Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!



tải về 1.23 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích1.23 Mb.
#32738
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Tìm ra giải pháp nâng cao tỷ lệ sống sau khi thuần hóa và thả nuôi ở vùng có độ mặn thấp.

1.3 Nội dung thực hiện


  • Đánh giá ảnh hưởng của tốc độ thuần hóa độ mặn đến chất lượng tôm giống qua tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm giống.

  • Xác định được ngưỡng độ mặn thấp nhất thích hợp cho tôm thẻ chân trắng.



CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng

2.1.1 Hệ thống phân loại


Ngành: Arthropoda

Ngành phụ: Crustacea

Lớp: Malacostraca

Lớp phụ: Eumalacostraca

Tổng bộ: Eucarida

Bộ: Decapoda

Bộ phụ: Dendrobranchiata

Tổng họ: Penaeoidea

Họ: Penaeidae

Giống: Litopenaeus

Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)

Tên gọi

Tên khoa học: Litopenaeus vannamei

Tên tiếng Anh: White Leg shrimp

Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng

Tên của FAO: Camaron patiblanco

2.1.2 Đặc điểm hình thái


Cấu tạo cơ thể

Chia làm 2 phần:



  • Phần đầu ngực:

Phần đầu ngực có các đôi phần phụ, một đôi mắt kép có cuống mắt, 2 đôi râu (Anten 1 và Anten 2), 3 đôi hàm (đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2), 3 đôi chân hàm giúp cho việc ăn và bơi lội, 5 đôi chân ngực giúp cho việc ăn và bò trên mặt đáy. Ở tôm cái, giữa các góc chân 4 và 5 có thelycum. Phần đầu ngực được bảo vệ bởi giáp đầu ngực. Trên giáp đầu ngực có nhiều gai, gờ, song, rãnh.

    • Phần bụng:

Bụng chia làm 7 đốt, 5 đốt đầu mỗi đốt mang một đôi chân bơi. Mỗi chân bụng có một đốt chung bên trong, đốt ngoài chia thành 2 nhánh: nhánh trong và nhánh ngoài. Đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân nhánh tạo thành đuôi, giúp tôm bơi lội lên xuống và búng nhảy. Ở tôm đực, 2 nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành petasma và 2 nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực, là các bộ phận sinh dục bên ngoài.

Màu sắc

Vỏ tôm thẻ chân trắng mỏng, có màu trắng bạc, nhìn vào cơ thể tôm thấy rõ đường ruột và đốm nhỏ dày đặc từ lưng xuống bụng, chân bò màu trắng ngà, chân bơi có màu vàng nhạt, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh, râu tôm có màu đỏ và chiều dài gấp 11,5 lần chiều dài thân.





Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm thẻ chân trắng

(Nguồn Boone, 1931)

2.1.3 Đặc điểm phân bố


Tôm Litopenaeus vannamei (Boone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaysia và Việt Nam.

2.1.4 Đặc điểm sinh thái và tập tính sống


Tôm chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ. Tôm có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 – 45‰, thích hợp: 7 – 34‰và tăng trưởng tốt ở độ mặn khá thấp: 10 – 15‰. Vì thế, tôm thẻ chân trắng được xem là ứng cử viên sáng giá cho nuôi thủy sản nội địa. Mặc dù tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15 –30oC), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 30oC. Nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30­­oC và cho tôm lớn(12 – 18g) là 27oC. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ thấp tôm mẫn cảm hơn với các bệnh do virus như bệnh đốm trắng và hội chứng Taura.Trong vùng biển tự nhiên, tôm thẻ chân trắng ở nơi có đáy cát bùn, độ sâu < 72m, tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm con phân bố nhiều ở vùng cửa sông nơi giàu chất dinh dưỡng. Trong điều kiện thí nghiệm, ít thấy tôm ăn thịt lẫn nhau.

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và sự lột xác

Quá trình lột xác là nguyên nhân làm cho sự tăng trưởng về kích cỡ không liên tục. Kích thước cơ thể giữa 2 lần lột xác hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối mạnh. Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiện môi trường, dinh dưỡng.

Tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi, với môi trường phù hợp, tôm có khả năng đạt 8 -10g trong 60 – 80 ngày, hay đạt 35 – 40g trong khoảng 180 ngày. Tôm tăng trưởng nhanh hơn trong 60 ngày nuôi đàu, sau đó, mức tăng trọng giảm dần theo thời gian nuôi. (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006).

Tôm Thẻ chân trắng lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác khoảng 1 – 3 tuần, tôm nhỏ (< 3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lần lột xác tăng dần theo tuổi của tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 – 20g), trung bình 2,5 tuần tôm lột xác 1 lần (Trần Viết Mỹ, 2009).



Tuổi thọ của tôm thẻ chân trắng: Tôm có tuổi thọ ngắn, tuổi thọ của tôm đực thấp hơn tôm cái. Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30 – 32oC, độ mặn 20 - 40‰từ tôm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tôm thu trung bình 40g/con, chiều dài 4cm tăng lên tới 14cm. Tuổi thọ trung bình của Tôm > 32 tháng.

2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm thẻ chân trắng là loài động vật ăn tạp nhưng thiên về ăn động vật. Ngoài tự nhiên tôm tích cực bắt mồi vào ban đêm, vào kỳ cường lúc thủy triều lên. Tính ăn của tôm thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Tôm có thể ăn thịt lẫn nhau khi lột xác hoặc khi thiếu thức ăn.

Đối với thức ăn công nghiệp thì cần độ đạm tương đối thấp khoảng 35% nên giá thức ăn thường thấp hơn tôm sú. Tốc độ sinh trưởng nhanh sau 180 ngày thả tôm bột chúng có thể đạt 40g/con. (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2003; Bộ Thủy Sản, 2004).

Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt, nên tôm thẻ chân trắng trong quần đàn có khả năng bắt mồi như nhau, vì thế tôm nuôi tăng trưởng khà đồng điều, ít bị phân đàn.



2.1.7 Đặc điểm sinh sản

Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70m với nhiệt độ 26 – 28oC, độ mặn khá cao 35‰. Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loanh quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Postlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Ở đây môi trường rất khắc biệt: Thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn… Sau một vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm trọn chu kỳ.

Khoảng 10 tháng tuổi thì tôm đạt thành thục. Tôm thẻ chân trắng là loài có thelycum hở. Quá trình sinh sản tuân theo thứ tự: Lột xác – thành thục – giao vĩ – đẻ trứng. Tôm trưởng thành di cư ra vùng biển có độ mặn cao để sinh sản. (Nguyễn Khắc Hường, 2003).

2.1.7.1 Cơ quan sinh dục

Cơ quan sinh dục đực: Gồm các cơ quan bên trong và bên ngoài, bên trong gồm 2 buồng tinh, 2 ống dẫn tinh và 2 túi chứa tinh. Bên ngoài gồm petasma và một đôi bộ phụ đực. Tinh trùng có dạng hình cầu nhỏ gồm 2 phần, phần đầu rộng hình cầu, phần đuôi ngắn và dày, nhìn vào túi tinh có màu trắng đục.

Cơ quan sinh dục cái: Cơ quan bên trong bao gồm một đôi buồng trứng, một đôi ống dẫn trứng, bên ngoài là thelycum hở nằm ở gốc chân bò 5. Ở những cá thể thành thục, buồng trứng kéo dài từ tâm dạ dày đến đốt bụng 6. Trong vùng giáp đầu ngực buồng trứng có một đôi thùy trước thon dài và 5 thùy bên, đôi thùy bụng nằm ở các đốt trên ruột.

Sự phát triển của buồng trứng chia làm 5 giai đoạn:



  • Giai đoạn chưa phát triển: buồng trứng mềm, nhỏ trong, không nhìn thấy qua vỏ kittin, giai đoạn này chỉ có ở tôm chưa trưởng thành.

  • Giai đoạn phát triển: buồng trứng lớn hơn kích thước ruột, có màu trắng đục, hơi vàng, rãi rác có các sắc tố đen trên bề mặt.

  • Giai đoạn gần chín: Kích thước buồng trứng tăng nhanh, màu vàng đến vàng cam, có thể nhìn thấy qua vỏ kitin.

  • Giai đoạn chín: kích thước buồng trứng đại cực đại, căng tròn, màu xanh xám đậm nét. ở đốt bụng thứ nhất buồng trứng phát triển lớn.

  • Giai đoạn đẻ rồi: kích thước buồng trứng vẫn lớn, buồng trứng mềm và nhăn nheo, các thùy không căng như giai đoạn 4. Buồng trứng có màu xám nhạt. Trong buồng trứng vẫn còn trứng không đẻ.

2.1.7.2 Hoạt động giao vỹ

Ban đầu một hay nhiều con đực cùng đuổi theo con cái ở phía sau, còn đực thường dùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái. Sau đó, tôm đực lật ngữa thân và ôm tôm cái theo hướng đầu đối đầu, đuôi đối đuôi. Thời gian giao vỹ xảy ra nhanh, từ lúc rượt đuổi đến lúc kết thúc lâu nhất là 7 phút, nhanh nhất là 3 phút.



2.1.7.3 Mùa vụ đẻ trứng và sức sinh sản

Ở Bắc Equado, mùa vụ đẻ rộ từ tháng 4 đến tháng 5. Ở Peru mùa đẻ rộ từ tháng 12 đến tháng 4. Số lượng trứng đẻ ra tùy theo kích cỡ của tôm mẹ. Nếu tôm có khối lượng 30 – 35g thì đẻ khoảng 100.000 – 250.000 trứng, đường kính trứng khoảng 0,22mm. (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2006).


2.1.8 Ảnh hưởng của độ mặn đến khả năng sinh trưởng và phát triển trong nuôi tôm thẻ chân trắng


Các khoáng cần thiết cho sự tạo vỏ của tôm:

Ca và P là thành phần chính tạo nên lớp vỏ của tôm. Ca cần thiết cho sự đông máu (blood clotting), các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu và là đồng nhân tố tác động trong hệ enzyme. P là thành phần trong các phosphate hữu cơ như là các nucleotide phospholipid, coenzyme, ADN và ARN.

Na+, Cl- và K+ tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động enzyme Na+/K+ ATPase trong tế bào. Na+ có chức năng trong dẫn truyền xung động thần kinh cơ. K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tôm. Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí chết khi thiếu K+.

Mg rất quan trọng trong sự cân bằng bên trong và ngoài tế bào của tôm. Mg tham gia vào quá trình hô hấp tế bào và những phản ứng truyền dẫn phosphate. Mg là nhân tố kích hoạt cho tất cả các phản ứng trong quá trình trao đổi chất lipid, carbohydrate và protein.

Tôm thẻ chân trắng L. vannamei là loài rộng muối, có thể sống được ở độ mặn dao động từ 0-50‰, thích hợp nhất là từ 10-25‰. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi tôm thẻ chân trắng được nuôi ở độ mặn thấp (5-15‰) sẽ tăng trưởng nhanh hơn hơn độ mặn cao. Nguyên nhân tại sao độ mặn thấp là thích hợp cho sự sinh trưởng của tôm là sự liên quan đến sự trao chất protein. Khi sống trong môi trường có độ mặn thấp, tôm bị bắt buộc sử dụng tổng acid amin tự do (free amino acid pool) (FAAP) để bù vào sự thay đổi thể tích tế bào. Hơn nữa, khi nuôi tôm ở nồng mặn thấp, khẩu phần ăn của tôm cần phải giảm hàm lượng carbohydrate (CHO). Sự điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm trong môi trường này có liên quan đến protein trong thức ăn và hàm lượng protein trong máu.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều hộ nuôi sử dụng nước ngầm để pha với nước biển để giảm độ mặn. Khi sử dụng nước ngầm để nuôi tôm sẽ có một số vấn đề sau: nước ngầm thường có hàm lượng DO thấp, và hàm lượng Mn và Fe cao. Trong môi trường có oxy thấp thì Mn và Fe thường ở dạng khử. Nếu sử dụng nước ngầm trực tiếp, sự kết tủa của các muối kim loại có thể ảnh hưởng đến mang tôm, gây stress hoặc gây chết tôm. Tuy nhiên, nếu được ngầm được xử lý, sau khi bơm, được sục khí mạnh, những kim loại Mn và Fe sẽ bị oxy hóa thành dạng phức đối với các chất oxy hóa, hydroxyl và carbonate. Mn bị oxy hóa thành MnO2 và Fe thành Fe(OH)3 kết tủa, lúc này nước mới được xem là an toàn đối với tôm. Tuy vậy, sự thiếu hụt về hàm lượng K và Mg trong nước ngầm có thể xảy ra và phải được điều chỉnh. Mặt khác, sự khác biệt về thành phần ion trong nước ngầm và nước biển rất khác nhau, do đó cần cẩn thận khi sử dụng nước ngầm. Trong nước biển tự nhiên, tỉ lệ Ca:Mg thường là 1:3,4 nhưng trong nước ngầm có thể lên đến 10:1. Sự không cân bằng này có thể ảnh hưởng đến sự điều hòa thẩm thấu và là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng co cơ ở tôm Nên nhớ rằng, thành phần và tỉ lệ ion trong nước quan trọng hơn độ mặn của nước. Điều này được minh chứng khi sử dụng muối ăn NaCl pha loãng thì không thích hợp cho nuôi tôm tại bất kỳ độ mặn nào. Nếu độ mặn đủ, các ion Ca2+, Mg2+, K+ là rất quan trọng để cho tôm có thể sống được. Trong những ion này có thể bị thiếu nhưng thiếu K+ là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Tỉ lệ Ca:K trong nước biển là 1:1. Đối với những ao nuôi có tỉ lệ Ca:K cao, việc bổ sung K vào trong nước để giảm tỉ lệ xuống là rất cần thiết. Về nguyên tắc, nước được xem thích hợp cho nuôi tôm thẻ là:

Độ mặn phải trên 0,5‰. Hàm lượng Na+, Cl-, và K+ phải giống như nước biển pha loãng ở cùng độ mặn, tỉ lệ giữa Ca:K, Mg:Ca, Na:K phải không thay đổi so với nước biển tự nhiên.Hàm lượng Ca cao và độ kiềm phải trên 75 mgCaCO3/L.

2.2 Các giai đoạn phát triển và vòng đời của tôm thẻ chân trắng

2.2.1 Thời kỳ phát triển ấu trùng tôm thẻ chân trắng

Ấu trùng tôm thẻ chân trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái hoàn toàn, gồm các giai đoạn sau:



Giai đoạn Nauplius (N):

Trong thời kỳ này ấu trùng không cử động được trong khoảng 30 phút đầu, sau đóa bắt đầu bơi và rất dễ bị lôi cuốn bởi ánh sáng. Nauplius thay vỏ 6 lần (Nauplius 1 đến Nauplius 6), mỗi lần kéo dài khoảng 6 giờ. Trong thời kỳ này chúng dinh dưỡng bằng noãn hoàn không ăn thức ngoài.



Giai đoạn Zoea (Z):

Giai đoạn này Zoea bơi liên tục, Zoea ăn thực vật phù du, đặc biệt là các loài tảo khuê (Cheatoceros sp và Skeletonema). Zoea thay vỏ 3 lần (Zoea 1 đến Zoea 3) trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 36 giờ.



Giai đoạn Mysis (M):

Thời kỳ này ấu trùng trải qua 3 giai đoạn phụ (Mysis 1 đến Mysis 3), mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 14 – 28 giờ, tất cả là 3 ngày sau đó chuyển sang Postlarvae. Ấu trùng Mysis ăn cả thực vật lẫn động vật phù du. Mysis có khuynh hướng bơi xuống sâu và đuôi đi trước, đầu đi sau. Khi bơi ngược đầu Mysis dùng 5 cặp chân bò dưới bụng tạo ra những dòng nước nhỏ đẩy tảo khuê vào miệng và đẩy động vật phù du về phía cặp chân bò để tóm lấy dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có thể ăn được tảo Silic, đặc biệt là giai đoạn Mysis 1 và Mysis 2.



Giai đoạn Postlarvae (PL):

Giai đoạn đoạn này ấu trùng bơi thẳng, có định hướng về phía trước. Bơi lội chủ yếu nhờ vào chân bụng, hoạt động nhanh nhẹn, bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi.



Thời kỳ ấu niên:

Postlarvae 20 tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò bằng chân bò, bơi bằng chân bơi.



Thời kỳ thiếu niên:

Tôm bắt đầu ổn định về tỉ lệ thân, bắt đầu có thelycum ở con cái và petasma ở con đực nhưng chưa hoàn chỉnh.



Thời kỳ tôm sắp trưởng thành:

Đặc trưng bởi sự chín sinh dục, ở tôm đực bắt đầu có tinh trùng, tôm cái lên trứng.



Thời kỳ trưởng thành:

Đây là giai đoạn chín sinh dục hoàn toàn, tôm bắt đầu tham gia sinh sản



2.2.2 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng



Hình 2.2 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng ngoài tự nhiên

Thời kỳ ấu niên và hậu ấu niên tôm thẻ chân trắng sống ở vùng cửa sông. Ở giai đoạn sắp trưởng thành, khi tôm có thể tham gia sinh sản lần đầu thì chúng sống ở vùng triều ở độ sâu khoảng 7 – 20m. Đối với con trưởng thành sản phẩm sinh dục đã chín hoàn toàn thì chúng di chuyển ra vùng biển khơi ở độ sâu khoảng 70m và tham gia sinh sản tại đây.

Trứng và ấu trùng Mysis sống và phát triển ở vùng biển khơi theo dòng nước trôi dạt vào vùng cửa sông. Khi đến vùng triều thì ấu trùng chuyển sang giai đoạn Postlarvae và tiếp tục theo thủy triều ra ngoài sống phát triển ở vùng biển khơi và tiếp tục theo vòng đời của chúng

2.3 Tình hình nuôi và một số thông tin liên quan về tôm thẻ chân trắng

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0‰), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á). Ngay khi đạt kích cỡ 35g trở lên, tôm đã dễ dàng bắt cặp và sinh sản trong điều kiện nuôi nên rất thuận lợi cho khâu kiểm soát, lựa chọn giống. Hiện sản lượng tôm thế giới có tốc độ tăng bình quân là 20%/năm - đạt 3,2 triệu tấn với giá trị 11 tỷ USD. Các nước phát triển rất ưa chuộng mặt hàng tôm chân trắng vì sức hấp dẫn về giá. Trong tương lai, tôm chân trắng có khả năng trở thành đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam.



Ở thế giới

Trước năm 2000, nhiều nước Đông Nam Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Nhưng sau đó, lợi nhuận cao và những ưu điểm rõ rệt ở loài tôm này đã khiến người dân ở nhiều nước tiến hành nuôi tự phát. Sản lượng tôm các loại tăng nhanh và ổn định ở khu vực châu Á tại thời điểm đó là do tôm chân trắng, góp phần đẩy sản lượng tôm thế giới tăng gấp 2 lần vào năm 2000.

Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới (như Thái Lan, Trung Quốc,Inđônêxia, Ấn Độ) chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản địa. Nhưng sau đó, đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm chân trắng. Sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc năm 2003 đạt 600 nghìn tấn (chiếm 76% tổng sản lượng tôm nuôi tại nước này); đến năm 2008 tôm chân trắng đạt sản lượng 1,2 triệu tấn (trong tổng số 1,6 triệu tấn tôm nuôi).Inđônêxia nhập tôm chân trắng về nuôi từ năm 2002 và năm 2005 đạt 40 nghìn tấn, năm 2007 là 120 nghìn tấn (trong tổng sản lượng 320 nghìn tấn).

Năm 2004, tôm chân trắng dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi, đóng góp trên 50% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới. Năm 2007, tôm chân trắng chiếm 75% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu và là đối tượng nuôi chính ở 3 nước châu Á (Thái Lan, Trung Quốc,Inđônêxia). Ba nước này cũng chính là những quốc gia dẫn đầu thế giới về nuôi tôm.

Về giá trị, năm 1997, sản lượng tôm nuôi đạt 700 nghìn tấn, tương đương với 3,5 tỷ USD, giá trung bình khoảng 5 USD/kg. Trong 10 năm lại đây, tốc độ tăng về sản lượng tôm thế giới khoảng 20%/năm, đã đem lại cho thế giới 3,2 triệu tấn tôm với giá trị tôm nuôi hiện nay là 11 tỷ USD, giá tôm trung bình rơi vào khoảng 3,4-3,5 USD/kg.

Ở Việt Nam

Đầu những năm 2000, Việt Nam cũng đã hạn chế phát triển loài tôm này. Đến năm 2006, ngành thuỷ sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực ĐBSCL. Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 228/CT-BNN&PTNT cho phép nuôi tôm chân trắng tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, giảm áp lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các nước trong khu vực và trên  thế giới.

Trong khi người nuôi tôm và doanh nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn về vốn, dịch bệnh và thiếu hụt nguyên liệu, thì giá tôm trên thị trường thế giới lại sụt giảm mạnh.



Nguyên nhân chính theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Ủy ban tôm thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, cho biết: Do hầu hết các nước nuôi tôm lớn đều trúng mùa với sản lượng rất cao. Tại một số nước như: Thái Lan, Indonesia và một số nước khu vực Trung Mỹ như Ecuado đang vào vụ thu hoạch tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao. Và cuối tháng 5 tới đây, Ấn Độ cũng cho thấy sẽ có một vụ tôm bội thu không thua gì các nước trên. Đây chính là lý do khiến giá tôm trong nước giảm dù sản lượng thiếu hụt.

Có thể thấy, ngoài lợi thế về tôm sú thì Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển tôm thẻ chân trắng, trong đó, tôm cỡ nhỏ là một lợi thế mà Việt Nam cần tích cực khai thác.Theo tính toán của các chuyên gia thuỷ sản, chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng nguyên liệu thông thường chỉ bằng 0,4-0,5 chi phí sản xuất tôm sú. Tuy nhiên, để có thể khai thác thành công các tiềm năng và lợi thế ở tôm thẻ chân trắng, Việt Nam cũng cần phải kiểm soát tốt dịch bệnh.

Năm 2012, cả nước có tới 106 nghìn ha diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại. Sang năm 2013 (tính đến ngày 27/4), diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 14,6 nghìn ha; trong đó, diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại là 666 ha (chiếm gần 9% diện tích thả nuôi).6 tháng đầu năm 2013, 17% diện tích thả nuôi tôm chân trắng bị thiệt hại tương đương với 3.081 ha (trong khi tôm sú thả nuôi chỉ bị thiệt hại 3,8%).So với cùng kỳ năm 2012, diện tích tôm sú thả nuôi bị thiệt hại bằng 65%, nhưng với tôm thẻ chân trắng thì con số này lên tới 125%. Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL và một số tỉnh khu vực Trung Trung Bộ. Theo báo cáo tại buổi Họp báo về tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước lợ năm 2012, hội chứng hoại tử gan tuỵ xảy ra chủ yếu ở các vùng nuôi tôm thân canh và bán thâm canh, xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm 75% tổng diện tích báo cáo bị bệnh trong cả năm. Các vùng nuôi có độ mặn thấp, tỷ lệ mắc bệnh ít hơn so với vùng nuôi có độ mặn cao. Các tháng nhiệt độ thấp, mùa mưa, tỷ lệ xuất hiện bệnh thấp hơn các tháng mùa khô, nhiệt độ cao. Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính gây chết tôm ở giai đoạn 15-40 ngày sau khi thả nuôi. Tôm ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt. Gan tụy có biểu hiện sưng, nhũn, teo.

Như vậy, về nuôi trồng thuỷ sản, tôm thẻ chân trắng đang gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, mặt hàng này lại đang khẳng định được vị thế. 7 tháng đầu năm 2013, trong khi xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012 (đạt xấp xỉ 680 triệu USD) thì xuất khẩu tôm chân trắng đạt 609 triệu USD, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Giá đầu tư thấp, mùa vụ nuôi ngắn, có khả năng thích ứng tốt trong điều kiện nuôi rộng muối, cho năng suất cao, kích cỡ tôm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thế giới… là những điều kiện để tôm chân trắng chiếm được vị trí ưu tiên trong nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam.

Để đạt chỉ tiêu diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng là 40 nghìn ha (bằng 104,8% năm 2012), về sản lượng phấn đấu đạt 190 nghìn tấn trong năm 2013, các hộ nuôi tôm chân trắng được khuyến cáo thực hiện tốt các công việc sau: chọn giống sạch bệnh (đã qua kiểm dịch, không mang các tác nhân gây bệnh đốm trắng, đầu vàng, MBV, khuẩn Vibrio); thả nuôi đúng vụ, không thả ở mật độ cao; luôn đảm bảo lượng ôxy hoà tan; theo dõi độ mặn và diễn biến nhiệt độ nước trong ao (các tháng từ 4-7 có nhiệt độ cao, phải duy trì nước ao sâu); Định kỳ diệt khuẩn trong ao nuôi; Sử dụng chế phẩm sinh học có chất lượng; không để thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường; các ao bị bệnh phải tẩy trùng triệt để, khoanh vùng, cách ly; không xả nước thải, tôm chết ra môi trường… Đối với các cơ quan quản lý thuỷ sản cần chú ý việc nhập khẩu tôm bố mẹ, ngoài yêu cầu sạch bệnh, còn phải đánh giá xuất xứ, chất lượng của đàn tôm bố mẹ từ nơi sản xuất trước khi cho nhập khẩu; Thực hiện giám sát dịch bệnh chặt chẻ để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.


tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương