Effects of heat stress on some physiological parameters in crossbred dairy cows raised in Nghia Dan district, Nghe An province


Hình 2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Thế năm 2003 và 2006



tải về 2.44 Mb.
trang17/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.44 Mb.
#35319
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

Hình 2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Thế năm 2003 và 2006

Nguyên nhân chính là do huyện đã chú trọng chỉ đạo mở rộng phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gà đồi, lợn thịt, bò thịt trong 4 năm qua. Hướng đi này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá của huyện.

Trong sự chuyển dịch các yếu tố đầu tư cho sản xuất ngành nông nghiệp của huyện, thể hiện rõ nhất là sự chuyển dịch sức lao động- yếu tố liên quan đến việc làm và thu nhập. Số lượng lao động của huyện qua 4 năm đều tăng, bình quân tăng 2,4%/năm, trong đó số lượng lao động ngành nông nghiệp tăng chậm nhất chỉ có 0,7%/năm (Bảng 3). Nguyên nhân của thực trạng này là do có sự chuyển dịch lao động sang các ngành như nuôi trồng thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh các dịch vụ thương mại. Số lao động ở các ngành này tăng nhanh về số lượng và tỷ trọng.

Tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn và có xu hướng giảm dần từ 84,23% năm 2003 xuống còn 80,12% năm 2006. So với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỷ trọng lao động các ngành phi nông nghiệp (CN-TTCN-XD; TM & DV) rất thấp, chứng tỏ kinh tế của huyện vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.


Bảng 3. Số lượng và cơ cấu lao động các ngành kinh tế huyện Yên Thế

Diễn giải

2003

2004

2005

2006

Tốc độ phát triển

BQ (%)


Số lu­ợng

(người)


Cơ cấu

(%)


Số lu­ợng

(người)


Cơ cấu

(%)


Số lu­ợng

(người)


Cơ cấu

(%)


Số lu­ợng

(người)


Cơ cấu

(%)


LĐ trong độ tuổi

45532

100

46912

100

47989

100

48829

100

102,40

- Nông nghiệp

38351

84,23

38833

82,78

38972

81,21

39122

80,12

100,70

+ Trồng trọt

31578

82,34

30896

79,56

30659

78,67

29345

75,01

96,40

+ Chăn nuôi

6773

17,66

7937

20,44

8313

21,33

9777

24,99

120,15

- Lâm nghiệp

1339

2,94

1367

2,91

1411

2,94

1499

3,07

103,80

- Thủy sản

1420

3,12

1525

3,25

1632

3,40

1801

3,69

108,30

- CN - TTCN - XD

2960

6,50

3508

7,48

4021

8,38

4210

8,62

112,60

- TM & DV

1462

3,21

1679

3,58

1953

4,07

2197

4,50

114,60

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Thế.

Tỷ lệ lao động CN - TTCN - XD chiếm tỷ lệ thấp nhưng có chiều hướng tăng dần từ 6,50% năm 2003 lên 8,62% năm 2006, do một số ngành CN - TTCN - XD như sản xuất gạch, vôi, chế biến và mộc nề đã phát triển, thu hút một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang làm việc tại cơ sở sản xuất của nhóm ngành này. Nuôi trồng thuỷ sản hiện đang có hiệu quả cao, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất cấy lúa 1 vụ không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản, lao động thuộc ngành này tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng.

Trong nông nghiệp, tỷ trọng lao động ngành trồng trọt trong tổng lao động nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng chủ yếu, nhưng đang giảm dần từ 82,34% năm 2003 xuống 75,01% năm 2006 và giàm bình quân mỗi năm 3,6%.

Như vậy, cơ cấu lao động trong huyện đang có bước chuyển dịch, tuy nhiên mức độ chuyển dịch còn chậm, không đồng đều giữa các ngành. Đây cũng là dấu hiệu tốt, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

3.2.2. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp

a) Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt

Diện tích đất nông nghiệp của huyện từ năm 2003 đến 2006 có xu hướng giảm, bình quân giảm 1,65%/năm do đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn thông qua xây dựng hệ thống đường giao thông, kênh mương, các trung tâm văn hóa, cơ sở xây dựng, chế biến, tiểu thủ công nghiệp (Bảng 4).

Diện tích đất trồng cây lâu năm, đặc biệt trồng vải thiều của huyện tăng nhanh qua 3 năm cả về tỷ trọng lẫn diện tích. Năm 2003 diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm 32,28% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện, năm 2006 tỷ trọng này lên tới 41,41%, bình quân 3 năm tăng 7,18%.


Bảng 4. Diện tích và cơ cấu diện tích đất nông nghiệp huyện Yên Thế

Diễn giải


2003

2004

2005

2006

Tốc độ
phát triển

BQ (%)


DT(ha)

CC(%)

DT (ha)

CC(%)

DT (ha)

CC(%)

DT (ha)

CC(%)

Đất nông nghiệp

9798,67

100,00

9815,50

100,00

9341,01

100,00

9315,12

100,00

98,35

1. Đất cây hàng nam

5297,77

54,07

5271,24

53,70

5257,32

56,28

5223,95

56,08

99,53

2. Đất cây lâu nam

3162,90

32,28

3235,13

32,96

3858,99

41,31

3857,56

41,41

107,18

3. Đất vườn tạp

1137,77

11,61

1100,59

11,21

9,29

0,10

9,27

0,10

65,79

4. DT nuôi trồng thủy sản

200,23

2,04

208,54

2,12

215,43

2,31

224,34

2,41

103,86

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Yên Thế.

Điều này thể hiện chiều hướng tốt trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện, song cũng đặt ra những thách thức lớn trong bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và huy động vốn.

Xem xét cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm, số liệu bảng 5 cho thấy, diện tích gieo trồng cây lương thực và cây có bột có xu hướng giảm, diện tích gieo trồng cây công nghiệp, nhất là lạc, thuốc lá có xu hướng tăng. Song, nhìn chung tốc độ chuyển dịch còn chậm, diện tích các cây trồng mang lại thu nhập cao chưa thể hiện rõ rệt.



b) Cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện phát triển nhanh, trong đó tăng nhanh nhất là đàn gia cầm, tiếp đó đến đàn trâu bò, đàn lợn, và cơ cấu đàn đã có sự chuyển biến đáng kể (Bảng 6).

Đàn trâu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số đàn gia súc, nhưng tỷ trọng đang có xu hướng giảm từ 81,77% năm 2003 xuống còn 66,07% năm 2006. Do huyện có cơ chế hỗ trợ cải tạo đàn bò theo hướng “Sind hoá” nên số lượng bò thịt có xu hướng tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng, bình quân tăng 36,62%/năm, tỷ trọng tăng từ 18,23% năm 2003, lên 33,93% năm 2006.

Cùng với việc cải tạo đàn bò huyện đã đầu tư thực hiện một số mô hình khuyến nông nhằm tăng tỷ lệ nạc hoá trong đàn lợn. Số đầu lợn của huyện qua 3 năm đều tăng, bình quân tăng 5,53%/năm, trong đó chăn nuôi lợn thịt có xu hướng giảm về tỷ trọng nhằm chỉ đáp ứng cho nhu cầu giết mổ, cung cấp thịt trong huyện và các vùng lân cận. Do nhu cầu lợn giống để phát triển chăn nuôi nhiều nên tỷ trọng số đầu đàn lợn nái tăng nhằm đáp ứng nhu cầu con giống trên địa bàn huyện.

Những năm 2003-2004-2005 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, số con chỉ dao động khoảng trên dưới 880.000 con. Riêng năm 2006 huyện Yên Thế đã làm tốt công tác phòng trừ dịch, cùng với nhu cầu về thực phẩm gia cầm, đặc biệt là thịt gà tăng mạnh, được giá nên nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi gà theo mô hình thả vườn, hay còn gọi là “gà đồi Yên Thế”.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, không thể tách giá trị của từng ngành theo đúng phân loại gia súc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT), do vậy dựa vào số liệu tính toán và phân loại của phòng Thống kê Yên Thế (2006) cho biết giá trị sản xuất chăn nuôi gia súc lớn bao gồm lợn va trâu bò chiếm tỷ trọng trên 60% và có xu hướng tăng từ 61,83% năm 2003 lên 68,66% năm 2006 (Hình 3). Giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm chiếm khoảng trên 22% trong tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, còn lại là giá trị các sản phẩm chăn nuôi khác như là hươu, sản phẩm không qua giết thịt như trứng, mật ong và sản phẩm phụ.



Bảng 5. Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Yên Thế

Diễn giải

2003

2004

2005

2006

Tốc độ phát triển BQ (%)

D.tích

(ha)


Cơ cấu

(%)


D.tích

(ha)


Cơ cấu

(%)


D.tích

(ha)


Cơ cấu

(%)


D.tích

(ha)


Cơ cấu

(%)


Tổng số

12444,00

100,00

12269,00

100,00

11988,00

100,00

12348,00

100,00

99,74

1.Cây l­ương thực

8137,00

65,39

8065,00

65,73

7971,00

66,49

7900,00

63,98

99,02

- Lúa

6530,00

80,25

6373,00

79,02

6549,00

82,16

6487,00

82,11

99,78

- Ngô

1607,00

19,75

1692,00

20,98

1422,00

17,84

1413,00

17,89

95,80

2. Cây chất bột

1754,00

14,10

1761,00

14,35

1493,00

12,45

1561,00

12,64

96,19

- Khoai lang

797,00

45,44

788,00

44,75

647,00

43,34

671,00

42,99

94,43

- Sắn

838,00

47,78

860,00

48,84

784,00

52,51

872,00

55,86

101,33

- Cây có bột khác

119,00

6,78

113,00

6,42

62,00

4,15

18,00

1,15

53,28

3. Cây CN

1264,00

10,16

1307,00

10,65

1352,00

11,28

1575,00

12,76

107,61

- Đậu t­ương

287,00

22,71

251,00

19,20

179,00

13,24

222,00

14,10

91,80

- Lạc

820,00

64,87

987,00

75,52

1089,00

80,55

1090,00

69,21

109,95

- Vừng

15,00

1,19

10,00

0,77

5,00

0,37

3,00

0,19

58,48

- Mía

42,00

3,32

39,00

2,98

33,00

2,44

10,00

0,63

61,98

- Thuốc Lá

100,00

7,91

20,00

1,53

46,00

3,40

250,00

15,87

135,72

4. Cây thực phẩm

1023,00

8,22

873,00

7,12

883,00

7,37

847,00

6,86

93,90

- Rau xanh

827,00

80,84

668,00

76,52

664,00

75,20

623,00

73,55

90,99

- Đậu đỗ

196,00

19,16

205,00

23,48

219,00

24,80

224,00

26,45

104,55

5. Cây khác

266,00

2,14

263,00

2,14

289,00

2,41

465,00

3,77

120,46

(Nguồn: Phòng Thống kê, phòng Kinh tế huyện Yên Thế 3/ 2007).

Bảng 6. Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Yên Thế từ 2003-2006

Diễn giải


ĐVT

2003

2004

2005

2006

BQ/năm

(2003-2006)

(%)


Số lượng

Cơ cấu

(%)


Số lượng

Cơ cấu

(%)


Số lượng

Cơ cấu

(%)


Số lượng

Cơ cấu

(%)


1. Đại gia súc

con

12734

100,00

13610

100,00

14859

100,00

17367

100,00

110,98

- Trâu

con

10413

81,77

10605

77,92

10852

73,03

11475

66,07

103,30

- Bò

con

2321

18,23

3005

22,08

4007

26,97

5892

33,93

136,62

2. Đàn lợn

con

61761

100,00

62820

100,00

60847

100,00

71803

100,00

105,53

- Lợn nái

con

10613

17,18

16980

27,03

16787

27,59

16824

23,43

119,69

- Lợn thịt

con

51148

82,82

45840

72,97

44060

72,41

54979

76,57

103,51

3. Gia cầm

con

889250

100,00

785991

100,00

880000

100,00

2263798

100,00

152,50

- Gà

con

779600

89,92

679072

86,40

698000

79,32

2047823

90,46

160,40

- Ngan, Vịt

con

89650

10,08

106919

13,60

182000

20,68

215975

9,54

136,06

4. SL Thuỷ sản

tấn

417

 

519

 

554

 

623

 

114,60

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Thế).




tải về 2.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương