DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ


Nguồn: Human Development Report 2009 by UNDP – Báo cáo phát triển con người năm 2009 do UNDP xuất bản (http://hdr.undp.org/en/statistics/data/)



tải về 2.8 Mb.
trang9/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22

Nguồn: Human Development Report 2009 by UNDP – Báo cáo phát triển con người năm 2009 do UNDP xuất bản (http://hdr.undp.org/en/statistics/data/)



2.3. Các chỉ báo về sức khoẻ và dinh dưỡng

Tuỳ mục đích và sự sẵn có của các cơ sở dữ liệu mà người ta tính các chỉ báo cụ thể, thông thường được xác định theo các nội dung sau: chiều cao theo tuổi của trẻ em, cân nặng theo chiều cao của trẻ em, cân nặng theo tuổi trẻ em, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, sức khoẻ sinh sản, cơ hội tiếp nhận các dịch vụ y tế... Các thông số về chiều cao và cân nặng phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài của trẻ em trong quá khứ. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra mức sống dân cư 1997-1998 (ĐTMS 1998) trong số trẻ em từ 0-5 tuổi, có 41,5% có chiều cao thấp so với tuổi, 40,1% có cân nặng theo tuổi thấp hơn chuẩn. Tỷ lệ này đã giảm xuống còn 29,2% và 17,5% vào năm 2010 (Thống kê y tế, 2010).

Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) = cân nặng/ chiều cao2 và tỷ lệ người béo/ gầy là một vấn đề liên quan tới sức khoẻ và bệnh tật đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Chỉ có 48,2% có chỉ số BMI bình thường. Nước ta chỉ có 5,2% người béo, 18,4% người gầy và 3,5% quá gầy, chưa kể đến 24,1% số người hơi gầy.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh thấp cân là 5,5% và 9,6% trẻ em từ 0-10 tuổi không được tiêm bất cứ loại văc-xin nào. Chi tiêu thực tế bình quân một đầu người cho chăm sóc y tế là 714,6 nghìn đồng/ năm, chiếm 5,4% tổng chi tiêu (ĐTMS 2010).



2.4. Các chỉ báo về giáo dục

Trình độ dân trí của người dân được đánh giá bằng những chỉ báo như tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ đi học ở các bậc học, số năm đi học bình quân chia theo nhóm tuổi. Tỷ lệ phần trăm người biết chữ được tính bằng số người từ 10 tuổi trở lên biết chữ so với dân số từ 10 tuổi trở lên. Tỷ lệ đi học ở một cấp học bằng số người đang học ở cấp học đó so với dân số trong độ tuổi thuộc cấp học đó...

Theo ĐTMS 2010, tỷ lệ đi học tiểu học chung của dân số Việt Nam là 101,2%, trung học cơ sở là 94,1% và trung học phổ thông là 71,9%. Chi phí cho việc đi học phân hoá theo giàu nghèo rõ rệt: chi tiêu cho giáo dục đối với nhóm các hộ nghèo nhất là 1.019 nghìn đồng và nhóm giàu nhất là 6.722 nghìn đồng (gấp 6 lần).



2.5. Quy mô, phân bố và cơ cấu dân số

Quy mô dân số ổn định và cơ cấu dân số hợp lý sẽ tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển. Đảm bảo tỷ lệ tăng dân số không quá cao và không làm cho dân số giảm sút là định hướng chính sách mà nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đều hướng tới. Cơ hội vàng của dư lợi dân số nếu được tận dụng sẽ tạo ra lực lượng lao động dồi dào, tỷ số phụ thuộc giảm mức thấp nhất đồng nghĩa với cơ hội tăng tiết kiệm, tích luỹ và tái đầu tư cả của cải vật chất lẫn sức lao động. Đảm bảo cân bằng tỷ số giới tính khi sinh làm sao để đất nước không rơi vào tình trạng thiếu dân số nam hoặc nữ trong tương lai. Nếu rơi vào tình trạng mất cân bằng giới tính thì cân đối cơ cấu hôn nhân gia đình, tình trạng nam thanh niên không “tìm” được vợ, tình trạng buôn bán trẻ em, phụ nữ được dự báo trở thành các vấn đề xã hội nan giải. Phân bố dân cư hợp lý giữa các vùng miền kích thích sản xuất phát triển và đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.



3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số, tài liệu này tập trung phân tích các nhóm yếu tố chủ yếu sau:



3.1. Yếu tố sinh học và di truyền

Như trên đã phân tích, yếu tố về di truyền và sinh học dưới giác độ chủng tộc không tác động đến chất lượng dân số. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ chưa thành niên (dưới 18 tuổi) và từ những bà mẹ quá lớn tuổi (trên 40 tuổi) có nguy cơ cao về chậm phát triển thể chất. Vì vậy, tuyên truyền rộng rãi cho phụ nữ, không sinh con trước tuổi 22 và sau tuổi 35 cũng là một giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dân số.



3.2. Chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống có nội dung rất phong phú liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con người. Nó thể hiện thông qua mức độ thỏa mãn nhu cầu về vật chất, cũng như tinh thần của cá nhân, cộng động và toàn thể xã hội. Chất lượng cuộc sống là một khái niệm động, không ngừng thay đổi từ thấp đến cao phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, chế độ chính trị, quan niệm về văn hóa và truyền thống của mỗi dân tộc ở từng giai đoạn phát triển của xã hội. Vì vậy, cần phải sử dụng nhiều chỉ tiêu đánh giá mới phản ánh hết bản chất của chất lượng cuộc sống. Theo William Bell, chất lượng cuộc sống có thể được đánh giá thông qua 12 chỉ báo: (1)An Toàn; (2) Sung túc về kinh tế; (3) Công bằng về pháp luật; (4) An ninh quốc gia; (5) Bảo hiểm lúc tuổi già, ốm đau; (6) Hạnh phúc về tinh thần; (7) Sự tham gia vào đời sống xã hội; (8) Bình đẳng về giáo dục, nhà ở và nghỉ ngơi; (9) Chất lượng đời sống văn hóa; (10) Quyền tự do công dân; (11) Chất lượng môi trường kỹ thuật (giao thông, nhà ở, thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, thiết bị y tế…; (12)Chất lượng môi trường sống.

Như vậy, có thể hiểu là chất lượng cuộc sống phản ánh sự thỏa mãn nhu cầu, trước hết là nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người. Mức độ đáp ứng sự thỏa mãn càng cao thì chất lượng cuộc sống càng cao. UNDP đã từng thống kê tới 168 nhu cầu cơ bản của con người khi đánh giá chất lượng cuộc sống.

Chất lượng cuộc sống càng cao sẽ giúp cho con người phát triển cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Điều này làm cho chất lượng dân số được cải thiện. Ngược lại, nếu mức độ thỏa mãn nhu cầu, đặc biệt là các nhu cầu cơ bản của cuộc sống con người không được đáp ứng đầy đủ, là một nhân tố làm cho con người không phát triển về thể lực; trí lực và tinh thần. Đây là nguyên nhân làm cho chất lượng dân số giảm sút.



3.3. Kinh tế

Có thể phân chia ảnh hưởng của kinh tế đến chất lượng dân số thành hai cấp độ: cấp độ kinh tế vĩ mô (sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia) và ở cấp độ vi mô (kinh tế của hộ gia đình).

Nếu xét ở cấp độ kinh tế vĩ mô, với một nền kinh tế phát triển, Chính phủ sẽ có điều kiện đầu tư cho phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho người dân, từ đó cải thiện trí lực của dân số. Thứ hai, với một nền kinh tế phát triển, Chính phủ sẽ có điều kiện để đảm bảo an ninh xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe về thể lực cho người dân. Mặt khác, nếu kinh tế phát triển, Chính phủ sẽ có điều kiện để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở y tế, tăng cường đào đạo cán bộ y tế và mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ cho công cuộc chăm sóc sức khỏe của người dân từ đó nâng cao chất lượng dân số.

Ở cấp độ kinh tế gia đình, những gia đình giàu có thường có tiền đầu tư về giáo dục cho con cái để nâng cao trình độ học vấn. Đối với những gia đình này vấn đề bình đẳng nam nữ về giáo dục (giữa con trai và con gái cũng được chú ý). Đồng thời những gia đình này thường có điều kiện sống tốt (nhà ở và môi trường gần cận gia đình: công trình vệ sinh, nước sạch). Đây cũng là điều kiện để giúp con người ít mắc bệnh hơn đặc biệt là các bệnh thường gặp ở nước nghèo như: Giun sán, bệnh phổi, thấp khớp, lao... Do điều kiện kinh tế gia đình khá giả họ có điều kiện tận hưởng dịch vụ y tế hiện đại nhằm bảo vệ sức khỏe và đẩy lùi cái chết. Tuy nhiên, khi nói đến điều kiện kinh tế ở cấp độ gia đình có ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng dân số là phải nói đến điều kiện kinh tế của đại bộ phận dân cư chứ không phải là điều kiện kinh tế của một vài hộ gia đình đơn lẻ. Vì vậy, công cuộc cải cách kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống chung của toàn xã hội chính là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cải thiện chất lượng dân số.



3.4. Y tế

Sức khoẻ là vốn quý của con người. Giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ là nhiệm vụ của mỗi người và toàn xã hội. Sức khoẻ của mỗi người lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: sinh học, điều kiện sống, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, môi trường và chính sách chăm sóc sức khoẻ quốc gia.

Ngày nay, trình độ phát triển y học và phương tiện phòng trị bệnh ngày càng cao, nhưng lại không đồng đều giữa các quốc gia. Điều đó làm cho tỷ lệ người có sức khoẻ tốt ở các nước nghèo thấp hơn các nước giàu. Tại các nước nghèo tỷ lệ người mắc các bệnh như: lao, sốt rét, suy nhược cơ thể ở người lớn, suy dinh dưỡng trẻ em, bệnh giun sán rất cao. Do sự tiến bộ về y học trên thế giới, loài người đã không còn khiếp sợ các loại bệnh trên. Tuy nhiên, thế giới lại xuất hiện một số bệnh khác, các bệnh này lại lan truyền rất nhanh ở cả các nước đang phát triển và phát triển như: HIV/AIDS; bệnh căng thẳng thần kinh (stress); H1N1…

Các chỉ báo đánh giá sự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, nâng cao chất lượng dân số là:



  • Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em: Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng các loại vác-xin; số nhà hộ sinh trên tổng số dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng…

  • Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng: số cơ sở y tế; số giường bệnh; số nhân viên y tế (y sỹ, bác sỹ, y tá…) trên 10.000 dân; tỷ lệ các loại bệnh đặc trưng theo vùng địa lý; tỷ lệ người nhiễm HIV…

  • Sàng lọc trước sinh và sơ sinh: Tỷ lệ các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm sàng lọc khi mang thai; Tỷ lệ trẻ sơ sinh được xét nghiệm xác định dị tật; Tỷ lệ trẻ em được điều trị sớm các dị tật bẩm sinh…

3.5. Giáo dục

Những chỉ báo phản ảnh tình trạng của giáo dục là: tỷ lệ người đi học; số luợng học sinh ở các cấp (nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học), tỷ lệ đi học đúng tuổi ở các cấp học…

Giáo dục ảnh hưởng tới chất lượng dân số thông qua cơ chế sau:

Giáo dục ảnh hưởng tới chất lượng dân số về mặt trí tuệ. Nhờ phát triển giáo dục, người dân được nâng cao hiểu biết và kiến thức giúp cho họ có đủ trình độ tiếp thu khoa học – kỹ thuật mới, tiên tiến. Trình độ học vấn cao giúp con người có tính năng động và sáng tạo, lao động tự giác, có kỷ luật và có năng suất cao.

Giáo dục để nâng cao chất lượng dân số là quốc sách của mỗi quốc gia. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia đó mà Chính phủ quyết định mức đầu tư cho giáo dục thích hợp.

Giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến mức sinh. Khi trình độ học vấn càng cao thì mức sinh càng thấp. Tuy nhiên, ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh chỉ dừng lại ở một giới hạn nhất định. Nếu trình độ học vấn vượt khỏi giới hạn trên thì tác động của giáo dục đến mức sinh không còn nữa. Cần chú ý rằng, chỉ có trình độ học vấn trung bình của toàn bộ phụ nữ cả một vùng, một tỉnh, một nước… mới có thể tác động làm giảm mức sinh của vùng, chứ không phải là trình độ học vấn của đơn lẻ một phụ nữ. Mức sinh giảm, số con trung bình của mỗi phụ nữ (mỗi gia đình) ít đi, người dân có điều kiện hơn trong việc chăm sóc dinh dưỡng, sức khoẻ và giáo dục cho các con, không phân biệt con trai hay con gái. Qua đó, chất lượng dân số được nâng lên.

Giáo dục có tác động trực tiếp đến việc đẩy lùi cái chết. Những người có trình độ học vấn cao thường có kiến thức về cơ chế lây truyền bệnh tật để phòng và chữa bệnh kịp thời. Mặt khác, khi có trình độ học vấn cao, họ có điều kiện để làm những công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao và do đó thu nhập cao. Khi thu nhập cao, người ta có điều kiện tận hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn và vì vậy sức khoẻ của người dân được đảm bảo. Đó cũng là một nhân tố để nâng cao chất lượng dân số.

3.6. Môi trường

Thiên nhiên đã sinh ra con người, cung cấp tài nguyên và tạo nên môi trường sống cho con người. Mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ luôn gắn bó mật thiết với nhau. Ở những vùng khí hậu ôn hoà, tài nguyên phong phú, con người có điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngược lại, ở những nơi điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, con người khó có điều kiện để cải thiện cuộc sống, nâng cao chất lượng dân số.

Tuy nhiên, cần thấy rằng các thành tố của môi trường luôn không ổn định hoặc không hoàn toàn có lợi để con người có thể duy trì tốc độ tăng trưởng của phát triển như một hằng số. Một thành tố của môi trường trong những điều kiện nhất định có thể trở thành những nhân tố cản trở sự phát triển của con người. Ví dụ, thiên tai có thể làm người chết, mùa màng bị phá hoại, làm khó khăn rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng sống của người dân. Mặt khác, trong mối quan hệ với môi trường, do mức sinh cao, dân số tăng nhanh, để nâng cao chất lượng cuộc sống con người đã không ngừng phát triển sản xuất và tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, con người đã tàn phá môi trường, làm thay đổi hệ sinh thái, thay đổi môi trường sống của các sinh vật và của chính bản thân con người với xu hướng môi trường ngày càng xấu đi, gây tác hại đến sức khỏe của con người. Hiện nay, do tình trạng đất, nước, không khí bị ô nhiễm mà lương thực, thực phẩm mà con người sử dụng cũng bị ô nhiễm, bị nhiễm độc, chủ yếu do phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, thuôc trừ sâu.

Giữa gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự gia tăng dân số quá mức dẫn tới quá tải về môi trường gây ra những phản ứng không có lợi cho bản thân con người và qua đó làm cản trở quá trình nâng cao chất lượng dân số.



3.7. Các yếu tố khác

Các yếu tố khác như văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, vui chơi giải trí cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng dân số.

TÓM TẮT CHƯƠNG
1. Quy mô dân số biểu thị khái quát tổng số dân của một địa phương (xã, huyện, tỉnh, vùng hoặc quốc gia hoặc của các khu vực khác nhau trên thế giới). Sự thay đổi của quy mô dân số chịu ảnh hưởng của biến động tự nhiên và biến động cơ học dân số. Người ta dùng tỷ suất tăng dân số tự nhiên và tỷ suất tăng dân số cơ học để đo lường sự biến động dân số.

2. Tổng số dân được phân chia theo vùng địa lý; chia theo khu vực thành thị và nông thôn được gọi là phân bố dân số. Chỉ báo đánh giá mức độ phân bố dân số được sử dụng bao gồm cả số tuyệt đối và số tương đối. Số tuyệt đối là dân số của địa phương. Số tương đối là tỷ trọng dân số của vùng đó trong tổng số dân. Ngoài ra, mật độ dân số là chỉ tiêu rất quan trọng để nghiên cứu phân bố dân số.

3. Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một quốc gia, của từng vùng theo các đặc trưng khác nhau. Trong đó, cơ cấu dân số theo tuổi và cơ cấu dân số theo giới tính là hai cơ cấu thường được sử dụng nhiều nhất. Để nghiên cứu cơ cấu dân số theo tuổi, tỷ trọng dân số của từng nhóm tuổi trong tổng số dân, tỷ số phụ thuộc của dân số và tuổi trung vị của dân số thường được sử dụng.

4. “Dư lợi dân số” hay còn gọi “Cơ cấu dân số vàng” là một thuật ngữ mới được các nhà nhân khẩu học đưa ra gần đây. Đây là một loại cơ cấu dân số mà tỷ số phụ thuộc đạt mức thấp nhất, nếu vượt qua ngưỡng đó thì tỷ số phụ thuộc lại tăng lên.

5. Ở Việt Nam, người từ 60 tuổi trở lên được gọi là nguời già hay người cao tuổi. Liên hợp quốc quy ước rằng, một dân số có tỷ lệ người cao tuổi từ 10% trở lên là có dân số già. Già hóa dân số là thuật ngữ để chỉ cơ cấu dân số trong đó tỷ lệ người già không ngừng tăng lên vượt trên ngưỡng 10% tổng số dân và cao hơn nữa. Hiện nay, cả thế giới bước vào thời kỳ già hoá dân số, trong đó sự già hóa dân số ở các nước phát triển trầm trọng hơn các nước đang phát triển. Việt Nam đang bước vào ngưỡng dân số già với tỷ trọng người già (trên 60 tuổi) chiếm 9,9%.

6. Chất lượng dân số là một phạm trù rộng, được hiểu là tổng thể các yếu tố tạo nên thể lực, trí lực của con người nói chung. Một dân số cụ thể, dân số của mỗi nước hoặc mỗi vùng và vào những thời kỳ nhất định sẽ có một chất lượng nhất định. Các chỉ tiêu để đo lường chất lượng dân số hay sử dụng là GDP/người; trình độ học vấn; tuổi thọ trung bình. HDI là chỉ số tổng hợp để đo lường chất lượng dân số. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số là: phát triển kinh tế; phát triển giáo dục; y tế, môi trường và các yếu tố khác như văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao.

CÂU HỎI THẢO LUẬN


  1. Quy mô dân số là gì? Hãy phân biệt quy mô dân số trung bình và quy mô dân số thời điểm

  2. Phân tích lợi ích của nghiên cứu phân bố dân số đối với quản lý kinh tế xã hội? Khi nghiên cứu phân bố dân số thì dùng những chỉ tiêu nào?

  3. Cơ cấu dân số là gì? Có những loại cơ cấu dân số nào?

  4. Phân tích ảnh hưởng ưu điểm và hạn chế của cơ cấu dân số vàng

  5. Phân tích những thách thức mà xã hội gặp phải khi có cơ cấu dân số già

  6. Phân tích các cơ cấu quan trọng nhất của dân số

  7. Chất lượng dân số là gì? Có những chỉ tiêu nào đánh giá chất lượng dân số

  8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số

BÀI TẬP THỰC HÀNH


1. Cho sè liÖu d©n sè cña tØnh N n¨m 2001 nh­ sau:


Nhãm tuæi

D©n sè TB

1000 ( ng)

TØ lÖ n÷ trong d©n sè (%)

0-4

512

49

5-9

520

49

10-14

464

50

15-19

404

50

20-24

380

50

25-29

338

50

30-34

256

51

35-39

171

53

40-44

148

54

45-49

126

56

50-59

85

59

60+

348

63

C©u hái: 1. Ph©n tÝch c¬ cÊu tuæi cho toµn bé d©n sè tØnh N

2. TÝnh tuæi trung vÞ cña d©n sè tØnh N. Cho biÕt d©n sè tØnh N lµ d©n sè trÎ hay giµ



3. TÝnh tû sè phô thuéc cña d©n sè tØnh N.
2. BiÕt d©n sè ViÖt Nam theo c¬ cÊu tuæi vµ giíi tÝnh qua ba cuéc tæng ®iÒu tra d©n sè nh­ sau:


N¨m

1979

1989

1999

2009

Giíi tÝnh

Nam



Nam



Nam



Nam



0-4

7,48

7,14

7,2

6,87

4,96

4,56

4,45

4,00

5-9

7,45

7,13

6,48

6,49

6,22

5,87

4,15

3,85

10-14

8,89

6,46

6,02

5,67

6,19

7,77

4,45

4,10

15-19

5,60

5,80

5,24

5,34

5,40

5,36

5,24

4,96

20-24

4,32

4,93

4,47

4,48

4,30

4,56

4,60

4,66

25-29

3,30

3,75

4,01

4,61

4,23

4,26

4,40

4,46

30-34

2,23

2,49

3,52

3,83

3,90

3,95

3,96

3,95

35-39

1,83

2,09

2,41

2,75

3,54

3,72

3,81

3,80

40-44

1,74

2,06

1,61

1,86

2,81

3,13

3,46

3,55

45-49

1,89

2,12

1,37

1,68

1,90

2,12

3,12

3,29

50-54

1,56

1,71

1,34

1,67

1,26

1,53

2,47

2,79

55-59

1,29

1,66

1,43

1,62

1,04

1,32

1,63

1,92

60-64

1,03

1,26

1,11

1,34

1,01

1,30

1,04

1,27

65-69

0,79

1,06

0,83

1,09

0,98

1,21

2,62

4,00

70+

1,13

1,85

1,06

1,78

1,37

2,22

49,41

50,59

Tæng %

48,5

51,5

48,65

51,35

49,11

50,89

49,4

50,6

Tæng (1000 ng)

25579

27163

31333

33072

37519

38809

42413

43434

C©u hái: 1. Ph©n tÝch biÕn ®éng c¬ cÊu tuæi vµ giíi tÝnh th«ng qua viÖc tÝnh tû träng ba nhãm tuæi c¬ b¶n cña d©n sè vµ tÝnh tû sè giãi tÝnh chung cho toµn bé d©n sè vµ cho tõng nhãm tuæi.

2. So s¸nh tuæi trung vÞ cña d©n sè viÖt nam qua ba cuéc tæng ®iÒu tra.

3. So s¸nh tû sè phô thuéc cña d©n sè ViÖt Nam qua ba cuéc tæng ®iÒu tra.

Những chỉ tiêu trên có thể được vận dụng để tính cho dân số của từng vùng riêng biệt, hoặc cho các bộ phận dân số khác nhau. Chi tiết hơn, cơ cấu tuổi và giới tính được phân ra theo các nhóm tuổi nhỏ hơn (từng độ tuổi hoặc nhóm 5 độ tuổi). Bảng sau thể hiện cơ cấu tuổi và giới tính của dân số Việt Nam năm 1979-2009.



tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương