Dạng 1 : Số chẵn, số lẻ, bài toán xét chữ số tận cùng của một số



tải về 0.66 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.66 Mb.
#2188
1   2   3   4   5   6   7   8   9

I. MỤC TIÊU TIẾT DẠY :


  • HS nắm được một số tính chất của hình thang

- Giải được các bài toán về diện tích hình thang

- Rèn kỹ năng giải toán, quan sát, tính toán cho học sinh .

II. CHUẨN BỊ

- Câu hỏi và bài tập thuộc dạng vừa học.



  • Các kiến thức có liên quan.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định tổ chức lớp.

2/ Kiểm tra bài cũ.

Gọi học sinh làm bài tập về nhà giờ trước, GV sửa chữa.

3/ Giảng bài mới.

3.1 Kiến thức cần nhớ.

- Một tứ giác có hai cạnh đáy lớn, đáy bé song song với nhau gọi là hình thang (Hình vuông, hình chữ nhật cũng coi là dạng hình thang đặc biệt)

- Đoạn thẳng giữa hai đáy của hình thang và vuông góc với hai đáy là đường cao của hình thang. Mọi chiều cao của hình thang đều bằng nhau.

+ Các loại hình thang

- Hình thang vuông có một cạnh bên vuông góc với hai đáy của hình thang. Hình thang vuông có hai góc vuông.

- Hình thang cân có 2 cạnh bên bằng nhau.

- Các hình thang không có điều đặc biệt trên gọi là hình thang thường


S = (a + b) x h : 2
h = S x 2 : (a + b)
a + b = S x 2 : h
CÔNG THỨC
3.2 Bài tập vận dụng

Bài 1 :Cho hình thang ABCD. Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I. Tìm các cặp tam giác có diện tích bằng nhau.


Ta có 3 cap tam giác có diện tích bằng nhau là

S ADB = SABC

(vì cùng đáy AB x chiều cao chia 2)

SACD = SBCD

SAID = SIBC

Vì chúng đều là phần diện tích còn lại của 2 tam giác có diện tích bằng nhau và có chung 1 phần diện tích. (Tam giác ICD hoặc AIB)


A B


I

D C


Bài 2 : Cho hình thang ABCD có đáy nhỏ AB là 27 cm, đáy lớn CD là 48 cm. Nếu kéo dài đáy nhỏ thêm 5 cm thì diện tích của hình tăng 40 cm2. Tính diện tích hình thang đã cho.

Giải :


cách1

∆ CBE có :

Đáy BE = 5 cm, chiều cao là chiều
cao của hình thang ABCD .
Vậy chiều cao của hình thang ABCD

là : 40 x 2 : 5 = 16 (cm)


Diện tích hình thang ABCD là :
(27 + 48) x 16 : 2 = 600 (cm2)

A 27 B 5 E


40

cm2

D 48 C


Cách 2 : Tổng hai đáy hình thang gấp đáy BE là : (27 + 48) : 5 = 15 (lần)

Hai hình (thang và tam giác) có chiều cao chung nên diện tích hình thang gấp 15 lần diện tích ∆ BCE

Diện tích tam giác BCE là : 40 x 15 = 600 (cm2)

Bài 3 : Cho hình thang ABCD có đáy lớn CD là 20 cm, đáy nhỏ AB là 15 cm. M là một điểm trên AB cách B là 5 cm. Nối M với C. Tính diện tích hình thang mới AMCD. Biết diện tích tam giác MBC là 280 cm2.

Giải : A M B

Đáy mới AM là :

15 – 5 = 10 (cm)

Tổng hai đáy AM và CD là :

10 + 20 = 30 (cm) A M B

Chiều cao hình thang ABCD là :


280 x 2 : 5 = 112 (cm) D C

Diện tích hình thang ABCD là :

30 x 112 : 2 = 1680 (cm2)

Cách 2

Nối A với C

Ta có đoạn AM là : 15 – 5 = 10 (cm)

Diện tích tam giác ACM gấp 2 lần điện tích tam giác MCB Þ Diện tích tam giác ACM = 280 x 2 = 560 (cm2) (vì AM gấp BM hai lần và đường cao hai tam giác bằng nhau)

∆ DAC và ∆ MCB có :

DC gấp MB là



  1. : 5 = 4 ( lần)

Đường cao chung nên diện tích tam giác DAC gấp diện tích tam giác

MCB 4 lần.

Diện tích tam giác ADC là :

280 x 4 = 1120 (cm2)



Bài 4 : Một thửa ruộng hình thang có diện tích là 361,8 m2. Đáy lớn hơn đáy nhỏ là 13,5 m. Hãy tính độ dài của mỗi đáy, biết rằng nếu tăng đáy lớn thêm 5,6 m thì diện tích thửa ruộng sẽ tăng thêm 3,6 m2.

Giải :


Chiều cao của hình thang là : A B

33,6 x 2 : 5,6 = 12 (m)

Tổng hai đáy hình thang là :



361,8 x2 : 12 = 60,3 (m)

đáy nhỏ của hình thang là :

(60,3 – 13,5) : 2 = 23,4 (m)

Đáy lớn của hình thang là : 33,6 m2



23,4 + 13,5 = 36,9 (m).

E D H C


Bài 5 : Một hình thang có chiều cao là 10 m, hiệu 2 đáy là 22 m. Kéo dài đáy nhỏ bằng đáy lớn để hình đã cho thành hình chữ nhật có chiều daid bằng đáy lớn, chiều rộng bằng chiều cao hình thang. Diện tích được mở rộng thêm bằng 1/7 diện tích hình thang cũ. Phần mở rộng về phía tay phải có diện tích là 90 m2. Tính đáy lớn của hình thang ban đầu.

Giải : E A B G

Đáy BG của ∆ CBG là :

90 x 2 : 10 = 18 (m) 90 cm2

Đáy EA của ∆ DAE là :

22 – 18 = 4 (m)

Diện tích 2 phần mở rộng là :

20 + 90 = 110 (m2)

Diện tích hình thang ABCD là :

110 x 7 = 770 (m2) D C

Tổng hai đáy AB và CD là :

770 x 2 : 10 = 154 (m)

Đáy CD là : (154 + 22) : 2 = 88 (m)

Bài 6 : Cho hình thang vuông ABCD, có đáy nhỏ AB là 40 m. Lấy E trên AD, G trên BC sao cho EG chia hình thang ABCD làm hai hình thang có đường cao AE là 30 m và ED là 10 m. Tính diện tích hình thangABGE và EGCD.

Giải :


Nối G với A, G với D A 40 m B

Diện tích ABCD là :

= 2000 (m2)

Diện tích ∆ GBA là : 40 m

(40 x 30) : 2 = 600 (m2)



Diện tich ∆ GDC là : G

60 x 10 : 2 = 300 (m2) 10 m



Diện tích ∆ AGD là : D C

2000 – (600+300) = 1100 (m2) 60 m

Vậy EG là: 1100 x 2 : 40 = 55 (m )

Diện tích ABGE là : (55 + 40 ) x 30 : 2 = 1425 (m2)

Diện tích EGCD là: ( 60 + 55) x 10 : 2 = 575 (m2)

Bài 6: Cho hình thang ABCD có diện tích là 60m2 , điểm M, N, P, Q là điểm chính giữa của các cạnh AB, BC, CD, DA

Tính diện tích tứ giác MNPQ.

Giải : MQ kéo dài cắt DC tại F; MN kéo dài cắt DC tại E

Ta có diện tích hình thang ABCD bằng diện tích tam giác FME

Diện tích ∆ MPF =diện tích ∆ MPE

(đáy bằng nhau, đường cao chung)

Diện tích ∆ MNP = diện tích ∆NPE A M B

(đáy MN = NE, đường cao chung)

Diện tích ∆PMQ = diện tích ∆PQF

(đáy QM= QF, đường cao chung) Q N

Nên diện tích MNPQ = 1/2 diện tích

∆FME . Hay diện tích MNPQ =1/2

diện tích hình thangABCD và bằng F E

60 : 2 = 30 (cm2) D P C

Đáp số: 30 cm2

Bài 7: Tìm diện tích của một hình thangbiết rằng nếu kéo dài đáy bé 2m về một phía thì ta được hình vuông có chu vi 24m. Giải:

Theo bài ra hình thang vuông. Đáy A B 2 m M

lớn bằng cạnh hình vuông AMCD

và chiều cao hình thang cũng bằng

cạnh hình vuông.

Cạnh hình vuông AMCD là:

24 : 4 =6 (m)

Đáy bé hình thang ABCDlà:

6 – 2 = 4(m)



Diện tích hình thang ABCD là: D C

= 30 (m2) Đáp số :30m2

Bài 8 : Cho hình thang ABCD có đáy bé AB bằng 18 cm, đáy lớn CD bằng 3/2 đáy bé AB. Trên AB lấy điểm M sao cho AM = 12 cm. Nối M với C. Tìm diện tích hình thang AMCD, biết diện tích hình thang ABCD hơn diện tích hình thang AMCD là 42 cm2.

Giải :

Đáy lớn hình thang ABCD là :

18 x = 27 (cm) A M B

Độ dài đoạn MB là :

18 – 12 = 6 (cm)

MB chính là đáy của ∆ MBC,

chiều cao của ∆ MBC ( cũng là chiều

cao của hình thang AMCD)



= 14 (cm) D C

Diện tích hình thang AMCD là :



= 273 (cm2)

Đáp số 273 cm2

4.Bài tập về nhà

Bài 1 : Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng 2 đáy là 32 m. Nếu đáy lớn tăng 16 m, đáy nhỏ tăng 10 m thì diện tích thửa ruộng sẽ tăng thêm 130 m2. Tính diện tích thửa ruộng đó.

Bài 2 : Cho hình thang ABCD có đáy nhỏ AB. Hai đường chéo AC, BD cắt nhau tại 0. Tính diện tích hình thang đó biết diẹn tích hình tam giácAOB là 15 cm2, diện tích tam giác BOC là 30 cm2.

Bài 3 : Một miếng đất hình thang có diện tích 705,5 m2, đáy lớn hơn đáy bé 8 m, nếu đáy lớn được tăng thêm 6 m thì miếng đất có diện tích bằng 756,5 m2. Tính độ dài mỗi đáy hình thang.

Bài 4 : Trung bình cộng hai đáy của một thửa ruộng hình thang bằng 34 m. Nếu tăng đáy bé thêm 12 m thì diện tích thửa ruộng tăng thêm 114 m2. Hãy tìm diện tích thửa ruộng.

Bài 5 : Cho hình thang ABCD đáy AB = 30 cm và CD = 45 cm. AC và BD cắt nhau tại O. Cho biết diện tích tam giác OAB là 180 cm2. Hãy tính diện tích hình thang.

Bài 6 : Cho hình thang ABCD, hai đáy AB và CD. Các cạnh bên AD và BC kéo dài cắt nhau ở K. Cho biết diện tích tam giác KCD gấp 1,5 lần diện tích tam giác KAC. Tính các cạnh đáy của hình thang đó nếu biết diện tích của hình thang là 375 cm2 và chiều cao của nó là 10 cm.

III - CÁC BÀI TOÁN VỀ CẮT GHÉP HÌNH

Bài 1 : Hãy chia một hình chữ nhật thành 4 hình tam giác có diện tích bằng nhau ?

Giải :


Xuất phát từ nhận xét :

- Hai tam giác có cùng chiều cao và số đo của đáy bằng nhau thì bằng nhau.

- Hai tam giác có chung đáy và số đo của đường cao bằng nhau thì diện tích bằng nhau. A B

Ta giải bài toán trên .

Trước hết ta kẻ đường chéo AC để hình

chữ nhật thành hai tam giác códiện tích

bằng nhau. C D

Bây giờ ta chia mỗi tam giác ABC và ADC thành hai tam giác có diện tích bằng nhau. Như vậy ta được một lời giải của bài toán.

Cách 1

Chọn AC làm đáy chung của 2 tam



giác sẽ chia ra. Như vậy để được 2 tam A B

giác bằng nhau có cùng đường cao hạ

từ B (và từ D) xuống AC thì phải chia

đáy AC thành 2 phần bằng nhau bởi O



điểm O. Nối BO và DO ta được các tam

giác ABO, BOC, COD và DOA thoả C D

mãn các điều kiện của đề bài.

Cách 2

Chọn 2 cạnh BC và AD làm đáy của 2 tam giác sẽ chia ra. Như vậy các tam giác được chia ra từ tam giác ABC có chung đường cao AB cho nên ta phải chia đáy BC thành 2 phần có số đo bằng nhau bởi điểm M.Tương tự chia AD bởi điểm N. Nối AM, CN ta được 4 tam giác ABM, AMC, CAN và CND thoả

M

B C


A N D



mãn điều kiện của đề bài

Cách 3

Chọn hai cạnh AB và CD làm đáy của tam giác sẽ chia ra. Như vậy các tam giác được chia từ tam giác ABC có chung đường cao CB thành 2 phần có số đo bằng nhau bởi điểm P. Tương tự ta chia CD thành 2 phần bởi điểm H. Nối CP và AH ta được 4 tam giác ACP, CPB, ADH, và AHC thoả mãn điều kiện đề bài.

B C
P H

A D


Cách 4

Phối hợp cách 1 và cách 2 như hình vẽ


Ngoài ra còn có thể chia theo các cách khác.



Bài 2 : Cho mảnh bìa hình tứ giác ABCD. Bằng một lần cắt (không nhấc kéo) hãy chia mảnh bìa đó thành hai phần có diện tích bằng nhau.

Giải :


Kẻ đường chéo BD. Bằng lập luận như trong ví dụ 8, chọn điểm giữa O của BD. Nối AO, CO. Ta cắt mảnh bìa theo nét vẽ chiều mũi tên sẽ được 2 mảnh bìa ABCO và ADCO thoả mãn điều kiện của đề bài.


C

B

O



A D

4. Bài tập về nhà

Bài 1 : Cho 1 mảnh bìa hình chữ nhật có chiều dài 9 cm và chiều rộng 4 cm. bằng 1 nhát cắt (không nhấc kéo) hãy chia mảnh bìa thành 2 mảnh để ghép lại được một hình vuông có cùng diện tích.

Bài 2 : Hãy cắt một mảnh bìa hình chữ nhật thành hai mảnh để ghép lại ta được một hình thang có :


    1. đáy lớn gấp 3 lần đáy nhỏ ;

    2. Đáy lớn gấp 5 lần đáy nhỏ.

Bài 3 : Hãy cắt một mảnh bìa hình thang thành các mảnh nhỏ để ghép lại ta được :

  1. Một tam giác

  2. Một hình thang

  3. Một hình chữ nhật

Bài 4 : Cho hai mảnh bìa hình vuông. Hãy cắt hai mảnh bìa đó thành các mảnh nhỏ để ghép lại ta được một hình vuông.

Bài 5 : Cho một miếng tôn hình chữ nhật có chiều dài gấp hai lần chiều rộng. hãy cắt miếng tôn đó để ghép lại được một miếng tôn hình vuông.

IV - HÌNH TRÒN

3.1. Kiến thức cần nhớ :

- Các công thức :

C = d x 3,14

C = r x 2 x 3,14

S = r x r x 3,14

r = C : 3,14 : 2

- Hai hình tròn có bán kính (hoặc đường kính) gấp nhau bao nhiêu lần thì chu vi của chúng cũng gấp nhau bao nhiêu lần.

- Hai hình tròn có tỉ số chu vi là k thì tỉ số bán kính (hoặc đường kính) bằng k thì tỉ số diện tích của chúng là k x k

3.2 Bài tập vận dụng

Bài 1 : Tìm diện tích hình vuông biết diện tích hình tròn là 50,24 cm2.

Gọi r là bán kính của hình tròn

Diện tích của hình tròn là :

r x r x 3,14

Theo bài ra ta có :

r x r x 3,14 = 50,24

r x r = 16

r x r = 4 x 4

Þ r = 4


Số đo đoạn thẳng BD là :

A B
D C




4 x 2 = 8 (cm)

Diện tích tam giác ABD là : = 16 (cm2)

Diện tích hình vuông ABCD là : 16 x 2 = 32 (cm2)

Bài 2 : Một miếng bìa hình tròn có chu vi 37,68 cm. tính diện tích miếng bìa đó :

Giải :


Bán kính miếng bìa là :

37,68 : 3,14 : 2 = 6 (cm)

Diện tích miếng bìa là :

6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)

Đáp số 113,04 cm2

Bài 3 : Hình tròn A có chu vi 219,8 cm, hình tròn B có diện tích 113,04 cm2. Hình tròn nào có bán kính lớn hơn?

Giải :


Bán kính hình tròn A là :

219,8 : 3,14 : 2 = 35 (cm) = 3,5 dm.

Gọi r là bán kính hình tròn B ta có :

r x r = 113,04 : 3,14 = 36 (dm)

Þ r = 6 dm

Vì 6 > 3,5 nên bán kính hình tròn B lớn hơn bán kính hình tròn A



Bài 4 : Biết tỉ số bán kính của 2 hình tròn là 3/4.Hãy tính tỉ số 2 chu vi, 2 diện tích của 2 hình tròn đó.

Giải :


Gọi r1 là bán kính của hình tròn thứ nhất, r2 là bán kính của hình tròn thứ hai

Gọi C1 và S1 là chu vi và diện tích của hình tròn thứ nhất

Gọi C2 và S2 là chu vi và diện tích của hình tròn thứ hai

thì :


= = =

Tỉ số chu vi hai đường tròn bằng 3/4



= = x = x =

4. Bài tập về nhà



Bài 1 : Cho hai hình tròn đồng tâm, hình tròn thứ nhất cóp chu vi 18,84 cm ; Hình tròn thứ hai có chu vi 31,2 cm. Hãy tính diện tích hình vành khuyên do hai hình tròn tạo thành.

Bài 2 : Diện tích của 1 hình tròn sẽ thay đổi như thế nào nếu ta tăng bán kính của nó lên 3 lần.

Bài 3 : Hai hình tròn có hiệu hai chu vi bằng 6,908 dm. Tìm hiệu 2 bán kính của hai hình tròn đó.

Каталог: Data -> file -> 2013 -> thang01
thang01 -> BỘ quốc phòng bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi bộ NỘi vụ BỘ TÀi chíNH
thang01 -> Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1) Số thích hợp viết vào chỗ chấm (…) để : 3kg 3g = … kg là : A. 3,3 B. 3,03 C. 3,003 D. 3,0003
2013 -> NGÂn hàng nhà NƯỚc việt nam
2013 -> QuyếT ĐỊnh về thành lập Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ TỊch ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
2013 -> I. KẾt quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuấT ĐỐi với hộ nghèO, CẬN nghèo và ĐỒng bào dân tộc thiểu số
2013 -> TỔng cục hải quan cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Sau khi đi kiểm tra hiện trường, các đơn vị quản lý công trình và đơn vị tư vấn báo cáo về hiện trạng cống, phương án xây dựng

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương