Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!



tải về 1.23 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích1.23 Mb.
#32738
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

4.1 Thí nghiệm 1

4.1.1 Biến động một số chỉ tiêu môi trường nước trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng

4.1.1.1 Nhiệt độ


Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ của các nghiệm thức vào buổi sáng và chiều không có sự biến động lớn. Nhiệt độ buổi sáng dao động trong khoảng 25,5 – 28oC và nhiệt độ buổi chiều là 26 – 30oC.

Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường nước giữa các nghiệm thức thí nghiệm 1

Yếu tố

NT1

NT2

NT3

NT4

NT5

NT6

Nhiệt độ(oC)



















Sáng

25,5 - 27

25,5 - 27,5

25,5 - 28

25,5 - 27

25,5 - 27,5

25,5 - 28

Chiều

26 - 30

26 - 29

26 - 29

26 - 30

25,5 - 28

26 - 29

pH



















Sáng

7,2 - 7,5

7,2 - 7,4

7,3 - 7,5

7,2 - 7,4

7,3 - 7,5

7,2 - 7,4

Chiều

7,4 - 8,0

7,4 - 8,0

7,5 - 8,0

7,3 - 7,8

7,4 - 8,0

7,4 - 8,0

NO­ (mg/l)

0 – 0,5

0 – 0,5

0 – 0,5

0 – 0,5

0 – 0,5

0 – 0,5

NO3(mg/l)

0 – 1,6

0 – 1,7

0 – 1,5

0 – 1,5

0 – 1,6

0 – 1,6

TAN (mg/l)

0 – 3

0 – 3

0 – 2,5

0 – 2,5

0 – 2,5

0 – 2,5

Qua Bảng 4.1 ta thấy, nhiệt độ trong bể ương tương đối ổn định, sự chênh lệch nhiệt độ vào buổi sáng và buổi chiều không lớn. Theo Trương Quốc Phú (2006) sự chênh lệch này nằm trong khoảng 25 – 30oC, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm nhưng không được thay đổi vượt quá 5oC trong ngày (Boyd et al., 2002, trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006). Nhiệt độ cao hay quá thấp sẽ kéo dài giai đoạn lột xác ở giáp xác. Khi nhiệt độ bất lợi, giáp xác không bắt được mồi và dẫn đến bị đói, gây ức chế quá trình lột xác. Tỷ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ (Đỗ Thị Thanh Hương, 2011). Do vậy nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng chi phối toàn bộ đời sống của ấu trùng tôm, nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm thẻ.

Nhìn chung nhiệt độ ở các nghiệm thức thuận lợi cho sự phát triển bình thường của ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Do các nghiệm thức được bố trí cùng thời điểm và vị trí nên nhiệt độ không biến động lớn giữa các nghiệm thức. Điều này quan trọng trong việc ương ấu trùng, nó làm cho ấu trùng thánh bị sốc nhiệt do trên lệch nhiệt độ.


4.1.1.2 pH


Giá trị pH giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm dao động vào buổi sáng trong khoảng 7,2 – 7,5 và buổi chiều trong khoảng 7,3 – 8,0. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv, (2003) pH nằm trong khoảng 7,0 – 8,5 thích hợp nhất trong ương ấu trùng tôm. Trong quá trình thí nghiệm pH trong các nghiệm thức cũng không biến động nhiều nên thích hợp cho sự phát triển của tôm.

4.1.1.3 Chỉ tiêu NO­2


Hàm lượng NO­của các nghiệm thức tương đối ổn định dao động từ 0 – 0,5mg/l. Ở giai đoạn đầu chỉ này đều ở mức thấp nhưng càng về sau hàm lượng NO­- càng tăng cao.

Theo Phạm Văn Tình (2004), hàm lượng NO­dưới 1 mg/l sẽ không ảnh đến sự phát triển của tôm. Như vậy, hàm lượng NO­ trong các nghiệm thức phù hợp cho sự phát triển của tôm.


4.1.1.4 Chỉ tiêu NO3


Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), hàm lượng NO3 không gây độc với tôm và các loại giáp xác nói chung ở dưới 2mg/l.

Nồng độ NO3 giữa các nghiệm thức tương đối ổn định và chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên, trong suốt quá trình ương hàm lượng NO3 có chiều hướng tăng cao vào cuối kỳ ương dao động từ 0 – 1,7mg/l. Như vậy, hàm lượng NO3 thích hợp cho sự phát triển của tôm.


4.1.1.5 Chỉ tiêu TAN (NH4+/NH3)


Hàm lượng TAN trong môi trường nước ương có sự biến động không đáng kể. Hàm lượng trung bình TAN của các nghiệm thức không có sự biến động lớn dao động từ 0 – 3mg/l.

Trong suốt quá trình ương, hàm lượng TAN tăng cao vào cuối chu kỳ. Điều này là do lượng thức ăn dư tích tụ lại làm ô nhiễm nguồn nước. Theo Boyd (2003) và Charachakool (2003) hàm lượng TAN trong khoảng 0,2 – 2 mg/l sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, kết quả hàm lượng TAN của các nghiệm thức hơi cao giá trị cho phép dẫn đến gây độc cho tôm làm giảm tỷ lệ sống của tôm, nhưng tôm ở giai đoạn PL12 có thể chịu đựng được.

4.1.2 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm


Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm giữa các nghiệm thức thí nghiệm với độ mặn khác nhau được biểu thị qua Bảng 4.2

Bảng 4.2 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giữa các nghiệm thức thí nghiệm 1

Nghiệm thức

 





Tỷ lệ sống (%) 

 

PL1

PL5

PL12

NT1

100

 


77,2 ± 1,422a

57,5 ± 11,769a

NT2

78 ± 1,888a

51,2 ± 12,981ab

NT3

80,3 ± 1,823ac

42,25 ± 4,291b

NT4

82,1 ± 1,944bc

45,6 ± 10,68b

NT5

83,8 ± 1,273b

60 ± 5,401a

NT6

81,3 ± 3,862bc

40,6 ± 12,479b

Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05).

Qua kết quả trên về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức sau khi hạ độ mặn tương đối tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ sống từ PL1 đến PL12 giảm dần và giảm mạnh từ giai đoạn PL5 đến PL12.

Ở giai đoạn PL5 tỷ lệ sống NT5 (83,8 ± 1,273) cao hơn các nghiệm thức còn lại dao động trong khoảng(77,2 - 82,1%) và có ý nghĩa thống kê với NT4, NT6 ở mức ý nghĩa (p<0,05). Ở giai đoạn PL12 tỷ lệ sống dao động trong khoảng(40,6 - 60%). Trong giai đoạn đầu hạ độ mặn chưa có sự chênh lệch cao về tỷ lệ sống và chưa ảnh hưởng nhiều đến quá trình và phát triển của tôm, giai đoạn PL12 tỷ lệ sống NT5 (60 ± 5,401)cao nhất và có ý nghĩa thống kê với NT1, NT2 ở mức ý nghĩa (p<0,05).Tuy nhiên, tỷ lệ sống của NT5 cao hơn NT1 do hạ từ giai đoạn PL9 đến PL12, tính từ lúc bắt đầu hạ độ mặn tỷ lệ sống giảm đáng kể qua 3 ngày và giảm hơn so với NT1 hạ tử giai đoạn PL1 đến PL12. Qua đó, cho thấy tỷ lệ sống NT1 cao hơn NT5 tính vào lúc bắt đầu hạ độ mặn của các nghiệm thức.

Tỷ lệ sống trong quá trình ương từ giai đoạn PL1 đến giai đoạn PL12 của các nghiệm thức trong thí nghiệm tương đối đều nhau không có sự dao động nhiều giữa các nghiệm thức trong từng giai đoạn ương.

4.1.3 Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tôm


Tăng trưởng theo chiều dài (mm) của ấu trùng tôm là chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển tăng lên về chiều dài của ấu trùng tôm trong từng giai đoạn khác nhau, đồng thời cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Sự tăng trưởng về chiều dài ấu trùng tôm được thể hiện qua Bảng 4.3



Bảng 4.3 Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở thí nghiệm 1

Nghiệm thức

Chiều dài (mm)

PL1

PL5

PL12

NT1

5,5

6,19 ± 0,179a

10,1 ± 1,468a

NT2

6,27 ± 0,170ab

9,2 ± 0,888ac

NT3

6,36 ± 0,201b

8,9 ± 1,679bc

NT4

6,3 ± 0,194ab

8,3 ± 1,317bc

NT5

6,31 ± 0,202ab

8,1 ± 0,775b

NT6

6,33 ± 0,116ab

8,05 ± 0,685b

Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05).

Qua Bảng 4.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dàiở các nghiệm thức tăng dần từ giai đoạn PL1 dến PL12. Ở giai đoạn PL5 chiều dài tăng dao động trong khoảng(6,19 – 6,36mm), cao nhất là NT3 (6,36 ± 0,201) và không có ý nghĩa thống kê với NT2 (6,27 ± 0,170), NT4 (6,3 ± 0,194), NT5 (6,31 ± 0,202), NT6 (6,33 ± 0,116) ở mức ý nghĩa (p>0,05). Ở giai đoạn PL12 chiều dài tăng dao động từ 8,05 – 10,1mm, tăng cao nhất là NT1 (10,1 ± 1,468) và không có ý nghĩa thống kê với NT2 ở mức ý nghĩa (p>0,05).

Nhìn chung chiều dài của ấu trùng có sự biến đổi qua từng giai đoạn đều có sự khác nhau qua từng giai đoạn. Trong giai đoạn đầu khi ương thì chiều dài ấu trùng biến đổi không đáng kể, càng về sau quá trình ương chiều dài tăng rõ rệt được thể hiện qua Bảng 4.3.

4.1.4 Đánh giá chất lượng tôm giống



tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương