Earnest L. Tan SỐng hết mìNH


NHỮNG NĂM ĐAU KHỔ KHÔNG CẦN THIẾT



tải về 0.59 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2018
Kích0.59 Mb.
#36470
1   2   3   4   5

NHỮNG NĂM ĐAU KHỔ KHÔNG CẦN THIẾT

Đây là kinh nghiệm của Elsa. Chị lo lắng bởi tâm trạng ngày càng lạnh nhạt đối với các con cái mình. Điều này làm cho chị tính đến chuyện xin một công việc làm ở nước ngoài. Đầu tiên, quyết định này có vẻ là vì các con chị. Đối với chị, đó là một cách để tránh xa khỏi con cái. Dĩ nhiên, mặc cảm tội lỗi cứ day dứt ám ảnh chị. Chị biết rằng nếu mình là một người mẹ tốt thì mình không nên toan tính như vậy. Vả lại chị là một phụ nữ góa chồng và các con đang trông cậy vào chị.

Những giằng co ấy đã dẫn Elsa đến với tôi. Cùng nhau, chúng tôi cố gắng dò tìm những biến cố đã đưa đẩy chị đến tình huống hiện tại. Chúng tôi khám phá thấy nỗi đau của chị đã bắt đầu trước đó mười năm, khi chồng chị mới qua đời. Trong khi thi hài người chồng mình vẫn nằm ở đó, bố chồng chị - người mà từ đó đến nay chị không giờ chịu đựng được – đã tố cáo chị. Ông nói: “Bây giờ, con trai tôi đã chết, chắc rằng cô sẽ tìm một người đàn ông khác và bỏ đám cháu nội của tôi”.

Những lời ấy của bố chồng đã xúc phạm và gây thương tổn cho chị. Kể từ đó, chị thề sẽ chứng tỏ cho ông bố chồng thấy rằng chị sẽ là người mẹ hết sức đảm đang của các con mình. Dù chị làm việc nhà nước và chỉ nhận được một món lương còm, chị vẫn đảm nhận vai trò một trụ cột duy nhất nuôi sống gia đình. Chị không bao giờ xin sự giúp đỡ từ phía gia đình bên chồng. Chị gắng làm thêm ngoài giờ để kiếm thêm tiền. Chị bảo đảm mọi nhu cầu của các con đều được đáp ứng. Có điều, trong khi đó các nhu cầu của chính chị thì phải hy sinh.

Sau vài năm, giờ đây chị cảm thấy mệt mỏi và kiệt lực. Tôi chỉ ra rằng từ ngữ đúng nhất để mô tả tình trạng của chị hiện nay là “cháy máy” (burn-out). Vì chị đã không quân bình giữa việc cho đi và việc đáp ứng các nhu cầu của riêng mình, nên chị đã vắt kiệt năng lực nơi chị. Đó là lý do tại sao chị càng ngày càng cảm thấy dửng dưng đối với con cái. Trong những trường hợp như vậy, triệu chứng náy rất thường xảy ra.

Chị lúc ấy mới nhận ra rằng chị đã đóng quá mức vai trò của người mẹ đối với các con mình, như một cách gián tiếp để trả đũa ông bố chồng. Tuy nhiên, chị đã làm thế đến mức tác hại đến các con chị. Chị đã cung ứng cho chúng những thứ vượt ngoài khả năng thu nhập của chị. Chị một mình làm hết mọi công việc trong nhà, đặt các con vào thế phụ thuộc vào chị - và chị tự tước mất khỏi bản thân mình những nhu cầu căn bản như đi lại gặp gỡ bạn bè. Chĩ đã tự đẩy mình vào tình trạng khốn khổ không đáng có.

Khi Elsa nhận ra rằng chị đang phản ứng lại ông bố chống, chị bắt đầu suy xét rằng hay hơn biết bao nếu chị quyết định đáp ứng (respond) hơn là phản ứng (react). Thay vì chứng tỏ mình, lẽ ra chị chỉ cần diễn tả nỗi đau của bản thân và tìm sự nương tựa nơi bố chồng.

Giống như Elsa, chúng ta thường dễ phản ứng hơn là đáp ứng các tình huống trong cuộc sống. Để có thể đáp ứng, chúng ta cần phải dừng lại và khảo sát lòng mình trước khi chúng ta tra tay vào bất cứ hành động nào xa hơn. Đây cũng là mộ thái độ biện phân. Thái độ này “dạy chúng ta đối diện, đương đầu và làm chủ tất cả các kinh nghiệm trong cuộc đời mình và suy ngẫm về ý nghĩa của chúng tôi với cuộc đời chúng ta”.

Mọi kinh nghiệm đều có một ý nghĩa riêng tư cho ta. Trong trường hợp Elsa, những lời nói của ông bố chồng mang ý nghĩa của một cái gì gây xúc phạm và thương tổn. Và chị đã trả đũa bằng cách tự chứng tỏ mình. Rồi té ra là cung cách ấy của chị vừa không lành mạnh vừa không cần thiết. Chị bắt đầu biết biện phân khi chị kinh nghiệm các hậu quả của tình trạng “cháy máy” nơi mình.

SAO ĐÀNH NHẮM MẮT ĐƯA CHÂN?

Không biết biện phân, chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của các hoàn cảnh. Chúng ta để cho các biến cố thao túng chúng ta. Trái lại, với sự biện phân, chúng ta sẽ tìm lại được năng lực để lãnh trách nhiệm và để hành động trong cuộc sống mình.

Xin minh họa ở đây bằng câu chuyện của Manny. Manny kể lể rằng anh bất lực không thể kiểm soát các cảm nghĩ tiêu cực của mình đối với vợ và các con của mình. Anh nhìn nhận rằng anh dễ quạu quọ và nóng nảy, ví thế lúc nào anh cũng cằn nhằn chì chiết. bao lần hối hận, rồi anh vẫn cứ lặp lại hoài kiểu cư xử tệ hại ấy.Và điều này làm anh chán chường.

Nhìn lại cuộc đời mình, Manny khám phá rằng thái độ của anh bắt đầu bộc phát sau khi anh bị mất công việc làm trước đó vài năm. Đó là một kinh nghiệm kinh hoàng đối với anh. Anh bị xô vào trong những toan tính ngầm của công ty và bị biến thành con dê tế thần. Tên tuổi của anh bị bôi bẩn và mọi nỗ lực minh oan đều thất bại. Anh không dám gặp người ta, và vì thế đành bỏ việc. Vợ anh vì thế, phải gánh trên vai trách nhiệm nuôi sống gia đình.

Tình hình này làm Manny lúng túng và anh bắt đầu có những ý nghĩ rất tiêu cực về bản thân anh. “Tôi là một kẻ vô dụng. Tôi là một tên đàn ông không nuoi nỗi vợ con. Tôi là một anh chồng phải để vợ đi lam lo cơm gạo. Tôi thật xấu hổ khi nhìn vợ con. Tôi thật dở. Tôi không có can đảm để nhìn mọi người…”

Những kết luận ấy về chính mình cáng đè nặng thêm nỗi đau nơi anh. Càng bất mãn chính mình, anh càng bất mãn người khác, nhất là những người gần gũi anh. Giống như mọi người đàn ông, anh thiếu lòng khiêm tốn để chấp nhận thế yếu và cho phép vợ mình nắm giữ thế mạnh. Trái lại, anh phản đối điều đó và cảm thấy tình trạng như vậy sẽ làm cùn nhụt chí khí nam nhi nơi anh. Anh trở nên thường xuyên bực dọc và hay gây gổ. Để có thể thoát ra, Manny sẽ phải sắp xếp lại những ý chí tiêu cực về chính mình và phải chấp nhận chính mình một cách thực tiễn hơn.

Manny không nhận ra được điều này trước đây bởi vì anh không dám lắng nghe những tiếng nói bên trong mình. Anh biết rằng mình sẽ đau đớn. Chính nỗi sợ đau đã cản trở không cho anh làm công việc biện phân.

Chúng ta muốn quên đi cơn đau. Vì thế chúng ta hùng hục cắm cổ làm việc. Chúng ta làm tê liệt các cảm giác của mình, hy vọng sẽ vĩnh viễn nhận chìm những tiếng nói tiêu cực bên trong mình, trong khi nỗi khổ sở vẫn kéo dài trong tiềm thức. Nhưng, đau đớn có thể là một vị thầy tuyệt vời. Như Leo Buscaglia nói: “Đôi khi một phút đau khổ dạy cho ta được nhiều hơn là mười năm huy hoàng”.



NHỮNG CƠN ĐAU RĂNG

Vâng, những cơn đau răng có thể là một hình ảnh loại suy rất hay để minh họa ở đây. Hẳn bạn không chối rằng ngay cả khi chúng ta biết mình bị sâu răng, chúng ta thường vẫn không đi gặp nha sĩ bao lâu cái răng sâu ấy của mình chưa đau nhức. Rồi khi nó bắt đầu đau nhức, chúng ta vẫn nấn ná, ù lì chứ chưa chịu đi gặp nha sĩ ngay. Chúng ta đổ dầu khuynh diệp, hoặc cồn, hoặc thậm chí đổ cả xăng vào chỗ răng sâu…chỉ để làm giảm đau tạm thời. Chỉ đến khi nó nhức nhối quá lắm, không chịu nổi nữa thì chúng ta mới chịu đi gặp nha sĩ. Bấy giờ, vị nha sĩ sẽ phát hiện ra rằng sự trễ nãi của chúng ta đã không chỉ ảnh hưởng đến chiếc răng này – mà cả những chiếc răng xung quanh nó cũng đã bị ảnh hưởng nữa.

Chúng ta cũng thường có thái độ như vậy trước nỗi đau cuộc sống. Trong ngần nào có thể, chúng ta thường cố tránh né các vấn đề, thay vì đối mặt với chúng. Khi không thể tránh né được nữa, bấy giờ chúng ta bị buộc phải làm một điều gì đó. Và cho tới lúc này thì vấn đề đã phình lên và gieo tai rắc họa cho biết bao người rồi.

Dù các kinh nghiệm của chúng ta có tính tích cực hay tiêu cực, chúng ta cũng phải đối diện với chúng và rút ra bài học từ chúng. Chúng ta phải đều đặn dành thời giờ để xem xét lại từng kinh nghiệm của mình và suy ngẫm về cách mà các kinh nghiệm ấy đang hình thành nên con người hiện tại của chúng ta. Chúng ta phải cảnh giác để không mù lòa trước sự thật – do bởi nỗi sợ đau đớn. Chúng ta phải tiếp tục khảo sát lòng mình.

Có lần tôi nói chuyện với một nhóm hỗn hợp các thành viên của các khoa về ý nghĩa của sự cởi mở, nhiều người trong họ đã phát biểu như sau: “Điều mà anh đang nói quả hoàn toàn đúng đắn. Chúng tôi thật sự thích thú và chúng ta nhất trí rằng cần phải cởi mở. Nhưng chúng tôi tự hỏi nó có thực tiễn không. Chúng tôi nhìn xung quanh và tự hỏi liệu có ai ở đây để cho mình thực hành sự cởi mở như thế không?”

Họ nêu dồn dập những nghi ngờ như thế với tôi. Tôi bắt đầu tìm hiểu và phát hiện ra rằng các thành viên của hai khoa này có một quá trình cạnh tranh và xung khắc. Vì thế, tôi thách thức họ. Tôi nói: “Các bạn không nhận ra rằng trong quá trình quan hệ với nhau, các bạn đã dạy nhau rằng đừng tin tưởng hay sao? Thế tại sao các bạn không cơ hội này để dạy nhau lấy lại niềm tin tưởng? Thật đáng thử lắm chứ, và các bạn chắc chắn sẽ chứng tỏ là mình rút được ích lợi thiết thực hơn bất cứ ai”.

Tôi biết mình đang đưa ra một đòi hỏi quá cao. Nhưng vì tôi nại đến tính bản thiện của họ,họ đã dần dần cho thấy sự sẵn sàng và họ xác nhận rằng họ hoàn toàn có thể lấy lại niềm tin tưởng nơi nhau.

Chúng ta luôn luôn còn bất ngờ thú vị mỗi khi thấy một tia sáng nào đó đủ khả năng đem lại một sự thay đổi tích cực. Chỉ cần chúng ta dành thời gian để dừng lại và khảo sát lòng mình, chúng ta sẽ lớn lên thêm rất nhiều trong tư cách là những con người. Vì thế, bạn hãy bắt đầu bây giờ. Hãy phát triển một thái độ biện phân trong cuộc sống của bạn. Hãy kiểm tra thường xuyên – này, tôi đang trở nên khá hơn hay đang ngày càng tệ hơn?



Chương Bảy

Ở ĐÂY VÀ BÂY GIỜ



HAY

Ở ĐÓ VÀ LÚC ẤY?



(Điều kiện 7: hòa hợp với hiện tại)

Khi tôi nhìn lại quá khứ của mình với thái độ chấp nhận và tha thứ, tương lai của tôi dường như xanh lên màu hy vọng nhiều hơn. Và bấy giờ, tôi cảm nghiệm được niềm vui và an bình sâu xa hơn trong hiện tại.

Một số trong chúng ta chìm đắm quá nhiều trong quá khứ; trong khi một số khác lại phóng mình quá nhiều vào tương lai. Cả hai trường hợp chúng ta đều đánh mất hiện tại và những cơ hội mà hiện tại cung ứng cho mình.

Tôi có một anh bạn – là bố đẻ đứa con đỡ đầu của tôi. Khi anh nghe tin được tuyển đi làm ở nước ngoài, anh sung sướng tuyên bố: “Giờ đây mình có thể sắm cho con cái mình những gì mà mình không bao giờ có được hồi mình còn bé”.

Quả thế, sau vài tháng làm việc ở xứ người, anh lập tức gửi về Manila một thùng hàng gồm những món đồ chơi đắt tiền: những chiếc máy bay chạy bằng pin và những xe đua điện tử. Đây là những món đồ chơi mà anh ta rất thích bởi vì hồi còn bé anh đã ao ước nhưng không có được.

Đứa con đỡ đầu của tôi, chỉ mới ba tuổi, tỏ ra rất thích thú với những món đồ chơi đó. Đứa bé nào mà chẳng thích thú với những cái mới lạ. Nó bắt đầu chơi với các món ấy cho đến một hai tuần sau, do óc tò mò, nó bắt đầu táy máy tháo tung mọi thứ ra để xem thử chúng hoạt động làm sao. Rốt cục, tất cả chỉ còn là những mảnh vụn vung vãi khắp nhà.

Mẹ thằng bé hốt hoảng, vì chị biết chồng mình sẽ phẫn nộ về chuyện này. Thế là từ đó, hễ nhận được món đồ chơi nào do chồng gửi về, chị đều cất vào tủ kính, ngoài tầm với của thằng nhóc. Thằng nhóc đành phải chấp nhận chỉ đứng nhìn các đồ chơi qua tủ kính.

Sau một năm, anh bạn ấy của tôi trở về. Anh đùng đùng nổi giận khi nhìn thấy một số đồ chơi đã tan tành. Anh lôi thằng nhóc ra và đánh đòn. “Cả đời tao, tao không bao giờ có được những món đồ chơi như thế này. Bây giờ mày được sắm cho đầy đủ - chỉ có mỗi chuyện giữ gìn mà cũng không xong. Mày hư quá”. Cảm thấy lời tố cáo của anh quá vô lý đối với một đứa bé ba tuổi, tôi chen vào bênh vực nó: “Này, vấn đề nằm ở nơi cậu đấy chứ! Các món đồ chơi cậu mua không hợp với một đứa bé ba tuổi. Thằng nhóc nào mà không muốn tháo tung các thứ ra vì tò mò. Vì thế, lẽ ra cậu nên mua cho nó những bộ đồ chơi tháo ráp chẳng hạn. Còn những món nào mà cậu thích, thì cậu nên mua cho chính cậu và cứ để lại bên Saudi mà chơi. Nói cho cùng, đây chỉ là những thứ mà CẬU đã ao ước mà không có được hồi còn bé”.



NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN DANG DỞ

Thường chúng ta ai cũng có những vấn đề trong quá khứ còn dang dở, chưa giải quyết xong. Chúng ta phóng chúng vào hiện tại, cho dù sự phóng chiếu này không tương hợp và phi thực tế đến mấy đi nữa. Câu chuyện của anh bạn nói trên của tôi cho thấy một điểm yếu thông thường nơi các bậc cha mẹ, đó là họ biến con cái mình thành cái mà tôi gọi là “những sự bành trướng bản ngã” của họ. Họ muốn nhìn thấy nơi con cái họ những gì mà bản thân họ đã không có được trong quá khứ. Kết quả là, những đứa con của họ bị tước mất cá thể tính của riêng chúng.

Trong tư cách là một nhà tư vấn cho các thiếu niên, tôi thường xuyên nghe những trường hợp trong đó các cha mẹ quyết định cuộc đời cho con cái mình. “Bố đã từng muốn làm một luật sư, nhưng không thành, bố muốn con trở thành luật sư” “Bố đã đi tu nhưng đường tu của bố không thành; này con, con trai của bố, hãy trở thành linh mục để biến giấc mơ của bố thành hiện thực” “Con hãy tránh tất cả những sai lầm mà mẹ đã mắc phải trong quá khứ” Nghĩa là, những đứa con tội nghiệp ấy bị mắc kẹt trong những vấn đề chưa được giải quyết của bố mẹ chúng.

Ở đây tôi không có ý nói rằng các bậc cha mẹ không được phép khích lệ con cái đề cao các giá trị của họ. Điều tôi muốn cảnh giác đó là mối nguy của việc đẩy con cái vào trong quá khứ của cha mẹ và tước mất cuộc sống riêng của chúng.

Tôi có gặp một người kế toán mà chúng ta sẽ gọi là Cesar. Các đồng nghiệp của an đã gọi anh là bủn xỉn phi thường. Anh ít khi tham gia những sinh hoạt có đòi hỏi phải đóng góp tiền bạc. Anh viện lẽ rằng mình không có tiền. Rồi ta thường nghe anh dạy mấy đứa con của anh về chuyện tiền bạc như sau: “Cả đời bố, bố đã phải sống với 50 xu mỗi tuần. Các con cũng phải bắt chước bố như vậy”.

Thực ra, Cesar hiện nay không nghèo. Cả anh và vợ anh đều là những người có tay nghề chuyên môn và có thu nhập khá. Không có lý do gì để anh phải quá lo lắng về tiền bạc như vậy. Nhìn anh ky cóp từng đồng, người ta dễ dàng tưởng rằng anh muốn sưu tầm các loại xe Mercedes Benze. Rõ ràng nơi anh có tồn tại một xung động rất vô lý.

Khi tôi đề nghị Cesar nhìn lại và phân tích cuộc đời riêng của anh, tôi mới hiểu rõ hơn về cớ sự. Cái mức độ mà Cesar bám chặt vào tiền bạc cũng chính là mức độ khốn khổ do tình trạng túng quẩn mà anh ta đã trải qua trong quá khứ. Trong khi sự nghèo túng có thể là một thầy dạy tốt với một số người; thì ở đây, đối với Cesar nghèo túng chỉ làmột kinh nghiệm nghiệt ngã, hổ nhục và kinh tởm. Vì thế, anh tập trung mọi năng lực của mình cho mục đích duy nhất là giữ gìn sự ổn định cho cả đời mình.

Tuy nhiên, anh khám phá ra rằng bao lâu anh chưa chữa trị được vết thương của quá khứ - vết thương của nỗi sợ nghèo túng – thì anh sẽ không bao giờ dàn xếp được các vấn đề của hiện tại. Như thực tế rất rõ ràng đấy, trong hiện tại anh chẳng phải đứng trước mối đe dọa nghèo túng nào, nhưng anh vẫn hành động như thể là đang có thực một mối đe dọa như vậy. Rốt cục, anh đang vô tình tạo ra cùng một loại khốn khổ mà mình phải chịu trước đây cho con cái mình bây giờ.



TOÀN LÀ NHỮNG CHỮ “YẾU”

Đàng khác, một số người qui hướng cuộc sống hiện tại của mình quá nhiều vào tương lai. Đời sống của họ bị chi phối bởi những chữ “NẾU” đời tôi sẽ mãn nguyện nếu tôi leo lên được tới chức vụ đó. Tôi sẽ không còn gì để phàn nàn nếu tôi kiếm được một ngôi nhà và một mảnh vườn. Đời tôi sẽ tốt hơn nếu tôi gặp được một người lý tưởng làm bạn đời của mình. Tôi sẽ hoàn toàn hạnh phúc nếu không có vấn đề xảy ra cho tôi nữa. Thế là, khi chưa được thăng chức, khi chưa có được nhà và đất, khi chưa gặp được một người bạn lý tưởng, và khi chưa có được một cuộc sống giũ sạch mọi vấn đề, thì họ ngụy lặn trong khốn khổ.

Chúng ta không xa lạ gì với những người mà tôi gọi là “những cha mẹ của thế chiến thứ ba”. Họ tập trung tất cả mọi năng lực của hiện tại để chuẩn bị cho tương lai. Và trong quá trình ấy, họ tước mất khỏi chính mình và con cái mình những niềm vui hiện tại. Ưu tư của họ về tương lai đã làm cho họ bị nhỡ mất chính cuộc sống.

Mới đây, tôi nghe kể về câu chuyện về một người đàn ông quá lo sợ khi nghe một số tin tức về các vụ cướp. Ông quyết định hy sinh cắt bớt giấc ngủ để đảm bảo an toàn cho nhà mình. Thế là, đêm nào cũng vậy, ông chỉ ngủ đến nửa đêm, rồi thức dậy canh gác ngôi nhà cho tới sáu giờ sáng.

Tôi thấy câu chuyện này vừa tức cười vừa điên rồ. Điều tôi cho là vô lý trong cung cách của ông ta, đó là ông ta tự tước mất của mình một cái gì căn bản (= giấc ngủ) để đổi lấy việc canh trừng một tên trộm có thể sẽ không bao giờ xuất hiện. Theo tôi, ông chỉ cần kiểm tra lại các cửa trước, cửa sau, gài chốt và khóa cẩn thận…là đủ. Còn việc chấp nhận mất thời gian, mất giấc ngủ là điều mà tôi không thể nhất trí được.

Những băn khoăn của chúng ta về tương lai đôi khi làm cho chúng ta hành động một cách điên rồ trong hiện tại.

Tôi nhớ mãi một phim Trung Quốc mang tựa đề “Bạn Gái”. Câu chuyện xoay quanh một anh chàng nọ mơ mộng một phụ nữ và dành hết thời giờ để theo đuổi nàng. Mặc dù rõ là tình yêu của anh không được đáp lại, anh vẫn mù quáng torng ảo tưởng lãng mãn của mình. Anh có một cô bạn gái, và cô này yêu anh. Cô kiên trì ở bên anh trong khi anh mải miết theo đuổi người phụ nữ kia. Và trước sau, anh chẳng có một chút quan tâm nào đến cô bạn này.

Vào hồi kết của chuyện phim, anh chàng ấy chợt bừng tỉnh và nhận ra sự thực rằng người phụ nữ mà mình yêu đã không bao giờ thực sự quan tâm đến mình. Khốn khổ, anh đứng như mất hồn giữa trời mưa – từ lâu nay cô vẫn kiên trì như thế - và lấy dù che mưa cho anh. Chính lúc đó anh mới nhận ra mình thật điên rồ. Anh đã mải theo đuổi một phụ nữ lý tưởng của mình. Anh không nhận ra rằng tình yêu thật sự ở đó, bên anh.

Chuyện phim thật lãng mãn. Nhưng sứ điệp thì rất rõ ràng: Khi chúng ta loay hoay quá nhiều về tương lai, chúng ta sẽ hụt mất hiện tại.

Trong quyển sách mang tựa đề “Stress, Sanity, and Survival” của mình, Woofalk và Richardson đã đưa ra hai chỉ dẫn để giải phóng căng thẳng như sau:

Những cuộc chiến đấu trong đời chỉ thay đổi chứ không bao giờ chấm dứt. Bạn hãy ngừng ngay việc chờ đợi cái ngày mà ‘mình có thể an nhàn thảnh thơi’ hay cái ngày mà ‘mọi vấn đề của mình sẽ không còn’. Cái ngày ấy sẽ không bao giờ xảy đến đâu! Kìa, phần lớn các điều tốt lành trong cuộc sống của bạn đang lướt qua hôm nay – và chúng ngắn ngủi lắm. Bạn hãy thưởng thức chúng, cảm nếm chúng. Đừng phí thời gian ngưỡng vọng một hồi kết cục của mọi mối phiền não”.

Quá khứ của chúng ta được chiếm lĩnh phần lớn bởi những bóng ma vốn không ích dụng gì cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Thường đó là những trường hợp bị chúng ta đổ lỗi là cớ sự của những thiếu thốn của mình, đó cũng có thể là những chuẩn mực của cha mẹ mà chúng ta cố sống theo một cách triệt để, hoặc đó cũng có thể là những hoài niệm không chính xác về ‘ngày xưa huy hoàng ấy’. Nói tắt, dồn hết tâm lực vào quá khứ là cướp mất của hiện tại niềm tin và sức sống”.

Tôi nhớ có lần khi mình chán nản, một người bạn đã nói với tôi: “Có lẽ cậu khốn khổ vì cậu nhìn về quá khứ với quá nhiều oán hận và cay đắng, và vì thế tương lai của cậu dường như mịt mù vô vọng. Đó là lý do tại sao cậu đang cảm thấy bất hạnh và chán chường”.

Những lời ấy chứa đựng rất nhiều sự thật. Về sau, khi tôi đã chữa trị được các vết thương của mình trong quá khứ, tôi nhận ra cảm nghỉ của mình về cuộc sống hiện tại bỗng thay đổi rất nhiều. Lúc này, khi tôi nhìn trở lại quá khứ với thái độ chấp nhận và tha thứ, thì tương lai của tôi xanh lên màu hy vọng dạt dào. Đồng thời, tôi cảm nghiệm được nhiều niềm vui và nhiều sự an bình hơn trong cuộc sống hiện tại.

Chúng ta không được phép quên quá khứ, cũng không được phép lảng tránh tương lai. Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhìn quá khứ và tương lai trong qui chiếu đến hiện tại. Ở trong một quá khứ hay mất hút trong tương lai, tức hiện hữu ‘ở đó và lúc ấy’ thay vì ‘ở đây và lúc này’ điều này sẽ cướp mất sức sống của chúng ta. Vì thế, chương này nêu điều kiện cuối cùng là chúng ta phải hòa hợp với hiện tại, phải sống ‘ở đây và bây giờ’. Quá khứ của chúng ta nên được nhìn lại từ nhãn giới của hiện tại. Bất cứ vấn đề gì còn tồn đọng, chưa giải quyết, chúng ta phải lập tức giải quyết chúng ngay. Và tương lai của chúng ta nên được phác họa cũng trong bói cảnh thực tế của hiện tại. Bất cứ điều gì xảy ra đến sẽ tùy thuộc phần lớn vào cách mà chúng ta xây dựng trong hiện tại này.

Sống hết mình là sống hết cái hiện tại của mình!

Kết luận

Khi viết tập sách này, tôi cảm thấy rất phân vân. Tôi nghi ngờ khả năng của mình, nhất là việc viết một quyển sách về việc sống hết mình. Vì thế, như thường lệ tôi gặp một số bạn hữu và tìm kiếm sự nâng đỡ nơi họ. Tôi cố gượng cười và nói: “Cậu biết không? Mình đang viết một cuốn sách về đề tài sống hết mình. Cậu nghĩ sao?” đoán được rằng tôi không đủ tự tin, một trong các bạn tôi đã nói thẳng thắn: “Cậu không nghĩ rằng nguyên việc cố gắng viết về đề tài đó thì cũng đã là một cố gắng sống hết mình rồi sao?”

Nhận xét đó đã có sức chặn đứng nỗi nghi ngờ chính mình nơi tôi. Tôi nhận ra rằng mình có khuynh hướng đánh giá không đúng mức về các tiềm năng của mình. Thật may mắn khi người bạn ấy đã giúp tôi biết nhìn sự việc bằng một cách khác. Chính quá trình viết quyển sách này là một kinh nghiệm giúp thanh toán cái tâm cảnh tiêu cực của tôi về chính bản thân tôi.

Nhận xét ấy cũng nhắc tôi nhớ lại một nhận thức mà mình từng bắt gặp. Một trong những dấu hiệu lớn nhất cho thấy con người đang sống hết mình, đó là đượng sự có cam đảm để dám đưa ra những tuyên bố và những hành động hậu thuẫn cho sự sống. Theo một nghĩa nào đó, quyển sách này là kết tinh của những năm tháng chiến đấu trong đời tôi. Giờ đây, tôi chia sẻ những suy tư của mình với bạn trong niềm hy vọng rằng một cách nào đó tôi có thể giúp bạn sống hết mình hơn.

Một cách chủ yếu, quyển sách này khích lệ bạn đừng sợ đương đầu với chính mình và đừng sợ mạo hiểm để thể hiện một số nỗ lực nhằm biến đổi mình trở thành những con người tốt hơn. Mọi sự sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta đáp ứng các điều kiện đặt ra cho cuộc sống mình – đó là lãnh nhận trách nhiệm về đời mình; đó là tiếp tục đầu tư vào những cơ hội để phát triển; đó là biết cởi mở để vén mở con người mình ra, để thay đổi các tâm cảnh và phát huy các tiềm năng của mình; đó là có được sự thành thực tâm lý; đó là tránh dán nhãn hiệu cho mình và cho người khác; đó là không ngừng biện phân tất cả các kinh nghiệm sống của mình và rút ra bài học từ mỗi kinh nghiệm ấy; và đó là nhìn mọi sự trong nhãn giới của ‘ở đây và bây giờ’, của chính hiện tại này.

Tôi tin rằng quyển sách này thành công hay không là tùy ở mức độ mà nó đẩy được bạn vào sâu hơn trong cuộc sống. Đó là mục địch của quyển sách. Tôi muốn nhắc lại với mình và với bạn rằng chúng ta không được phép phung phí cuộc sống này, cuộc sống đã được trao ban cho chúng ta. Bạn hãy cho phép tôi chấm dứt với một trích dẫn của Leo Buscaglia, một con người tràn đầy sức sống và tình yêu. Ông nói:

Sống là một tiến trình năng động. Vì thế, nó chào mừng bất cứ ai đón nhận lời mời để trở nên một thành phần năng động của nó. Điều mà chúng ta gọi là bí quyết hạnh phúc chung qui chỉ là thái độ chúng ta sẵn lòng chọn lựa sự sống”.

<OJ>

Đôi dòng về tác giả

Earnest L. Tan đang làm việc trong một tư cách là một điều phối viên tự do, chuyên tổ chức những khóa hội thảo về TRƯỞNG THÀNH và LÀNH MẠNH. Anh cũng làmột giảng viên chính thức tại Học Viện Mục Vụ Đông Á (EAPI), Viện Xã Hội Á Châu (ASI), và Học Viện Cao Học Miriam (MGS). Anh từng là chuyên viên cố vấn và đảm nhận công việc huấn luyện cho Dự Án Đào Tạo Các Nhà Đào Tạo thuộc Chương Trình Phát Triển Giáo Dục Trung Học của DECS. Anh đã viết một số tài liệu nòng cốt cho dự án nói trên.

Nguyên là một giáo sư tâm lý và là nhà hướng dẫn tư vấn, anh đã phục vụ tại nhiều cơ sở giáo dục như Đại Học Atneo de Manila, Chủng Viện St. Camillus, Chương Trình Giáo Dục Người Lớn Miriam, Đại Học Holy Spirit, Đại Học San Beda…

Sinh tại Binondo, mang hai dòng máu Phi-luật-tân và Trung Hoa, anh lớn lên trong nền giáo dục của Dòng Tên, nhất là của trường Xavier và Đại Học Ateneo de Manila. Anh chọn dấn chân vào lãnh vực tư vấn và đào tạo phát triển con người.



Sống hết mình (Living Life Fully, bản hiệu đính) và nhiều tác phẩm khác cùng loại đã được anh giới thiệu mới đây – đặt nền cho tủ sách SPIRITUS WORKS PUBLICATION, một hoài bão mới của anh.


ĐỂ TRƯỞNG THÀNH NHÂN CÁCH VÀ THAY ĐỔI



Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương