DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ



tải về 2.8 Mb.
trang22/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

- Xác định cơ cấu dân số của thời điểm gốc (đặc biệt cơ cấu tuổi và giới) dựa vào cơ cấu của năm Tổng điều tra gần nhất. Trước hết cần xem từ năm Tổng điều tra (giả sử 31/12/ 2009) đến thời điểm gốc (giả sử 31/12/ 2010) dân số tăng bao nhiêu lần. Nếu giả thiết cơ cấu tuổi không thay đổi, tổng dân số tăng bao nhiêu lần thì quy mô dân số các nhóm tuổi tương ứng cũng tăng bấy nhiêu lần.

Ví dụ: Theo số liệu Tổng điều tra dân số của tỉnh A thời điểm 31/12/2009 (đã điều chỉnh lại và làm tròn) là 6.530.000 người. Hệ số chuyển đổi từ 2009 đến 2010 là 1.03 (6.730.000/ 6.530.000). Giả sử từ 2009 đến 2010, cơ cấu dân số không thay đổi, ta có dân số các nhóm tuổi tương ứng như trong Bảng 8.1.

Ngoài xác định dân số gốc theo độ tuổi và giới tính thì người làm dự báo còn cần thu thập và phân tích độ chính xác của các số liệu sau:



  • Tổng tỷ suất sinh;

  • Triển vọng sống trung bình tính từ khi sinh (tuổi thọ trung bình của dân số) và tỷ số giới tính khi sinh;

  • Số liệu về di dân và đô thị hóa;

* Bước 3: Xây dựng các giả thiết

  • Giả thiết về mức độ tử vong. Giả thiết về mức độ tử vong dựa vào việc đưa ra các ước lượng về triển vọng sống trung bình e0 (cơ sở của việc ước lượng là dựa vào e0 tính được của tổng điều tra dân số gần nhất).

  • Giả thiết về sinh: Các giả thiết về sinh thường được dựa vào xu hướng tăng hay giảm của Tổng tỷ suất sinh.

  • Cũng như dự báo biến động tự nhiên, dự báo biến động cơ học cũng cần dựa vào các giả thiết về di cư quốc tế và di cư trong nước (giả thiết về mức độ và mô hình di cư giữa các vùng và các tỉnh)

  • Giả thiết về tỷ lệ sinh và chết của những người di cư ở địa phương nơi đến. Thông thường khi dự báo dân số người ta thường dựa vào giả thuyết rằng có tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết của người di cư đến bằng một nửa tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết của người dân địa phương nơi đến

* Bước 4: Thực hiện các dự báo

+ Dự báo biến động tự nhiên dân số

(1) Chuyển tuổi từ thời điểm gốc đến thời điểm dự báo

Trong khi chuyển tuổi cần lưu ý:

- Phải xác định chuyển tuổi từ thời điểm gốc đến thời điểm dự báo nào. Điều đó phụ thuộc vào nhóm tuổi và hệ số sống có được. Ví dụ, dự báo dân số tỉnh A vào năm 2015, thời điểm gốc đã chọn là năm 2010 và các nhóm tuổi và hệ số sống đã cho là sau 5 năm.

Như vậy, trước tiên phải chuyển tuổi từ 31/12/ 2009 đến 31/12/2010 (mặc dù yêu cầu dự báo đến 31/12/2015), sau đó lại chuyển tiếp từ 2010 đến 2015.

- Khi chuyển tuổi bao giờ cũng phải chuyển từ nhóm dưới lên nhóm trên theo công thức:

Px + n,t + n = Px,t  Sxx+n

Trong đó: Px,t và Px+n,t+n: dân số tuổi x, thời điểm t và tuổi x+n, thời điểm t+n.

Sxx+n: hệ số sống từ tuổi x đến tuổi x + n.

- Riêng đối với nhóm cuối cùng (nhóm tuổi mở) bao giờ cũng bao gồm hai bộ phận: Một từ nhóm dưới chuyển lên và một ở nhóm đó vẫn còn sống.

P85+,2015 = P80 - 84,2010 S80 - 8485+ + P85+,2010  S95+

Bảng 8.2 (trang bên) minh hoạ cho việc chuyển tuổi của dân số của tỉnh A từ thời điểm gốc đến thời điểm dự báo.

(2) Xác định số trẻ em sinh ra trong khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm dự báo và còn sống được đến thời điểm dự báo

Có hai cách xác định số lượng trẻ em sinh ra trung bình mỗi năm trong khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm dự báo.

a/ Nếu xác định được tỷ suất sinh thô, có thể xác định số trẻ em sinh ra trong năm theo công thức:

Chú ý: là dân số trung bình và tỷ suất sinh thô trung bình mỗi năm trong khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm dự báo.

Ví dụ: Dân số tỉnh A năm 2010 là 7.723.000 người, đến năm 2015 tổng dân số từ 5 tuổi trở lên là 7.386.500 người (chưa có nhóm dân số từ 0 đến 4 tuổi). Vậy dân số trung bình mỗi năm thời kỳ 2010-2015 là:

Biết CBR năm 2010 là 20‰, trung bình thời gian từ 2010 đến 2015 mỗi năm giảm được 0,2‰. Nghĩa là CBR năm 2015 là 19‰ (20 - 0,2 x 5) và



Số trẻ em sinh ra trung bình mỗi năm trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015 là:



Vậy tổng số trẻ em sinh ra trong 5 năm là 736.500 trẻ (147.300 x 5).


Bảng 8.2: Chuyển tuổi của dân số tỉnh A

từ thời điểm gốc đến thời điểm dự báo


Nhóm tuổi

Dân số gốc 2009

(1000 người)

Sxx+5

Dân số 2010

(1000 người)

Dân số 2015

(1000 người)

0 – 4

5 - 9


10 - 14

15 - 19


20 - 24

25 - 29


30 - 34

35 - 39


40 - 44

45 - 49


50 - 54

55 - 59


60 - 64

65 - 69


70 - 74

75 - 80


80 - 84

85+


958

945


783

711


659

587


484

361


258

216


206

186


165

124


82

52

31



21

0.980

0.990


0.993

0.980


0.980

0.970


0.965

0.960


0.950

0.940


0.930

0.870


0.850

0.840


0.750

0.670


0.385

0.280


984

939


935

778


897

646


569

467


347

245


203

191


162

140


104

62

35



18

729

964


930

928


762

879


626

549


448

330


230

180


167

137


117

78

41



18

Tổng

6.730




7.723

8.115

b/ Nếu biết được tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của người phụ nữ có thể xác định số trẻ em sinh ra trong năm của từng độ tuổi phụ nữ theo công thức:

Và số trẻ em sinh ra trung bình mỗi năm là:



Sau đó có thể xác định tổng số trẻ em sinh ra trong cả thời kỳ như đã xác định ở trên.



Trong đó: n là số năm cần xác định.

Phân chia số trẻ em theo giới căn cứ vào tỷ số giới lúc sinh. Chẳng hạn, mỗi năm có 147.300 trẻ em được sinh ra, trong đó tỷ số giới khi mới sinh là 106. Vậy xác suất sinh con gái là 0,486 (106: [100 + 106]).

Số trẻ em gái sinh ra trong năm là 71.500 (147.300 x 0,486) và số trẻ em trai là 75.800 (147.300 – 71.500).

Cuối cùng tính số trẻ em mới sinh còn sống đến năm dự báo.

Ví dụ:


729.200 = 736.500  0,99

Tổng hợp tất cả các nhóm tuổi được dân số của năm 2015.

+ Dự báo biến động cơ học (di dân)

Trên thực tế, dự báo di dân rất phức tạp. Nó không chỉ đơn thuần chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế mà còn cả các yếu tố xã hội. Tuỳ theo yêu cầu của dự báo, mức độ phức tạp có khác nhau. Vì vậy, khi tiến hành dự báo cơ học dân số cần thực hiện như sau:

Nếu chỉ xét quy mô, ảnh hưởng của biến động cơ học dựa vào chênh lệch di dân (di dân thuần tuý).

Dự báo chênh lệch di dân dựa vào thực tế của nhiều năm trước, dự kiến những điều kiện và phương hướng phát triển tương lai. Chênh lệch di dân có thể phân theo tuổi và giới...

Để dự báo chính xác quy mô và cơ cấu dân số, không thể chỉ dựa vào chênh lệch di dân mà phải xét đến tổng số di dân, tổng số người chuyển đi và chuyển đến ở từng độ tuổi, từng giới.

Số người di chuyển đi bao gồm:


  • Số người đi học ở các trường chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật... ngoài địa phương;

  • Số người đi nghĩa vụ quân sự hàng năm;

  • Số người đi xây dựng các vùng kinh tế mới ngoài địa phương;

  • Tuyển lao động cho các nhu cầu Nhà nước, các ngành ngoài địa phương;

Số người di chuyển đến bao gồm:

  • Bộ đội hết nghĩa vụ trở về quê hương;

  • Số người nghỉ hưu mất sức lao động trở về địa phương;

  • Số người đi xuất khẩu lao động trở về, số thôi việc từ các doanh nghiệp ở các địa phương khác trở về;

  • Thu hút dân cư và lao động từ các địa phương khác;

  • Kết hôn;

Tăng giảm dân cư và lao động của địa phương không chỉ chịu sự tác động của số người chuyển đi, chuyển đến mà còn cả ảnh hưởng của biến động cơ học đến biến động tự nhiên.

Nếu giả sử mức sinh, chết của cộng đồng người di chuyển có cùng đặc trưng với cộng đồng dân cư của vùng, thì có thể điều chỉnh theo công thức:






Biến động cơ học trong kỳ có tính tới biến động tự nhiên

=

Số người đến trong kỳ (I)

-

Số người đi trong kỳ (E)

*



Trong đó: R là tốc độ tăng tự nhiên dân số trong kỳ.

Bước 5: Tổng hợp và phân tích kết quả dự báo

Tổng hợp dân số ở các năm dự báo, bao gồm cả biến động tự nhiên và biến động cơ học chi tiết theo các nhóm tuổi và giới.

Dự báo dân số cả nước không tính đến yếu tố di dân nội địa. Bởi vậy, kết quả tổng hợp mục A (biến động tự nhiên) là kết quả chung. Đối với các vùng, các địa phương nhiều ít đều có di dân, nên kết quả cuối cùng phải là tổng hợp của biến động tự nhiên (A) và cơ học (B).

Như trên đã nêu, dự báo dân số thường có những phương án khác nhau. Mỗi phương án đều căn cứ vào những giả định nhất định. Khi có nhiều phương án phải lựa chọn phương án khả thi nhất và đề xuất những giải pháp thực hiện (kể cả lĩnh vực dân số và kinh tế - xã hội) và phân tích sơ bộ tác động của từng phương án đến sự phát triển kinh tế - xã hội.



3. Các phần mềm sử dụng trong dự báo dân số

Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, công việc dự báo dân số được tiến hành thuận lợi hơn rất nhiều nhờ các phần mềm chuyên dụng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số phần mềm chuyên dụng trong dự báo dân số.



Spectrum: Spectrum là một bộ lồng ghép tất cả các mô hình chính sách đã có trước đây vào chung một công cụ. Tùy theo nhu cầu sử dụng, Spectrum được thiết kế riêng rẽ. Tuy nhiên, về tổng thể Spectrum gao gồm các thành tố: Demproj, People và PAS.

Demproj: viết tắt từ Demographic Projection (dự báo nhân khẩu học), do nhóm Tương lai, Hoa kỳ xây dựng dựa theo phương pháp thành phần, tối đa có thể dự báo tới 150 năm, khá phổ biến và tiện ích, dễ sử dụng. Ưu điểm của Demproj là dự báo cho từng tuổi đơn giản, so sánh một lúc nhiều dự án có cùng thời kỳ dự báo, được ứng dụng rộng rãi trong việc lồng ghép các biến dân số vào nhiều nhu cầu dự báo khác nhau về kinh tế, giáo dục, y tế, nông nghiệp và đô thị. Tuy nhiên, hạn chế của Demproj là chỉ có thể tiến hành các dự báo đơn cấp. Do vậy, trong nhiều trường hợp, việc sử dụng các dự báo chi tiết về nhân khẩu học, đặc biệc là các cấp vùng/địa phương (khống chế bởi cấp trên) được thực hiện trên một công cụ dự báo khác. Đó là PEOPLE.

PEOPLE: cũng dựa theo phương pháp thành phần và được sử dụng để dự báo đa cấp. Đồng thời có các bảng tính xây dựng giả thiết đơn giản. Hạn chế của PEOPLE là nhập số liệu đầu vào để lấy kết qủa theo tuổi rất phức tạp, không tạo được cùng một lúc các dự báo khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn sử dụng chương trình dự báo nào tùy thuộc vào yêu cầu của hoạch định/điều chỉnh chính sách.

PAS: viết tắt từ “Các bảng tính phân tích dân số” (Population Analysis Spreadsheets) dùng trong Excel là công cụ ứng dụng đơn giản và cho kết quả tin cậy, hỗ trợ cho việc hiệu chỉnh số liệu đầu vào, các tính toán gián tiếp, xây dựng các giả thiết,.v.v. Chương trình do Trung tâm các chương trình quốc tế, thuộc Văn phòng Tổng điều tra Hoa kỳ xây dựng, đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.



Các bước tiến hành một dự báo bằng Demproj, PEOPLE hoặc PAS

  • Chọn vùng tiến hành dự báo

  • Xác định thời kỳ dự báo

  • Thu thập số liệu

    1. Dân số gốc

    2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính

    3. Tổng tỷ suất sinh

    4. Triển vọng sống trung bình khi sinh và tỷ lệ giới tính của trẻ em khi sinh

    5. Số liệu về di chuyển và đô thị hóa

  • Xây dựng các giả thiết

  • Nhập số liệu

  • Kiểm tra trước khi chạy dự báo

  • Thực hiện các dự báo khác nhau

Phân tích kết quả dự báo

Phục vụ việc hoạch định chính sách DS-KHHGĐ, các chính sách kinh tế - xã hội khác theo yêu cầu của sự phát triển.



  • Quy mô, cơ cấu, phân bố dân số, đô thị hóa

  • Tác động của những thay đổi dân số đối với các mặt kinh tế - xã hội.v.v.

TÓM TẮT CHƯƠNG
1. Dự báo dân số là sự dự kiến trước một cách có căn cứ khoa học về quy mô, cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính. Dự báo dân số là việc làm khó, cần phân tích nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các yếu tố của quá trình dân số và các yếu tố kinh tế xã hội mà quá trình dân số đó phát sinh.

2. Có nhiều phương pháp dự báo dân số khác nhau, nhưng phân biệt thành hai nhóm chính: dự báo dân số dựa vào hàm số toán học đơn giản và phương pháp dự báo dân số thành phần.

3. Phương pháp dự báo dân số dựa vào các hàm số toán học nhìn chung là đơn giản, chủ yếu dự vào xu thế biến động của tốc độ tăng dân số để đưa ra giả thuyết khoa học. Đây là phương pháp chỉ có thể dự báo quy mô dân số mà không dự báo cơ cấu tuổi và giới tính của dân số.

4. Phương pháp dự báo dựa vào hàm số mũ, cho phép ước lượng một cách dễ dàng nhất thời gian dân số tăng gấp đôi. Đây là công cụ rất có ích cho các nhà hoạch định chính sách dân số và kinh tế-xã hội.

5. Công tác dự báo dân số ngày càng được thực hiện thường xuyên và dễ dàng hơn dựa vào công nghệ thông tin và các phần mềm chuyên dụng. Các phần mềm thường được sử dụng nhiều là: Spectrum bao gồm Demproj, People và Pas.

CÂU HỎI THẢO LUẬN




  1. Trình bày khái niệm dự báo dân số. Khi dự báo dân số cần chú ý phân tích những yếu tố nào để có thể đưa ra được các giả thuyết khoa học?

  2. Trình bày ưu nhược điểm của từng phương pháp dự báo dựa vào các hàm số toán học đơn giản

  3. Trình bày các bước tiến hành phương pháp dự báo thành phần. Tại sao trong phương pháp này lại có một bước gọi là bước chuyển tuổi của dân số? Tại sao gọi là phương pháp dự báo thành phần?

  4. Tại sao trong dự báo di dân bằng phương pháp thành phần lại cần quan tâm đến biến động tự nhiên dân số trong cộng đồng người di cư.

BÀI TẬP THỰC HÀNH
1 - Cã sè liÖu d©n sè cña huyÖn A n¨m 2010 nh­ sau:

  • D©n sè ngµy1.1.2010 lµ 500.000 ng­êi

  • Sè trÎ em sinh ra lµ 12.000

  • Sè ng­êi chÕt lµ 3.100

  • Sè nhËp c­ lµ 900 ng­êi

  • Sè xuÊt c­ lµ 700 ng­êi

1, X¸c ®Þnh biÕn ®éng d©n sè cña ®Þa ph­¬ng A. Gi¶ thiÕt lµ tû lÖ t¨ng d©n sè cña huyªn A cã thÓ kh«ng ®æi, h·y dù b¸o d©n sè cña huyÖn A n¨m 2015 vµ 2020?

2, Víi tû lÖ t¨ng d©n sè gi÷ nguyªn nh­ n¨m 2010 th× sau bao nhiªu n¨m d©n sè cña huyÖn A sÏ t¨ng gÊp ®«i. NÕu ®Ó 60 n¨m d©n sè míi t¨ng lªn gÊp ®«i, hµng n¨m cÇn ph¶i gi¶m sè sinh ®i bao nhiªu nÕu møc chÕt vÉn æn ®Þnh nh­ n¨m 2010?

****************************************

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2000), Tổng điều tra dân số và nhà ở: Kết quả điều tra mẫu, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội, 217 trang.

  2. David Lucas, Paul Meyer (1989), Nhập môn nghiên cứu dân số (xuất bản lần thứ hai), Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc gia Australia, Đại Học Tổng hợp quốc gia Australia, Người dịch: Phan Đình Thế, Dự án VIE/92/P04, 287 trang.

  3. Georges Tapinos (1996), Những khái niệm cơ sở của nhân khẩu học- cách phân tích các nhân tố kinh tế - xã hội và lịch sử các dân số, Người dịch: Lê Văn Phong, Dự án VIE/92/P04, 375 trang.

  4. GS. Phùng Thế Trường (1997), Giáo trình Dân số học dành cho sinh viên chuyên ngành dân số, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội, 241 trang.

  5. GS.TS. Tống Văn Đường (1998), Giáo trình Dân số học dùng cho sinh viên ngoài ngành dân số, Hà Nội, 128 trang.

  6. GS.TS. Tống Văn Đường (Chủ biên) (2001), Giáo trình dân số và phát triển dùng cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 220 trang.

  7. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quỹ dân số liên hiệp quốc (2000), Dân số và phát triển: Một số vấn đề cơ bản (tái bản lần thứ nhất có chính sửa và bổ sung), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 238 trang.

  8. Jean-Didier Lecaillon (1990), Demographie economique-observation-interpretation – analyse, Collection Dirigee Litec-economie par Alian Redslob, Paris, France, 265 trang.

  9. Louis Henry (1984), Demographie analyse et model, Edition de l’institut Nationale d’eutude demographiques, Paris, 337 trang.

  10. PGS.TS. Nguyễn Đình Cử (1997), Giáo trình Dân số và Phát triển, Nhà xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 187 trang.

  11. PGS.TS. NGuyễn Đình Cử (2007), Những xu hướng biến đổi dân số Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 396 trang.

  12. PGS.TS. Vũ Hiền, TS. Vũ Đình Hoè (Đồng chủ biên) (1999), Dân số và phát triển, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội, 294 trang.

  13. PTS. Trần Cao Sơn (1997), Một số vấn đề về mối quan hệ giữa dân số và phát triển, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 176 trang.

  14. Roland Pressat (1979), Dictionnaire de demographie, Presse universitaire de France, Paris, France, 293 trang.

  15. Tổng cục Thống kê (2005), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Những kết quả chủ yếu, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 196 trang.

  16. Tổng cục Thống kê (2009), Điều Tra biến động dân số, Nguồn lao động và kế hoạch hóa Gia đình 1/4/2008, Hà Nội, 349 trang.

  17. Tổng cục Thống kê (2010), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1.4.2009 : Những kết quả chủ yếu, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 228 trang.

***********************************************




1 PGS.TS. Nguyễn Đình Cử (2007), “Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2 PGS.TS. Nguyễn Đình Cử (2007), “Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 33.

3 Đoàn Minh Lộc, Nguyễn Thị Thiềng (2005). “Báo cáo nghiên cứu mất cân đối giới tính khi sinh trong 5 năm 1999 – 2004 ở một số địa phương - thực trạng và giải pháp”. Uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em Việt Nam.

4 PGS.TS. Nguyễn Đình Cử (2007), “Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5 PGS.TS. Nguyễn Đình Cử (2007), “Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 33.

6 Đoàn Minh Lộc, Nguyễn Thị Thiềng (2005). “Báo cáo nghiên cứu mất cân đối giới tính khi sinh trong 5 năm 1999 – 2004 ở một số địa phương - thực trạng và giải pháp”. Uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em Việt Nam.

7 Lưu ý là trong nguyên văn các tác giả dùng từ “sexual union”, chỉ hôn nhân và những quan hệ tình dục kiểu như hôn nhân vì trong nhiều xã hội có nhiều cặp nam nữ có quan hệ tình dục tương đối ổn định nhưng không chính thức kết hôn. Điểm nhấn ở đây là các cặp nam nữ có quan hệ tình dục. Trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, hôn nhân là thiết chế xã hội chính mà trong đó đại đa số trẻ em được sinh ra. Cũng có hoạt động tình dục ngoài hôn nhân nhưng những hoạt động này ít đóng góp vào việc sinh đẻ. Để tiện cho việc trình bày dễ hiểu nội dung của khung phân tích, quan hệ “hôn nhân” được dùng ở đây bao gồm cả các quan hệ nam nữ ngoài hôn nhân chính thức mà trong đó có quan hệ tình dục.

8 Đavi Lucas & Paul Meyer: Nhập môn nghiên cứu dân số. Người dịch Phan Đình Thế. Dự án VỈE/92/P04.

9 DAVID Lucas và Paul MEYER: Nhập môn nghiên cứu dân số. Người dịch Phân đình Thế. Dự án VIE/92/P04.

10 George Tapinos: Những khái niệm cơ sở của nhân khẩu học: Cách phân tích các nhân tố kinh tế- xã hội và lịch sử các dân số. Dự án VIE/92/P06. Hà Nội 1996.

11 Abdel R. OMRAL: Qua độ bệnh dịch học. Trong Tuyển tập các công trình chọn lọc trong Dân số học xã hội do John Knodel và al. Nhà xuất bản khoa học xã hội. Hà Nội 1994. Trang 36-44.


12 DAVID Lucas và Paul MEYER. “Nhập môn nghiên cứu dân số”. Người dịch Phan Đình Thế. Dự án VIE/92/P04.

13 DAVID Lucas và Paul MEYER. “Nhập môn nghiên cứu dân số”. Người dịch Phan Đình Thế. Dự án VIE/92/P04.


14 http://www.tin247.com/thu_nhap_450000_dongthang_la_ngheo-10-21457600.html

15 Tổng cục Thống kê, 2005, Điều tra di cư Việt Nam, 2004: Những kết quả chủ yếu, Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội 2005.

16 Lewis. 1954. Economic Development with Unlimited Suplies of Labour.

17 Lee. 1966. Một học thuyết chung về di cư (A general theory of migration)

18 Asfaha & Jooste. 2006. The agricultural input elasticity of rural-urban migration in South Africa. Agrekon, Vol 45, No 1 (March).

19 Nanavati, Shahid Sadruddin. 2004. Impact of Rural-Urban Migration on the Sustainability of Cities. WSCSD.


tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương