Do ubnd tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n Sè 03+04+05 Ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2011 Môc lôC



tải về 2.13 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.13 Mb.
#4946
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Chñ tÞch


NguyÔn ViÕt Xu©n

héi ®ång nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

tØnh hµ giang §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc


Sè: 31/NQ-H§ND Hµ Giang, ngµy 11 th¸ng 12 n¨m 2010


NghÞ quyÕt

VÒ viÖc bæ sung dù to¸n ng©n s¸ch ®Þa ph­¬ng n¨m 2010



Héi ®ång nh©n d©n tØnh hµ giang

kho¸ XV - kú häp thø 16
C¨n cø LuËt Tæ chøc H§ND vµ UBND ngµy 26 th¸ng 11 n¨m 2003;

C¨n cø LuËt Ng©n s¸ch nhµ n­íc ngµy 16 th¸ng 12 n¨m 2002;

C¨n cø NghÞ ®Þnh sè 73/2003/N§-CP ngµy 23 th¸ng 6 n¨m 2003 cña ChÝnh phñ ban hµnh Quy chÕ xem xÐt, quyÕt ®Þnh dù to¸n vµ ph©n bæ ng©n s¸ch ®Þa ph­¬ng, phª chuÈn quyÕt to¸n ng©n s¸ch ®Þa ph­¬ng;

Sau khi xem xÐt Tê tr×nh sè 151/TTr-UBND ngµy 26/11/2010 cña Uû ban nh©n d©n tØnh vÒ viÖc bæ sung dù to¸n ng©n s¸ch ®Þa ph­¬ng n¨m 2010;

Héi ®ång nh©n d©n tØnh Hµ Giang ®· th¶o luËn vµ nhÊt trÝ,

QuyÕt NghÞ:

§iÒu 1. Phª chuÈn bæ sung dù to¸n ng©n s¸ch ®Þa ph­¬ng n¨m 2010 nh­ sau:

1. Bæ sung dù to¸n thu ng©n s¸ch ®Þa ph­¬ng tõ nguån ng©n s¸ch Trung ­¬ng bæ sung cã môc tiªu ngoµi kÕ ho¹ch n¨m 2010: 551.054 triÖu ®ång.

2. Bæ sung dù to¸n chi ng©n s¸ch ®Þa ph­­¬ng: 551.054 triÖu ®ång, trong ®ã:

- Chi ®Çu t­­ x©y dùng c¬ b¶n theo c¸c môc tiªu: 339.361 triÖu ®ång.

- Chi sù nghiÖp môc tiªu, chi thùc hiÖn c¶i c¸ch tiÒn l­¬ng n¨m 2010: 211.693 triÖu ®ång.

§iÒu 2. NghÞ quyÕt nµy cã hiÖu lùc thi hµnh kÓ tõ ngµy 11/12/2010.

§iÒu 3. Héi ®ång nh©n d©n tØnh Hµ Giang giao cho Uû ban nh©n d©n tØnh tæ chøc thùc hiÖn.

NghÞ quyÕt nµy ®· ®­îc Héi ®ång nh©n d©n tØnh Hµ Giang kho¸ XV - Kú häp thø 16 th«ng qua./.


Chñ tÞch


NguyÔn ViÕt Xu©n

héi ®ång nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

tØnh hµ giang §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc


Sè: 32/NQ-H§ND Hµ Giang, ngµy 11 th¸ng 12 n¨m 2010


NGHỊ QUYẾT

Về việc phê chuẩn tạm ứng vốn Kho bạc nhà nước năm 2011




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

KHOÁ XV - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Thông tư số 49/2005/TT-BTC ngày 09/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn tạm ứng vốn Kho bạc nhà nước cho ngân sách nhà nước;

Sau khi xem xét Tờ trình số 152/TTr-UBND ngày 26/11/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tạm ứng vốn nhàn rỗi của Kho bạc nhà nước năm 2011;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn tạm ứng vốn Kho bạc nhà nước năm 2011 với tổng số tiền là 100 tỷ đồng (Một trăm tỷ đồng) để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/12/2010.

Điều 3: Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khoá XV - Kỳ họp thứ 16 thông qua./.



CHỦ TỊCH

Nguyễn Viết Xuân
héi ®ång nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

tØnh hµ giang §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

Sè: 33/NQ-H§ND Hµ Giang, ngµy 11 th¸ng 12 n¨m 2010


NGHỊ QUYẾT

Về việc phê chuẩn Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Hà Giang



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

KHÓA XV - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Sau khi xem xét Tờ trình số 160/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoại 2011 - 2015 tỉnh Hà Giang;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,
QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoại 2011 - 2015 tỉnh Hà Giang (Có kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Nghị quyết này thực hiện kể từ ngày 21/12/2011.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang Khoá XV - Kỳ họp thứ 16 thông qua./.


CHỦ TỊCH

Nguyễn Viết Xuân

héi ®ång nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

tØnh hµ giang §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc



KÕ ho¹ch

Ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi, an ninh - quèc phßng

5 n¨m, giai ®o¹n 2011 - 2015 tØnh Hµ Giang

(KÌm theo NghÞ quyÕt sè 33/NQ-H§ND ngµy 11/12/2010

cña H§ND tØnh Hµ Giang)



A. §¸nh gi¸ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM (2006 - 2010)

Trong 5 năm qua, mặc dù thiên tai, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, lạm phát và suy giảm kinh tế thế giới tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vv… Nhưng được sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực khắc phục khó khăn, khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, vì vậy đã tạo được bước phát triển mới. Kinh tế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao, xuất hiện nhiều mô hình mới, có hiệu quả, đã được tổng kết và nhân rộng như: Trồng cỏ gắn với chăn nuôi theo hướng hàng hóa, cánh đồng mẫu, trồng cây cải dầu vv...; kết cấu hạ tầng kinh tế được cải thiện đáng kể, cơ bản các xã đều có đường nhựa hoặc bê tông đến trung tâm; trụ sở, trạm xá, trường học ở các xã cơ bản được hoàn thiện, diện mạo khu vực nông thôn được thay đổi rõ rệt; các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được nâng cao; phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực; quốc phòng an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt - Trung thuộc địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền đảm bảo sâu sát, có trọng tâm, cải cách thủ tục hành chính được thực hiện nghiêm túc; công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân được quan tâm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, yếu kém: Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao nhưng thiếu bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chưa khai thác, tận dụng hết tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Sản xuất hàng hóa còn nhỏ lẻ, chưa hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa lớn. Thu ngân sách trên địa bàn chủ yếu từ thu xây dựng cơ bản, tốc độ tăng thu từ nội lực nền kinh tế còn chậm. Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đời sống còn hạn chế. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có lúc, có nơi vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải; quản lý sử dụng và duy tu, bảo dưỡng công trình chưa được coi trọng đúng mức. Tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công, giải ngân ở một số công trình, dự án còn chậm. Chất lượng giáo dục được nâng lên nhưng chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Cơ sở vật chất ở các trung tâm dạy nghề còn rất thiếu thốn, ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa đào tạo được những nghề có hàm lượng tri thức cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ y bác sỹ còn thiếu nhiều so với yêu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa vv... còn nhiều hạn chế. Xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, hộ cận nghèo còn lớn, nguy cơ tái nghèo cao. Đầu tư cho quốc phòng - an ninh chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Truyền đạo, theo đạo trái pháp luật; di cư tự do; các tai tệ nạn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ. Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, một số địa bàn còn quan liêu, thiếu sâu sát, cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu

- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 12,7%/năm.

- Dịch vụ chiếm 39% (KH 38%) tăng 4,7%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 29% (KH 34%) tăng 4,4%; nông lâm nghiệp chiếm 32% (KH 28%) giảm được 9,1% so với năm 2005.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 7,5 triệu đồng (KH 6,5 triệu đồng).

- Bình quân lương thực đạt 460 kg/người/năm (KH 370 kg/người/năm).

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 53% (KH 55%).

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) đạt 1.300 tỷ đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2005.

- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ đạt 2.428 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với năm 2005.

- Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 280 triệu USD (KH 250 triệu USD).

- Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 758 tỷ đồng (KH 400 tỷ đồng).

- Huy động trẻ 6 - 14 tuổi đến trường đạt 97,6%.

- 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (KH 100%).

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,42% (KH 1,45%).

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,8% (giảm 35,3% so với năm 2005).

- Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 98% (KH 98%), phủ sóng truyền hình đạt 92% (KH 90%); tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 90% (KH 85%).

- Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa đạt 77% (KH 70%), làng bản văn hóa đạt 65% (KH 65%).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% (năm 2005 là 14%).

B. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. Mục tiêu tổng quát

Tập trung cao độ mọi nguồn lực để tạo sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Xây dựng - Nông lâm nghiệp. Phấn đấu các chỉ tiêu: Giá trị tăng thêm của các nhóm ngành: Thu ngân sách trên địa bàn; thu nhập bình quân đầu người đều tăng gấp đôi so với năm 2010. Đảm bảo vững chắc chủ quyền lãnh thổ, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường tốt nhất cho phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, tạo bước phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển so với các tỉnh trong khu vực, sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh đặc biệt khó khăn.



II. Chỉ tiêu chủ yếu

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 15,2% (NQ Đại hội XV là 14,6%), trong đó:

+ GDP các ngành dịch vụ tăng 18,6% (NQ Đại hội XV là 17,5%).

+ GDP Công nghiệp - Xây dựng tăng 19,5%.

+ GDP Nông Lâm nghiệp tăng 5,5%.

2. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015:

+ Dịch vụ chiếm 41,1% (NQ Đại hội XV là 39,5%).

+ Công nghiệp - Xây dựng chiếm 32,7% (NQ Đại hội XV là 34,1%).

+ Nông Lâm nghiệp chiếm 26,2% (NQ Đại hội XV là 26,4%).

3. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 18 triệu đồng trở lên.

4. Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 21.000 tỷ đồng.

5. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 1.300 tỷ đồng trở lên.

6. Tổng sản lượng thóc, ngô đạt 40 vạn tấn.

7. Giá trị hàng hóa xuất khẩu đến năm 2015 đạt 700 triệu USD.

8. Tỷ lệ huy động trẻ 0 - 2 tuổi đi nhà trẻ đạt 50%; trẻ 3 - 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 98%; trẻ 6 - 14 tuổi đến trường đạt trên 98%.

9. Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,24%.

10. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 5%.

11. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%; giải quyết việc làm cho 75.000 người.

12. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 92%.

13. Đạt tỷ lệ 70 máy điện thoại/100 dân.

14. Đến năm 2015, có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; quy tụ trên 8.000 hộ dân sống rải rác trên các triền núi cao và vùng có nguy cơ sạt lở cao về sống tập trung tại thôn bản.

15. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 98%; phủ sóng truyền hình 92%.

16. Đến năm 2015, có 100% số hộ thành thị và 70% số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

17. Độ che phủ rừng đạt 60%.



III. Phương hướng, nhiệm vụ

1. Tạo bước nhảy vọt trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững

Phát triển đồng bộ, mạnh mẽ và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân, nhất là các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ khác như dịch vụ vận tải, viễn thông, tín dụng, tư vấn, khoa học công nghệ vv... Phấn đấu tăng trưởng nhóm ngành thương mại dịch vụ bình quân đạt 18,6%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ đạt 4.600 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng bình quân 20%/năm, đáp ứng nhu cầu vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.

Khuyến khích phát triển mạnh mẽ các loại hình du lịch. Tập trung đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, xây dựng các sản phẩm truyền thống của địa phương, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng theo từng dân tộc nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các làng văn hóa du lịch. Tích cực kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch, tua, tuyến du lịch.

Chú trọng đầu tư nâng cấp cửa khẩu Thanh Thủy thành cửa khẩu Quốc tế; các cặp cửa khẩu Phố Bảng - Đổng Cán, Săm Pun - Điền Bồng thành các cửa khẩu song phương. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các chợ cửa khẩu: Mốc 5 - Xín Mần, Bạch Bích - Yên Minh vv... Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tại các chợ đầu mối, chợ nông thôn, các khách sạn, nhà hàng, siêu thị.

Đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch để phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế như thủy điện, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản vv... Phát triển kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Tiếp tục khuyến khích phát triển các làng nghề, các loại hình dịch vụ trong khu vực nông thôn. Phấn đấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân năm đạt trên 18%, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 (giá thực tế) đạt 2.000 tỷ đồng.

Tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn và đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu tăng hệ số sử dụng đất lên 2 lần; giá trị kinh tế/1 ha đất canh tác/năm đạt 30 triệu đồng trở lên; phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc ở vùng cao, gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản ở vùng thấp; tốc độ tăng đàn trâu, bò đạt 6%/năm; đàn dê 10%/năm; đàn lợn 8%/năm, đưa tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp đạt 40%. Mở rộng diện tích cây cải dầu lên 5.000 ha, đậu tương 25.000 ha, lạc 10.000 ha, trồng cỏ 30.000 ha, cao su 10.000 ha vv...

Thực hiện có hiệu quả chương trình đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới trở lên và chương trình quy tụ trên 8.000 hộ dân sống rải rác trên các sườn núi cao, vùng có nguy cơ sạt lở về sống tập trung theo thôn bản. Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ; đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm xuất khẩu lao động trong khu vực nông thôn, tạo bước phát triển mới về chất trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

2. Đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các vùng

Tập trung phát triển vùng động lực, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15% - 16%, đóng góp khoảng 75% trong GDP của tỉnh. Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30ª của Chính phủ ở vùng cao núi đá phía bắc và vùng cao núi đất phía tây. Cơ cấu lại vốn đầu tư theo vùng, đảm bảo phát huy hiệu quả vốn đầu tư và các tiềm năng lợi thế ở từng vùng. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở Thành phố Hà Giang; thị trấn Vĩnh Tuy, Phố Bảng; các thị trấn, thị tứ và khu dân cư tập trung. Quy hoạch và xây dựng thị trấn Việt Quang, Vị Xuyên thành thị xã.



3. Đẩy mạnh thu ngân sách trên địa bàn, đảm bảo số thu năm sau cao hơn năm trước

Quản lý tốt thu ngân sách, gắn tăng thu, chống thất thu đi đôi với nuôi dưỡng và khai thác có hiệu quả các nguồn thu. Tạo lập môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, để tạo nguồn thu bền vững. Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 1.300 tỷ đồng trở lên.



4. Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, đáp ứng cơ bản nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân

Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo một cách đồng bộ và toàn diện ở tất cả các ngành học, cấp học, trọng tâm là đổi mới công tác quản lý, đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp học; phấn đấu đến năm 2015 có 20% số trường đạt chuẩn quốc gia, 100% số xã có trường mầm non độc lập. Đảm bảo việc huy động trẻ đến lớp, đến trường đạt tỷ lệ theo các chỉ tiêu đề ra. Đến năm 2015, tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, KHHGĐ. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, phòng khám ĐKKV và các trạm y tế xã. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo cán bộ y tế, đặc biệt là đào tạo bác sỹ theo địa chỉ. Tiếp tục tăng cường bác sỹ cho cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015, số trạm y tế xã có bác sỹ đạt 100%. Khuyến khích phát triển các dịch vụ y tế có chất lượng cao để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn. Đẩy mạnh công tác truyền thông dân số và thực hiện các biện pháp KHHGĐ, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,24%; tỷ lệ trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 16,9%.

Tạo bước phát triển mới về chất của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa trên 80%, làng bản văn hóa 70%. Đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới theo hướng các xã có đủ các thiết chế văn hóa, thể thao. Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao quần chúng. Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng huấn luyện viên, vận động viên ở các môn thể dục, thể thao thành tích cao, đưa thể thao thành tích cao của tỉnh xếp vào loại khá so với các tỉnh trong khu vực.

Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị của các cơ quan báo chí, xuất bản; đổi mới phương thức, nội dung tuyên truyền, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Thường xuyên chăm lo các đối tượng chính sách xã hội, gia đình và người có công với cách mạng, các gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh. Phát động và tổ chức tốt các hoạt động từ thiện nhân đạo. Nâng cấp trường Trung cấp nghề của tỉnh thành trường cao đẳng, các trung tâm nghề của các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh thành trường trung cấp. Phát triển mạnh các hình thức đào tạo nghề (tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45% vào năm 2015) và xúc tiến, giới thiệu việc làm để tăng cơ hội tìm việc cho người lao động, phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 15 ngàn lao động, trong đó xuất khẩu lao động trên 600 người. Chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống địa phương, phấn đấu đến năm 2015, mỗi huyện, thị xây dựng từ 2 - 3 làng nghề. Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, mỗi năm phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 5%. Hình thành và phát triển thị trường lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp lên 33%.



5. Đảm bảo quốc phòng, an ninh

Đảm bảo ổn định chính trị - xã hội, không có điểm nóng, khiếu kiện đông người, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Xây dựng các lực lượng công an, quân sự, biên phòng vững mạnh theo hướng chính quy, từng bước hiện đại và thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng toàn diện đối với lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, công an viên nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới.

Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng - an ninh, nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đấu tranh làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

Tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, tai tệ nạn xã hội, truyền đạo, học đạo trái pháp luật và di cư tự do. Chủ động phát hiện và giải quyết các vấn đề, vụ việc phát sinh, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, giảm thiểu tới mức thấp nhất số vụ tai nạn và thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh, tăng cường đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực phòng thủ của tỉnh, của các huyện, thµnh phè, thị x·; các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội kết hợp phục vụ yêu cầu quốc phòng, an ninh.

6. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ và bộ máy chính quyền các cấp, đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền đúng pháp luật và sát với thực tế. Phân cấp đồng bộ, toàn diện, mạnh mẽ cho cơ sở gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc giải quyết dứt điểm những khó khăn vướng mắc ở cơ sở.

Thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách tư pháp đi đôi với tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập môi trường thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đúng pháp luật.

Triển khai tích cực và có hiệu quả các chương trình đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, lãng phí. Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để tồn đọng kéo dài, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Tăng cường chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của chính quyền và cán bộ công chức; thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.

IV. Các nhóm giải pháp chủ yếu

1. Phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn bị cơ sở vật chất để nâng cấp Trường trung cấp nghề thành Trường Cao đẳng nghề; chuyển đổi Trường Cao đẳng Sư phạm thành Trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh Hà Giang.

Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp và trung tâm dạy nghề, đáp ứng yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Đa dạng hóa các loại hình, phương thức đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại địa phương, chú trọng đến kêu gọi, thu hút đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và lực lượng lao động chất lượng cao từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Tiếp tục đầu tư hỗ trợ từ ngân sách cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích các cấp, các ngành, các doanh nghiệp liên doanh, liên kết mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng quản lý, trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ công chức và người lao động, trước hết là cho cán bộ công chức và người lao động trong đơn vị mình.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ; chú trọng đào tạo theo địa chỉ gắn với tăng cường, luân chuyển, thu hút cán bộ, đảm bảo các ngành, lĩnh vực, các địa phương đều có đội ngũ cán bộ có chất lượng, đủ về số lượng.



Каталог: LegalDoc -> Lists -> Gazette -> Attachments
Lists -> TỈnh hà giang số: 22/2015/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 25 + 26 Ngµy 05 th¸ng 7 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Số 21 Ngày 01 tháng 9 năm 2011 MỤc lụC
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1852/QĐ-ubnd cộng hoà xa hội chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 22 + 23 Ngµy 10 th¸ng 10 n¨m 2011
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 03+04 Ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 29 + 30 Ngµy 12 th¸ng 9 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 19+20 Ngµy th¸ng 4 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Do ubnd tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n Sè 7 Ngµy 15 th¸ng 5 n¨m 2010 Môc lôC

tải về 2.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương