Em xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 31tháng 5 năm 2012 Sinh viên Vũ Tiến Duy MỤc lụC



tải về 1.05 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.05 Mb.
#39820
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

+ Đặc điểm công nghệ

- Công nghệ lựa chọn xếp theo chiều đứng để lợi dụng tính tự chảy của nguyên liệu.

- Dây chuyền công nghệ là tổ hợp của nhiều chuyền khác nhau bao gồm:

♦ Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô.

♦ Dây chuyền tiếp nhện và xử lí nguyên liệu mịn.

♦ Dây chuyền định lượng và phối trộn.

♦ Dây chuyền tạo viên và xử lí viên.

♦ Dây chuyền cân và đống bao thành phẩm.



- Toàn bộ dây chuyền thiết bị được điều khiển tự động từ một máy tính trung tâm. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty TNHH Hưng Phát







  • Thuyết minh dây chuyền công nghệ

Nguyên liệu mà nhà máy sử dụng trong thức ăn hỗn hợp gồm

- Nguyên liệu thô: ngô, khoai, sắn, khô dầu đậu nành.

- Nguyên liệu mịn: cám gạo, bột cá, bột vỏ sò và một số thành khoáng vi lượng khác.

- Nguyên liệu lỏng: rỉ đường.

+ Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu

Mục đích


- Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất.

- Mục đích chính của công đoạn là tiếp nhận, dự trữ và bảo quản nguyên liệu cho máy. Sau đó tiến hành xử lí sơ bộ và làm sạch để đưa vào các công đoạn tiếp theo.

+ Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô

a.Tiếp nhận nguyên liệu

Sau khi được vận chuyển về từ kho chứa của nhà máy, nguyên liệu theo các thiết bị vận chuyển (gàu tải) đi vào các vựa chứa. Tuỳ theo năng suất hằng ngày mà chọn năng suất của gàu cho phù hợp.

b. Xử lí nguyên liệu

Nguyên liệu trong quá trình thu hoạch cũng như nhu cầu vận chuyển có lẫn các tạp chất như đất đá, các mảnh kim loại. Do đó cần loại các tạp chất để không ảnh hưởng đến công đoạn tiếp theo cũng như chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Sử dụng nam châm và sàn quay để loại các tạp chất trong công đoạn làm sạch.

Nghiền nguyên liệu

♦ Nghiền nguyên liệu thô để đạt được kích thước theo yêu cầu, tạo khả năng trộn đồng đều giữa các cấu tử làm các chất dinh dưỡng được phân bố đồng đều và tăng khả năng tiêu hoá. Hơn nữa nguyên liệu được nghiền mịn sẽ thuận lợi cho quá trình tạo viên làm cho viên thức ăn có bề mặt bóng dễ liên kết hơn giữa các cấu tử thành phần.

♦Thiết bị nghiền: Dùng máy nghiền búa có má nghiền phụ.

♦ Tại đây nguyên liệu bị tác động bởi các lực va đập và cọ xát trên má nghiền, phá vỡ tạo thành các hạt mịn có kích thước theo yêu cầu.Quá trình nghiền đóng vai trò quan trọng trong công đoạn sản xuất vì nó ảnh hưởng lớn dến chất lượng sản phẩm và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi.

Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu mịn:

a. Tiếp nhận nguyên liệu

Cũng tương tự như tiềp nhận nguyên liệu thô. Mỗi nguyên liệu được vận chuyển đến vựa chứa khác nhau.

b. Làm sạch

Sử dụng nam châm và sàng để tách kim loại và các tạp chất tương tự như làm sạch nguyên liệu thô.

+ Dây chuyền định lượng và phối trộn

- Máy định mức có nhiệm vụ xác định mức độ, liều lượng các thành phần thức ăn cho từng loại hỗn hợp thức ăn theo quy định đối với từng loại vật nuôi, càng đảm bảo chính xác càng tốt. Đặc biệt đối với những thành phần thức ăn bổ sung chiếm tỉ lệ nhỏ đồi hỏi độ chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá mức quy định có thể tác hại đến cơ thể vật nuôi.

- Thiết bị định mức: có thể dùng cân tự động tự trút tải khi đã đủ mức khối lượng.

- Máy trộn thức thức ăn có nhiệm vụ khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được định mức thành một hỗn hợp đồng đều, đảm bảo cho các vật nuôi ăn đủ tỉ lệ các thành phần đó trong hỗn hợp. Thức ăn tổng hợp được trộn đều bổ sung chất lượng và mùi vị cho nhau giữa các thành phần tạo điều kiện súc vật ăn nhiều và đủ, tăng hệ số tiêu hoá nhờ đó tăng sản lượng chăn nuôi, giảm mức tiêu thụ thức ăn trong mỗi kg thịt tăng trọng. Ngoài ra máy trộn còn có nhiệm vụ tăng cường các phản ứng hoá học, sinh học khi chế biến thức ăn, tăng cường quá trình trao đổi nhiệt khi đun nóng hay làm lạnh, nhiệm vụ hoà tan các chất (hoà tan muối, đường với các chất khác). Quá trình trộn bổ sung rỉ đường với các thành phần vi lượng như premix và muối ăn. Rỉ đường cho vào nhằm tăng sự kết dính, tăng độ bền cho viên, tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích gia súc, gia cầm ăn ngon miệng. Nên cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi mới bổ sung rỉ đường, tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm hiệu suất trộn và giảm độ bền của máy.

- Thiết bị: dùng máy trộn có bộ phận trộn quay, thùng chứa cố định. Bộ phận khuấy trộn của máy là một vít đứng quay trong thùng chứa.

+Dây chuyền tạo viên

Mục đích

- Định hình các hỗn hợp thức ăn thành dạng viên và dạng bánh. Từ đó làm chặt các hỗn hợp, tăng khối lượng riêng, giảm khả năng hút ẩm và oxy hoá trong không khí, giữ chất lượng dinh dưỡng.

- Nhờ đó hỗn hợp thức ăn được bảo quản lâu hơn, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn, giảm được chí phí bảo quản và vận chuyển.

- Ngoài ra, đối với chăn nuôi gia cầm, cá, tôm việc phân phát và ăn thức ăn viên thuận lợi hơn về chất lượng và đồng đều, tạo điều kiện cơ giới hoá phân phát thức ăn…

Nguyên lí

Bột sau đảo trộn, nạp vào bộ phận tiếp liệu của máy ép viên, được bổ sung mộtlượng hơi nước cần thiết tạo cho sản phẩm đạt đến độ ẩm phù hợp với yêu cầu công nghệ. Sau khi trrộn và làm nóng, bột được đưa vào bộ phận tạo hạt. Thông thường độ ẩm sẽ tăng từ 13 lên 18%. Hạt ra khỏi khuôn ép có nhiệt độ 50 – 800C, sau đó hạt đưa xuống làm lạnh và khô bằng không khí ở máy làm nguội lúc đó độ ẩm sẽ giảm từ 18% xuống còn 14%. Tiếp theo hạt được cắt thành những viên có kích thước phù hợp nhờ máy bẻ vụn viên, sau đó hạt sẽ đén máy sàng viên. Những viên có kích thước quá nhỏ đưa trở lại máy ép viên, những viên có kích thước quá lớn đưa trở lại máy bẻ vụn viên, những viên có kích thước đạt yêu cầu đưa xuống xilo chứa sản phẩm.

+ Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm

Sản phẩm của nhà máy có 2 dạng:

- Dạng bột.

- Dạng viên.

Hỗn hợp sau đảo trộn nếu đưa đi đóng bao ngay ta sẽ có sản phẩm dạng bột, nếu đưa qua công đoạn tạo viên sẽ có sản phẩm dạng viên. Sản phẩm được đóng bao 30 – 50 kg nhờ cân và đóng bao tự động.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

- Năm 2008 sản lượng của nhà máy là 2000 tấn/tháng, cả năm là 24000 tấn/năm

- Năm 2009 sản lượng của nhà máy tăng lên là 3000 tấn/tháng, cả năm là 36000 tấn /năm

- Năm 2010 sản lượng của nhà máy đã là 5000tấn/tháng, cả năm là 60000 tấn/năm

- Năm 2011 sản lượng của nhà máy là 6000tấn/tháng, cả năm là 72000 tấn/năm

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

ĐVT:VNĐ

TT

Các chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh

2010/2009(%)



So sánh

2011/2010(%)



1

Doanh thu bán hàng

70.936.490.026

78.628.879.674

96.324.453.878


110.84

122.5

2

Các khoản giảm trừ doanh thu

9.448.502.290

11.539.446.799

9.678.807.310

122.13

83,87

3

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

61.487.984.734

67.089.432.875

86.645.646.562

109.1

129.2

4

Giá vốn hàng bán

49.981.346.734

56.824.435.235

64.768.365.890

113.69

113.97

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

17.345.268.989

21.564.767.913

27.428.567.345

124.32

127.19

6

Doanh thu hoạt động tài chính

73.678.903

75.276.598

173.592.759

102.17

230.6

7

Chi phí hoạt động tài chính

3.679.428.009

3.783.524.757

4.840.344.456

102.83

127.93

8

Chi phí bán hàng

- Lương và các khoản theo lương khối bán hàng

- Chi phí quảng cáo và XTBH

- Chi phí vận chuyển

- Chi phí KHTSCĐ

- Chi phí bằng tiền khác



7.565.989.567

2.786.357.693

1.001.330.727
2.587.367.976

199.567.385

991.365.786


8.265.397.280

2.974.204.846

921.943.861
2.648.864.298

263.649.638

1.456.734.637


9.426.890.368

3.176.934.859

1.358.566. 864
2.836.586.697

278.347.485

1.776.454.463


109.24

106.74


92.07
102.37

132.11


146.94

114.05

106.81


147.35

107.08


105.6

121.94


9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

6.452.757.128

7.456.346.276

7.674.353.756

115.55

102.9

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

3.478.820.689

5.474.769.493

8.487.983.683

157.4

155.03

11

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

3.597.906.956

4.683.789.384

7.347.976.783

127.97

149.2

12

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

389.576.786

498.572.680

743.945.809

127.97

149.2

13

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

3.349.786.456

3.548.274.896

7.345.243.823

105.92

207

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhìn vào bảng trên ta thấy được lợi nhuận của công ty qua các năm tăng lên.Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 là 3.349.786.456 đồng thì sang năm 2010 con sô này là 3.548.274.896 đồng và đến năm 2011 lợi nhuận của công ty là 7.345.243.823 đồng.Ta thấy tỷ lệ chêch lệch của công ty qua các năm 2010/2009 là 105.92% tương ứng 198.488.440 đồng, nhưng năm 2011/2010 là 207 % tương ứng 3.796.968.927 đồng. Nhìn chung là lợi nhuận của công ty tăng một cách đáng kể do công ty lập được các kê hoạch kinh doanh hợp lý.

Đi sâu vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy doanh thu thuần của công ty năm 2009 là 61.487.984.734 đồng và năm 2010 là 67.089.432.875 đồng tức là tăng 5.601.448.140 đồng,tương ứng với tỷ lệ 109.1%. Năm 2010, doanh thu thuần của công ty là 67.089.432.875 đồng và năm 2011 doanh thu thuần của công ty là 86.645.646.562 đồng tức là tăng 19.556.213.697 đồng, tương ứng với tỷ lệ 129.2 %.

Gía vốn hàng bán của công ty năm 2009 là 49.981.346.734 đồng,sang năm 2010 là 56.824.435.235 đồng, và sang năm 2011 là 64.768.365.890 đồng giá vốn tăng lên chứng tỏ các hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả nên đã tiến hành mở rộng thị trường, số lượng khách hàng tăng, cần nhiều hàng hóa hơn…

Về chi phí tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng tăng qua các năm. Năm 2009 là 3.679.428.009 đồng, năm 2010 là 3.783.524.757 đồng và sang năm 2011 là 4.840.344.456 đồng. Chứng tỏ công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Như vậy chúng ta thấy thì rõ ràng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đang tăng dần lên qua các năm, thường thì doanh nghiệp đưa ra phương án bán đến đâu sản xuất đến đó, cho nên sản lượng sản xuất ra đồng nghĩa với hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng hàng hóa bị tồn đọng trong kho.

2.1.2.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp

a. Sản phẩm:

Công ty có 2 loại sản phẩm là ABC, và HOÀNG PHÁT trong đó ABC có nhiều loại như: Đậm đặc cao đạm H547 dùng cho heo tập ăn đến xuất chuồng, đậm đặc cao đạm H545 dùng cho heo từ 5 kg đến xuất chuồng, hỗn hợp cao cấp H55 dùng cho heo tập ăn đến 15kg, hỗn hợp cao cấp H56S dùng cho heo từ 15 - 30 kg, hỗn hợp cao cấp H57S dùng cho heo từ 30 - 60 kg, hỗn hợp cao cấp H58S dùng cho heo từ 60 kg đến xuất chuồng. Hỗn hợp cao cấp H55L dùng cho heo tập ăn đến 15kg, hỗn hợp cao cấp H56 dùng cho heo từ 15 - 50 kg, hỗn hợp cao cấp H57 dùng cho heo từ 20 - 70 kg, hỗn hợp cao cấp H58 dùng cho heo từ 50 kg đến xuất chuồng, hỗn hợp cao cấp GM3 dùng cho gà thả vườn từ 1 ngày tuổi đến xuất bán, hỗn hợp cao cấp GM2 dùng cho gà lông màu nuôi thịt từ 29 ngày tuổi đến xuất bán.

b. Thị trường tiêu thụ:

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty là kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại thị trường các tỉnh phía Bắc: (gồm 23 tỉnh thành như Hà Nội, Hà Tây(cũ), Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh, …) các sản phẩm được phân phối đến các đại lý, văn phòng trực thuộc, cửa hàng, khách hàng hợp đồng.
2.1.3. Khái quát chung về hoạt động marketing của Công ty TNHH Hưng Phát

2.1.3.1. Các sản phẩm chính của công ty

Công ty TNHH Hưng Phát chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy cầm, thủy cầm, thủy sản… Hiện nay nghành này ở nước ta đang rất phát triển, các sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại mẫu mã được chia làm 6 dòng sản phẩm chính là:



- Thức ăn cho heo: Gồm có 14 sản phẩm giúp cho heo tăng trọng tối đa, tăng khả năng tạo nạc, chất lượng quầy thịt, giảm tiêu tốn thức ăn, thúc đẩy tạo nạc, tăng sức đề kháng…

- Thức ăn cho thủy cầm gồm 6 sản phẩm với tác dụng làm cho ngan,vịt có độ béo phù hợp, da mỏng, đẻ trứng với tuổi đẻ dài, trứng to vượt trội, lòng đỏ đẹp,tỷ lệ ấp nở cao, tiêu tốn thức ăn thấp chất lượng ổn định…

- Thức ăn cho gà gồm có 7 loại sản phẩm

- Thức ăn cho cá 5 loại sản phẩm

- Thức ăn cho cút gồm 2 loại sản phẩm

- Thức ăn cho bò gồm 2 loại sản phẩm

Tên một số loại sản phẩm: Hỗn hợp cao cấp GT3, hỗn hợp cao cấp GT4, đậm đặc cao cấp GT4, hỗn hợp cao cấp GĐ17, hỗn hợp cao cấp GM1, hỗn hợp cao cấp GT1, hỗn hợp cao  cấp GT2, hỗn hợp cao cấp GM2, hỗn hợp cao cấp GM3, hỗn hợp cao cấp H58, hỗn hợp cao cấp H58, hỗn hợp cao cấp H57, hỗn hợp cao cấp H55, hỗn hợp cao cấp H56S, hỗn hợp cao cấp H57S, hỗn hợp cao cấp H58S, hỗn hợp cao cấp H55L, đậm đặc N500…

2.1.3.2. Chính sách giá của công ty

a. Mặt tích cực

Với từng dòng sản phẩm công ty đã ban hành các chính sách riêng biệt cho chúng, bắt buộc các đại lý phân phối của công ty phải tham gia kí cam kết chất lượng tiêu thụ sản phẩm một năm là bao nhiêu.Các tuyên truyền viên được công ty thường xuyên cử đi để giám sát, đôn đốc nhắc nhở các đại lý thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về đại lý của các công ty. Nếu phát hiện đại lý nào có hành vi sai phạm thì nhân viên đó có trách nhiệm báo về công ty để nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời.Theo định kỳ các ban lãnh đạo công ty họp và phân tích về đối thủ cạnh tranh của mình xem họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không, các sản phẩm có đa dạng hay không, về giá cả họ bán cho người tiêu dùng có cao hơn so với doanh nghiệp mình hay không, nếu giá cả của họ bán ra thị trường cho khách hàng mà ít hơn so với giá của công ty mà chất lượng lại không thua kém gì, thì công ty lại họp để điều chỉnh lại giá cả cho phù hợp với thị trường.

Ngoài ra công ty thường xuyên cử các nhân viên tuyên truyền về các đại lý trực thuộc của công ty, và các đại lý phân phối lớn mà tiêu thụ được nhiều sản phẩm cho công ty, để giảng giải cho họ hiểu về sản phẩm hơn và kèm theo các chính sách có lợi cho họ như chiết khấu, tặng quà, tổ chức đi thăm quan du lịch …

b. Mặt hạn chế

Hiện nay không chỉ tại các đại lý của công ty mà các đại lý lớn mà công ty đã phân phối sản phẩm có hiện tượng tự động ra giá, khiến cho thị trường một số tỉnh như Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên… bị loạn giá bán sản phẩm, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Vì tâm lý của khách hàng nói chung và của những người chăn nuôi nói riêng đều không thích mỗi cửa hàng có một giá riêng, mặc dù có chênh lệch nhau vài nghìn đồng trong một bao cám do các đại lý tự động điều chỉnh nhưng khách hàng thường có tâm lý khó chịu khi mua hàng và thường có câu hỏi thắc mắc “ Sao ở kia bán giá này mà ở đây lại bán giá khác”. Nếu các người chủ đại lý không biết cách trả lời cho khách hàng mà nói năng những điều không hay thì khách hàng một là bỏ đại lý đó, hai là từ bỏ sản phẩm của công ty. Do vậy vấn đề này công ty không thể xem thường được, cần phải có những biện pháp chấn chỉnh lại giá của các sản phẩm tại các đại lý,kiên quyết không để hiện tượng trên xảy ra.

2.1.3.3. Mạng lưới tiêu thụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty

Để tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh gọn, thuận lợi,và chuyên nghiệp thì Công Ty cần phải xây dựng một mạng lưới tiêu thụ và thị trường tiêu thụ ổn định và lâu dài.

Каталог: file -> downloadfile9
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
downloadfile9 -> Môn: Sinh học lớp 11 Câu 1
downloadfile9 -> Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân
downloadfile9 -> Họ và tên: Lớp: ĐỀ thi số 5 MÔN: dinh dưỠng học ngàNH: bqcbns
downloadfile9 -> Đề tài Tìm hiểu về lợi ích của alexa
downloadfile9 -> Giáo trình Nhập môn Tin học LỜi nóI ĐẦU

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương