Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!



tải về 1.23 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích1.23 Mb.
#32738
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Tiến hành gây sốc PL12 bằng dung dịch formol 250 ppm tiến hành trên 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 100 con sau thời gian 120 phút. Kết quả, tỷ lệ chết của các nghiệm thức là 0% điều này cho thấy PL có sức chịu đựng tốt, tôm giống khỏe chất lượng con giống tốt.


Kết quả khi ương ấu trùng hạ độ mặn từ 28‰ xuống 5‰ của từng giai đoạn ương giữa các nghiệm thức, thì ở nghiệm thức 1 hạ độ mặn 2,09‰ trong 11 ngày từ giai đoạn PL1 có tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng chiều dài là tốt nhất.

4.2 Thí nghiệm 2

4.2.1 Biến động một số chỉ tiêu môi trường nước trong ương tôm thẻ chân trắng


Điều kiện môi trường là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp lên đời sống của tôm, trong đó sự biến động của các yếu tố như: Nhiệt độ, pH, NO­, NO3và TAN (NH4+/NH3)… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, biến thái và hoạt động bắt mồi cũng như tỷ lệ sống của ấu trùng tôm. Do vậy, cần được khắc phục và theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình thí nghiệm được thể hiện qua Bảng 4.6

Bảng 4.4 Các yếu tố môi trường nước giữa các nghiệm thức thí nghiệm 2

Yếu tố

NT1

NT2

NT3

NT4

NT5

Nhiệt độ (oC)
















Sáng

26,5 - 28

27 – 28,5

26 - 28

27 - 29

27 - 29

Chiều

27,5 - 29

27 – 28,5

27 - 29

27 - 29

27,5 – 29,5

pH
















Sáng

7,3 – 7,6

7,4 – 7,7

7,4 – 7,7

7,4 – 7,7

7,4 – 7,7

Chiều

7,5 – 7,9

7,6 – 7,9

7,6 – 7,8

7,7 – 7,9

7,7 – 7,9

NO­ (mg/l)

0 - 0,5

0 - 0,5

0 - 0,4

0 - 0,5

0 - 0,4

NO3(mg/l)

0 - 2

0 - 2

0 - 2

0 - 2

0 - 2

TAN (mg/l)

0 - 2

0 - 2

0 – 2,5

0 - 2

0 – 2,5

Qua Bảng 4.4, nhiệt độ và pH tương đối ổn định và chênh lệch không quá cao giữa các nghiệm thức. Nhiệt độ trong ngày dao động trong khoảng 26 – 29oCvào buổi sáng và từ27 – 29,5oC vào buổi chiều. Chỉ tiêu pH dao động trong ngày từ 7,3 đến 7,7 vào buổi sáng và từ 7,5 đến 7,9 vào buổi chiều.

Theo Trương Phú Quốc (2006) nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tôm là 25 - 32oC. Như vậy nhiệt độ giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm phù hợp cho sự phát triển của tôm.

Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv, (2003) là pH nằm trong khoảng 7 – 8,5 thích hợp cho sự phát triển của tôm. Như vậy pH trong các nghiệm thức thí nghiệm phù hợp cho sự phát triển của tôm.


4.2.1.1Chỉ tiêu NO­2


Hàm lượng NO­2trong các nghiệm thức không quá cao, dao động ở mức 0 – 0,5 mg/l. Nhìn chung sự dao động của các nghiệm luôn ổn định không chênh lệch nhiều.

Theo Thạch Thanh (1999), hàm lượngNO­ không quá 0,5 ppm sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.

4.2.1.2 Chỉ tiêu NO3


Hàm lượng trung bình NO3giữa các nghiệm thức biến động không cao, dao động trong khoảng 0 – 2 (mg/l). Khuynh hướng càng về sau hàm lượng NO3 càng tăng nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.

Theo Thạch Thanh và ctv., (2005), hàm lượng NO3 không là yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm mà nó biểu hiện sự tăng NH4NO­ ngay sau đó. Tôm có thể chịu được NO3 đến 200 ppm trong 24h (Trần Minh Anh, 1989).

4.2.1.3 TAN (NH4+/NH3)


Hàm lượng TAN trong các nghiệm thức tương đối ổn định. Hàm lượng TAN trung bình dao động trong khoảng 0 – 2,5(mg/l). Hàm lượng trung bình TAN không vượt ngưỡng gây độc ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm. Sự biến động về nồng độ TAN giữa các nghiệm thức càng về sau hàm lượng TAN càng tăng nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.

Theo Whetston (2002) hàm lượng (NH4)nhỏ hơn 2 ppm không ảnh đến thủy sinh vật và mức độ an toàn của (NH3) là 0,1 – 0,5 ppm.

4.2.2 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm


Kết quả tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm với độ mặn khác nhau được trình bày ở Bảng 4.5.

Bảng 4.5 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giữa các nghiệm thức thí nghiệm 2

Nghiệm thức

Tỷ lệ sống (%)

PL1

PL5

PL12

PL14

NT1

100

84,8 ± 2,5a

80 ± 4,082a

70,5 ± 2,646a

NT2

86,3 ± 1,5a

82,3 ± 2,630a

71,5 ± 1,291a

NT3

85,3 ± 2,062a

79,8 ± 3,862a

71,25 ± 3,202a

NT4

86 ± 2,160a

78 ± 2,450a

73 ± 1,826a

NT5

86,3 ± 2,062a

81,5 ± 4,360a

72 ± 0,816a

Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05).

Từ kết quả trên Bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ sống của ấu trùng giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch nhau. Ở giai đoạn PL5 giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05) dao động trong khoảng (86,3 – 84,8%). Ở giai đoạn PL12 giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05) dao động trong khoảng (78 – 82,3%). Ở giai đoạn PL14tỷ lệ sống của các nghiệm dao động (70,5 – 73%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05). Nhìn chung tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức tương đối cao, cho thấy ấu trùng tôm thẻ chân trắng là loài sống trong phạm vi lớn về nồng độ muối, có thể sống trong cả nước ngọt. Vì vậy, việc hạ độ mặn thấp để đáp ứng nhu cầu nuôi tôm thẻ chân trắng ở nơi có độ mặn thấp nhằm nâng cao chất lượng giống tốt đảm bảo tỷ lệ sống cao.

4.2.3 Chiều dài (mm) của ấu trùng tôm


Sự tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng trong các nghiệm thức tăng dần về kích thước theo từng giai đoạn phát triển (Hình 4.10). Chiều dài trung bình cao nhất của ấu trùng ở giai đoạn PL5 là 6,12mm , giai đoạn PL12 là 10mm và giai đoạn PL14 là 11,6mm. Sự khác biệt về tăng trưởng của ấu trùng tôm giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm được trình bày qua Bảng 4.6

Bảng 4.6 Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở thí nghiệm 2

Nghiệm thức

Chiều dài (mm)

PL1

PL5

PL12

PL14

NT1

5,5

6,04 ± 0,246a

9,87 ± 1,442a

11,4 ± 1,701a

NT2

6,03 ± 0,183a

9,7 ± 1,338a

11,3 ± 1,889a

NT3

6,05 ± 0,190a

9,75 ± 1,230a

10,9 ± 1,524a

NT4

6,07 ± 0,275a

10 ± 1,247a

11,6 ± 1,647a

NT5

6,12 ± 0,215a

9,9 ± 1,286a

11,5 ± 2,069a

Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05).

Qua phân tích thông kê ở Bảng 4.6 cho thấy chiều dài của ấu trùng tôm giữa các nghiệm thức ở giai đoạn PL5 dao động trong khoảng (6,03 – 6,12mm) và không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05). Ở giai đoạn PL12 chiều dài trung bình của ấu trùng cao nhất là NT4 (10mm), thấp nhất là NT2 (9,7mm) và giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05). Trong giai đoạn hạ độ mặn chưa có sự chênh lệch cao chưa ảnh hưởng nhiều đến quá trình và sinh trưởng của ấu trùng tôm. Giai đoạn PL14 tỷ lệ sống nghiệm thức đối chứng (nghiệm thức 5) đạt 11,5mm tương đối cao hơn so với các nghiệm thức còn lạivà khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05).

4.2.4 Đánh giá chất lượng tôm giống


Sau khi để tôm hoạt động sau 24 giờ. Tiến hành gây sốcPL­ bằng dung dịch formol 250ppm tiến hành trên 5 nghiệm thức mỗi nghiệm thức 100 con sau thời gian 120 phút ở tất cả các nghiệm thức có tỷ lệ chết không đáng kể. Sau thời gian 120 phút tổng số tôm chết của các nghiệm thức là 0% cho thấy Postlarve có sức chịu đựng tốt, tôm giống rất khỏe mạnh.

4.2.5 Vận chuyển

Tiến hành vận chuyển tôm giống trong 8 giờ 20 phút. Sau khi vận chuyển có tỷ lệ sống của các nghiệm thức khác nhau. Tỷ lệ sống cao nhất là NT5 (99,5%) và tỷ lệ sống thấp nhất là NT1 (96%); tỷ lệsống của NT2 (97%), NT3 (98,5%), NT4 (99%).

Qua kết quả thí nghiệm 2 cho thấy các chỉ tiêu môi trường nước thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Sự phát triển của tôm qua các giai đoạn hạ từng độ mặn khác nhau cho ra tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều dài khá cao.Qua đánh giá chất lượng PL tỷ lệ sống là 100% đều này cho thấy PL có sức chịu đựng tốt và rất khỏe mạnh. Khi được vận chuyển trong 8 giờ 20 phút cho thấy tôm chết không đáng kể.



tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương