E tg/13/10 BẢn gốC: Tiếng Anh ngàY



tải về 0.97 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích0.97 Mb.
#32337
  1   2   3   4   5   6







E

TG/13/10

BẢN GỐC: Tiếng Anh

NGÀY: 2006-04-05

HIỆP HỘI QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

GENEVA








XÀ LÁCH
Mã UPOV: LACTU_SAT
Lactuca sativa L.


*



QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM
TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH

Các tên khác*




Tên latinh

Tiếng Anh

Tiếng Pháp

Tiếng Đức

Tiếng Tây Ban Nha

Lactuca sativa L.

Lettuce

Laitue

Salat

Lechuga

Mục đích của các hướng dẫn (“Quy phạm khảo nghiệm”) là nhằm chi tiết các nguyên tắc trong tài liệu Giới thiệu chung (Tài liệu TG/1/3), và các tài liệu TGP hỗ trợ tài liệu giới thiệu chung trở thành các hướng dẫn chi tiết để hài hòa hvóa iệc thẩm định tính khác biệt, tính đòng nhvất à tính ổn định (DUS) và đặc biệt để xác định các tính trạng phù hợp trong việc thẩm dịnh DUS và xây dựng bản mô tả giống một cách hài hòa hóa.



CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ
Quy phạm này nên được đọc kết hợp với tài liệu Giới thiệu chung và các tài liệu TGP hỗ trợ tài liệu giới thiệu chung..
NỘI DUNG TRANG


1. Đối tượng của quy phạm 3

2. Yêu cầu vật liệu 3

3. Phương pháp khảo nghiệm 3

3.1 Số vụ khảo nghiệm 3

3.2 Điểm khảo nghiệm 3

3.3 Các điều kiện tiến hành thẩm định 3

3.4 Bố trí thí nghiệm 4

3.5 Số cây / bộ phận cây sử dụng để thẩm định 4

3.6 Thí nghiệm bổ sung 4

4. Đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định 4

4.1 Tính khác biệt 4

4.2 Tính đồng nhất 5

4.3 Tính ổn định 5

5. Phân nhóm giống và việc tổ chức thí nghiệm đồng ruộng 5

6. Giới thiệu bảng các tính trạng 7

6.1 Phân loại các tính trạng 7

6.2 Các mức biểu hiện và mã số tương ứng 7

6.3 Các dạng biểu hiện 7

6.4 Giống điển hình 7

6.5 Giải thích 7

7. Bảng các tính trạng 9

8. Giải thích bảng các tính trạng 22

8.1 Các dạng xà lách cơ bản (Trong phần 5.3) 22

8.2 Giải thích qua một số tính trạng 23

8.3 Giải thích cho các tính trạng riêng biệt 23

9. Literature 34

10. Tờ khai kỹ thuật 36



1.Đối tượng của quy phạm


Quy phạm này áp dụng cho tất cả các giống thuộc loài Lactuca sativa L.


2.Yêu cầu vật liệu


2.1 Cơ quan có thẩm quyền quyết định về số lượng, chất lượng cũng như thời gian, địa điểm gửi vật liệu yêu cầu để khảo nghiệm. Người nộp đơn nộp vật liệu từ nước ngoài phải đảm bảo mọi thủ tục hải quan và phù hợp với các yêu cầu kiểm dịch thực vật.
2.2 Vật liệu được gửi dưới dạng hạt giống.
2.3 Số lượng giống tối thiểu người nộp đơn phải nộp là:
15 g hoặc 15,000 hạt.
Hạt giống phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tỷ lệ nảy mầm, độ đúng giống và loài cây trồng, sức khỏe hạt giống và ẩm độ phải được chỉ rõ cho cơ quan có thẩm quyền. Đối với các trường hợp hạt giống được lưu giữ, tỷ lệ nảy mầm yêu cầu cao hơn và người nộp đơn phải cho biết cụ thể.
2.4 Vật liệu cây trồng cung cấp phải khỏe mạnh, không nhiễm bất kỳ loại sâu bệnh hại nào.
2.5 Không được xử lý vật liệu khảo nghiệm dưới bất kỳ hình thức nào để tránh ảnh hưởng tới sự biểu hiện các tính trạng của giống trừ khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc yêu cầu xử lý. Nếu vật liệu được xử lý cần cung cấp chi tiết các thông tin liên quan đén việc xử lý.


3.Phương pháp khảo nghiệm

3.1 Số vụ khảo nghiệm


Thí nghiệm khảo nghiệm tối thiểu được thực hiện ở hai vụ trùng tên.

3.2 Điểm khảo nghiệm


Thí nghiệm khảo nghiệm thông thường được tiến hành tại một điểm. Trong trường hợp thí nghiệm được bố trí tại hơn một điểm cần xem các hướng dẫn trong tài liệu TGP/9 “Thẩm định tính khác biệt”.

3.3 Các điều kiện tiến hành thẩm định


3.3.1 Thí nghiệm cần được tiến hành trong các điều kiện đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển và thể hiện các tính trạng liên quan của giống nhằm tiến hành thẩm định giống cây trồng.

3.3.2 Nên sử dụng phương pháp quan sát các tính trạng được chỉ ra ở cột thứ hai của bảng các tính trạng:


MG: đánh giá riêng biệt một nhóm cây hoặc nhóm bộ phận cây

MS: đánh giá một số cây riêng biệt hoặc các bộ phận của cây

VG: quan sát bằng mắt một nhóm cây hoặc nhóm bộ phận cây

VS: đánh giá thông qua quan sát bằng mắt thường các cây hoặc các bộ phận cây một cách riêng biệt



3.4 Bố trí thí nghiệm


3.4.1 Thí nghiệm cần được bố trí sao cho khi nhổ cây hoặc cắt bỏ các bộ phận của cây để đánh giá, quan sát, đo đếm vẫn không ảnh hưởng tới các quan sát được tiến hành cho tới khi kết thúc vụ thí nghiệm.
3.4.2 Mỗi thí nghiệm phải được thiết kế nhằm đảm bảo có tối thiều 60 cây chia làm 2 hoặc hơn 2 lần nhắc lại.



tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương