Enzyme Glucoamylase gvhd: pgs. Ts lê Văn Việt Mẫn



tải về 2.96 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích2.96 Mb.
#39458
1   2   3   4   5   6

Hình 2.4: Thiết bị nghiền dĩa dạng pin-disc

Đây là 1 dạng của thiết bị nghiền dĩa. Cấu tạo bao gồm 1 dĩa quay và 1 dĩa cố định. Trên mỗi dĩa có các rảnh sâu và các rãnh này ăn khớp với nhau. Hình dạng của các đường gân do rãnh tạo thành có thể khác nhau, tròn, vuông hoặc dạng lưỡi dao. Tốc độ có thể đạt 10.000rpm. Thiết bị có thể có thêm lớp vỏ áo để giải nhiệt.



Thông số công nghệ:

Kích thước vật liệu vào: 4 – 7m

Kính thước vật liệu ra:

Vận tốc lưỡi dao: 5000 – 7000rpm



  1. Trích li

Mục đích công nghệ: Khai thác, dùng nước để chiết rút enzyme glucoamylase trong canh trường

Các biến đổi của nguyên liệu:

  • Vật lí: sự khuyết tán các phân tử chất tan từ tâm của nguyên liệu đến vùng bề mặt và dịch chuyển từ vùng bề mặt nguyên liệu vào dung môi (nước). Động lực của sự khuyếch tán là do chênh lệch nồng độ.

  • Hóa học: các phản ứng hóa học giữa các cấu tử nhưng không đáng kể do trích ly ở nhiệt độ thường.

  • Hóa lí: sự hòa tan các các enzyme và các cấu tử khác vào tan vào nước.

  • Hóa sinh: trích ly ở nhiệt độ thường các enzyme trong canh trường sẽ xúc tác phản ứng chuyển hóa cơ chất từ nguyên liệu.

  • Sinh học: Thời gian trích ly kéo dài vi sinh vật sẽ phát triển.

Thiết bị: Thiết bị trích ly 1 bậc



Hình 2.5: Thiết bị trích li 1 bậc

Nguyên lý hoạt động:

Thiết bị là bể hình trụ đứng, phía bên dưới có một đáy lưới. Người ta sẽ cho nguyên liệu cần trích ly vào thiết bị qua cửa đỉnh. Dung môi sẽ được bơm vào thiết bị qua hệ thống phân phối vào phía dưới đỉnh. Dung môi sẽ được chảy qua lớp nguyên liệu từ trên xuống dưới. Dịch trích được tháo ra ngoài qua của đáy. Dịch trích được hồi lưu lại nhờ vào đường ống dẫn và bơm ở gần cửa đáy.

Để tránh vi sinh vật nhiễm cần thêm vào nước một ít formalin hoặc chất sát trùng khác. Dịch chiết rút đựơc thường trong suốt có màu xám và chứa từ 10 – 15 % chất khô và tất cả các enzyme của nấm mốc.

Dịch chiết được lọc và thu lại trong bình thu rồi được làm lạnh về nhiệt độ 10 – 120C

Thông số công nghệ:


  • Nhiệt độ: tnước = 25 – 280C

  • Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi (nước) = 1/2 (v/v)

  1. Li tâm

Mục đích công nghệ:

Khai thác: Tách sinh khối ra khỏi dung dịch sau trích ly.



Những biến đổi trong quá trình ly tâm

  • Biến đổi vật lý: Khối lượng giảm dung dịch giảm, nồng độ cấu tử hòa tan tăng

  • Biến đổi hóa lý: Tách pha.



Hình 2.6: Thiết bị ly tâm dạng dĩa

a) Đĩa ly tâm                                         

  1. Đĩa ly tâm                                      

  2. Kênh thoát cho chất lỏng có tỷ trọng thấp

  3. Lổ biên 

  4. Cửa vào cho nguyên liệu                     

b) Sơ đồ chuyển động giữa các dòng

  1. Chất lỏng tỉ trọng thấp

  2. Chất lỏng tỉ trọng cao

  3. Dĩa


Nguyên lý hoạt động:

Nhập liệu được phân phối vào ở đáy chén xoay, theo các kênh được tạo thành bởi các lỗ, đi vào khoảng trống giữa các dĩa, tại các khoảng trống này, dưới tác dụng của lực ly tâm, pha nặng sẽ di chuyển ra xa tâm của dĩa. Còn pha nhẹ sẽ di chuyển vào gần tâm của dĩa và được đẩy lên đỉnh của chén xoay để thu hồi. Trong thiết bị này, khoảng các di chuyển của chất lỏng là ngắn hơn so với thiết bị ly tâm ống. ngoài ra trong thiết bị này còn diễn ra quá trình trượt giữa 2 lớp chất lỏng trong quá trình ly tâm, góp phần phá vỡ hệ nhũ tương.



Thông số công nghệ

  • Nhiệt độ : 15 – 20 oC

  • Thời gian : 4 – 5 phút


  1. Siêu lọc UF

Mục đích công nghệ:

  • Chuẩn bị: Dịch thu được sau khi phân riêng bằng membrane đã được tách một phần nước (cô đặc) chuẩn bị cho quá trình sắc ký trao đổi ion.

  • Khai thác: Sau quá trình phân riêng, nồng độ enzyme trong dung dịch sẽ tăng.

Các biến đổi của nguyên liệu:

  • Vật lí: nhiệt độ tăng ít, sau phân riêng độ nhớt, tỷ trọng, độ đục…của hai pha (permeate và retentate) sẽ thay đổi.

  • Hóa học: không có biến đổi đáng kể nhưng nồng độ các chất sẽ thay đổi.

  • Hóa lí: có sự phân riêng thành hai pha lỏng nhưng không có sự chuyển pha.

  • Hóa sinh: các phản ứng thủy phân do xúc tác của hệ enzyme thủy phân: cellulase, amylase, protease,… tiếp tục xảy ra vì vẫn còn cơ chất trong dung dịch.

  • Sinh học: không có biến đổi đáng kể.

Thiết bị: Thiết bị mô hình sợi (Hollow fiber module) sử dụng màng siêu lọc (UF)



Hình 2.7: sợi sử dụng trong màng siêu lọc

Cấu tạo:

Thiết bị có dạng hình trụ, bên trong chứa rất nhiều sợi membran xếp song song với nhau, đường kính ngoài 1,6m. Màng lọc đóng vai trò như vật liệu lọc cao cấp với nhiều kích cỡ lỗ màng, từ 0,01µm đến 0,1µm. Kích thước lỗ màng bé có khả năng giữ lại được tất cả những vật chất cần loại bỏ trong nguồn nước, các phần tử có kích thước lớn hơn 0,01 microns.



Trong thiết bị không có khung đỡ. Trong quá trình hoạt động, dung dịch nguyên liệu được bơm vào bên trong các sợi membrane từ một phía, đầu còn lại của các sợi membrane là chỗ thoát của các ratentate. Một số cấu tử sẽ chui qua phần thân của các sợi membrane để tạo ra dòng permeate rồi thoát ra bên ngoài thiết bị hình trụ



Hình 2.7: Thiết bị phân riêng bằng mô hình sợi

Nguyên lý hoạt động:

Ultra Filtration(UF) là một công nghệ lọc dùng màng áp suất thấp để loại bỏ những phân tử có kích thuớc lớn ra khỏi nguồn nước. Dưới một áp suất không quá 2,5 bars, nước, muối khoáng và các phân tử/ ion nhỏ hơn lỗ lọc (0.01- 0.005 micron) sẽ “chui” qua màng dễ dàng. Các phân tử có lớn hơn, các loại virus, vi khuẩn sẽ bị giữ lại và thải xả ra ngoài.


Màng lọc Ultrafiltration có thể hoạt động theo 2 nguyên lý:

  • Từ ngoài vào trong: Lớp lọc nằm bên ngoài màng. Dòng nước có chất ô nhiễm được đẩy vào từ bên ngoài màng lọc. Nước sạch sau lọc được thu ở bên trong màng lọc

  • Từ trong ra ngoài: Lớp lọc nằm bên trong màng. Dòng nước có chất ô nhiễm được châm vào từ bên trong màng lọc. Nước sạch sau lọc được thu ở bên ngoài màng lọc



Hình 2.8: Cơ chế thẩm thấu trong màng lọc

Thông số kỹ thuật:

  • Nhiệt độ làm việc: 28-30oC

  • Dải pH làm việc: 2~13

  • Khả năng chịu Clo: 100ppm

  • Hàm lượng Clo quá mức: 200ppm

  • Áp lực làm việc lớn nhất: 0.25 Mpa

  • Độ đục sau lọc < 0.1NTU

  • Loại bỏ tạp chất:100%



  1. Sấy thăng hoa

Mục đích:

  • Chế biến: quá trình sấy sẽ tách bớt nước ra khỏi bán thành phẩm, chuyển nguyên liệu sang dạng rắn, làm thay đổi sâu sắc các tính chất vất lí và hóa lí của bán thành phẩm.

  • Bảo quản: quá trình sấy làm giảm giá trị hoạt độ của nước, ức chế hoạt động của enzyme, chế phẩm enzyme không bị biến đổi trong quá trình bảo quản.

Các biến đổi của nguyên liệu:

  • Vật lí: Nhiệt độ nguyên liệu giảm, các tính chất vật lí của nguyên liệu như hình dạng, kích thước, khối lượng, tỉ trọng, độ giòn,… sẽ thay đổi. Sự khuếch tán ẩm sẽ xảy ra do sự chênh lệch ẩm tại các vùng khác nhau ở bên trong nguyên liệu.

  • Hóa học: không có biến đổi đáng kể.

  • Hóa lí: biến đổi hóa lí quan trọng nhất là sự chuyển pha của nước từ lỏng thành rắn và từ rắn thành hơi. Ngoài ra, sự giảm nhiệt độ trong quá trình sấy có thể làm biến tính một phần protein (trong đó có enzyme).

  • Sinh học: không có biến đổi đáng kể.

  • Hóa sinh: không có biến đổi đáng kể.

Thiết bị: thiết bị sấy thăng hoa




tải về 2.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương