Em xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 31tháng 5 năm 2012 Sinh viên Vũ Tiến Duy MỤc lụC


Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến hỗn hợp



tải về 1.05 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.05 Mb.
#39820
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến hỗn hợp

1.3.2.1 Kiểu loại hàng hóa thị trường

Hiệu quả của hoạt động xúc tiến hỗn hợp phụ thuộc vào loại hàng hóa là đối tượng truyền thôngvà thị trường là nơi hoạt động truyền thông tác động vào trong thị trường hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân, quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhất, tiếp đến là xúc tiến bán, bán hàng cá nhân và cuối cùng là tuyên truyền. Trong thị trường hàng công nghiệp thì bán hàng cá nhân phát huy hiệu quả nhất, tiếp đến là xúc tiến bán, quảng cáo, và cuối cùng là tuyên truyền.



1.3.2.2 Sự lựa chọn chiến lược đẩy hay kéo

Nhà sản xuất có thể hướng các nỗ lực xúc tiến vào cả trung gian phân phối và người sử dụng cuối cùng. Một chương trình xúc tiến chủ yếu hướng tới các nhà trung gian gọi là chiến lược push strategy là một chương trình xúc tiến tập chung vào người sử dụng cuối cùng gọi là chiến lược kéo pull strategy.



Trong chiến lược đẩy, nhà sản xuất hướng đến các hoạt động chủ yếu vào các nhà phân phối để tạo liên hệ về phía trước trong kênh phân phối. Sản phẩm được đẩy ra thị trường thông qua các kênh phân phối. Nhà sản xuất xúc tiến mạnh đến các trung gian phân phối để thúc đẩy họ mua sản phẩm và tiếp tục xúc tiến để bán đến người tiêu dùng. Chiến lược đẩy thường tập trung vào bán hàng cá nhân và khuyến mai cho các trung gian, kể cả nhân viên bán hàng. Chiến lược đẩy có xu hướng được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi cung trên thị trường ngày càng lớn.

Sơ đồ 1.2: Chiến lược đẩy

Với các chiến lược kéo, các hoạt động xúc tiến hướng tới người tiêu dùng cuối cùng. Người tiêu dùng sẽ yêu cầu sản phẩm từ các nhà phân phối và từ những người này sẽ đặt hàng lại nhà sản xuất. Như vậy những hoạt động trong chiến lược kéo được thiết lập để kéo sản phẩm thông qua các kênh phân phối. Chiến lược này sử dụng nhiều quảng cáo và khuyến mại cho người tiêu dùng.



Sơ đồ 1.3: Chiến lược kéo

Trong thực tế một số công ty sử dụng một trong hai chiến lược đó như một số khác lại sử dụng cả hai



1.3.2.3 Các trạng thái sẵn sàng mua của khách hàng

Mức độ hiệu quả cao hay thấp, nhanh hay chậm của những hoạt động truyền thông còn phụ thuộc vào trạng thái sẵn sàng của người nhận thông điệp. Người làm truyền thông phải hiểu rõ trạng thái tâm lý của người mua vì có hiểu rõ được tâm lý của họ mới lựa chọn được công cụ truyền thông thích hợp có giải pháp tiếpcận thích hợp với họ. Người tiêu dùng có sáu trạng thái mua: nhận biết, hiểu, thiện cảm, ưu chuộng, ý định mua và hành động mua. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, quảng cáovà tuyên truyền có ưu thế trong việc nhận biết. Quảng cáo cũng có tác động mạnh vào giai đoạn hiểu, xúc tiến bán cũng có tác động mạnh vào khâu này. Giai đoạn ý định mua của khách hàng lại chịu sự tác đọng của xúc tiến bán và sau đó mới là quảng cáo. Dựa vào những yếu tố khách quan về hành vi mua của khách hàngmà doanh nghiệp lựa chọn và phối hợp các công cụ truyền thông, đồng thời tạo nên cấu trúc truyền thông hợp lý



1.3.2.4 Các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm

Các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống thích ứng với từng phương tiện truyền thông khác nhau.

Trong giai đoạn giới thiệu hoạt động quảng cáo và tuyên truyền là rất thích hợp nhằm tạo ra sự nhận biết. Sau đó phải kể đến xúc tiến bán và bán hàng cá nhân.

Trong giai đoạn tăng trưởng, quảng cáo và tuyên truyền càng thích hợp nhằm đẩy nhanh doanh số bán ra, các hoạt động khác có thể giảm tuỳ theo điều kiện.

Trong giai đoạn bão hoà, hoạt động xúc tiến bán có tác dụng nhất. Các hoạt động khác có thể duy trì ở mức độ vừa đủ.

Trong gíai đoạn suy thoái, các hoạt động truyền thông đều giảm và một số bị loại trừ. Quảng cáo chỉ duy trì ở mức độ nhắc nhở, xúc tiến bán trở thàn quan trọng vì còn phát huy tác dụng ở mức tích cực.

1.4 Đánh giá hiệu quả của các phương pháp xúc tiến hỗn hợp

Các phương pháp xúc tiến trên đã mang lại không ít những hiệu quả cho doanh nghiệp mình nếu như doanh nghiệp áp dụng một cách khoa học và năng động, có 4 hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp đó là

1.4.1 Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm

Chính sách xúc tiến có vai trò to lớn trong Marketing. Nhờ có các công cụ của chính sách xúc tiến thúc đẩy nhanh việc chào hàng, bán hàng, thâm nhập thị trường, làm tăng doanh thu, quay vòng vốn nhanh, và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh giúp cho quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp trở nên thuận lợi và có hiệu quả cao hơn nhờ khối lượng hàng bán ra tăng lên đồng thời giúp cho doanh nghiệp thâm nhập được thị trường mới và tăng thị phần trên thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềmnăng, đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận hơn, từ đó giúp doanh nghiệpvững vàng và lớn mạnh hơn qua những thất bại và thành công trên thương trường.

1.4.2. Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Hoạt động xúc tiến không chỉ nhằm lôi cuốn sự chú ý, sự thích thú và tạo ra tâm trạng thoải mái cho người mua đối với sản phẩm mà còn nâng cao uy tín cũng như danh tiếng của doanh nghiệp. Về lâu dài, hoạt động xúc tiến sẽ tạo dựng được hình ảnh tốt về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp, tạo lòng tin từ phía khách hàng. Thông qua hoạt động xúc tiến và nhờ uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường sẽ lôi kéo được những khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các doanh nghiệp khác.

1.4.3. Truyền đạt thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến người tiêu dùng

Mục đích của chính sách xúc tiến là truyền đạt thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến người tiêu dùng để tác động lên họ. Muốn làm được điều đó nhà kinh doanh phải hiểu được quá trình lôi kéo khách hàng và tác động của những yếu tố môi trường lên quá trình đó. Khách hàng tiềm năng không chỉ nhận thông tin mà phải nhận thức được thông tin. Thông tin đó phải có ích và thúc đẩy người tiêu dùng phản ứng lại thông tin một cách tích cực. Mặt khác, nếu không có chính sách xúc tiến kinh doanh thì doanh nghiệp không thể có được thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng đối với chất lượng và mẫu mã sản phẩm, các dịch vụ trước và sau khi bán hàng, giá cả, mạng lưới phân phối... mà chính những thông tin này sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển được.

1.4.4. Là vũ khí cạnh tranh trên thương trường

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là làm sao kích thích được nhu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng. Ở nhiều khu vực thị trường, năng lực cạnh tranh của hàng hoá có thể được tăng lên nhờ việccải tiến chất lượng sản phẩm, phát triển những tính năng mới của sản phẩmhay giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, nhưng yếu tố quan trọng nhất làsự thiết lập các kênh thông tin về sản phẩm tới người tiêu dùng cũng như cácđiều kiện thuận lợi trong mua bán sao cho có sức thuyết phục người tiêu dùngchuyển sang dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanhcó thể được coi là các biện pháp và nghệ thuật mà các doanh nghiệp dùng đểthông tin về hàng hoá, tác động vào người mua nhằm lôi kéo người mua đếnvới sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, nhiều doanh nghiệp sử dụng các công cụ của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh hết sức linh hoạt, đa dạng, phong phú như là một vũ khí để cạnh tranh trên thương trường. Nếu biết khéoléo sử dụng sử dụng vũ khí này, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ may thành côngtrên thương trường. Bởi vì dù trực tiếp hay gián tiếp, hoạt động xúc tiếnthương mại với thành quả của nó sẽ tôi luyện doanh nghiệp thành nhà cungcấp nhanh nhạy, linh hoạt và thích ứng nhanh nhất với sự biến động của tình hình kinh tế.

Chính sách xúc tiến thương mại cùng với các chính sách khác của Marketing cần phải được hợp thành một thể thống nhất như là một biện pháp sống còn để thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, xúc tiến thương mại có thể phát huy được vai trò tích cực của mình vào thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhiều hay ít, điều này tuỳ thuộc vào sách lược, chiến lược cũng như quy mô đầu tư vào hoạt động xúc tiến thương mại như thế nào.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu cơ sở lý luận em đã nắm được những kiến thức cơ bản về xúc tiến hỗn hợp như:

  • Khái niệm và bản chất của xúc tiến hỗn hợp

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến hỗn hợp

  • Các công cụ xúc tiến hỗn hợp

Một doanh nghiệp muốn phát triển được các mối quan hệ kinh doanh với bạn hàng trong nước và nước và nước ngoài, thông qua hoạt động xúc tiến hỗn hợp các doanh nghiệp có điều kiện hiểu biết lẫn nhau, đặt quan hệ buôn bán với nhau, giúp cho doanh nghiệp có thêm khách hàng, khách hàng thì lại biết đến doanh nghiệp cùng với sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. Nhờ có hoạt động xúc tiến mà doanh nghiệp có hướng đổi mới kinh doanh, đầu tư công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh giúp chp doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp… Tóm lại hoạt động xúc tiến hỗn hợp là một vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng buộc phải có khi tham gia hoạt động kinh doanh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HỌAT ĐỘNG XÚC TIẾN HÔN HỢP TẠI

CÔNG TY TNHH HƯNG PHÁT


2.1. Khái quát chung về họat động của Công ty TNHH Hưng Phát

2.1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp

2.1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Công ty TNHH HƯNG PHÁT có địa chỉ tại xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như thức ăn chăn nuôi cho gia súc gia cầm, thủy cầm, thủy sản và kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu thô cho các doanh nghiệp khác cùng sản xuất thức ăn chăn nuôi như cám gạo sấy, ngô, lúa mỳ, bột cá, bột xuơng đậu tương…

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Được thành lập vào tháng 06 năm 2006, đến tháng 10 năm 2007 công ty bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và lắp đặt dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại, được tự động hoá ở mức cao với công suất 120. 000 tấn/nămtrị giá trên 5 triệu đô la Mỹ. Dây chuyền 1 cho gia súc và gia cầm được nhập khẩu trực tiếp từ hãng Van Aarsen - Hà Lan. Dây chuyền 2 sản xuất cám cá nổi của hãng Chia Tung - Đài Loan. Đến tháng 5 năm 2009 nhà máy đã cho ra đời 2 thương hiệu sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao cấp: thương hiệu 1 ABC, thương hiệu 2 HOÀNG PHÁT cho gia súc, gia cầm, thủy cầm, thủy sản… Từ đó đến nay công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển, tính đến tháng 6 năm 2011 sản lượng nhà máy đã đạt 6. 000 tấn/tháng và nhanh chóng trở thành một trong số công ty mạnh và có uy tín trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi. Với phương châm coi chất lượng là ưu tiên số 1, lấy lợi ích của bà con chăn nuôi làm trọng nên sản phẩm của nhà máy được bà con chăn nuôi lựa chọn và rất tin dùng.

Từ tháng 10 năm 2010 công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh nguyên phụ liệu thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu trực tiếp từ các nước Mỹ, Achentina, Ấn độ, Australia, Trung Quốc,... cung cấp cho các nhà máy.

Ngoài ra công ty còn xây dựng trại chăn nuôi heo siêu nạc, gà công nghiệp tại xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên với trên nghìn heo và hàng vạn gà.

Luôn ý thức về vai trò và tầm quan trọng của khách hàng trong sự phát triển và thành công của công ty. Tất cả những ý kiến phản hồi, yêu cầu, thắc mắc của khách hàng luôn được bộ phận bán hàng của công ty ghi nhận và hỗ trợ giải quyết trong thời gian nhanh nhất. Thêm vào đó công ty thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm tới khách hàng.

2.1.1.3 Chức năng, nhiệu vụ theo giấy phép kinh doanh

- Như giới thiệu ở phần trên thì Công ty TNHH Hưng Phát là công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như thức ăn chăn nuôi cho gia súc gia cầm, thủy cầm, thủy sản và kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu thô cho các doanh nghiệp khác cùng sản xuất thức ăn chăn nuôi như cám gạo sấy, ngô, lúa mỳ, bột cá, bột xuơng đậu tương…

- Ngày 13/07/2011, tại Hội trường  Công ty TNHH Hưng Phát, buổi lễ công bố quyết định thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Công ty TNHH Hưng Phát đã diễn ra long trọng và trang nghiêm. Đến dự có Đồng chí Doãn Thế Cường - Phó bí thư thường trực tỉnh uỷ tỉnh Hưng Yên, Đồng chí Lê Chí Viễn - Bí thư Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh, Đồng chí Đỗ Thị Hương – Chánh văn phòng Đảng uỷ khối doanh nghiệp, về phía công ty Đồng chí Phạm Văn Tiệp – Giám  đốc công ty, Đồng chí Nguyễn Thị Dịu – Phó giám đốc công ty, Trợ lý PGĐ, Trưởng, Phó các phòng ban, cùng toàn thể Đảng viên hiện đang công tác tại công ty TNHH Hưng Phát.

Tại buổi lễ công bố, lãnh đạo Công ty đã lên phát biểu tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty, những thành tích công ty đã đạt được. Đồng chí Doãn Thế Cường đã phát biểu khen ngợi những thành công của công ty và mong ban lãnh đạo công ty sẽ tạo điều kiện cho chi bộ Đảng phát triển, tạo điều kiện cho các Đảng viên phát huy năng lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật.



Đồng chí Nguyễn Trọng Binh - Phó phòng thị trường được chỉ định giữ chức Bí thư Chi bộ lâm thời. Buổi lễ công bố Quyết định thành lập chi bộ Công ty TNHH Hưng Phát đã thành công tốt đẹp

2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

a. Chức năng nhiệm vụ của bộ phận tổ chức hành chính

Chức năng

- Giúp việc cho Ban lãnh đạo công ty

- Quản lý công tác tổ chức nhân sự

- Quản lý công tác Hành chính – Văn phòng

+Nhiệm vụ

- Dựa trên chiến lược phát triển của Công ty để tư vấn cho Lãnh đạo công ty trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự

- Căn cứ vào nhu cầu thực tế của công việc để sắp xếp, bố trí nhân sự trong toàn bộ Công ty

- Xây dựng, điều chỉnh các quy chế về tiền lương, BHXH, thưởng, phạt, kỷ luật lao động cho Công ty

- Tư vấn cho Ban lãnh đạo Công ty trong việc xây dựng các chính sách về phúc lợi CBCNV trong Công ty

- Xây dựng hệ thống văn bản nội bộ như: Giấy xin phép nghĩ, phiếu đề nghị tạm ứng, phiếu đề nghị mua văn phòng phẩm, phiếu hoàn tạm ứng vv.

- Quản lý nhân sự và hồ sơ nhân sự

- Quản lý Tài sản và hiện trạng tài sản của công ty

- Quản lý việc mua, cấp phát Văn phòng phẩm

- Quản lý công việc bảo trì, bảo dưỡng Máy tính, Máy pho tô, Điện thoại, Điều hoà vv….. của công ty.

- Quản lý chi phí đặt báo, quảng cáo báo chí

- Quản lý công văn, chứng từ của công ty

- Quản lý chi phí điện thoại, điện thắp sáng, nước uống vv.. của công ty

- Quản lý, sắp xếp, bảo quản phòng Hội thảo

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quy chế lao động của nhân viên công

ty như: Giờ giấc làm việc, Đồng phục, Chấm công vv…

- Tiếp khách, hướng dẫn khách đến liên hệ công việc với Công ty

- Phụ trách cập nhật thông tin của công ty lên Website 

- Quản lý công tác vệ sinh của công ty

- Đánh máy một số tài liệu cho lãnh đạo công ty

- Cuối tháng Phòng TC- HC có trách nhiệm lập hợp Báo cáo của các phòng ban để lập báo cáo tổng hợp gửi Ban lãnh đạo công ty.

b. Chức năng nhiệm vụ của phòng nhân sự

Chức năng

- Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty.

- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo.

- Tổ chưc việc quản lý nhân sự toàn công ty.

- Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thức người lao

- Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Giám đốc.

- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện.

- Phục vụ các công tác hành chánh để BGĐ thuận tiện trong chỉ đạo – điều hành, phục vụ hành chánh để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.

- Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công ty.

- Tham mưu đề xuất cho BGĐ để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức- Hành chánh- Nhân sự.

- Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giửa BGĐ và Người lao động trong Công ty.

Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hàng tháng theo yêu cầu của công ty và các bộ phận liên quan.

- Lên chương trình tuyển dụng cho mỗi đợt tuyển dụng và tổ chức thực hiện.

- Tổ chức tuyển dụng theo chương trình đã được phê duyệt.

- Tổ chức ký hợp đồng lao động thử việc cho người lao động.

- Quản lý hồ sơ, lý lịch của CNV toàn Công ty.

- Thực hiện công tác tuyển dụng, điều động nhân sự, theo dõi số lượng CNV Công ty nghỉ việc.

- Đánh giá, phân tích tình hình chất lượng, số lương đội ngũ CNV lập các báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu cụ thể của Ban  Giám đốc.

- Làm cầu nối giữa Lãnh đạo Công ty và tập thể người lao động.

- Lập chương trình đào tạo định kỳ tháng, năm.

- Tổ chức thực hiện việc đào tạo trong công ty.

- Đánh giá kết quả đào tạo.

- Trực tiếp tổ chức, tham gia việc huấn luyện cho người lao động mới vào công ty về lịch sử hình thành, chính sách, nội quy lao động...

- Xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho CNV công ty.

- Điều động nhận sự theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.

- Lập quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm cán bộ quản lý điều hành.

- Quản lý nghỉ việc riêng, nghỉ phép, nghỉ việc của CNV

- Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.

- Lập ngân sách nhân sự

- Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của công ty.

- Giải quyết khiếu nại kỷ luật của CNV Công ty.

- Bảo vệ lợi ích hợp pháp của Công ty và của người lao động.

- Xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.

- Thực hiện việc kiểm tra xếp bậc lương, điều chỉnh mức lương theo đúng qui định của công ty.

- Tham gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện phương pháp hình thức trả lương, thưởng, phụ cấp làm việc tại Công ty.

- Theo dõi thực hiện các chế độ cho người lao động theo qui định của Công ty.

- Tổ chức theo dõi, lập danh sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện các chế độ liên quan đến bảo hiểm y tế cho người lao động theo chỉ đạo của BGĐ.

- Lập danh sách lao động định kỳ theo qui định của cơ quan nhà nước.

- Theo dõi việc nghỉ phép, nghỉ việc riêng để thực hiện chế độ phép năm cho người lao động.

- Tổ chức, trình kế hoạch và thực hiện đối với các chế độ lễ tết.

- Giao dịch với các cơ quan nhà nước để thực hiện chế độ cho người lao động.

- Đánh giá thực hiện công việc.

- Lập phương án, tổ chức thực hiện các Quyết định, Quy định của BGĐ.

- Giám sát việc thực hiện theo các phương án đã được duyệt, báo cáo đầy đủ, kịp thời và trung thực tình hình diễn biến và kết quả công việc khi thực hiện nhiệm vụ BGĐ giao.

- Đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Công ty.

- Xây dựng hệ thống các qui chế, qui trình, qui định cho Công ty và giám sát việc chấp hành các nội qui đó.

- Xây dựng, tổ chức và quản lý hệ thống thông tin.

- Nghiên cứu và nắm vững qui định pháùp luật liên quan đến hoạt động của Công ty, đảm bảo cho hoạt động của Công ty luôn phù hợp pháp luật.

- Phục vụ hành chánh, phục vụ  một số mặt hậu cần cho sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng, gìn giử và phát triễn mối quan hệ tốt với cộng đồng xã hội xung quanh.

- Tổ chức cuộc họp theo yêu cầu của Côngty.

- Tổ chức lể tân, tiếp khách hàng, đối tác trong, ngoài nước. Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa riêng của Công ty tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

- Tổ chức thu thập, phân tích, xử lý, lưu trử và phổ biến các thông tin kinh tế, xã hội, thương mại, pháp luật, công nghệ và kịp thời báo cáo BGĐ để có quyết định kịp thời.

- Phục vụ tốt nhất các điều kiện pháp lý hành chánh, hậu cần, an sinh để sản xuất thông suốt.

- Lưu giữ, bảo mật tài liệu, bảo vệ tài sản Công ty.

- Thực hiện các công tác pháp lý, bảo vệ lợi ích pháp lý cho Công ty, giữ các hồ sơ pháp lý của Công ty.

- Phối hợp với các đơn vị khác bảo vệ bản quyền nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, xuất xứ, phát minh, sáng chế… của Công ty.

- Tiếp nhận các loại công văn vào sổ công văn đi và đến.

- Phân loại và phân phối công văn cho các bộ phận, tra cứu, cung cấp tài liệu hồ sơ theo yêu cầu.

- Chuyển giao công văn tài liệu, báo chí, báo cáo đến các bộ phận liên quan.

- Đánh máy, photocopy các văn bản, công văn giấy tờ thuộc phần việc được giao.

- Sắp xếp hồ sơ, tài liệu để lưu trữ vào sổ sách, theo dõi luân chuyển hồ sơ.

- Giữ bí mật nội dung các công văn giấy tờ, tài liệu…

- Quản lý tổng đài, máy fax theo qui định của Công ty.

- Giao nhận hàng hoá, công văn tài liệu đến các bộ phận liên quan.

- Quản lý hồ sơ các loại tài sản của công ty.

- Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng các loại tài sản công ty của các bộ phận.

- Phối hợp nhà cung cấp tổ chức việc lắp đặt tài sản.

- Phối hợp đơn vị bảo trì thực hiện việc bảo trì thường xuyên và bảo trì đột xuất.

- Xử lý kịp thời những công việc liên quan đến công tác bảo vệ.

- Thực hiện công tac an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công ty.

- Kiểm tra giấy tờ, hướng dẫn người, phương tiện ra vào cổng, trông giữ xe cho khách đến liên hệ công tác, CBCNV Công ty.

- Tham mưu cho BGĐ về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty.

- Tham mưu cho BGĐ về công tác đào tạo tuyển dụng trong công ty.

- Tham mưu cho BGĐ về xây dựng các phương án về lương bổng, khen thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động.

- Tham mưu cho BGĐ về công tác hành chánh của công ty.

- Hỗ trợ cho  các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên, cách thưc tuyển dụng nhân sự…

- Hỗ trợ các bộ phận liên quan về công tác hành chánh.

c. Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán tài chính

Chức năng



Tham mưu giúp Giám đốc trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính kế toán, hạch toán kế toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, kiểm soát tài chính kế toán tại công ty, quản lý và sử dụng vốn ngân sách và các nguồn vốn do công ty huy động

Nhiệm vụ

- Hướng dẫn công ty thực hiện chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, báo cáo tài chính kế toán tại công ty

- Hướng dẫn các đơn vị tự kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách và kỷ luật thu chi tài chính để hạn chế và tránh những sai sót trong việc sử dụng vốn và quản lý tài sản.

- Giám sát kiểm tra lĩnh vực tài chính, kế toán

- Tham gia kiểm tra quyết toán năm của công ty

- Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách của nhà nước đã quy định

- Tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính và các báo cáo tài chính khác của công ty theo quy định trình giám đốc duyệt. Xây dựng dự toán và lập báo cáo quyết toán tài chính. Tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

- Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huy động vốn từ các nguồn khác  phục vụ cho hoạt động công ích và sản xuất

- Tham gia xét duyệt thanh lý tài sản cố định hàng năm, xác định vốn được giảm, vốn còn lại phải nộp ngân sách, trả nợ vốn vay trung dài hạn, xác định số vốn được chuyển sang quỹ phát triển sản xuất.

  - Cùng các phòng nghiệp vụ các đơn vị trực thuộc của  tham gia nghiệm thu hàng tháng, quý tất cả các hoạt động của công ty và nghiệm thu khối lượng khắc phục thiệt hại nếu có..

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.

d. Chức năng nhiệm vụ phòng kĩ thuật dinh dưỡng

Chức năng

- Báo cáo cho ban lãnh đạo công ty biết về chất lượng của nguyên liệu khi được nhập về, và sản phẩm khi đã sản xuất, để từ đó ban lãnh đạo có phương hưởng kịp thời và chính xác để tránh hao tổn cho công ty.

Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và cơ cấu bữa ăn của vật nuôi phù hợp với trạng thái sinh lý, điều kiện sinh thái và điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

- Nghiên cứu và giám sát về tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn uống của các loại vật nuôi

- Nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm và nguyên liệu



- Nghiên cứu về vệ sinh ăn uống, vệ sinh an toàn cho vật nuôi

e. Chức năng nhiệm vụ phòng kinh doanh:

Chức năng:

- Tìm kiếm nguồn hàng cho Công ty.

- Phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược Công ty.

- Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm của Công ty từ các đơn hàng nhận được.

- Thực hiện tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty.

- Tham mưu, đề xuất cho Ban Tổng Giám đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu.

- Tham gia xây dựng Hệ thống quản lí chất lượng, Hệ thống quản lí môi trường và trách nhiệm xã hội tại công ty.

Nhiệm vụ:

- Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho Công ty, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho Công ty. Lên kế hoạch, theo dõi sản xuất mẫu đối mẫu chào hàng.

- Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở đó chiết tính gía thành sản phẩm giá bán trình tổng giám đốc duyệt.

- Nhận các đơn đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế nội và ngoại trình Tổng Giám đốc ký.

- Làm thủ tục, thực hiện việc xuất nhập khẩu cho toàn bộ các đơn hàng đã ký.

- Lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quí, năm.

- Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, tài liệu kế hoạch, chuyển giao tài liệu kỹ thuật cho bộ phận sản xuất.

- Đánh giá nhà cung ứng theo yêu cầu của tiêu chuẩn, lập nhu cầu nguyên phụ liệu cần mua và đặt hàng theo qui định thủ tục mua hàng và thủ tục xem xét hợp đồng, theo dõi đôn đốc nhà cung ứng giao hàng đúng hạn đáp ứng nhu cầu theo lịch sản xuất.

- Cân đối nguyên phụ liệu, lập kế hoạch sản xuất từng đơn hàng, cấp phát nguyên phụ liệu cho đơn vị sản xuất.

- Nhận và giải quyết những thông tin sản xuất có liên quan.

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng cho tổng giám đốc công ty.

f. Chức năng nhiệm vụ phòng KCS

Chức năng

- thực hiện chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo về chất lượng sản phẩm để đảm bảo đúng quy trình trình sản xuất

Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch, quản lý và thực hiện công tác kiểm tra, nghiệm thu trong toàn Công ty theo các quy định hiện hành của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc quản lý chất lượng sản phẩm.

- Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra, giám sát các đơn vị sản xuất trong công tác nghiệm thu và giao nộp sản phẩm ở các khâu sản xuất và sản phẩm cuối cùng giao cho khách hàng

- Phối hợp với Phòng Kỹ thuật dinh dưỡng và các đơn vị sản xuất áp dụng các biện pháp và cơ chế tốt nhất để quản lý chất lượng sản phẩm; xem xét những khiếu nại về chất lượng sản phẩm, nghiên cứu nguyên nhân sai sót nếu có, tìm biện pháp xử lý thích hợp

- Tổ chức quản lý, lưu trữ, khai thác, bảo quản một cách khoa học, có hệ thống, có hiệu quả các tư tài liệu, hồ sơ lưu trữ.

- Đề xuất, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác nghiệm thu sản phẩm của Công ty và các đơn vị trực thuộc nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

g. Chức năng nhiệm vụ phòng thị trường

Chức năng

- Là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm và khách hàng

- Là nơi tìm kiếm khách hàng, và tiếp nhận tư vấn cho khách hàng về sản phẩm của công ty

Nhiệmvụ| 

- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng

- Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu

- Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng

- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu

- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng, ….)

- Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh.



        1. Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp

  • Chọn dây chuyền công nghệ

Công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm được sử dụng trên thế giới và ở nước ta nói chung tương tự nhau. Các thiết bị máy móc sử dụng trong công nghệ thường giống nhau về mặt nguyên tắc hoạt động. Tuy vậy thiết bị và dây chuyền sản xuất của từng hãng sản xuất khác nhau, có những đặc điểm riêng và có những đặc tính kĩ thuật khác nhau.

Каталог: file -> downloadfile9
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
downloadfile9 -> Môn: Sinh học lớp 11 Câu 1
downloadfile9 -> Đề cương ôn thi Olympic 30/4 môn Sinh Biên soạn: Nguyễn Hoàng Thiên Tân
downloadfile9 -> Họ và tên: Lớp: ĐỀ thi số 5 MÔN: dinh dưỠng học ngàNH: bqcbns
downloadfile9 -> Đề tài Tìm hiểu về lợi ích của alexa
downloadfile9 -> Giáo trình Nhập môn Tin học LỜi nóI ĐẦU

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương