Earnest L. Tan SỐng hết mìNH


“Trồng cây nào, ăn quả nấy!”



tải về 0.59 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2018
Kích0.59 Mb.
#36470
1   2   3   4   5

“Trồng cây nào, ăn quả nấy!” Câu tuyên bố này cho thấy rõ nền tảng của việc sống hết mình, đó là: Ta phải trách nhiệm đời ta. Hẳn nhiên đời sống được trao ban cho chúng ta, nhưng còn chính việc sống cuộc đời ấy thì là do ta định đoạt. Chúng ta chỉ hạnh phục trong cuộc đời theo chừng mực mà ta cho phép mình hạnh phúc. Cũng vậy, chúng ta chỉ khốn khổ theo mức độ mà chính mình chọn lựa khốn khổ. Thế nhưng, nhiều người không ý thức được sự thật này. Nhiều người cảm thấy bị mắc kẹt bởi những áp lực bủa vây xung quanh và, do đó, để vuột mất quyền kiểm soát trên cuộc đời mình.

Tôi nhớ một cô giáo mà tôi từng gặp. Cô uể oải đến trường hằng ngày, với vẻ mặt thiểu não. Cô đã biến các học sinh lớp hai của cô trở thành một đống rác để cô trút vào đó những cảm xúc tiêu cực. Ngày nào cô cũng la mắng chửi rủa đám trẻ ngây thơ tội nghiệp ấy. Cung cách của cô làm tôi thắc mắc và tôi muốn tìm hiểu nguyên nhân. Cuối cùng tôi khám phá rằng sở dĩ cô khốn khổ bởi vì cô đã phải dạy học suốt hai mươi năm trong khicô rất ghét nghề dạy học! Một hôm, không chịu nổi sự trái khoáy nơi cô, tôi nói thẳng: “Này cô, nếu cô ghét dạy học, thì ai bắt cô phải dạy học như vậy? Sao cô không nghỉ dạy, tìm một công việc khác? Chỉ đơn giản vậy thôi mà!”.

Cô trừng mắt nhìn tôi và gào lên: “Ông biết không, tôi đã không hề được quyền chọn lựa!”.

Tới đây, không nhẫn nhịn được nữa, tôi ngán ngẩm trả lời: “À, có thể cô không hề chọc lựa việc dạy học, nhưng chắc chắn rằng chính cô đang chọn lựa cho mình nỗi khốn khổ ngày này qua ngày khác!”.

Vâng, có thể chúng ta không nắm quyền kiểm soát các cảnh ngộ của cuộc đời, song còn thái độ đối với các cảnh ngộ ấy cuối cùng là thuộc về sự định đoạt của chính chúng ta. Trong quyển “Man’s Search For Meaning” của mình, Viktor Frankl đã kể lại bằng cách nào anh đã chịu đựng được những thử thách ghê gớm trong một trại tập trung, và qua đó anh đã khám phá được những ý nghĩa trong những nỗi khốn khổ của mình. Anh chia sẻ: “Cuối cùng, ta không nên hỏi đời mình có ý nghĩa gì, nhưng phải nhận ra rằng chính mình là người được hỏi và chính mình phải đưa ra câu trả lời. Nói tắt, mỗi người chúng ta đều bị chất vấn bởi cuộc đời; và chúng ta chỉ có thể trả lời cho đời bằng cách trả lời cho chính chúng ta. Ta chỉ có thể trả lời cho đời sống nói chung một khi ta biết nhận lấy trách nhiệm về cuộc đời của riêng mình”.

Một áp phích của tôi diễn tả điều này bằng hình tượng: “Khi đời trao cho ta quả chanh, hãy pha một ly đá chanh và uống!” Bạn thấy đó, không có sự miễn trừ nào để cho ta khỏi phải sống hết mình.

Không có cách nào khác, chúng ta phải nhận trách nhiệm và phát huy tốt nhất cuộc đời mình. Thế nhưng, một số trong chúng ta lại chọn sự phàn nàn và qui gán mọi nỗi khốn khổ của mình cho bất cứ ai hay bất cứ cái nào khác, còn mình thì vô can!

Có lần, tại một buổi trực canh đám ma, tôi đã phải chịu đựng suốt ba mươi phút để nghe một người đàn ông nọ lải nhải những lời đắng cay chua chát về đủ thứ chuyện trên đời. Ông ta phiền trách hết mọi người, phiền trách Thiên Chúa. Ông nói thao thao về những cái đáng chán của cuộc đời – nào là “chẳng có ai nghèo mạt rệp như tui”, nào là “tui chẳng được may mắn học xong trung học”, nào là “con cái tui phải đi giúp việc nhà cho người ta, trong khi bạn bè trang lứa của chúng nó đều đã học thành tài và có nghề nghiệp ổn định”, nào là “dân mình, nói cho cùng, là một lũ ngu ngốc”, nào là “chính phủ mình chỉ toàn ăn hại”, nào là “Thiên Chúa thật tàn ác”…

Tôi chợt hiểu rằng còn có nhiều lý do hơn nữa để cho con người này than van rên rỉ. Và tôi không thể tưởng tượng ông ta có thể sống với kiểu suy nghĩ như vậy. Tôi nghĩ thật khủng khiếp cho những người phải chung sống với ông ta hằng ngày. Chỉ ngồi với ông có ba mươi phút, mà tôi còn không chịu nỏi, huống chi…!

CHÍNH BẠN KIẾN TẠO CUỘC ĐỜI

Chúng ta không thể đi trong cuộc đời và phiền trách mọi người và mọi sự về những nỗi khốn khổ của mình. Đành rằng chúng ta không thể phủ nhận cái nghèo, những điều không may, những bi đát trong đời sống. Nhưng chúng ta có nghị lực bên trong để hoặc cho phép chúng ta tiếp tục làm tổn thương mình hoặc quyết định vượt qua chúng. Nếu ta cứ khư khư phiền trách, thì rốt cục ta chỉ nổi giận và xót xa tụi phận mà thôi – và điều này không có chút khả năng chữa trị nào. Đàng khác, nếu chúng ta biết cách vượt qua chúng, chúng ta sẽ tìm thấy được sự tự do sâu xa và tìm thấy được sức mạnh để nhận lãnh trách nhiệm.

Mới đây, tôi có vô tình làm cho một người bị ‘quê’ trước mặt nhiều người khác. Dù đó là một chuyện nhỏ và dù tôi không hề cố ý, song tôi rất áy náy về hành động ấy của mình. Bởi vì đó không phải là cung cách của tôi. Xưa nay tôi đã không bao giờ làm một điều như thế, vì vậy tôi day dứt hoài rằng tại sao mình đã điên khùng như vậy. Tôi ao ước giá chi mình có thể xoay ngược thời gian để sửa sai sự việc, để hành động lại một cách đúng đắn. Nhưng, điều gì đã xảy ra là đã xảy ra rồi!

Tối hôm ấy, đoán biết rằng tôi bất an, một người bạn đã tìm cách xoa dịu tôi bằng cách nhắc đến nhiều điều tốt đẹp nơi tôi. Chúng tôi đi xem hòa nhạc. Nhưng tôi chẳng thưởng thức được gì vì cứ ray rứt hoài. Bạn tôi cảm thấy bất lực, không giúp được tôi. Tôi còn tiếp tục dằn vặt như thế hai ba ngàysau đó nữa. Cho tới khi một ý nghĩ chợt sáng lên trong trí tôi rằng hoặc mình tiếp tục tâm trạng dằn vặt này mãi mãi và tiếp tục đau khổ, hoặc mình chọn lựa tha thứ cho chính mình về điều mình đã làm và dần dần khuây khỏa. Đồng thời tôi chợt hiểu dù người khác có muốn giúp mình bao nhiêu đi nữa, thì rốt cục chính mình mới là người có thể cứu lấy mình. Chìa khóa thật đơn giản; hãy tha thứ cho chính bạn về những sai lỗi của bạn, và hãy rút ra bài học từ những sai lỗi ấy.

Không ai có thể thay đổi chúng ta trừ phi chúng ta muốn thay đổi. Không ai có thể dạy chúng ta trừ phi chúng ta khao khát muốn học. Không ai có thể lốn lên thay cho chúng ta. Lớn lên hay khựng lại, điều đó tùy thuộc vào quyết định của riêng mỗi người.

Bài học này thật khó. Thường thì chúng ta muốn người khác phải trở thành cái mà họ không thể hoặc chưa thể. Và vì thế chúng ta nếm quá nhiều những chán nản trong các mối tương quan. Sự thay đổi chỉ có thể xảy từ bên trong. Chúng ta có thể khích lệ, thuyết phục, và thậm chí lôi kéo một người – nhưng rốt cục, chỉ người ấy mới là người quyết định lớn lên và thay đổi.



TÔI CẦN THỜI GIAN ĐỂ SẴN SÀNG, XIN ĐỪNG THÚC HỐI!

Khi tôi nghe người ta xì xào rằng một giáo sư đồng nghiệp của tôi dính líu vào chuyện quan hệ tình dục với một nữ sinh viên, tôi cảm thấy rất ưu tư. Vì là chỗ bạn bè, tôi thấy mình cần phải giúp đỡ anh ta. Trong quá trình học tập để trở thành nhà tư vấn, tôi được dạy rằng mình không nên xét đoán một ai, nhưng thay vào đó nên thông cảm và giúp người ta giải quyết vấn đề riêng của họ. Tôi đã làm y như vậy. Tôi phân tích vấn đề của anh bạn ấy và đi tới kết luận rằng anh ta thật sự không yêu thích cô sinh viên kia. Anh ta chỉ đang quan hệ kia chỉ là tấm màn tuyệt vời giúp anh trong công việc che đậy đó.

Với tất cả thiện chí, tôi mời anh ta đi ăn tối. Tôi nghĩ, cách tốt nhất là mời anh ta đi ăn uống. Sau bữa ăn tối, một cách nhỏ nhẹ, tôi nói với anh ta: “Mình đã nghe chuyện của cậu. Cậu đừng sợ. Mình không xét đoán cậu đâu. Mình nghĩ vấn đề của cậu là…, và mình thấy rằng sở dĩ cậu dính líu với cô sinh viên kia bởi vì…, và mình tin rằng mìn có thể giúp đỡ nếu cậu…”.

Tôi đã nói những lời đó với tất cả thiện chí và chân thành.

Thế nhưng, thay vì tỏ vẻ biết ơn đối với cử chỉ của tôi, anh bạn tôi đã cực lực phủ nhận mọi sự và bắt đầu ‘xù lông nhím’. Đó là một dấu hiệu rõ ràng cho toi biết rằng mình nên thinh lặng và xin anh ta bỏ qua cho. Tự nhiên tôi cảm thấy buồn. Tiền mất tật mang! (chí ít là tôi đã chi trả cho bữa tối ấy và sự tốn tiền của tôi đã không đem lại kết quả gì!) Vì thế, tôi mặc kệ và không cố thuyết phục anh ta nữa. Kết quả là tôi bắt đầu bị bối rối vì hành động của mình. Chúng tôi bỗng trở thành lúng túng với nhau. Từ hôm đó, chúng tôi tránh gặp mặt nhau – và rất sượng sùng mỗi khi bất đắc dĩ phải gặp. Niên khóa ấy, anh ta thôi việc.

Ba năm sau, vào một buổi chiều, tôi tình cờ gặp anh ta. Lần này, anh ta mời tôi vào quán (và anh ta trả tiền!). Sau vài câu chào hỏi thông thường, anh bắt đầu chia sẻ với tôi. Anh nói: “Trong ba năm nghỉ dạy vừa qua, mình khám phá thấy vấn đề của mình là…, và mình đã dan díu với cô sinh viên ấy bởi vì…” Lắng nghe anh ta nói, tôi hơi bực bội trong lòng và thầm nghĩ: “Thì đấy không phải đúng những điều tôi nói với bạn cách đây ba năm rồi sao? Tại sao lúc ấy bạn không chịu nghe tôi? Đáng lẽ bạn đã không phải mất đến ba năm mới nhận ra như thế!”.

Nhưng, tôi cũng chợt nhận ra một điều. Có lẽ anh bạn tôi cần quãng thời gian ba năm ấy để một mình anh – và trong sự sẵn sàng của chính anh – anh có thể đối diện và đương đầu với sự thật về chính bản thân mình. Đành rằng hồi ấy tôi nói đúng, nhưng hồi ấy anh ta chưa đủ sẵn sàng để đón nhận những gì tôi nói. Tôi thấy mình phải ghi khắc kỹ bài học rút ra từ chuyện này. Dù chúng ta nóng lòng muốn giúp một ai đó, chúng ta cũng phải tôn trọng khả năng của đương sự trong việc xử lý các vấn đề của chính mình. Dù chúng ta có sốt sắng muốn giúp đỡ đến mấy đi nữa, cũng không được phép quên rằng cuộc đời của người ấy là do chính người ấy trách nhiệm.

Có lần, người ta trông thấy một quả trứng sắp nở. Quá hăm hở, họ muốn giúp một tay bằng cách bóc vỏ trứng ra. Dĩ nhiên, chú gà con được ra ngoài ngay lập tức. Nhưng chỉ được vài phút, chú gà con tội nghiệp ấy chết ngoẻo!

Bài học ta rút ra ở đây là phải tôn trọng nhịp độ của con người. Chúng ta không thể thay đổi những gì chưa thể thay đổi được. Và chúng ta phải tin tưởng rằng người ta sẽ lớn lên một khi họ nhận lãnh trách nhiệm về chính bản thân họ.

Chương này muốn nhắc bạn rằng để bắt đầu sống hết mình, bạn phải biết nhận lãnh trách nhiệm về cuộc đời mình. Vì thế, bạn cần suy ngẫm và tự vấn: Tôi có thường xuyên phiền trách người khác, phiền trách số phận, phiền trách Thiên Chúa về những điều này điều nọ xảy ra trong cuộc đời mình không? Tôi có đổ tội cho người khác, và tự miễn cho mình khỏi nhận trách nhiệm về cuộc đời mình không? Tôi có nghĩ mình chỉ là một nạn nhân của các hoàn cảnh – và do đó mình bất lực không thể làm gì để xoay chuyển cuộc đời mình không? Hay tôi thực sự cảm thấy mình có nghị lực và tự do để nhận lãnh trách nhiệm về đời mình và lèo lái lại cuộc đời mình cho đúng hướng?

Bạn hãy bắt đầu ngay bây giờ đi! Hãy nhận lấy trách nhiệm! Các chương kế tiếp sẽ giới thiệu những phương cách giúp bạn nhận lãnh trách nhiệm một cách cụ thể.

Chương Hai

NẾU HẠT LÚA MÌ

KHÔNG RƠI XUỐNG ĐẤT

VÀ KHÔNG THỐI ĐI…


(Điều kiện 2: biết đầu tư chính mình)




Có những người chọn một cuộc sống cô lập và buồn chán bằng cách co mình lại trong sự an toàn của một vỏ ốc.

Năm nay tôi được vinh dự trở lại trường cũ của mình và điều hành một khóa hội thảo dành cho các thầy cô giáo – một số trong các vị ấy từng là thầy cô của chính tôi thậm chí từ hồi cấp một. Tôi vừa lo lắng vừa cảm thấy thú vị. Trong những giấc mơ ngông cuồng nhất của mình tôi cũng chưa bao giờ dám nghĩ rằng sẽ có ngày mình có cái vịnh dự này. Ngày xưa, tôi luôn luôn cảm thấy mình là một kẻ khờ khạo, chậm chạp. Tôi vốn nghĩ mình sẽ chẳng được đạt được cái gì ra trò. Thế nhưng, hôm nay, tôi đứng trước mặt các thầy cô giáo của mình và tới lượt tôi giảng dạy cho các vị ấy.

Cô giáo lớp năm của tôi ngạc nhiên thốt lên: “Ernesto, có phải đúng là em đây không?” Và cô nhớ lại – tôi là cậu bé cứ hễ tới giờ ra chơi là nhón một miếng bánh xăng uých, rón rén bước đi dọc theo hàng rào phía sân bóng đá, vừa ăn bánh một vừa đăm đăm hướng mắt nhìn về xa xăm. “Hiệu ứng cô đơn!” – cô mô tả về tôi như thế. Và trong tư cách là cô giáo chủ nhiệm của lớp, cô đã chỉ định các bạn cùng lớp đến chơi với tôi. Nhưng, lần nào cũng vậy, các bạn ấy quay trở về, báo cáo rằng: “Thưa cô, bạn Ernesto không muốn chơi với chúng em!” cô đành buông tay đầu hàng, nghĩ rằng trường hợp của tôi là vô vọng. Hôm nay, nhìn thấy tôi trong một con người hoàn toàn khác, cô tự hỏi điều gì đã xảy ra.

Lắng nghe cô ôn lại chuyện cũ, tôi mỉm cười. Vâng, tôi còn nhớ rõ mọi sự. Tôi vốn luôn luôn được gọi là một “học trò ngoan” – chỉ theo nghĩa rằng tôi không bao giờ gây rắc rối cho ai. Tôi rất trầm lặng. Nhưng tôi không học giỏi. Tôi là một học sinh trung bình, thuộc loại xoàng xoàng trong lớp. Ồ, làm sao một học sinh rụt rè, nhút nhát, và xoàng xoàng như tôi lại cuối cùng có thể đứng thuyết trình trước một cử tọa đông đảo như thế này nhỉ? Chính tôi cũng không khỏi tự hỏi: “Điều gì đã xảy ra giữa TÔI của thuở ấy và TÔI của bây giờ”.

Khi nhìn lại những quảng đời mình, tôi nhận ra rằng mình đã trưởng thành hơn lên chủ yếu là nhờ ở sự đầu tư chính mình (seft-investment). Khi tôi có can đảm để đầu tư chính bản thân tôi vào những cơ hội của cuộc đời, chẳng hạn, đầu tư vào các mối quan hệ hay vào những cố gắng hòa đồng, tôi bắt đầu mở rộng tầm nhìn của tôi về thế giới và về chính mình. Mỗi kinh nghiệm đó đều giúp đưa tôi ra khỏi vỏ ốc và giúp tái tạo lại con người tôi. Tôi đã không ngừng bước tới.

Đầu tư chính mình là một chìa khóa để lớn lên. Chúng ta càng đầu tư nhiều trong cuộc sống thì chúng ta sẽ càng gặt hái được nhiều. Như lời Thánh Kinh: Nếu hạt lúa mì không rơi xuống đất và không thối đi, nó sẽ không thể sinh bông hạt và sẽ không có sự sống.

Cuộc sống trao cho ta nhiều cơ hội để đầu tư chính mình:


  • Những cơ hội làm quen thêm nhiều người, với một số người trong đó, ta có thể phát triển tình bạn sâu xa.

  • Cơ hội để mài giũa các kỹ năng của mình qua việc đảm nhận những trách nhiệm mới, chẳng hạn, chấp nhận một chức vụ nào đó được giao cho mình, dù tôi cảm thấy lo sợ.

  • Cơ hội để nói ra các ý nghĩ và các tâm trạng của mình.

  • Cơ hội để thử những cách ứng xử mới, chẳng hạn thử đổi kiểu tóc, kiểu quần áo, đột phá sự nhút nhát và ức chế bằng cách tham gia vào các nhóm sinh hoạt tập thể, hay làm một điều gì đó mà mình không bao giờ nghĩ rằng mình có thể làm.

  • Dấn thân vào các vấn đề xã hội qua các phong trào và các tổ chức.

  • Đưa ra những quyết định cá nhân trong cuộc sống và kiến tạo một sự thay đổi nào đó.


Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương