DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ


Các khái niệm về Dân cư, Dân số và Dân số học



tải về 2.8 Mb.
trang2/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

1. Các khái niệm về Dân cư, Dân số và Dân số học

Dân cư của một vùng là tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, châu lục hay toàn bộ trái đất). Chẳng hạn: dân cư Hà Nội, dân cư miền núi, dân cư Việt Nam... Dân cư của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều môn khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, như Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ học,... Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt, một khía cạnh nào đó của khách thể này, tức là xác định được đối tượng nghiên cứu riêng của mình.

Khi nghiên cứu dân cư của một vùng nào đó thì thông tin quan trọng và cần thiết, thường được tìm hiểu đầu tiên là quy mô của nó tại một thời điểm (khi điều tra hoặc tổng điều tra dân số) hoặc một thời kỳ nhất định (một, vài năm), tức là tổng số người hay là tổng số dân tại một thời điểm hay một thời kỳ nhất định. Ở đây, mỗi con người, không phân biệt già, trẻ, nam, nữ đều là một đơn vị để thống kê. Tuy tất cả thành viên của một dân cư nào đó đều có điểm chung là cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhưng họ thường khác nhau về giới tính, độ tuổi, dân tộc, tình trạng hôn nhân... Vì vậy, sẽ hiểu biết chi tiết hơn về một dân cư nếu phân chia tổng số dân thành nhóm nam, nhóm nữ hoặc các nhóm khác nhau về độ tuổi, tức là nghiên cứu cơ cấu của dân cư theo giới tính hoặc độ tuổi.

Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ: quy mô, cơ cấu và chất lượng.

Nội hàm của khái niệm dân cư không chỉ bao gồm số người, cơ cấu theo độ tuổi và giới tính mà nó còn bao gồm cả các vấn đề kinh tế, văn hoá, sức khoẻ, ngôn ngữ... tức là nó rộng hơn rất nhiều so với nội hàm của khái niệm dân số. Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng biến động do có người được sinh ra, có người bị chết, có người di cư đến và có người di cư đi, hoặc đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu, chất lượng và những yếu tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết và di cư. Vì vậy, dân số thường được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh lẫn trạng thái động.



  • Nghiên cứu dân số ở trạng thái tĩnh: Nghiên cứu trạng thái dân cư tại một thời điểm (thời điểm điều tra, hoặc tổng điều tra dân số): Số lượng, phân bố, cơ cấu dân số theo một hay nhiều tiêu thức như: Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp…

  • Nghiên cứu dân số ở trạng thái động: Nghiên cứu ba dạng vận động của dân cư: Vận động tự nhiên thông qua sinh và chết; Vận động cơ học tức là đi và đến; Vận động xã hội bao gồm những tiến triển về học vấn, nghề nghiệp, mức sống, hôn nhân…

Kết quả của 3 dạng vận động nêu trên là tập hợp dân cư đổi mới liên tục, hay nói một cách khác là xảy ra quá trình tái sản xuất dân số.

Năm 1958, Liên hợp quốc xác định rằng “Dân số học là khoa học nghiên cứu về dân số, về cơ bản liên quan đến quy mô, cơ cấu và sự phát triển dân số”.

Nhiều nhà khoa học cho rằng tái sản xuất dân số chỉ là đổi mới dân số thông qua sinh và chết, tức là biến động tự nhiên hay còn gọi là tái sản xuất dân số theo nghĩa hẹp. Họ cho rằng Dân số học chỉ trả lời câu hỏi: quy mô dân số như thế nào, phân bố dân số ra sao và cơ cấu dân số thể hiện thế nào mà không trả lời câu hỏi tại sao lại như vậy.

Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, vận động tự nhiên dân số giữ một vị trí trung tâm của quá trình dân số, song nếu chỉ dừng lại ở việc mô tả chúng là chưa đủ, cần tìm ra được mối liên hệ vốn có giữa chúng với các điều kiện kinh tế, kỹ thuật-công nghệ, xã hội và môi trường mà chúng phát sinh. Tức là tìm được mối quan hệ nhân quả giữa các quá trình dân số cũng như bản chất của quá trình này và do đó việc dự báo dân số và xây dựng các chính sách dân số, kinh tế-xã hội mới đúng đắn và khoa học.

Như vậy, có thể khái quát rằng Dân số học là một môn khoa học, nghiên cứu quy mô, phân bố, cơ cấu và chất lượng dân số trong trạng thái tĩnh (tại một thời điểm điều tra hoặc tổng điều tra dân số nhất định) và trong trạng thái động (nghiên cứu biến động dân số qua thời gian bao gồm các loại biến động: Biến động tự nhiên (dưới tác động của sinh và chết), biến động cơ học (dưới tác động của đi và đến), biến động xã hội (trình độ học vấn, nghề nghiệp…) và biến động chất lượng dân số (về thể chất: chiều cao, cân nặng, sức khỏe thể hiện thông qua tuổi thọ bình quân của dân số, về trí lực: chỉ số IQ (Intelligent quotation), trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, và tâm lực của dân số thể hiện thông qua chất lượng lao động, kỷ luật lao động và kỹ năng sống…).

2. Đối tượng nghiên cứu của Dân số học

Đối tượng nghiên cứu của Dân số học là:



Tái sản xuất dân số theo nghĩa hẹp là quá trình thay thế không ngừng các thế hệ dân số kế tiếp nhau thông qua các sự kiện sinh và chết. Theo quan điểm này, tái sản xuất dân số theo nghĩa hẹp chính là đối tượng nghiên cứu của Dân số học. Tuy nhiên, sự biến động thuần tuý mang tính tự nhiên chỉ có được trên quy mô toàn thế giới (hoặc quy mô từng quốc gia nếu coi dân số của mỗi nước là một dân số đóng). Ở các vùng lãnh thổ nhỏ hơn thường xảy ra tình trạng di cư, sự dịch chuyển dân cư từ vùng lãnh thổ này đến vùng lãnh thổ khác. Theo nghĩa hẹp, sự di chuyển này không làm thay đổi số lượng, cơ cấu dân số của cả nước nhưng thực tế nó làm thay đổi cấu trúc dân số của các vùng, thay đổi điều kiện sống của những người dân di cư cũng như những người dân không di cư. Thậm chí, nó làm thay đổi tập quán dân cư ở những vùng có người đi và vùng có người đến… Vì vậy, nó sẽ làm thay đổi hành vi dân số của dân cư các vùng. Như vậy, xét theo nghĩa rộng, di cư cũng là một yếu tố làm thay đổi quá trình dân số. Trên cơ sở này, khái niệm tái sản xuất dân số theo nghĩa rộng được hình thành.

Tái sản xuất dân số theo nghĩa rộng là quá trình thay thế không ngừng các thế hệ dân số kế tiếp nhau thông qua các sự kiện sinh, chết và di cư. Quan điểm này cho rằng tái sản suất dân số theo nghĩa rộng mới chính là đối tượng của Dân số học.

Tuy nhiên, các quá trình dân số vận động liên tục, không ngừng đổi mới về lượng và chất, thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước ở mức độ phát triển cao hơn. Tập hợp những thay đổi dân số như vậy gọi là quá trình tái sản xuất dân số. Xét về lượng, nếu dân số của kỳ sau lớn hơn dân số của kỳ trước thì ta có kiểu tái sản xuất dân số mở rộng, nếu dân số kỳ sau nhỏ hơn dân số kỳ trước là tái sản xuất dân số thu hẹp. Mặt khác, Dân số học cũng hết sức chú ý đến nghiên cứu về chất lượng dân số như biến động về cơ cấu dân số, biến động về thể lực, về trí lực.



3. Phạm vi nghiên cứu của Dân số học

Nghiên cứu dân số không chỉ hạn chế ở nghiên cứu quy mô và cơ cấu dân số trong trạng thái tĩnh mà nghiên cứu cả những mối quan hệ giữa những yếu tố và quá trình dân số như đã nêu ở trên. Đồng thời, các mối quan hệ này cần được xem xét trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường xung quanh. Khi xây dựng các chính sách dân số cũng cần thiết phải hiểu rõ hoàn cảnh xung quanh để đề ra mục tiêu và giải pháp phù hợp.


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

Con người, ngoài những yếu tố tự nhiên, sinh học còn tồn tại trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định và chịu sự tác động của chính những điều kiện kinh tế-xã hội xung quanh. Cao hơn nữa, con người còn là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Do đó, khi nghiên cứu bất kỳ một hiện tượng hoặc một quá trình dân số nào cũng cần đặt nó trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Cần phải nghiên cứu nó bằng quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển… của phép duy vật biện chứng.

Để nghiên cứu các vấn đề dân số, người ta không thể nghiên cứu một cá thể, mà phải nghiên cứu một tổng thể dân cư với một quy mô đủ lớn, đến mức đủ gạt bỏ các nhân tố ngẫu nhiên, tìm ra được các quy luật hoặc tính quy luật của quá trình dân số.

Trong Dân số học, thời gian và độ tuổi có mối quan hệ đặc biệt mà không môn khoa học nào khác có được. Dân số học còn sử dụng các công cụ khác như: lịch sử dân số học, kinh tế học dân số, các bảng dân số.

Các phương pháp thống kê cũng được sử dụng rất rộng rãi trong dân số học, từ việc thu thập số liệu, xử lý thông tin đến việc trình bày, phân tích các số liệu về dân số. Các nhà Dân số học cho rằng thống kê là công cụ không thể thiếu được trong quá trình nghiên cứu dân số.

Ngoài ra, toán học cũng được sử dụng nhiều trong Dân số học để mô hình hoá các quá trình dân số, để biểu diễn quá trình tăng trưởng dân số, hoặc các mối liên hệ giữa các biến dân số với các biến khác bằng các hàm số toán học.

Để nghiên cứu "con người xã hội" phải sử dụng các phương pháp điều tra, thu thập, xử lý thông tin của Xã hội học.

Ngoài ra, Dân số học còn sử dụng các phương pháp về dự báo Dân số, phương pháp tâm lý học và những cơ sở lý thuyết hình thành chính sách dân số…

IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA MÔN HỌC

Bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào, muốn tồn tại và phát triển đều phải duy trì hai dòng sản xuất: Sản xuất ra của cải vật chất (tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng) và sản xuất ra chính bản thân con người. Hai dòng sản xuất này luôn tồn tại đồng thời và có mối liên hệ, tác động lẫn nhau. Vì vậy, nghiên cứu tái sản xuất dân số là nghiên cứu một lĩnh vực liên quan trực tiếp và quyết định đến sự tồn tại và phát triển xã hội.

Trong mối liên hệ với nền sản xuất xã hội, con người vừa là chủ thể quyết định sự tồn tại và phát triển của nó, vừa là khách thể, là lực lượng tiêu dùng những của cải do mình tạo ra. Vì vậy, các kế hoạch sản xuất, dịch vụ không thể thiếu được các căn cứ về quy mô, cơ cấu dân số. Việc nghiên cứu thị trường bắt đầu bằng việc mô tả khái quát tình hình dân số mà nó phục vụ.

Quy mô, cơ cấu, sự gia tăng dân số thường là kết tinh của các yếu tố kinh tế - xã hội, phản ánh các điều kiện xã hội. Vì vậy, xuất phát từ các đặc trưng của dân số, từ các yếu tố dân số, có thể tìm hiểu, phát hiện dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Chẳng hạn, nghiên cứu luồng di dân giữa nông thôn và thành thị cho phép đánh giá tình hình phát triển kinh tế của đất nước, "sự bùng nổ trẻ em" hôm nay sẽ giúp ta dự báo sự bùng nổ nhu cầu việc làm trong khoảng 15 - 20 năm sau...

Nếu xét riêng trong lĩnh vực dân số, các thông tin chính xác về các yếu tố dân số cho phép thấy được bức tranh toàn cảnh về dân số. Đó chính là một nền tảng vật chất quan trọng của xã hội, mà dựa vào đó người ta có thể thực hiện việc quản lý có hiệu quả sự phát triển dân số của đất nước cũng như từng khu vực. Đó cũng chính là cơ sở để hoạch định chính sách dân số quốc gia một cách hợp lý.

Có thể thấy rằng, Dân số học cho phép hiểu biết một trong những cơ sở vật chất của xã hội, qua đó hiểu biết đời sống xã hội và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.




TÓM TẮT CHƯƠNG
Tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, châu lục hay toàn bộ trái đất) gọi là dân cư của vùng đó. Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ: quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số. Các yếu tố trên của dân số bị thay đổi bởi các hiện tượng sinh, chết, di cư. Nói cách khác đây là những yếu tố gây nên biến động dân số.

Dân số học được định nghĩa theo nghĩa hẹp là khoa học nghiên cứu quy mô, phân bố, cơ cấu dân số và chất lượng dân số. Tuy nhiên, nghiên cứu về dân số không chỉ giới hạn ở những yếu tố nói trên mà còn nói đến nghiên cứu mối quan hệ giữa quá trình dân số với các yếu tố kinh tế xã hội, văn hóa và môi trường.

Đối tượng nghiên cứu của Dân số học là quá trình tái sản xuất dân số. Tái sản xuất dân số theo nghĩa hẹp là quá trình thay thế không ngừng các thế hệ dân số kế tiếp nhau thông qua các sự kiện sinh và chết. Tái sản xuất dân số theo nghĩa rộng là quá trình thay thế không ngừng các thế hệ dân số kế tiếp nhau thông qua các sự kiện sinh, chết và di cư. Dân số học còn nghiên cứu về chất lượng dân số.

Dân số học sử dụng nhiều phương pháp trong nghiên cứu như: Phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp toán học, thống kê học, xã hội học…

Nghiên cứu dân số có ý nghĩa to lớn không chỉ trong công tác dân số mà nó còn có ý nghĩa thực tiến đối với quản lý kinh tế-xã hội ở cả tầm vĩ mô và vi mô.


CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN




  1. Phân biệt khái niệm Dân cư và Dân số?

  2. Trình bày và phân tích đối tượng nghiên cứu của Dân số học?

  3. Phân tích mục đích và ý nghĩa thực tiễn việc học và nghiên cứu dân số?


*************************************************

Chương 2

QUY MÔ, CƠ CẤU, PHÂN BỐ VÀ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

­

I. QUY MÔ DÂN SỐ



1. Khái niệm

Quy mô dân số của một vùng lãnh thổ (một địa phương, một nước, hay một châu lục...) là tổng số dân sinh sống trên vùng lãnh thổ đó.

Quy mô dân số có thể chia ra quy mô dân số thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ, một thời điểm nào đó) và quy mô dân số trung bình của một thời kỳ.

Quy mô dân số thời điểm là quy mô dân số được thống kê vào một thời điểm nhất định. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009, quy mô dân số Việt Nam là 85.789.583 người.

Có nhiều chỉ tiêu tính toán quy mô dân số thời điểm. Cụ thể như sau:

+ Dân số hiện có: Là số người thực tế có mặt ở một địa phương tại thời điểm điều tra dân số, không kể người đó có sinh sống thường xuyên ở địa phương đó hay không.

+ Dân số thường trú: Là số người thường xuyên sinh sống tại một địa phương. Theo quy định hiện hành của Tổng cục Thống kê, nếu thời gian thường xuyên sinh sống tại một địa phương từ 6 tháng trở lên thì được coi là dân số thường trú tại địa phương đó.

Cần phân biệt giữa dân số thường trú theo định nghĩa này với dân số thường trú về mặt pháp lý (dân số có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương). Trong nhiều trường hợp, dân số thường trú và dân số có đăng ký hộ khẩu thường trú không trùng nhau. Điều này là do quá trình di cư tạo nên. Hiện nay ở nước ta có hiện tượng người dân di cư ra thành phố sinh sống nhiều năm nhưng họ vẫn đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi gốc (ở quê).



+ Dân số tạm trú: Là những người không thường xuyên sinh sống tại một địa phương, nhưng lại có mặt vào thời điểm điều tra tại địa phương đó.

+ Dân số tạm vắng: Là những người thường xuyên sinh sống tại một địa phương, nhưng tại thời điểm điều tra lại vắng mặt tại địa phương đó.



Quy mô dân số trung bình là số trung bình cộng của các dân số thời điểm.

Có nhiều phương pháp tính quy mô dân số trung bình, việc áp dụng phương pháp tính nào phụ thuộc vào nguồn số liệu, mô hình gia tăng dân số và độ chính xác mong muốn. Có thể áp dụng theo công thức đơn giản sau:





Trong đó: P0: số dân tại thời điểm đầu kỳ (đầu năm)

P1: số dân tại thời điểm cuối kỳ (cuối năm)

Ví dụ: Dân số của xã A tại thời điểm 01/01/2009 là 2,912 nghìn người và tại thời điểm 31/12/2009 là 2,970 nghìn người. Vậy dân số trung bình của xã A năm 2009 được tính bằng:

P2009 = (2,912+2,970)/2 = 2,941 (nghìn người)

2. Biến động dân số

Biến động dân số là sự tăng hoặc giảm quy mô dân số của một địa phương theo thời gian. Nếu quy mô dân số của một địa phương tại thời điểm cuối lớn hơn thời điểm đầu của một thời kì gọi là gia tăng dân số. Ngược lại, nếu quy mô dân số của một địa phương thời điểm cuối nhỏ hơn thời điểm đầu gọi là suy giảm dân số. Số lượng tuyệt đối của biến động dân số được tính bằng chênh lệch về quy mô dân số ở thời điểm cuối và thời điểm đầu của một thời kì.



2.1. Phương trình cân bằng dân số

Phương pháp cơ bản nhất để tính toán sự biến động dân số qua thời gian là phương trình cân bằng dân số.

Pt= P0+ (B-D) + (I-O)

Trong đó:

Pt: Dân số tại thời điểm t;

P0: Dân số tại thời điểm gốc;

B: Số trẻ sinh sống trong khoảng thời gian từ thời điểm 0 đến thời điểm t;

D: Số người chết trong khoảng thời gian từ thời điểm 0 đến thời điểm t;

I: Số người nhập cư trong khoảng thời gian từ thời điểm 0 đến thời điểm t;

O: Số người xuất cư trong khoảng thời gian từ thời điểm 0 đến thời điểm t.

Ví dụ: Dân số của tỉnh A ngày 01 tháng 1 năm 2011 là 295.412 người, trong khoảng thời gian từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12 năm 2011, tỉnh A có 5.908 trẻ em được sinh ra; 1.477 người chết; 4.431 người từ tỉnh khác đến định cư tại tỉnh và 1.772 người đi khỏi tỉnh đến nơi khác để sinh sống. Tính dân số tỉnh A vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2011.
Áp dụng công thức trên, dân số của tỉnh A ngày 31/12/2011 được tính như sau:

P31/12= 295.412+ (5.908-1.477) + (4.431- 1.772) = 302.502 (người)



2.2. Tỷ suất tăng trưởng dân số

Tăng trưởng dân số là sự tăng hoặc giảm số dân trong một năm nhất định ở một địa phương. Lượng tăng (giảm) số dân được tính theo công thức sau:

Lượng tăng/giảm số dân = số trẻ em sinh sống trong năm – số người chết trong năm + số người nhập cư trong năm – số người xuất cư trong năm

Tỷ suất tăng trưởng dân số là quan hệ so sánh giữa lượng tăng (giảm) số dân trong một năm của địa phương với dân số trung bình của địa phương trong năm đó.

Tỷ suất tăng trưởng dân số có tính đến các thành phần của sự tăng trưởng dân số: sinh, chết, chuyển đi và chuyển đến. Tỷ suất tăng trưởng dân số trong một năm được tính theo công thức sau:

(phần nghìn)

Trong đó: B: Số trẻ sinh sống trong năm

D: Số người chết trong năm

I: Số người nhập cư trong năm

O: Số người xuất cư trong năm

Dân số trung bình của năm

r: Tỷ suất tăng trưởng dân số



Lưu ý, tỷ suất tăng trưởng dân số có đơn vị là phần nghìn. Nhưng thông thường người ta tính tỷ suất này theo đơn vị phần trăm.

Ví dụ: Với số liệu của dân số tỉnh A nêu trên, tỷ suất tăng trưởng dân số năm 2011 được tính như sau:


r

=

(5.908-1477) + (4.431- 1,772)

* 1000 = 23,7 (phần nghìn)

(295.412+302.502)/2

Cần lưu ý rằng tỷ suất tăng trưởng dân số giảm xuống nhưng vẫn có giá trị “dương” không đồng nghĩa với việc giảm số lượng dân ở địa phương. Điều này chỉ có nghĩa là tốc độ tăng dân số ở địa phương đó đang giảm xuống. Nhưng tỷ suất tăng trưởng dân số âm có nghĩa là số lượng dân ở địa phương giảm xuống.



2.3. Tỷ suất tăng trưởng tự nhiên dân số

Giữa các thời kỳ khác nhau, quy mô, cơ cấu và tỷ suất tăng trưởng dân số khác nhau. Sự khác nhau đó trước hết do biến động tự nhiên dân số (tổng hợp của các yếu tố sinh và chết) tạo nên. Biến động tự nhiên dân số có thể xác định bằng số tuyệt đối hoặc số tương đối.

Lượng tăng/giảm tuyệt đối: Số dân tăng (giảm) tự nhiên (NI) được xác định bằng hiệu số giữa số người sinh ra (B) và số người chết đi (D) trong cùng thời kỳ.

NI = B - D

Tỷ suất tăng trưởng tự nhiên dân số biểu thị số dân tăng (giảm) so với 1.000 dân trung bình trong một thời kỳ.
(phần nghìn)

Ví dụ: Địa phương A trong một năm 2010 có 23.000 trẻ em được sinh ra và có 9.000 người chết đi. Vậy số dân tăng lên của địa phương này là 14.000 người. Nếu dân số trung bình trong năm của địa phương đó là 1.000.000 người, thì tỷ suất tăng trưởng tự nhiên dân số sẽ là:



(Tỷ suất tăng trưởng tự nhiên dân số của địa phương A là 14 phần nghìn, tức là cứ trung bình 1.000 người dân, dân số địa phương A sẽ tăng thêm 14 người trong năm 2010).



2.4. Tỷ suất tăng trưởng cơ học dân số

Biến động dân số không chỉ có biến động tự nhiên do sinh và chết tạo nên mà còn bao gồm cả biến động cơ học được cấu thành bởi số dân đi khỏi địa phương và số người đến định cư ở địa phương. Biến động cơ học dân số có thể xác định bằng số tuyệt đối và số tương đối:

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: lượng tăng/giảm cơ học dân số (NM) được xác định bằng chênh lệch giữa số người đến (I) và số người đi khỏi (O) địa phương trong cùng một năm.

NM= I-O
Tỷ suất tăng trưởng cơ học dân số (Tỷ suất di dân thuần túy)



(phần nghìn)

Tỷ suất tăng trưởng cơ học dân số cho biết số người tăng (giảm) do di dân tính trung bình trên 1.000 dân ở địa phương trong một năm.

Ví dụ, theo số liệu của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2009, tỷ suất di dân thuần túy của Hà Nội tính cho giai đoạn từ 1/4/2004 đến 31/3/2009 là 49,8%o. Có nghĩa là trong giai đoạn từ 1/4/2004 đến 31/3/2009 cứ 1.000 người dân Hà Nội thì có 49,8 người tăng thêm do tác động của di cư. Tỷ suất này ở Nam định là -54,6%o. Điều này có nghĩa là trong giai đoạn nói trên, dân số Nam Định giảm 54,6 người tính trung bình trên 1.000 người dân do tác động của di cư.

2.5. Tốc độ tăng trưởng dân số

Nếu giả thuyết rằng trong một thời kỳ, dân số hàng năm tăng đều với một lượng không đổi, hoặc nếu chỉ tính tốc độ tăng dân số cho một thời gian ngắn (thường là một năm) thì tốc độ tăng dân số được tính bằng công thức sau:



Trong đó: P1 và P0 là dân số thời điểm cuối và thời điểm đầu của thời kỳ

t0, t1 là các mốc thời gian đầu và thời gian cuối của thời kỳ

Trong trường hợp cần tính tốc độ tăng trưởng dân số trong một thời kỳ tương đối dài (5 đến 10 năm), với giả thuyết tốc độ tăng trưởng dân số không đổi, tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm có thể tính theo công thức sau:



Trong đó: P0: Dân số thời điểm gốc 

Pt: Dân số thời điểm t

: Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân

Trong trường hợp cần tính tốc độ tăng trưởng dân số trong một thời kỳ dài (trên 10 năm), với giả thuyết tốc độ tăng trưởng dân số không đổi, tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm có thể tính theo công thức sau:


Trong đó: P0: Dân số thời điểm gốc 

Pt: Dân số thời điểm t 

r: Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân )

t0, t1 là các mốc thời gian đầu và cuối thời kỳ

Ví dụ, dân số Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 1999 là 76.323.173 người và thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 là 85.789.573 người. Tính tỷ suất tăng trưởng bình quân của dân số Việt Nam trong giai đoạn 1999-2009.

Áp dụng công thức

Ta có thể tính được như sau :




=

ln P2009 – ln P1999

=

Ln (85.789.573)- ln (76.323.173)

* 1000 = 12,0

(phần nghìn)



t2009-t1999

10

Vậy, tỷ suất tăng trưởng dân số trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 1999 – 2009 là 12 phần nghìn.

Sự khác nhau giữa 2 thước đo Tỷ suất tăng trưởng dân số và Tốc độ tăng trưởng dân số là: Tỷ suất tăng trưởng dân số biểu thị số người tăng thêm trung bình tính trên 1000 dân số bình quân của địa phương trong năm nghiên cứu; còn Tốc độ tăng trưởng dân số là mức tăng dân số trung bình tính trên 100 người dân tính tại thời điểm gốc.

2.6. Thời gian dân số tăng gấp đôi

Sự tăng trưởng dân số biểu thị bằng con số phần trăm không phải bao giờ cũng cho thông tin rõ nét (ví dụ, tốc độ tăng trưởng dân số 3% là nhanh hay chậm?). Có một cách biểu thị sinh động hơn về sự tăng trưởng dân số là tính xem nếu cứ giữ tốc độ tăng trưởng dân số như hiện tại thì quy mô dân số sẽ tăng gấp đôi trong thời gian bao nhiêu lâu.

Cách tính nhanh thời gian quy mô dân số tăng gấp đôi là lấy 70 chia cho tốc độ tăng dân số biểu thị bằng con số phần trăm. Cách tính trên dựa vào hàm số toán học đơn giản sau:

Trong đó: P0 và Pt : Dân số tại thời điểm 0 và thời điểm t 

r : Tốc độ tăng dân số

Với giả thiết rằng tốc độ tăng dân số hàng năm gần như không đổi trong thời gian tương đối dài, quy mô dân số sẽ tăng theo hàm số mũ. Như vậy, thời gian để quy mô dân số tăng gấp đôi sẽ được tính như sau:



Nếu ln hoá hai vế ta có: ln 2 = r * t.

Tra bảng logarit tự nhiên ta có ln 2 = 0,693, từ đó ta có: .

Trong đó, r là tốc độ tăng dân số được tính bằng phần trăm. Công thức tính thời gian dân số tăng gấp đôi được viết đơn giản như sau :

(năm)

Ví dụ. Dân số Việt Nam theo Tổng Điều tra dân số 2009 là 85.789.573. Với giả thiết rằng tốc độ tăng dân số hàng năm gần như không đổi trong thời gian tương đối dài và bằng 1,2 %. Tính thời gian dân số Việt Nam tăng gấp đôi.

Với công thức trên ta có:


t

=

70

= 58,3 năm

1,2

Như vậy, với giả thiết tốc độ tăng dân số không đổi và bằng 1,2% thì sau 35 năm nữa, dân số Việt nam sẽ tăng gấp đôi.

Thời gian dân số tăng gấp đôi là một con số thô để dự tính quy mô dân số tương lai vì nó dựa trên giả định tỷ lệ tăng dân số gần như không đổi qua nhiều năm, song trên thực tế tốc độ tăng trưởng dân số luôn luôn thay đổi. Tính thời gian dân số tăng gấp đôi giúp cho ta có một bức tranh về một dân số tăng trưởng nhanh như thế nào vào thời gian hiện tại.



  1. tải về 2.8 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương