Este a. Kiến thức trọng tâM



tải về 1.36 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22053
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Câu 2: Xenlulozơ điaxetat (X) được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm) của X là

A. C3H4O2 B. C10H14O7 C. C12H14O7 D. C12H14O5



HD: Công thức đơn giản nhất của X là (C2H5O2N)n , MX = 75→ n = 1

→ Đáp án A



Câu 3: Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 2,18 gam muối. Khối lượng mol của A là

A. 109 gam. B. 218 gam. C. 147 gam. D. 145gam



HD: nhận xét: 0,01mol amino axit tác dung vừa đủ 0,02 mol HCl tạo ra 0,01 mol muối amino axit có hai nhóm NH2

Mmuối = 218 vậy Mamino axit = 218 – 36,5.2 = 145 → Đáp án D



Câu 4: Làm bay hơi 10,2 g một este A ở áp suất p1 thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 6,4 g khí O2 ở cùng nhiệt độ, áp suất p2 (biết p2=2p1). Công thức phân tử của A là

A. C3H6O2 B. C2H4O2 C. C3H2O4 D. C5H10O2

Câu 5: Cho 0,0125 mol este đơn chức M với dung dịch KOH dư thu được 1,4 gam muối. Tỉ khối của M đối với CO2 bằng 2. M có công thức cấu tạo là

A. C2H5COOCH3 B. CH3COOC2H5 C. HCOOC3H7 D. C2H3COOCH3



Câu 6: Este X được tạo bởi ancol metylic và - amino axit A. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 51,5. Amino axit A là

A. Axit - aminocaproic B. Alanin C. Glyxin D. Axit glutamic



HD: MX = 51,5.2 = 103 vì vậy X có dạng NH2RCOOCH3 R = 27 là phù hợp

cấu tạo của A là: CH3-CH(NH2)COOH (alanin) → Đáp án B



DNG 7: NHẬN BIẾT

* Kiến thức cần nhớ:

- Tinh bột màu xanh tím

- Có nhóm –CHO Ag

- Có nhiều nhóm –OH kế cận nhau dd màu xanh lam

- Có nhiều nhóm –OH kế cận nhau Cu2O màu đỏ gạch.
BÀI TẬP ÁP DỤNG:

Câu 1: Thuốc thử cần để nhận biết 3 chất lỏng hexan, glixerol và dung dịch glucozơ là

A. Na B. Dung dịch AgNO3/NH3 C. Dung dịch HCl D. Cu(OH)2



HD GIẢI:

Dùng Cu(OH)2.



  1. Với glixerol cho phức màu xanh

  2. Với glucozơ ở nhiệt độ thường tạo phức, đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch

  3. Với hexan không có hiện tượng Đáp án D

Câu 2: Có 4 chất : Axit axetic, glixerol, ancol etylic, glucozơ. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được 4 chất trên?

A. Quỳ tím B. CaCO3 C. CuO D.Cu(OH)2 /OH¯



Câu 3: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt mất nhãn gồm: glucozơ, sacarozơ, anđehit axetic, ancol etylic, hồ tinh bột, ta dùng thuốc thử:

A. I2 và Cu(OH)2, t0 B. I2 và AgNO3/NH3

C. I2 và HNO3 D. AgNO3/NH3, HNO3, H2 (to)

Câu 4: Để phân biệt được dung dịch của các chất: glucozơ, glixerol, etanol, formanđehit, chỉ cần dùng một thuốc thử là

A. Cu(OH)2/ OH- B. [Ag(NH3)2]OH C. Nước brom D. Kim loại Na



Câu 4: Cho các hợp chất hữu cơ: phenyl metyl ete, toluen, anilin, phenol. Trong số các chất đã cho, những chất có thể làm mất màu dung dịch brom là

A. Toluen, anilin, phenol B. Phenyl metyl ete, toluen, anilin, phenol

C. Phenyl metyl ete, anilin, phenol D. Phenyl metyl ete, toluen, phenol

Câu 5: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic và lòng trắng trứng ta dùng:

A. NaOH B. AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2 D. HNO3



Câu 6: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

A. Dung dịch NaOH B. Giấy quỳ tím C. Dung dịch phenolphtalein D. Nước brom



DNG 8: XÁC ĐỊNH SỐ ĐỒNG PHÂN

- Tính số đi, tri, tetra, ….., n peptit tối đa tạo bởi hh gồm x amino axit khác nhau

Số n peptitmax = xn

- Tính số triglixerit tạo bởi glixerol và n axit cacboxylic béo:

Số trieste = ( n<5 )

- Tính số đồng phân amin no, đơn chức, mạch hở: 2n 1 ( n<5 )

- Tính số đồng phân este no, đơn chức, mạch hở: 2n 2 ( n<5 )


BTAD :

Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.



Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.



Câu 3: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.



Câu 4: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.



HD: Chỉ có phenyl metylete, anilin, phenol làm mất màu dung dịch brom

→ Đáp án A



Câu 5: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là

A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.



HD: Dùng Cu(OH)2

- Glucozơ ban đầu có màu xanh của phức khi đun nóng cho kết tủa đỏ gạch

- Glixerin chỉ tạo phức ở nhiệt độ thường

- CH3CHO ban đầu không hiện tượng, đun nóng cho kết tủa đỏ gạch

- Protit cho màu xanh đặc trưng

- C2H5OH không có hiện tượng → Đáp án C



Câu 6: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?

A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất.



Câu 7: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.



PHẦN II: HÓA VÔ CƠ
CHƯƠNG 5 ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
A. KIẾN THỨC CŨ

- Viết cấu hình electron từ đó xác định vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn.

- Tính chất hóa học chung của kim loại.

B. KIẾN THỨC CƠ BẢN TRỌNG TÂM:

I. VÒ TRÍ CUÛA KIM LOAÏI TRONG HTTH. CAÁU TAÏO CUÛA KIM LOAÏI

1. Vị trí của kim loại:

- Nhóm IA(trừ H); nhóm IIA; nhóm IIIA(trừ B); 1 phần của nhóm IVA đến VIA.

- Nhóm IB đến VIIIB.

- Họ Lantan và Actini.



2. Cấu tạo của kim loại:

- Cấu tạo nguyên tử:

+ Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại điều có ít electron ở lớp ngoài cùng ( 1,2 hoặc 3).

Ví dụ: Na[Ne]3s1,Mg[Ne]3s2, Al[Ne] 3s23p1.

+ Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim.

Ví dụ: 11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl

Bán kính: 0,157 0,136 0,125 0,117 0,11 0,104 0,099



- Cấu tạo tinh thể:

+ Mạng tinh thể lục phương: Nguyên tử và ion kim loại chiếm 74% về thể tích còn lại 26% là không gian trống. Ví dụ: Be, Mg, Zn,…

+ Mạng tinh thể lập phương tâm diện: Nguyên tử và ion kim loại chiếm 74% về thể tích còn lại 26% là không gian trống. Ví dụ: Cu, Ag, Al,…

+ Mạng tinh thể lập phương tâm khối: Nguyên tử và ion kim loại chiếm 68% về thể tích còn lại 32% là không gian trống. Ví dụ: Li, Na, K,…

=> Kiểu mạng lập phương tâm khối kém đặt khít nhất

3. Liên kết kim loi: Là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion kim loại và các electron tự do.

II. TÍNH CHẤT CA KIM LOI. DÃY ĐIỆN HOÁ CA KIM LOI

1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CHUNG: ở điều kiện thường các kim loại ở trạng thái rắn (trừ Hg) có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.

* Giải thích

a) Tính do: Do lực hút giữa các e tự do với các cation kim loại trong mạng tinh thể nên chỉ trượt lên nhau mà không tách rời nhau. VD: Au, Ag, Al, Cu, Sn.

b) Tính dẫn điện: Do các e tự do chuyển động thành dòng trong kim loại khi nối với nguồn điện

VD: Ag, Cu, Au, Al, Fe.



c) Tính dẫn nhiệt: Do các e tự do mang năng lượng và truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng có nhiệt độ thấp hơn. VD: Ag, Cu, Au, Al, Fe.

d) Tính ánh kim: Các e tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được.

=> Tóm li tính chất vật lí chung ca kim loi gây nên bởi sự có mặt ca các e tự do trong mng tinh thể kim loi .



2. TÍNH CHẤT VẬT LÝ RIÊNG:

Kim loại khác nhau có khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy và tính cứng khác nhau.

VD: - Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là: Os

- Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là: Li

- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là: W

- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là: Hg

- Kim loại có tính cứng lớn nhất là: Cr

- Kim loại có tính cứng nhỏ nhất là: Cs



3. TÍNH CHẤT HOÁ HC: Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử. M Mn+ + ne

- Tác dng với phi kim:

VD: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 ; 3Fe + 2O2 Fe3O4 ; 4Al + 3O2 2Al2O3.

Fe + S FeS; Hg + S → HgS ; 2Mg + O2 2MgO.

Kim loại là chất khử( bị oxi hóa). Phi kim là chất oxi hóa( bị khử)

- Tác dng với dung dch axit:



+ Với dd HCl,H2SO4 loãng . Trừ các kim loại đứng sau hidro trong dãy điện hóa .

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 3H2SO4 (l) → Al2(SO4)3 + 3H2

+ Với dd HNO3 ,H2SO4 đặc

VD: 3Cu +8HNO3 loãng →3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Kim loại là chất khử( bị oxi hóa). Axit là chất oxi hóa( bị khử)

* Chú ý: - Al, Fe, Cr HNO3 bị H2SO4 đặc nguội làm thụ động hóa

- Kim loại có nhiều số oxi hóa bị HNO3 ,H2SO4 đặc oxi hóa đến số oxi hóa cao nhất.

- Tác dng với nước:

Chỉ có các kim loại nhóm IAvà IIA, trừ Be,Mg) khử H2O ở nhiệt độ thường, các kl còn lại khử được t0cao hoặc không khử được.

VD: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Kim loại là chất khử( bị oxi hóa). Nước là chất oxi hóa( bị khử)

- Tác dng với dung dch muối:

VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Fe chất khử ( bị oxi hóa) , Cu2+ chất oxh( bị khử)

4. DÃY ĐIỆN HOÁ KIM LOẠI

- Cặp oxi hóa khử ca kim loi

VD: Ag+ + 1e ↔ Ag; Cu+ + 2e ↔ Cu; Fe2+ + 2e ↔ Fe

+ Nguyên tử kim loại đóng vai trò chất khử, các ion kim loại đóng vai trò chất oxi hóa

+ Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa - khử của kim loại

VD: Ag+ /Ag , Cu2+/Cu, Fe2+/Fe, . . .



- Dãy điện hóa của kim loại:

Li+ K+ Ba2+ Ca2+ Na+ Mg2+Al3+ Mn2+Zn2+ Cr2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Hg2+ Ag+ Pt2+ Au3+

Li K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Fe2+ Hg Ag Pt Au
Tính oxi hóa của ion kim loại tăng, tính khử của kim loại giảm

- So sánh tính chất cặp oxi hóa khử

So sánh tính chất các cặp oxi hóa khử: Ag+ /Ag v à Cu2+/Cu, Zn2+/Zn. Nhận thấy .

Tính oxh các ion: Ag+> Cu2+> Zn2+

Tính khử: Zn>Cu>Ag



- Ý nghĩa dãy điện hóa

Cho phép dự đoán chiều pư giữa 2 cặp oxh khử theo qui tắc α

=> Zn + Cu2+→ Zn2++ Cu => Hg + 2Ag+→ Hg2++ 2Ag

chất oxh m nh +chất khử mnh chất oxh yếu + chất khử yếu .

VD: phản ứng giữa 2 cặp Cu2+/Cu v à Fe2+/Fe là: Fe + Cu2+→ Fe2++ Cu

5. Hợp kim:

- KHÁI NIỆM: H ợp kim là vật liệu kim loi cơ bn và một số kim loi hoặc phi kim khác .

VD: Thép, gang, inox, hợp kim đuyra, . ..



- TÍNH CHẤT: Hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim, nhưng tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiều tính chất các đơn chất.

+ Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn.

+ Hợp kim cứng và giòn hơn.
6. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

a) Sự ăn mòn kim loi

Khái niệm chung: Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

Bn chất của sự ăn mòn kim loại là sự oxi hóa kim loại thành ion kim loại:

M  Mn+ +ne



b) Phân loi: Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.

- Ăn mòn hóa hc: Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hoá –khử, trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

Đặc điểm :

+ Không phát sinh dòng điện.

+ Nhiệt độ càng cao thì tốc độ ăn mòn càng nhanh.

-. Ăn mòn điện hóa: Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa –khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện.

+ Cơ chế

* Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò là cực âm (anot). Ở đây xảy ra quá trình oxi hóa

M→ Mn+ + ne

* Kim loại hoạt động yếu hơn hoặc phi kim đóng vai trò là cực dương (catot). Ở đây xảy ra quá trình khử:

2H+ + 2e  H2 hoặc O2 + 2H2O +4e→ 4OH-

* Dòng điện chuyển dời từ cực âm sang dương.



+ Điều kiện có ăn mòn điện hóa:

* Các điện cực phải khác nhau về bản chất.

* Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau.

* Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dd chất điện li.



c) Cách chống ăn mòn kim loại:

Nguyên tắc chung: Hạn chế hay triệt tiêu ảnh hưởng của môi trường đối với kim loại.

Phương pháp:

* Phương pháp bảo vệ bề mặt: Dùng các chất bền với môi trường phủ lên bề mặt kim loại

* Dùng phương pháp điện hoá

Nguyên tắc: Gắn kim loại có tính khử mạnh với kim loại cần được bảo vệ (có tính khử yếu hơn).



7. Điều chế kim loại:

- NGUYÊN TẮC: Khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne M

- PHƯƠNG PHÁP:

+ Phương pháp nhiệt luyện: Dùng các chất khử như CO, H2, C, NH3, Al,… để khử các ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.

VD: Fe2O3+3CO 2Fe+ 3CO2

=> Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình (sau Al )

+ Phương pháp thy luyện: Dùng kim loại tự do có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại trong dung dịch muối. VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

=> Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại hoạt động yếu (sau H )



+ Phương pháp điện phân:

* Điện phân hợp chất nóng chy: Dùng dòng điện để khử ion kim loại trong hợp chất nóng chảy (oxit, hidroxit, muối halogen)

Vd1: 2Al2O3 4Al + 3O2

Vd2: 4NaOH 4Na + O2 + 2H2O

=> Phương pháp này dùng để điều chế kim loại có độ hoạt động mạnh (từ đầu đến Al)



* Điện phân dung dch: Dùng dòng điện để khử ion trong dung dịch muối.

Vd1: CuCl2 Cu + Cl2

Vd2: CuSO4 + H2O Cu + 1/2O2+ H2SO4

=> Phương pháp này dùng điều chế các kim loại trung bình, yếu (sau Al).



* Tính lượng chất thu được ở các điện cực: m=AIt/n.F

m: Khối lượng chất thoát ra ở điện cực (gam)

A: Khối lượng mol của chất đó

n: Số electron trao đổi.

Ví dụ: Cu2+ + 2e  Cu thì n = 2 và A = 64

2OH-  O2  + 2H+ + 4e thì n = 4 và A = 32.

t: Thời gian điện phân (giây, s)

I: Cường độ dòng điện (ampe, A)

F: Số Faraday (F = 96500).

VD: Đpdd AgNO3 với cường độ dòng điện là 1,5A, thời gian 30 phút. Khối lượng Ag thu được là:

A. 6,00g B. 3,02g C. 1,50g D. 0,05g

C. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Có dd FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4, để loại bỏ CuSO4 ta dùng:

A. dd HNO3. B. bột sắt dư. C. bột nhôm dư. D. NaOH vừa đủ.



Câu 2. Câu nào sau đây không đúng:

A. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít (1 đến 3e).

B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 4 đến 7.

C. Trong cùng chu kỳ, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơn nguyên tử phi kim.

D. Trong cùng nhóm, số electron ngoài cùng của các nguyên tử thường bằng nhau.

Câu 3. Câu nào sau đây đúng?

A. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có từ 4 đến 7.

B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 1 đến 3.

C. Trong cùng chu kỳ, nguyên tử kim loại có bán kính lớn hơn nguyên tử phi kim.

D. Trong cùng nhóm, số electron ngoài cùng của các nguyên tử thường khác nhau.

Câu 4. Kim loi nh có nhiều ứng dng trong k thuật và đời sống là: A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.

Câu 5. Cho các cấu hình electron nguyên tử sau:

1) 1s22s22p63s1 2) 1s22s22p63s23p64s2 3) 1s22s1 4) 1s22s22p63s23p1

Các cấu hình đó lần lượt là của những nguyên tố :

A. Ca (Z=20), Na(Z=11), Li(Z=3), Al(Z=13)

B. Na(Z=11), Ca(Z=20), Li(Z=3), Al(Z=13

C. Na(Z=11), Li(Z=3), Al(Z=13), Ca(Z=20)

D. Li(Z=3), Na(Z=11), Al(Z=13), Ca(Z=20)

Câu 6. Ngâm một lá kẽm trong 100ml dung dịch AgNO3 nồng độ 0,1M. Khi phản ứng kết thúc, thu được m gam Ag. m có giá trị là:

A. 2,16Ag B. 0,54gAg C. 1,62gAg D. 1,08gAg



Câu 7. Ngâm một lá kẽm trong 100ml dung dịch AgNO3 nồng độ 0,1M. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm tăng thêm:

A. 0,65g B. 1,51g C. 0,755g D. 1,30g



Câu 8. Ngâm một đinh sắt trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam. Nồng độ ban đầu của dung dịch CuSO4 là:

A. 1M B.0,5M C.2M D.1,5M



Câu 9. Nguyên tố Mg(Z=12) . Ion Mg2+ có cấu hình electron là:

A : 1s22s22p63s2 B : 1s22s22p6 C : 1s22s22p53s3 D : 1s22s22p8



Câu 10. Nguyên tố ở ô thứ 19 , chu kì 4 nhóm I A có cấu hình electron nguyên tử là :

A. 1s22s22p63s23p64s2 B. 1s22s22p63s23p64s1

C. 1s22s22p63s23p6 3d54s1 D. 1s22s22p63s23p63d104s1

Câu 11. Các nguyên tố ở nhóm VIII B

A. Đều là kim loại B. Đều là khí hiếm

C. Đều là phi kim D. Gồm kim loại và khí hiếm

Câu 12. Cho 4 cặp oxi hóa - khử: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag;Cu2+/Cu. Dãy xếp các cặp theo chiều tăng dần về tính oxi hóa và giảm dần về tính khử là dãy chất nào?

A. Fe2+/Fe; ;Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag B. Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe; Ag+/Ag; Cu2+/Cu

C. Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe D. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag

Câu 13. Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với kim loại Cu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tính oxi hóa của các ion kim loại giảm dần theo dãy:

A. Cu2+; Fe3+; Fe2+ B. Fe3+; Cu2+; Fe2+ C. Cu2+; Fe2+; Fe3+ D. Fe2+; Cu2+; Fe3+



Câu 14. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hóa học đơn giản để loại được tạp chất là phương pháp nào?

A. Điện phân dung dịch với điện cực trư đến khi hết màu xanh

B. Chuyển 2 muối thành hiđroxit, oxit kim loại rồi hòa tan bằng H2SO4 loãng

C. Thả Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh

D. Thả Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn

Câu 15. Để làm sch một loi thy ngân có lẫn các tp chất km, thiếc, chì có thể dùng cách nào sau đây?

A. Hòa tan loại thuỷ ngân này trong dung dịch HCl dư

B. Hòa tan loại thuỷ ngân này trong axit HNO3 loãng dư, rồi điện phân dung dịch.

C. Khuấy loại thuỷ ngân này trong dung dịch HgSO4 loãng dư rồi lọc dung dịch

D. Đốt nóng loại thuỷ ngân này là hòa tan sản phẩm bằng axit HCl

Câu 16. Ngâm một lá Pb trong dung dịch AgNO3 sau một thời gian lượng dung dịch thay đổi 0,8g. Khi đó khối lượng lá Pb thay đổi như thế nào?

A. Không thay đổi B. Giảm 0,8gam C. Tăng 0,8gam D.Giảm 0,99gam



Câu 17. Phương pháp thủy luyện được dùng để điều chế kim loại :

A. Kim loại yếu như Cu, Ag. B. Kim loại kiềm.

C. Kim loại kiềm thổ. D. Kim loại mạnh, trung bình, yếu

Câu 18: Khi cho Cu phản ứng với H2SO4 đặc nóng, sản phẩm khí sinh ra chủ yếu là:

A. H2S B. H2 C. SO2 D. SO3



Câu 19. Có các kim loi Cs, Fe, Cr, W, Al. Độ cứng ca chúng ta gim dần theo thứ tự ở dãy nào sau đây?

A. Cs, Fe, Cr, W, Al B. W, Fe,Cr, Cs, Al

C. Cr, W, Fe, Al, Cs D. Fe, W, Cr, Al, Cs

Câu 20. Cho 1 luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp đựng các oxit nung nóng như hình vẽ sau:

CaO CuO Al2O3 Fe2O3 Na2O

Ở ống nào có phản ứng xảy ra:

A. Ống 1, 2, 3. B. Ống 2, 3, 4. C. Ống 2, 4, 5. D. Ống 2, 4.



Câu 21. Có các kim loi Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện ca chúng gim dần theo thứ tự:

A. Ag, Cu, Au, Al, Fe B. Ag, Cu, Fe, Al, Au

C. Au, Ag, Cu, Fe, Al D. Al, Fe, Cu, Ag, Au

Câu 22. Có các kim loi Cu, Ag, Fe, Al, Zn. Độ dẫn nhiệt ca chúng gim dần theo thứ tự:

A. Cu, Ag, Fe, Al, Zn B. Ag, Cu, Al, Zn, Fe

C. Al, Fe, Zn, Cu, Ag D. Al, Zn, Fe, Cu, Ag

Câu 23. Trong những câu sau, câu nào không đúng ?

A. Trong hợp kim có liên kết kim loại hoặc liên kết cộng hóa trị

B. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim

C. Hợp kim có tính chất hóa học khác tính chất của các kim loại tạo ra chúng

D. Hợp kim có tính chất vật lý và tính cơ học khác nhiều so với các kim loại tạo ra chúng.

Câu 24. Trong những câu sau, câu nào không đúng?

A. Trong hợp kim có liên kết kim loại hoặc liên kết ion

B. Tính chất của hợp kim không phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim

C. Hợp kim có tính chất hóa học tương tự tính chất của các kim loại tạo ra chúng

D. Hợp kim có tính chất vật lý và tính cơ học khác nhiều so với các kim loại tạo ra chúng.

Câu 25. Trong những câu sau, câu nào đúng?

A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt của hợp kim tốt hơn các kim loại tạo ra chúng

B. Khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, mật độ electron tự do trong hợp kim giảm

C. Hợp kim thường có độ cứng kém các kim loại tạo ra chúng

D. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường cao hơn so với các kim loại tạo ra chúng

Câu 26. Trong những câu sau, câu nào không đúng ?

A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt của hợp kim tốt hơn các kim loại tạo ra chúng

B. Khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, mật độ electron tự do trong hợp kim giảm

C. Hợp kim thường có độ cứng và dịn hơn các kim loại tạo ra chúng

D. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn so với các kim loại tạo ra chúng.

Câu 27. Từ dung dịch MgCl2 ta cĩ thể điều chế Mg bằng cách

A. Điện phân dung dịch MgCl2

B. Chuyển MgCl2 thành Mg(OH)2 rồi chuyển thành MgO rồi khử MgO bằng CO …

C. Cô can dung dịch rồi điện phân MgCl2 nóng chảy

D. Dùng Na kim loại để khử ion Mg2+ trong dung dịch

Câu 28. Để điều chế các kim loại Na , Mg ,Ca trong công nghiệp , người ta thường dùng cách nào trong các cách sau :


  1. điện phân dung dịch muối Clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn

  2. dùng H2 hoặc CO khử tính Oxít kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao

  3. dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối Clorua tương ứng

  4. điện phân nóng chảy muối Clorua khan tương ứng

Câu 29. Một loi đồng thau chứa 60% Cu và 40%Zn. Hợp kim này có cấu to tinh thể hợp chất hóa hc. Công thức hóa hc ca hợp kim là:

A. CuZn2 B. Cu2Zn C. Cu2Zn3 D. Cu3Zn2



Câu 31. Phản ứng oxy hoá- khử xảy ra theo chiều tạo thành

A. Chất kết tủa B. Chất khí

C. Chất oxy hoá và chất khử mạnh hơn D. Chất oxy hoá và chất khử yếu hơn

Câu 32. Dãy kim loại nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần của tính khử

A. Al, Mg,Ca, K B.K, Ca, Mg, Al C. Al,Mg, K, Ca D. Ca , K , Mg , Al



Câu 33 :Nhóm kim loại nào sau đây tác dụng với H2O tạo dung dịch kiềm:

A. Na, K, Mg, Ca. B. Be , Mg , Ca , Ba C. Ba , Na , K , Ca D. K , Na , Ca , Zn



Câu 34. Kim loi có những tính chất vật lý chung nào sau đây?

A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao

B. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim

C. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim

D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.

Câu 35. Dãy kim loi nào sau đây đã được xếp theo chiều tăng dần ca tính khử?

A. Al, Mg, Ca, K B. K, Ca, Mg, Al C. Al, Mg, K, Ca D. Ca, K, Mg, Al



Câu 36. Để điều chế các kim loi Na, Mg, Al trong công nghiệp, người ta dùng cách:

A. Điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn

B. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao

C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng

D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng

Câu 37. Một tấm kim loại bằng Au bị bám 1 lớp sắt ở bề mặt . Ta có thể rửa lớp Fe ở bề mặt bằng dung dịch nào sau đây :

A. ZnSO4 dư. B. FeSO4 dư. C. FeCl3 dư. D. NiSO4 dư.



Câu 38. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn

mòn hóa học

B. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ

C. Để đồ vật bằng thép ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa

D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong

không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước.

Câu 39. Ngâm lá km trong dung dch chứa 0,1mol CuSO4. Phn ứng xong thấy khối lượng lá km

A. tăng 0,1g B. tăng 0,01g C. giảm 0,1 g D.không thay đổi



Câu 40. Loại phản ứng hóa học nào xảy ra trong sự ăn mòn kim loại ?

A.phản ứng thế B.phản ứng oxi hóa khử

C. phản ứng phân hủy D.phản ứng hóa hợp

Câu 41. Câu nào đúng trong các câu sau? Trong ăn mòn điện hóa, xy ra

A. sự oxy hóa ở cực dương C. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm

B. sự khử ở cực âm D. sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương

Câu 42. Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dd HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng loại muối clorua:

A. Fe B. Ag C. Cu D. Zn



Câu 43. Điện phân ddAgNO3 với các điện cực trơ là graphit thì sản phẩm thu được :

A. Ag, O2 , HNO3 B. Ag , NO2, HNO3 C. Ag, HNO3 D. AgOH, N2, H2O



Câu 44. Câu nào sau đây đúng?

A. Miếng hợp kim Zn-Cu để trong không khí ẩm bị phá huỷ là do ăn mòn hóa học

B. Trong hai cặp oxi hóa - khử sau: Al3+/Al và Cu2+/Cu, Al3+ oxi hóa được Cu

C. Để điều chế Na người ta điện phân NaCl nóng chảy

D. Hầu hết các kim loại không oxi hóa được N+5 và S+6 trong axit HNO3, H2SO4 xuống số OXH thấp hơn.

Câu 45. Câu nào sau đây đúng:

Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng:

A. Bọt khí bay lên ít và chậm dần B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên

C. Không có bọt khí bay lên D. Dung dịch không chuyển màu



Câu 46. Có các kim loi Mg, Ni, Sn, Cu. Kim loi dùng để bo vệ điện hóa v tàu biển làm bằng thép là:

A. Ni B. Mg C. Sn D. Cu



Câu 47. Nhúng một lá Fe nặng 8 gam vào 500 ml dd CuSO4 2M . Sau một thời gian lấy lá Fe ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dd không thay đổi thì nồng độ mol/lít của CuSO4 trong dd sau phản là :

A.2,3 M B.0,27 M C.1,8 M D.1,36 M



Câu 48. Cho dòng điện 3A đi qua một dung dch đồng (II) nitrat trong 1 giờ thì lượng đồng kết ta trên catot là bao nhiêu gam?

A. 18,2gam B. 3,56gam C. 31,8gam D. 7,12g



Câu 49. Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lấy lá Fe ra rửa nhẹ, làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6g. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là:

A. 12,8g B. 8,2g C. 6,4g D. 9,6g



Câu 50. Một cation kim loại M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngòai cùng là : 2s22p6. Vậy cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại M không thể là cấu hình:

A. 3s1 B.3s23p1 C. 3s23p3 D. 3s2



Câu 51. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loi b ăn mòn điện hóa ?

A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl B. Thép cacbon để trong không khí ẩm

C. Đốt dây Fe trong khí O2 D. Cho kim loại cu vào dung dịch HNO3 loãng

Câu 52. Một sợi dây Cu nối với một sợi dây Fe để ngoài không khí ẩm, sau một thời gian có hiện tượng:

A. Dây Fe và dây Cu bị đứt B. Ở chỗ nối dây Fe bị mủn và đứt

C. Ở chỗ nối dây Cu bị mủn và đứt D. Không có hiện tượng gì

Câu 53. Cho các chất rắn Cu, Ag và các dd CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là:

A.1 B.2 C.3 D.4



Câu 54. Kim loại M được tác dụng với các dung dịch HCl, Cu (NO3)2, HNO3 đặc nguội, M là:

A. Al B. Ag C. Zn D. Fe



Câu 55. Cho các cặp oxi hóa - khử sau: Zn2+/Zn, Cu2+/Cu, Fe2+/Fe. Biết tính oxi hóa của các ion tăng dần theo thứ tự: Zn2+, Fe2+, Cu2+ tính khử giảm dần theo thứ tự Zn, Fe, Cu. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào không xảy ra?

A. Cu + FeCl2 B. Fe + CuCl2 C. Zn+CuCl2 D. Zn + FeCl2



Câu 56. Để tách riêng từng kim loại ra khỏi dung dịch chứa đồng thời muối AgNO3 và Pb(NO3)2, người ta dùng lần lượt các kim loại:

A. Cu, Fe B. Pb, Fe C. Ag, Pb D. Zn, Cu



Câu 57. Nhúng một lá sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân nặng hơn so với ban đầu 0,2 g ,khối lượng đồng bám vào lá sắt là:

A.0,2g B.1,6g C.3,2g D.6,4g



Câu 58. Cho các dung dịch: (a) HCl, b) KNO3, c) HCl+KNO3, d) Fe2(SO4)3. Bột Cu bị hòa tan trong các dung dịch: A. c) d) B. a) b) C. a) c) D. b) d)

Câu 59. Cho các phương trình điện phân sau, phương trình viết sai là :

A. 4AgNO3 + 2H2O 4Ag + O2+ 4HNO3 C. 4NaOH 4Na+2H2O

B. 2CuSO4 + 2H2O 2Cu + O2+2H2SO4 D. CuCl2 Cu + Cl2

Câu 60. Những nhóm nào dưới đây ngòai nguyên tố kim loi còn có nguyên tố phi kim?

A. IA (trừ hiđro) và IIA. B. IIIA đến VIIIA.

C. IB đến VIIIB D. Họ Lantan và họ Actini

Câu 61. Cấu hình ca nguyên tử nào dưới đây được biểu diễn không đúng?

A. Na (Z= 11): 1s22s22p63s1 B. Al (Z= 13): 1s22s22p63s3

C. Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 D. Ca (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2

Câu 62. Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra ?

A. Ánh kim B. Tính dẻo C. Tính cứng D. Tính dẫn điện và nhiệt



Câu 63. Dãy so sánh tính chất vật lí ca kim loi nào dưới đây là không đúng?

A. Khả năng dẫn điện và nhiệt: Ag > Cu > Al > Fe B. Tỷ khối: Li < Fe < Os

C. Nhiệt độ nóng chảy: Hg < Al < W D. Tính cứng. Cr< Fe < Cu < Cs

Câu 64. Tính chất đặc trưng ca kim loi là tính khử vì:

A. Nguyên tử kim loại thường có 5,6,7 electron lớp ngòai cùng

B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ

C. Kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền

D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.

Câu 65. Để điều chế sắt từ Fe3O4 người ta dùng phương pháp:

A. thủy luyện. B. nhiệt luyện. C. điện phân dung dịch D. điện phân nóng chảy.



Câu 66. Để điều chế sắt từ Al2O3 người ta dùng phương pháp:

A. thủy luyện. B. nhiệt luyện. C. điện phân dung dịch D. điện phân nóng chảy.



Câu 67. Phn ứng nào dưới đây không xy ra? Biết giá tr thế điện cực chuẩn như sau”

A. Mg (dư) + 2 Fe3+  Mg2+ + 2 Fe2+ B. Fe + 3Ag+ (dư)  Fe3+ + 3Ag

C. Fe + 2 Fe3+  3 Fe2+ D. Cu + 2 Fe3+  Cu2+ + 2 Fe2+

Câu 68. Kim loi không phn ứng với nước ở điều kiện thường là :

A. Na B. Ba C. Ca D. Al



Câu 69. Kim loi có thể tan trong dung dch HCl là :

A. Sn B.Cu C. Ag D. Hg



Câu 70. Kim loại có thể đẩy sắt ra hỏi dung dịch muối Fe (NO3)2 là :

A. Ni B. Sn C. Zn D. Cu



CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM- KIM LOẠI KIỀM THỔ- NHÔM
A. KIẾN THỨC CŨ

- Viết cấu hình electron từ đó xác định vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn.

- Tính chất hóa học chung của kim loại.

- Bài toán về C%, CM, m, %m, %n, M, V.



B. KIẾN THỨC CƠ BẢN TRỌNG TÂM:
I. KIM LOẠI KIỀM

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình e ngtử:

- Kloại kiềm thuộc nhóm IA gồm Li, Na, K, Rb, Cs. Đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).

- Cấu hình e ngoài cùng tổng quát: ns1 Có 1e lớp ngoài cùng, số oxihóa +1 trong hợp chất.

2. Tính chất vật lí: Màu trắng bạc, mềm, mềm nhất là Cs. Kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.

3. Tính chất hóa hc: Kim loại kiềm có khử mạnh (dễ bị oxihóa)( nhường 1e ).

M  M++ e

- Tác dụng với phi kim: Kim loại kiềm khử phi kim thành ion âm

2M + Cl2  2MCl VD: 2Na + Cl2  2NaCl

VD: Đốt cháy hoàn toàn 4,6g Na trong bình đựng khí clo thu được a(g) muối. a có giá trị là:

VD: Đốt cháy hoàn toàn m(g) Na cần dùng 3,36 (l) khí clo ( ở đktc). m có giá trị là:

Đặc biệt Na + O2 (khô)  Na2O2 (natri peoxit)

- Tác dụng với axít: Với axít HCl, H2SO4 loãng

2 M + 2HCl  2MCl + H2

VD: Hòa tan hoàn toàn 7,8g một kim loại kiềm A trong bình đựng dd HCl có dư thu được 2,24 lít khí hiđro( ở đktc). A là:

- Tác dụng với nước: (tan trong nước). 2M + 2H2O  2MOH + H2

VD: Hòa tan hoàn toàn 4,6g Na trong bình đựng nước có dư thu được V lít khí hiđro( ở đktc). Vcó giá trị là:

VD: Hòa tan hoàn toàn 11,5g một kim loại kiềm A trong bình đựng nước có dư thu được 5,6 lít khí hiđro( ở đktc). A là:

- Tác dụng với dung dịch muối:VD: Na +d2 CuSO4 hiện tượng sủi bọt khí và kết tủa màu xanh.

2Na + 2H2O  2NaOH + H2 si bt

2NaOH + CuSO4 Na2SO4 + Cu(OH)2xanh



4. Ứng dụng của kim loại kiềm

- Hợp kim Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò pư hạt nhân

- Cs dùng để chế tạo tế bào quang điện

- Kim loại kiềm chế tạo chất chống nổ cho xăng.



5. Điều chế kim loi kiềm

* Nguyên tắc : Khử ion kim loại kiềm trong hợp chất. M+ + 1e  M

* Phương pháp : đpnc muối halogenua hoặc hiđroxit

MCl 2M + Cl2; 4MOH 4M + O2 + 2H2O

 Kim loại kiềm thu được ở cực âm( catot); Cl2, O2 thu được ở cực dương(anot).
II. KIM LOẠI KIỀM THỔ:

1. Vị trí và cấu tạo:

- Thuộc nhóm IIA gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba.

- Là nguyên tố s có cấu hình e ngoài cùng tổng quát là ns2. Xu hướng nhường 2e tạo ion M2+.

Vd. Mg  Mg 2+ + 2e

[Ne]3s2 [Ne]

2. Tính chất vật lí:

-Tonc và tos tương đối thấp

- Kim loại thuộc nhóm IIA có độ cứng cao hơn KLK nhưng mềm hơn nhôm và những kim loại nhẹ.

- Kiểu mạng tinh thể: không giống nhau.



3. Tính chất hoá hc: KLK thổ có tính khử mạnh, nhưng yếu hơn KLK. Tính khử tăng dần từ Be → Ba.

- Tác dng với phi kim:

VD: 2Mg + O2 → 2MgO. TQ: 2M + O2 → 2MO

VD: Ca + Cl2 → CaCl2. TQ: M + Cl2 → MCl2

- Tác dng với axit:

VD: Ca + 2HCl → CaCl2 + H2. TQ: M + 2HCl → MCl2 + H2

Áp dụng: 1) Hòa tan hoàn toàn 6g Ca trong bình đựng dung dịch HCl có dư thu được V lít khí hiđro( ở đktc). Vcó giá trị là:

VD: Hòa tan hoàn toàn 1,2g một kim loại kiềm thổ A trong bình đựng dung dịch HCl có dư thu được 1,12 lít khí hiđro( ở đktc). A là:



- Tác dng với nước:

+ Be không pư ( Be không tan trong nước)

+ Mg: pứ chậm ở nhiệt độ thường. Mg + H2O  MgO + H( Mg không tan trong nước)

+ Ca, Sr, Ba pư ở nhiệt độ thường. (Ca, Sr, Ba tan trong nước)

VD: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

4. Ứng dng và điều chế:

- Kim loại Be tạo ra những hợp kim bền, có tính đàn hồi cao. Mg tạo ra hợp kim nhẹ ,bền.

- Đpnc muối halogenua.

Vd: MgCl2 Mg + Cl2 TQ: MX2 M + X2

 Kim loại kiềm thổ thu được ở cực âm( catot); halogen thu được ở cực dương(anot).
III. HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ:

1.Canxi oxit: CaO( còn gi là vôi sống)

- Là chất rắn màu trắng, tan trong nước.

- Là oxit bazơ: H2O + CaO  Ca(OH)2 . CaO + 2HCl  CaCl2 + H2O

CO2 + CaO  CaCO3

- Điều chế từ đá vôi (CaCO3 ). CaCO3 9000C CaO + CO2

2.Canxi hidroxit: ( còn gi là vôi tôi):

- Là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước

-Dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong) là một bazơ mạnh. Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH-

- Dung dịch Ca(OH)2 có những tính chất của một dung dịch kiềm.

VD: Ca(OH)2 + HNO3 → Ca(OH)2 + CuSO4

3.Canxicacbonat: ( còn gọi là đá vôi):

- Là chất rắn màu trắng không tan trong nước.

- Là muối của axit yếu nên pư với những axit mạnh hơn.

VD: CaCO3 + HCl → CaCO3 + CH3COOH →

(1)

-Phản ứng với CO2 và H2O: CaCO3 + CO2 H2O Ca(HCO3)2



(2)

 Phản ứng (1) giải thích sự xâm thực đá vôi và tạo thạch nhũ trong các hang động.

Phản ứng (2) giải thích sự tạo cặn trong ấm đun nước.

4.Canxi sunfat: CaSO4

- Là chất rắn, màu trắng , ít tan trong nước.

- Tuỳ theo lượng nước kết tinh mà ta có 3 loại:

- CaSO4.2H2O: thạch cao sống

- CaSO4. H2O( hoặc CaSO4.0,5H2O): thạch cao nung

- CaSO4 : thạch cao khan.



5. Nước cứng:

- Khái niệm: + Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ gọi là nước cứng.

VD: Nước sông, suối, ao, hồ, giếng,…

+ Nước có chứa ít hoặc không chứa các ion trên gọi là nước mềm.

VD; Nước mưa, nước cất.



- Phân loi nước cứng:

+ Nước cứng tm thời: là nước cứng có chứa anion HCO3-.

Vd: Nước có chứa muối Ca(HCO3)2 , Mg(HCO3)2 .

+ Nước cứng vnh cữu: là nước cứng có chứa các ion Cl-, SO42- hoặc cả 2.

Vd: Nước có chứa muối CaCl2, CaSO4,...

+ Nước cứng toàn phần: Là nước cứng chứa cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu

- Cách làm mềm nước cứng:

* Nguyên tắc: làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng bằng cách chuyển 2 ion tự do này vào hợp chất không tan hoặc thay thế chúng bằng những cation khác.

 có 2 phương pháp:



+ Phương pháp kết tủa:

  1. Đối với nước cứng tạm thời:

to

  1. Đun sôi trước khi dùng: M(HCO3)2 MCO3  + CO2 + H2O lọc bỏ kết tủa được nước mềm.

  2. Dùng nước vôi trong vừa đủ: M(HCO3)2 + Ca(OH)2 MCO3 + CaCO3 + 2H2O

  1. Đối với nước cứng vĩnh cữu và toàn phần: dùng các dung dịch Na2CO3, Na3PO4 để làm mềm nước.

M2+ + CO32- → MCO3 ↓. M2+ + 2PO43- → M3(PO4)2

+ Phương pháp trao đổi ion: cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion( ionit), chất này hấp thụ Ca2+, Mg2+, giải phóng Na+, H+  nước mềm .
IV. NHÔM

1. V trí và cấu to: Nhôm ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA

  1. Cấu hình electron. : 1s22s22p63s23p1

  2. Là nguyên tố p, có 3 e hoá trị. Xu hướng nhường 3 e tạo ion Al3+

Al → Al3+ + 3e

[Ne]3s23p1 [Ne]



  1. Trong hợp chất nhôm có số oxi hoá +3. vd: Al2O3, AlCl3

  1. Tính chất vật lí ca nhôm: Màu trắng bạc, mềm, nhẹ

  2. Tính chất hoá hc: Al là kim loại có tính khử mạnh. (yếu hơn KLK, KLK thổ)

a) Tác dng với phi kim: tác dụng trực tiếp và mãnh liệt với nhiều phi kim.

Vd: 4Al + 3O2 → 2Al2O3 ; 2 Al + 3Cl2 → 2AlCl3



b) Tác dng với axit:

- Với các dung dịch axit HCl, H2SO4loãng:

Vd: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2; 2Al + 3 H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3 H2

Pt ion: 2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2

- Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:

+ Al không pư với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.

to

+ Với các axit HNO3 đặc nóng, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng: Al khử được xuống những mức oxi hoá thấp hơn. Al + 6HNO3 đ Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O



c) Tác dng với H2O: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3 H2 ( Nhôm không tan trong nước) Vì

 phản ứng dừng lại nhanh do có lớp Al(OH)3 không tan trong H2O bảo vệ lớp nhôm bên trong.



d) Tác dng với oxit kim loi: (phản ứng nhiệt nhôm)

Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều ion kim loại kém hoạt dộng hơn trong oxit ( FeO, CuO, ...) thành kim loại tự do. VD: Fe2O3 + 2Al Al2O3 + 2Fe



e) Tác dng với bazơ: nhôm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2....

VD: 2Al +2NaOH +6H2O→2Na[Al(OH)4] +3H2 ( Nhôm tan trong dung dịch kiềm)

natri aluminat

Chú ý : Al + HCl hoặc H2SO4 loãng hoặc ddNaOH. Al  H2.

VD1: Hòa tan 5,4g Al trong ddHCl dư thu được V( lit) Hiđro ở đktc. V có giá trị là:

VD2: Hòa tan m(g) Al trong ddHCl dư thu được 3,36( lit) Hiđro ở đktc. m có giá trị là:



  1. Sn xuất : ptđp: Al2O3 2Al + 3/2 O2.


V. HỢP CHẤT CỦA NHÔM:

1. Nhôm oxit: Al2O3

- Là chất rắn màu trắng, không tan trong nước.

- Trong vỏ quả đất, Al2O3 tồn tại ở các dạng sau:

+ Tinh thể Al2O3 khan là đá quý rất cứng: corindon trong suốt, không màu.

+ Đá rubi (hồng ngọc): màu đỏ

+ Đá saphia: màu xanh.(Có lẫn TiO2 và Fe3O4)

+ Emeri ( dạng khan) độ cứng cao làm đá mài

* Tính chất hoá hc:

- Al2O3 là hợp chất rất bền: Al2O3 là hợp chất ion, ở dạng tinh thể nó rất bền về mặt hoá học.

- Al2O3 là chất lưỡng tính:

+ Tác dụng với axit mạnh: HCl, HNO3,…

VD: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

+ Tác dụng với các dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH

VD: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

2. Nhôm hidroxit: Al(OH)3.

to



  1. Kém bền với nhiệt: 2Al(OH)3 Al2O3 + 3 H2O

b) Là hợp chất lưỡng tính

- Tác dụng với axit mạnh: HCl, HNO3,…

VD: 3 HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O


  1. Tác dụng với các dung dịch bazơ mạnh :

VD: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

3. Nhôm sunfat: Al2(SO4)3.

- Quan trọng là phèn chua: Công thức hoá học: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O

- Phèn chua được dùng trong công nghiệp thuộc da, CN giấy, chất cầm màu, làm trong nước ...

- dd Al2(SO4)3 có pH< 7, môi trường axit.



  1. Каталог: userfiles -> file -> D%C3%A0nh%20cho%20HS
    file -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
    file -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
    file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịCH
    file -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    file -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    file -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
    file -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
    D%C3%A0nh%20cho%20HS -> Bằng kiến thức đã, đang và sẽ được học, các bạn hãy liệt kê tên và số thứ tự của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn
    D%C3%A0nh%20cho%20HS -> Nội dung ôn tập Hướng dẫn giải

    tải về 1.36 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương