.2, 160.8, 208.9).

115.1. Mục sư được Hội thánh tín nhiệm mòi phải trả lời cho Hội thánh đã mời mình không nhiều hơn 15 ngày kể từ ngày Hội thánh bỏ phiếu mời.

115.2. Ban Chấp hành Hội thánh và Mục sư nên nêu rõ những mục tiêu và những sự mong đợi của mình trên biên bản (121, 129.3-29.4)

115.3. Ngay khi Mục sư bắt đầu phục vụ, Mục sư và hội chúng nên tham gia vào lễ nhậm chức. Mục đích của lễ nầy là tạo sự hiệp một và sự hướng dẫn liên quan đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Nơi nào thuận tiện, vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ đến làm chủ toạ.

115.4. Về vấn đề mời Mục sư, Hội thánh địa phương sẽ nói rõ về chế độ cấp dưỡng. Tổng số tiền lương sẽ được Ban Chấp hành Hội thánh quyết định. Khi Ban Chấp hành Hội thánh hay cả Hội thánh và Mục sư đã nhất trí, thì việc cung lương đầy đủ cho Mục sư phải được kể là trách nhiệm đạo đức của Hội thánh. Nếu một Hội thánh khơng cĩ khả năng tiếp tục trả lương như đ thỏa thuận với vị Mục sư, sự khơng cĩ khả năng đó sẽ không được xem như một lý do chính đáng để vị Mục sư đó đưa Hội thánh ra php lý, v trong bất cứ tình cảnh no Hội thánh cĩ thể bị xem như là chịu trách nhiệm trước php lý về số tiền quyên được vượt qua mức dự tính trong nhiệm kỳ của chức vụ của vị Mục sư, (v số tiền ny khơng bao gom tiền được chỉ định rồi).

Hội thánh địa phương cũng phải cung cấp các khoản tiền di chuyển và tiền chuyển nhà cho Mục sư (38-8.3, 129.8-29-9).



115.5. Tiền trợ cấp cho Mục sư sẽ bắt đầu từ ngày thứ Hai trước Chúa nhật phục vụ tại Hội thánh địa phương.

116. Mục sư của Hội thánh mới thành lập dưới 5 năm, hay có ít hơn 35 thuộc viên bầu cử trong kỳ hội đồng thường niên vừa qua, hay đang nhận sự trợ giúp về tài chánh thường xuyên của Giáo hạt, có thể được vị Quản nhiệm Giáo hạt chỉ định hay tái chỉ định, với sự đồng ý của Ủy Ban Cố vấn Giáo hạt (208.1-8.3, 208.5, 208.16).

117. Trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến giữa Ban Chấp hành Hội thánh và vị Quản nhiệm Giáo hạt về việc xếp đặt Mục sư, thì Ban Chấp hành Hội thánh hay vị Quản nhiệm Giáo hạt có thể đệ trình vấn đề nầy lên vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm để quyết định. Nếu những quyết định của Ban Chấp hành Hội thánh hoặc của vị Quản nhiệm Giáo hạt vẫn chưa thoả đáng thì bên nầy hoặc bên kia có thể khiếu nại lên Ban Tổng Quản nhiệm. Tất cả những đơn khiếu nại ấy, hoặc bác bỏ quyết định hay tranh luận liên quan đến vấn đề hoặc gởi cho vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó hay gởi cho Ban Tổng Quản nhiệm đều phải dùng văn bản. Bản sao của đơn khiếu nại, bác bỏ quyết định hay tranh luận liên quan đến vấn đề đều phải gởi cho bên có quan hệ. Biên bản ghi lại sự thỉnh cầu của Ban Chấp hành Hội thánh phải bao gồm thơ giải quyết điều mình yêu cầu, những vấn đề bàn cãi liên quan đến việc đó và ghi lại số phiếu quyết định. Nếu Mục sư đang được xem xét đó rút tên khỏi danh sách, hoặc nếu Mục sư ứng cử thấy mình không thể nhận chức vụ thì tiến trình khiếu nại phải chấm dứt ngay, và vị Quản nhiệm Giáo hạt cùng Ban Chấp hành Hội thánh sẽ tiếp tục tiến hành mời Mục sư khác.

118. Nhiệm kỳ của một Mục sư sẽ chấm dứt cuối kỳ Hội dồng Giáo hạt nếu không được tái cấp giấy chứng thi hành chức vụ.

119. Một Mục sư không được phép chấm dứt thi hành chức vụ tại một Hội thánh nếu không gởi đơn xin từ chức đến Ban Chấp hành Hội thánh và vị Quản nhiệm Giáo hạt ít nhất 30 ngày trước khi mãn nhiệm kỳ, và đơn xin từ chức ấy phải được Ban Chấp hành Hội thánh đồng ý và có sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt bằng văn bản. Khi đơn xin từ chức được chấp thuận, thì sự chấm dứt việc thi hành chức vụ có thể được đồng ý bất kỳ lúc nào trong vòng 30 ngày.

119.1. Mục sư trước khi từ chức sẽ phối hợp với Thư ký của Ban Chấp hành Hội thánh soạn ra một danh sách tín hữu chính thức với địa chỉ cập nhật. Danh sách nầy phải phù hợp về số lượng với biên bản của Giáo hạt được in lần sau cùng, ghi rõ số lượng những người bị xóa tên và những người được thêm vào cho năm hiện hành.

120. Theo đề nghị của Ban Chấp hành Hội thánh và sự chấp thuận vị Qủan nhiệm Giáo hạt, hội chúng có thể bỏ phiếu chọn Mục sư đồng qủan nhiệm để phục vụ. Trong trường hợp này sẽ áp dụng cái điều khỏan sau nay.

1. Mục sư đồng qủan nhiệm sẽ làm việc với Ban Chấp hành Hội thánh, dưới sự hướng dẫn của vị Qủan nhiệm Giáo hạt để triển khai một kế hoạch cụ thể phân biệt trách nhiệm và quyền hạn theo thực tế.

2. Tuy Mục sư đồng quản nhiệm bình đẳng trong chức vụ, nhưng một người phải được Ban Chấp hành Hội thánh chỉ định làm chủ tọa, và đứng đầu Ban Chấp hành Hội thánh

3. Cách đánh gía Mục sư được đề nghị trong Cẩm nang phần 122.



120.1. Khi một Mục sư đồng quản nhiệm từ chức hoặc hết nhiệm kỳ thì Mục sư doing quản nhiệm còn lại có thể được vị qủan nhiệm Giáo hạt chỉ địinh làm Mục sư của Hội thánh; Tuy nhiên, với điều kiện là trong vòng 60 ngày vắn đề môi quan hệ Mục sư sẽ được trình by cho ban chấp hnh Hội thánh lức ấy, Hội thánh sẽ lm theo tiến trình được đề ra trong đoạn 115.

I. Quan Hệ Giữa Hội thánh/Mục sư

121. Mỗi năm, Mục sư và Ban Chấp hành Hội thánh phải tổ chức một buổi họp đánh giá những điều mong đợi, những mục tiêu và sự hoàn thành công tác của Mục sư và Hội thánh.Trong thời gian tự đánh giá đó, biên bản ghi nhận xét giữa Mục sư và Hội thánh phải cập nhật hoá và đổi mới. Biên bản sẽ được quan nhiệm Giáo hạt lưu giữ (115.2, 129.4).

121.1. Mục sư và hội chúng sẽ tìm cách hiểu rõ những gì hai bên mong đợi và chân thành tuân theo những nguyên tắc của Kinh Thánh để giải quyết những sự khác nhau trong tinh thần hoà hợp trong Hội thánh. Những nguyên tắc giải quyết sự khác biệt trong Mathiơ 18:15-20 và Galati 6:1-5 bao gồm:

1. Tìm cách giải quyết sự bất đồng bằng việc hai bên trực tiếp đối chất.

2. Nếu hai bên trực tiếp đối chất mà vẫn không giải quyết được, thì phải nhờ đến sự giúp đỡ của một hay hai người khác góp ý trong sự giải quyết vấn đề bất đồng.

3. Chỉ đưa những vấn đề bất đồng ra Ban Chấp hành Hội thánh sau khi hai bên trực tiếp đối chất và những nổ lực của những nhóm nhỏ thất bại.

4. Trong việc giải quyết những điều bất đồng, Cơ đốcNhân phải luôn luôn bày tỏ tinh thần yêu thương, chấp nhận và tha thứ.

J. Tiếp Tục Quan Hê Giữa Hội thánh/Mục sư

122. Sự Lưu Mời Mục sư Thường Xuyên. Mối quan hệ với Mục sư sẽ được Ban Chấp hành Hội thánh xem xét lại trong một cuộc họp với vị Quản nhiệm Giáo hạt hay một Mục sư thực thụ khác hay một tín hữu do vị Quản nhiệm Giáo hạt chỉ định, trong vòng 60 ngày của năm thứ hai của nhiệm kỳ Mục sư tại Hội thánh đó và mỗi nhiệm kỳ 4 năm. Vị Quản nhiệm Giáo hạt hay một Mục sư thực thụ hay một tín hữu được vị Quản nhiệm Giáo hạt chỉ định sẽ chịu trách nhiệm trong việc lập thời gian biểu và hướng dẫn buổi họp tổng kết với Ban Chấp hành Hội thánh. Buổi họp tổng kết sẽ diễn ra trong buổi họp ban cô vân Giáo hạt. Theo ý kiến của vị quan nhiệm íao hạt, có thể một phần của ban tổng kết không cần sự có mặt của Mục sư. Trong trường hợp người phối ngẫu của Mục sư là thành viên được bầu trong Ban Chấp hành Hội thánh, thì người ấy không được tham gia trong việc tổng kết.

Thông báo bằng văn bản hoặc công khai giải thích mục đích của buổi họp của Ban Chấp hành Hội thánh sẽ được đọc trước hội chúng vào Chúa Nhật trước khi Ban Chấp hành Hội thánh họp với vị Quản nhiệm Giáo hạt về việc lưu mời Mục sư thường xuyên.

Tại buổi họp lưu mời, vấn đề mời Mục sư phục vụ thêm một nhiệm kỳ nữa sẽ được bàn luận. mục đích ấy là để khám phá sự nhất trí mà không cần đến sự bỏ phiếu chấp thuận của Ban Chấp hành Hội thánh. Nếu Ban Chấp hành Hội thánh không bỏ phiếu để đặt vấn đề về việc lưu mời Mục sư, thì nhiệm kỳ của Mục sư vẫn tiếp tục.

Ban Chấp hành Hội thánh có thể bỏ phiếu giới thiệu cho Hội thánh về vấn đề lưu mời Mục sư. Ban chấp hành phải bỏ phiếu kín và phải được đa số phiếu của những thành viên trong Ban Chấp hành Hội thánh thì mới hợp lệ.

Nếu Ban Chấp hành Hội thánh bỏ phiếu phủ quyết vấn đề lưu mời Mục sư cho Hội thánh, thì vấn đề sẽ được trình bày trong một buổi nhóm đặc biệt dành cho mục đích nầy và được tổ chức trong vòng 30 ngày kể từ ngày Ban Chấp hành Hội thánh bỏ phiếu. Vấn đề sẽ được giới thiệu: “Hội thánh có đồng ý lưu mời Mục sư thêm một nhiệm kỳ nữa không?” Phải bỏ phiếu kín và phải hội đủ hai phần ba số phiếu kín thì mới hợp lệ ngoại trừ dân luật trong nước đòi hỏi ngược lại.

Nếu Hội thánh bỏ phiếu tiếp tục lưu mời Mục sư, thì nhiệm kỳ của Mục sư sẽ tiếp tục dường như không xảy ra cuộc bỏ phiếu; còn ngược lại, thì nhiệm kỳ của Mục sư sẽ chấm dứt vào thời điểm do vị Quản nhiệm Giáo hạt quyết định, không dưới 30 ngày và không quá 180 ngày kể từ ngày bỏ phiếu. Nếu Mục sư không muốn hội chúng tiến hành việc bầu cử, thì ông hay bà ấy sẽ làm đơn xin từ nhiệm. Trong trường hợp đó, nhiệm kỳ của Mục sư sẽ chấm dứt vào thời điểm do vị Quản nhiệm Giáo hạt quyết định không dưới 30 ngày và không quá 180 ngày kể từ ngày Mục sư quyết định không muốn hội chúng tiến hành việc bầu cử.

Là một phần trong buổi tổng kết thường xuyên, Mục sư và Ban Chấp hành Hội thánh sẽ báo cáo cho quan nhiệm Giáo hạt sự tiến triển trong việc hòan thành sứ mạng, khai tương và những gía trị căn bản của hội thành


Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 1.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương