Francis bacon


PHỤ LỤC VỀ COLLEGE HOA KỲ



tải về 271.57 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích271.57 Kb.
#31193
1   2   3

PHỤ LỤC

VỀ COLLEGE HOA KỲ

Đôi chút về lịch sử của danh từ college có lẽ để giúp chúng ta hiểu thêm giáo dục đại học Mỹ. Danh từ college ở Mỹ có nhiều nghĩa, ngoài một loại trường đặc biệt có tính chuyên môn bậc cao, nhưng thông dụng nhất là các trường của giáo dục đại học (sau trung học phổ thông), nằm trong một đại học (university college), một phân khoa như luật hay kinh tế (còn được gọi là “trường”, school).., hoặc một college độc lập. Vì thế người ta hay gặp danh từ đôi “collleges and universities”. Trong ngôn ngữ đại chúng college ám chỉ cả college lẫn đại học.

Cái thường được gọi “đại học cộng đồng” là các community colleges mà người Mỹ gọi trong hệ thống các colleges và universities của họ, có nguồn ngốc từ Qui hoạch tổng thể (Master Plan) của bang California những năm 1960, sau đó lan toả đến nhiều bang khác, nhằm phân biệt chức năng của hệ này (2 năm) so với các hệ 4 năm (State colleges, đại học bang) và các (viện) đại học nghiên cứu (University) đào tạo tiến sĩ. Quy hoạch tổng thể nhằm đáp ứng sự tăng vọt của số sinh viên sau thế chiến thứ hai, tạo điều kiện cho mọi người được lên đại học nếu muốn.

Từ college là hơi ‘khó dịch’ sang tiếng Việt. Người ta không gọi là đại học mà Williams college, Amherst college, Swarthmore college, là những college về liberal arts (giáo dục khai phóng hay nhân văn, xoay quanh di sản văn hóa của văn minh phương Tây), mà điều kiện vào đó cũng khó không kém điều kiện vào Harvard, Yale, Columbia (Vũ Quang Việt). Có lẽ nên Việt nam hoá nó thành ‘colleg’ chăng, như thế được phù hợp với cách gọi của Hoa Kỳ.

***

College là một đặc thù của nền giáo dục Hoa Kỳ. Ở châu Âu, học sinh trung học khi bước ra khỏi lycée hay gymnasium thì sẽ lên thẳng đại học mà không có “lớp đệm” college. Phần nhân văn đã được đưa vào những năm cuối của phổ thông rồi. Ở Anh giáo dục nhân văn chỉ dành cho một thiểu số tinh hoa. (Devane) Ở Mỹ college có nhiệm vụ giáo dục nhân văn cho cấp cử nhân (undergraduate).



Giáo dục đại học Hoa Kỳ khởi đầu gần như cùng lúc với sự bắt đầu của hai giai đoạn lịch sử quan trọng của châu Âu là cuộc cách mạng khoa học và “thời đại của lý tính” (age of reason). Tác phẩm Đối thoại giữa hai hệ thống chính của Galilei được xuất bản năm 1632, chỉ bốn năm trước ngày thành lập college Harvard (1636); tác phẩm kế tiếp Discorsi của Galilei về cơ học xuất bản năm 1637, một năm sau Harvard. Tác phẩm Principia của Newton ra đời năm 1687, và tiểu luận về sự hiểu biết của con người của John Locke (An Essay Concerning Human Understanding) xuất bản năm 1690, ba năm trước ngày thành lập của college thứ hai, William & Mary. Thế kỷ mười bảy và mười tám là thời kỳ lập quốc của Hoa Kỳ.

Các các nhà giáo dục đại học Mỹ, những người đã từng tốt nghiệp tại các college Oxford và Cambridge, thành lập không phải đại học ngay mà đa số là college, mô phỏng theo các college Anh là những cộng đồng nhỏ đơn lẻ có chỗ ăn ở cho sinh viên và thầy giáo; các chương trình giáo dục cũng mô phỏng theo các chương trình cổ ngữ, kinh thánh, văn chương hay khoa học không-thực nghiệm của Cambridge và Oxford đã có từ thế kỷ 12 và 13, dựa trên học thuộc lòng. Bản thân của hai đại học Anh này vào thế kỷ 17, 18 và 19 cũng chỉ là những college chứ không phải là đại học lớn. Các collge Mỹ ban đầu có trình độ giáo dục chỉ cao hơn trường trung học phổ thông một chút. Một điều nghe hơi nghịch lý là các trường này lại được thành lập ngay ở những vùng mới còn ít dân định cư và chưa có hệ thống giáo dục phổ thông. (Devane) Harvard khi thành lập năm 1636 chỉ là một college rất nhỏ. Lớp học đầu tiên có chín sinh viên, các học viên học chung khoảng mười môn học, tất cả đều do vị hiệu trưởng dạy.

College thường được ví như “trái tim” của giáo dục nhân văn Mỹ. Vì nguồn gốc giáo dục nhân văn xuất phát từ đó, và một phần từ các college hôm nay. Woodrow Wilson, với tư cách là (cựu) chủ tịch của đại học Princeton đã từng có nói rằng college “không phải là nơi một thanh niên tìm thấy nghề mình, mà là nơi anh ta tìm thấy chính mình.” (González) Wilson đã có kỳ vọng “biến các thanh niên chẳng suy nghĩ, chỉ biết thực hiện nhiệm vụ, thành những con người biết tư duy”.

Thế hệ các cha lập quốc Hoa Kỳ, như Jefferson, Adams, Madison…được đào tạo từ các trường grammar school, tiếp đến tại các colleges, trong văn hoá Hy-La. Grammar ở đây không phải là văn phạm tiếng Anh, mà chủ yếu văn phạm tiếng Hy Lạp và La tinh. Ở đó học sinh được dạy nhiều tác giả cổ đại Hy-La từ nguyên ngữ, như Demosthenes, Cicero, Herodotus, Thycydides, Plato, Caesar, Tacitus, Sallust, Cato…Thậm chí tiếng Anh không được dạy ở đó, vì tầm quan trọng của văn hoá Hy-La cho tuổi trẻ. College thường đòi hỏi thêm ba năm nữa tiếng Hy Lạp và La tinh. Các vị cha lập quốc Hoa Kỳ là những người chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hoá Hy-La trong tư tưởng và hành động của mình (cũng như chịu ảnh hưởng khoa học rất lớn của Newton và Locke). Rồi họ khuyến khích các con em mình tiếp tục học văn hoá Hy-La. (Richard) Douglas Bush đã chỉ ra rằng ở châu Âu (ít ra từ thời Phục Hưng đến thế kỷ mười tám) cũng trên nền văn hoá cổ đại này mà đã nảy sinh ra những nhà tư tưởng lớn độc đáo như Copernicus, Kepler, Galilei, Machiavelli, Rabelais, Montaigne, Erasmus, Spencer, Shakespeare, Bacon, Milton và một chuỗi khác. (Bell)

Các collge có mục đích phát triển một ý thức của sự thống nhất tại một đất nước mới qui tụ con người từ nhiều quốc gia khác nhau của châu Âu. College phát triển học thuật, chiến đấu chống lại ngu dốt và hoang dã. Colleg là sự hỗ trợ cho nhà nước. Nó tạo công dân, lòng trung thành, theo tiếng gọi của lương tâm và tín ngưỡng. College đào tạo nghề nghiệp và một đạo quân nhà giáo. College “làm cho con người người hơn, nhân văn nhân bản hơn; tăng cường nghị luận về lý tính, trí tuệ và tín ngưỡng, và để nhóm lên các đốm lửa dẫn đường của chân lý trên tất cả các đỉnh cao của sự tồn tại” như chủ tịch của hội đồng quản trị college California diễn tả năm 1868. (Rudolph)

Trong hai thế kỷ 17 và 18, các college Hoa Kỳ có một sự chuyển biến nhất định theo hướng khoa học. Tuy xuất phát từ giáo dục văn hoá Hy La như một tất yếu lịch sử dưới tác động của Phục Hưng và của giáo dục đại học thời Trung cổ (triết học và khoa học của Aristote), nhưng khoa học, thể hiện qua triết học tự nhiên, thâm nhập dần theo hướng hiện đại. Hệ thống Ptolemy trong thiên văn bị “khai tử” nhanh chóng tại Harvard năm 1659, được thay vào đó bằng hệ thống Copernice. Triết học tự nhiên theo hướng Newton được phát triển. Khoa học tự nhiên và toán học bắt đầu khởi động khi college William & Mary thành lập chiếc ghế giáo sư môn triết học tự nhiên và toán học vào năm 1711. Yale cũng đi theo Locke, Newton và Copernice.

Các college đáp ứng tốt việc đào tạo nhân sự lãnh đạo cho nhà thờ và nhà nước, cung cấp các nhà thần học, bác sĩ, luật sư, chính trị gia cho đến đầu thế kỷ 19, khi các college tỏ ra cứng nhắc và trì hoản mọi sự đổi mới. Nhưng phải đợi đến cuộc bứt phá cuối thế kỷ mười chín các môn khoa học mới thật sự thâm nhập vào giáo dục đại học. Sự phát triển đất nước sau cuộc nội chiến đặt những đòi hỏi mới cho cuộc xây dựng công nghiệp hoá. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai, cách mạng công nghệ, ở châu Âu từ giữa thế kỷ 19 diễn ra mạnh mẽ. Giáo trình cổ điển không còn thuyết phục. Luật giao đất ra đời năm 1862 nhằm thay đổi tình hình, khuyến khích các ngành ứng dụng cho nông nghiệp và kinh tế. Ý tưởng đại học bắt đầu bén rễ. Nước Đức, với các đại học theo kiểu mới (Humboldt), “thủ đô của tri thức” của thế giới, tạo ra khoa học, công nghệ và chuyên gia, ảnh hưởng lớn lên Hoa Kỳ. Hàng ngàn thanh niên Mỹ đổ xô đi Đức để được đào tạo, và đã mang về những ý tưởng cải cách các college theo hướng nghiên cứu khoa học, đào tạo sinh viên graduate. Hệ thống tự chọn các môn học (elective system), theo tinh thần Lernfreiheit của Humboldt, là một sự phân hoá mạnh mẽ giữa nhân văn và khoa học. Khoa học trở thành một “đối thủ” cạnh tranh “nguy hiểm” cho nhân văn. “Sự khác biệt cơ bản giữa một college và đại học là cách nhìn của cả hai. Đại học nhìn phía trước còn college thì nhìn về phía sau” như Edwin Slosson viết năm 1910 (Thelin). Nhưng các college đã làm một cuộc tiến hoá.

Người ta có thể phân biệt hai giai đoạn lịch sử. Giai đoạn từ 1636-1870, ở đó chương trình học có tính chất “khai phóng”, tập trung vào di sản văn hóa của nền văn minh phương Tây, tạo ra các nghề đương thời như mục sư, bác sĩ, luật sư, nhà giáo. Giai đoạn thứ hai từ 1870-1960 nhằm tạo ra tri thức mới, đào tạo vốn nhân lực (human capital) để ứng dụng khoa học, công nghệ vào kinh tế, để tăng trưởng GDP và thu nhập cá nhân. Chương trình học ít hướng đến văn hóa mà đến “tri thức hữu dụng” (knowledge for use) nhiều hơn, phần lớn các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. (Missions of the College Curriculum)

Sự phát triển vũ bảo của khoa học và chuyên môn hoá thế kỷ hai mươi đã làm giảm nhẹ đi vai trò của giáo dục nhân văn tại các colleges. Nhân văn không được xem là hữu dụng, và sự chuyên môn hoá để nhanh chóng trở thành chuyên gia hay có nghề nghiệp sớm đã thu ngắn, dồn nén lại và cô đọng hơn nội dung của các môn nhân văn. Các giáo trình có thể so sánh với các giáo trình căn bản của college được đưa xuống trường trung học cấp ba. Nhân cách không có đủ thời gian và vật liệu để chín mùi. Sự chăm lo và rèn luyện tinh thần cho sinh viên giảm sút. Sự thu hoạch kiến thức mới nhắm tới một sự thành công nhanh là quan trọng hơn. Tri thức khoa học ở Anh từ thời Newton đã tăng trưởng nhân đôi cứ khoảng mười lăm năm một lần, nay chỉ còn mười năm ở Mỹ một lần. Con người phải chạy theo vận tốc phát triển và giảm đi sự phát triển chiều sâu của tinh thần và nhân cách. Số lượng sinh viên trong lớp càng đông. Sự giảng dạy ngày càng ít có tính chất cá nhân hơn. Một số đại học lớn phải sử dụng đến một số lượng sinh viên graduate lớn để chăm sóc sinh viên undergraduate. Người ta bảo nền giáo dục đang “bán sớm lúa giống”. Có người lo ngại rằng phải chăng nước Mỹ đang muốn quay lại nền giáo dục không có colleges của Pháp, Đức? (Devane) Một cách nghịch lý, trong khi phạm vi giáo dục tổng quát (general education) ở Hoa Kỳ bị thu lại có lợi cho sự chuyên môn hóa hẹp, thì ý tưởng giáo dục tổng quát trở nên được ưa thích hơn tại Anh, đặc biệt tại bảy trường đại học mới được thành lập trong những năm 1960. (Bell)

Các college, tuy yêu lòng mộ đạo hơn tri thức, dành ưu tiên cho tính cách hơn học thuật, nhưng chưa bao giờ kết thân với ngu dốt. (Rudolph)



Đại học ngày nay càng cam kết theo định hướng kỹ trị, như Bell viết: nghề nghiệp, chuyên nghiệp và phụng sự xã hội, nhưng mặt khác nó còn có vai trò humanitas, nhân văn mà tuyền thống của nó đang có nguy cơ bị quét đi bởi những dòng nước chảy xiết. Các college nhân văn (liberal arts) vẫn còn vai trò quan trọng trong giáo dục đại học như những cái neo để giữ lại hồn nhân văn, vì cái “minh triết vốn tiềm tàng và ẩn náu trong bản năng” cần quá trình “chín mùi về tri thức một cách tự nhiên” trong sinh viên vốn còn đang mang trong mình “thú tính” tự nhiên của tuổi thanh niên (‘adolescent beast’). (Devane, Bell) Sự thu ngắn lại các năm college, tăng tốc đưa một đứa trẻ nhanh chóng vào trường graduate, điều đó không chỉ hủy hoại đối với college mà còn đáng lo ngại hơn, có thể hủy hoại đối với bản thân sinh viên. (Bell)

California, Xuân Quý Tỵ, 2013

Tài liệu tham khảo

  1. Adams, Henry, The Education of Henry Adams. Mariner Books, 2000.

  2. Bell, Daniel, The Reforming of General Education. The Columbia College Experience in its National Setting. Foreword by David B. Truman. Columbia University Press, 1966.

  3. Cohen, I. Bernard, Science and the Founding Fathers. Science in the political thought of Thomas Jefferson, Benjamin Franklin, John Adams & James Madison. Norton, 1997.

  4. Devane, William C., The College of Liberal Arts. Tạp chí Daedalus, Vol. 93, No.4, The Contemporary University: U.S.A. (Fall, 1964), pp. 1033-1050. MIT Press on behalf of American Academy of Arts & Sciences.

  5. Durham, Geoffrey, The Spirit of the Quakers. Yale University Press, 2010.

  6. Ferris, Timothy, The Science of Liberty. Democracy, Reason, and The Laws of Nature. HarperCollinsPublishers, 2010.

  7. Gade, Marian L. & George Strauss, In Memoriam: Clark Kerr. http://www.universityofcalifornia.edu/senate/inmemoriam/clarkkerr.html

  8. Gillispie, Charles Coulston, The Edge of Objectivity. An Essay in the History of Scientific Ideas. Princeton University Press, 1960.

  9. Gray, Hanna Holborn, Searching for Utopia. Universities and their Histories. University of California Press, 2012.

  10. González, Cristina, Clark Kerr’s University of California. Leadership, Diversity, and Planning in Higher Education. Transaction Publishers, 2011.

  11. González, Cristina, Colleges Should Cultivate Leaders Within Their Own Ranks. July 10, 2011. In http://chronicle.com/article/Colleges-Should-Cultivate/128171/

  12. Hayek, Friedrich A., The Use of Knowledge in Society. Trong The Libertarian Reader, ed. David Boaz, tr. 215-224. The Free Press, 1997.

  13. Hofstadter, Richard & Metzger, Walter P., The Development of Academic Freedom in the United States. Columbia University Press, 1955.

  14. Hofstadter, Richard, Social Darwinism in American Thought. With a new Introduction by Eric Foner. Beacon Press Boston, 1992.

  15. Jencks, Christopher & Riesman, David, The Academic Revolution. Transactions Publishers, 2002.

  16. Kerr, Clark & Marian L. Gade & Maureen Kawaoka, Troubled Times for American Higher Education: The 1990’s and Beyond. State University of New York Press, 1994.

  17. Kerr, Clark, Marian L. Gade & Maureen Kawaoka, Higher Education Cannot Escape History: Issues for the Twenty-First Century. State University of New York Press, 1994.

  18. Kerr, Clark, The Uses of the University. Harvard University Press, Fifth edition, 2001.

  19. Kerr, Clark, The Gold and the Blue: A Personal Memoir of the University of California (1949-1967). Volume I: Academic Triumphs. University of California Press, 2001.

  20. Kerr, Clark, The Gold and The Blue: A Personal Memoir of the University of California, 1949-1967. Volume II: Political Turmoil. University of California Press, 2003.

  21. Kerr, Clark, Shock Wave II: An Introduction to the Twenty-First Century. Trong Brint, Steven (ed), The Future of the City of Intellect. Stanford University Press, 2002. Trang 1-22.

  22. Kirp, David L., Shakespeare, Einstein, and the Bottom Line. The Martketing of Higher Education. Harvard University Press, 2003.

  23. Lâm Quang Thiệp, Humboldt, Hoa Kỳ và Đại học Việt Nam. Tr. 291-306, trong “Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 Năm” (dưới đây).

  24. Long, Edward LeRoy, Higher Education as A Moral Entreprise. Georgetown University Press, 1992.

  25. Luey, Beth, Expanding the American Mind. Books and the Popularization of Knowledge. University of Massachusetts Press, 2010.

  26. Master Planner. Tạp chí TIME số ngày 17 tháng 10, 1960.

  27. Nguyễn Xuân Xanh, Đại học. Lịch sử một ý tưởng. Trong “Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 Năm (1810-2010)”, trang 33-143. Chủ biên: Ngô Bảo Châu, Pierre Darriulat, Cao Huy Thuần, Hoàng Tuỵ, Nguyễn Xuân Xanh, Phạm Xuân Yêm. NXB Tri Thức, Hà Nội, 2011.

  28. Nguyễn Xuân Xanh, Tiểu luận dẫn nhập cho Nghĩa vụ Học thuật (Academic Duty) của Ronald Kennedy. Sắp công bố, 2012.

  29. Pelfrey, Patricia A., A Brief History of the University of California. Second edition. University of California Press, 2005.

  30. Richard, Carl J., The Golden Age of the Classics in America. Greece, Rome and the Antebellum United States. Harvard University Press, 2009.

  31. Richard, Carl J., Greeks & Romans Bearing Gifts. How the ancients inspired the founding fathers. Romans & Littlefield Publishers, Inc., 2009.

  32. Rudolph, Frederick, The American Collge & University. A History. Introductory Essay and Spplemental Biogliography by John R. Thelin. University of Georgia Press, 1990.

  33. Shapiro, Harold T., A Larger Sense of Purpose: Higher Education and Society. Princeton & Oxford: Princeton University Press, 2005.

  34. The Carnegie Foudation for the Advancement of Teaching. Missions of the College Curriculum. A Cntemporary Review thei Suggestion. Jossey-Bass, Inc., Publishers, 1977.

  35. Thelin, John R., A History of American Higher Education. Johns Hopkins University Press, 2004.

  36. Vest, Charles M., The American Research University from World War II to World Wide Web. Clark Kerr Lectures on The Role of Higher Education in Society. University of California Press, 2007.

  37. Veysey, Laurence R., The Emergence of the American University. The University of Chicago Press, 1970.

  38. Vũ Quang Việt, Đại học Hoa Kỳ. Tr. 259-278, trong “Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 Năm” ở trên.

  39. Wildavsky, Ben; Kelly, Andrew P.; Carey, Kevin (ed.), Reinventing Higher Education. The Promise of Innovation. Harvard University Press, 2011.

1[] Tên gọi chính thức của bản dịch tiếng Việt là “Các công dụng của viện đại học”. Trong bài này tác giả chỉ sử dụng từ ‘đại học’ cho đơn giản. Các đại học Mỹ cần được hiểu ngầm là các ‘tập đoàn’ hay những thực thể khổng lồ ở nhiều mức độ khác nhau.

2[] Tác giả cám ơn GS Cristina González của UC Davis về những trao đổi hữu ích, và cám ơn Mai Nguyễn ở California đã tạo điều kiện logistic thuận lợi trong thời gian thực hiện bài viết này.

3[] Xem thêm chi tiết trong Phụ lục về các college Hoa Kỳ.

4[] Chữ campus là khuôn viên trên đó đại học được xây dựng, và ám chỉ phần đại học trên đó. Một đại học có thể có một campus, tập trung tất cả các cơ sở, nhà ở, văn phòng, giảng đường, phòng thí nghiệm v.v. vào một miếng đất duy nhất, hay cũng có thể có nhiều campus, như Đại học California (University of California, UC); đại học này có mười campus thành viên tại các đơn vị Berkely, Davis, Irvine, Los Angeles, Merced, Riverside, San Diego, San Francisco, Santa Barbara, và Santa Cruz. Mỗi thành viên này có một campus riêng. Nếu không nói gì khác hơn, thì thường campus có nghĩa như chính đại học trên đó.


5[] Xin xem thêm vấn đề này trong: Nguyễn Xuân Xanh, Tiểu luận dẫn nhập cho Nghĩa vụ Học thuật (Academic Duty) của Ronald Kennedy. 2012, sắp công bố.


6[] Hình ảnh của cáo và nhím cũng được sử dụng ở lãnh vực chính trị khi cần xác định tính chất của người lãnh đạo, cáo hay nhím. Người ta đã nói đến một Roosevelt hay Obama như nhím, nhưng cũng vừa có tính chất của cáo trong đó. (González)


7[] William Penn (1644-1718) là người Quaker thuộc dòng quý tộc từ Anh sang Mỹ thành lập bang Pennsylvania trong những năm 1680. Vua Anh Charles II trả nợ cho bố ông bằng một thửa đất rộng 45.000 dặm vuông (~ 117.000 km2) tại Pennsylvania. Bang này qui tụ những người Quaker từ Anh do Penn tổ chức đưa qua, cũng như những người của các tín ngưỡng khác bị ngược đãi ở châu Âu. Ở đó việc hành đạo và tự do tín ngưỡng được bảo đảm cho tất cả mọi người.

Каталог: HinhAnhSachHay -> Upload -> Ebook -> 2013

tải về 271.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương