DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ


(1) Lý thuyết bắt đầu với tiền đề chủ yếu là chết là yếu tố căn bản trong động thái dân số; (2)



tải về 2.8 Mb.
trang15/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22

(1) Lý thuyết bắt đầu với tiền đề chủ yếu là chết là yếu tố căn bản trong động thái dân số;

(2) Thời kỳ quá độ bệnh dịch với lập luận nguyên nhân chết chủ yếu là do mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh này tạo thành các dịch bệnh lớn chuyển sang nguyên nhân chết chủ yếu (không loại trừ hoàn toàn bệnh truyền nhiễm do nước và không khí) do thoái hoá và các nguyên nhân khác do người gây ra như: Béo phì, ung thư, tai nạn xe cộ, HIV…thời kỳ này được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Thời kỳ bệnh dịch và nạn đói (mức chết cao, dao động, dân số tăng chậm, triển vọng sống trung bình khi sinh khoảng 20 đến 40 tuổi).

  • Giai đoạn 2: Thời kỳ các bệnh dịch lớn lùi bước, mức chết thấp hơn, tuy nhiên vẫn còn cao. Triển vọng sống trung bình khi sinh ở giai đoạn này khoảng 50 tuổi. Nguyên nhân chết ở giai đoạn này chủ yếu là do bệnh truyền nhiễm và siêu vi trùng. Ở giai đoạn này của quá độ bệnh dịch học, có nhiều khả năng để giảm mức chết nhờ sự tiến bộ của y học và vệ sinh dịch tễ.

  • Giai đoạn 3: Thời kì bệnh do lão hoá của con người tạo ra. Thời kỳ này được đặc trưng bởi mức chết thấp, triển vọng sống trung bình khi sinh cao (trên 70 tuổi). Nguyên nhân chết chủ yếu là do lão hoá. Sự thay đổi từ bệnh truyền nhiễm sang lão hoá là nguyên nhân chết chủ yếu phản ánh được việc đã làm giảm được mức chết ở các độ tuổi trẻ và tăng các nguyên nhân chết ở các độ tuổi già.

(3) Cải thiện khả năng sống sót bằng cách làm giảm các bệnh dịch truyền nhiễm, làm giảm mức chết của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được hưởng lợi nhiều hơn nam giới và những người giàu có được hưởng lợi nhiều hơn những người nghèo.

(4) Sự biến đổi về sức khoẻ và mô hình bệnh tật của những năm trước của thế kỷ 20 (tại các nước phát triển ngày nay) là do nâng cao mức sống và chế độ dinh dưỡng hơn là sự cải thiện về y học. Ngược lại, trong những năm của thế kỷ 20 (trong các nước đang phát triển), sự cải thiện về mức chết chủ yếu là do các thành tựu về y học, kiểm soát bệnh dịch ở các nước đang phát triển chủ yếu được dựa vào các chương trình tài trợ quốc tế chứ không phải do sự tiến bộ về kinh tế - xã hội và y tế trong nước.

Cũng trong thời kỳ này, tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ các nước đang phát triển cũng được nâng lên, mức sinh giảm. Sự giảm mức sinh nhờ kế hoạch hoá gia đình kết hợp với phát triển kinh tế xã hội ở các nước này cũng là nguyên nhân giảm mức chết.



(5) Những khác biệt về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước ảnh hưởng tới quá độ bệnh dịch. Có thể chia quá độ bệnh dịch thành 4 mô hình:

  • Mô hình của phương tây (mô hình kinh điển): Quá độ bệnh dịch của phương tây xảy ra trong khoảng 200 năm qua từ tỷ suất chết cao (30 phần nghìn) tới tỷ suất chết thấp (dưới 10 phần nghìn). Mức chết giảm một cách tuần tự thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội (cải thiện dinh dưỡng, thói quen vệ sinh cá nhân) và trải qua quá độ bệnh dịch bằng cách loại trừ các nạn dịch lớn (nhưng không loại bỏ hoàn toàn). Các bệnh dịch lớn được thay thế bằng các bệnh thoái hoá, các bệnh liên quan đến stress và các bệnh do con người gây ra ( Bệnh về tim mạch – các bệnh này thường do chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc, ung thư, đặc biệt là ung thư phổi do hút thuốc lá, tai nạn, HIV...) và kỳ vọng sống trung bình từ khi sinh cao. Đặc biệt là mức chết trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 này mức chết khó có thể giảm tiếp tục được nữa

  • Mô hình tăng tốc của mô hình kinh điển (sự quá độ ở Nhật Bản và Đông Âu, được coi là mô hình tăng tốc của mô hình kinh điển). Các giai đoạn của quá độ bệnh dịch xảy ra tương đối ngắn.

  • Mô hình chậm trễ: Đây là mô hình của các nước đang phát triển. Ở các nước này, mức chết giảm đột ngột từ sau đại chiến thế giới II, khi mức sinh vẫn còn ở mức cao. Mức chết ở các nước này chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi sự tiến bộ của y học như các thành tựu trong lĩnh vực hoá học, thuốc kháng sinh, chống côn trùng và chương trình phòng chống sốt rét của tổ chức y tế thế giới. Sự giảm mức chết ở các nước đang phát triển có thể còn mạnh hơn, nếu thực hiện các điểm sau:

- Định hướng lại các chương trình sức khoẻ, từ chỗ chỉ dựa vào hệ thống điều trị tại các bệnh viên, sang y tế dự phòng (cả phòng và chữa bệnh) huy động tổng lực của toàn thể cộng đồng;

- Hoàn thiện việc quản lý và nâng cao hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khoẻ;

- Giáo dục sức khoẻ để thay đổi hành vi không có lợi cho sức khoẻ;

- Hoàn thiện việc đào tạo và đánh giá các nhân viên y tế;

- Động viên sự tham gia của cộng đồng vào các chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ;

- Kiểm tra thường xuyên vệ sinh môi trường;

- Một cơ cấu chính trị và kinh tế đáp ứng nhu cầu sức khoẻ của nhân dân;

- Tiến bộ trong các dịch vụ công (trường học và đường xá);

- Cải thiện mức sống;

- Tạo khả năng bình đẳng trong tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.



  • Phương án quá độ của mô hình chậm trễ (Trung Quốc, Đài Loan, Singapore) Mức chết đã giảm nhanh chóng vào những năm 1940 theo phong thái tương tự như với mô hình chậm trễ. Tuy nhiên, do có chương trình KHHGĐ kết hợp với phát triển kinh tế và tổ chức xã hội tại những nước này mức sinh đã giảm. Sự giảm mức chết, nhất là mức chết trẻ em không nhanh như ở mô hình chậm trễ mà nó gần với các nước ở mô hình kinh điển.

Tuy nhiên, nhiều nhà nhân khẩu học12 lại cho rằng cần có giai đoạn thứ tư cho mô hình của Omral, đó là giai đoạn lối sống là nhân tố chủ yếu tác động đến mô hình bệnh dịch và cái chết. Mặc dù tiến bộ của y học vẫn đóng vài trò làm giảm mức chết, nhưng càng ngày càng có nhiều người chết do các yếu tố thuộc về lối sống ở những độ tuổi nhất định: thói quen hút thuốc, sử dụng thuốc, rèn luyện sức khoẻ, việc sử dụng phương tiện giao thông.

3. Lý thuyết tập tính: Sự lựa chọn hành vi của cá nhân

Nhiều nhà nhân khẩu học, tiêu biểu là Roger và Hakeuberg13 lại cho rằng trong giai đoạn hiện nay lối sống là nhân tố chủ yếu tác động đến mô hình bệnh dịch và cái chết. Mặc dù tiến bộ của y học vẫn đóng vai trò làm giảm mức chết, nhưng càng ngày càng có nhiều người chết do các yếu tố thuộc về lối sống ở những độ tuổi nhất định: thói quen hút thuốc, sử dụng thuốc, rèn luyện sức khoẻ, việc sử dụng phương tiện giao thông. Như vậy, việc thay đổi lối sống sẽ có tác dụng làm giảm hoặc tăng mức chết. Ví dụ, ở tuổi từ 60 trở lên, những người không hút thuốc lá, đi bộ thường xuyên hàng ngày và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ có khả năng kéo dài cuộc sống của mình hơn những người hút thuốc, uống nhiều rượu bia và lười vận động.

TÓM TẮT CHƯƠNG




  1. Chết cũng là một yếu tố tác động rất lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố dân số. Chết là điều không thể tránh khỏi với mỗi cơ thể sống. Song phấn đấu giảm mức chết lại là nhiệm vụ hàng đầu của mọi quốc gia trong mọi thời kỳ. Vì vậy, nghiên cứu mức chết giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu dân số và là căn cứ để tính tiềm năng gia tăng dân số.

  2. Để đánh giá mức độ chết của dân cư, người ta thường dùng nhiều thước đo khác nhau. Mỗi thước đo có ưu và nhược điểm riêng. Các thước đo đó là: Tỷ suất chết thô; Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi; Tỷ suất chết trẻ em và Tuổi thọ trung bình của dân số. Trong đó Tuổi thọ trung bình của dân số được sử dụng để tính Chỉ số phát triển con người còn Tỷ suất chết trẻ em thường được sử dụng trong các báo cáo phát triển của Liên hợp quốc.

  3. Mức chết có thể khác biệt theo tuổi và giới tính. Cho đến hiện nay sự khác biệt của mức chết theo giới tính vẫn nghiêng về xu thế nam giới chết nhiều hơn nữ giới ở mọi độ tuổi. Ngoài ra, mức chết còn khác biệt theo mức sống, theo thành thị và nông thôn.

  4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức chết có thể phân thành các nhóm sau: Các yếu tố thuộc tự nhiên và sinh học (tuổi, giới tính và điều kiện khí hậu của các vùng khác nhau); mức sống của dân cư; sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong y học và trình độ của hệ thống y tế, các chính sách bảo trợ xã hội, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân.

CÂU HỎI THẢO LUẬN




  1. Hãy trình bày ưu, nhược điểm và ý nghĩa của từng chỉ tiêu đánh giá mức chết.

  2. Tại sao nói tỷ suất chết trẻ em phản ánh trình độ phát triển kinh tế, y tế giáo dục và xã hội của các quốc gia ?

  3. Hãy phân tích sự khác biệt của mức chết theo tuổi, giới tính, mức sống, thành thị và nông thôn.

  4. Nêu ý nghĩa của chỉ tiêu tuổi thọ trung bình của dân số.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1 - Cho sè liÖu d©n sè cña n­íc A trong Tæng ®iÒu tra n¨m 2009 sau:


Nhãm tuæi

D©n sè trung b×nh

Sè ng­êi chÕt

0

647.832

5.096

1-4

3.034.911

3.338

5-9

4.634.400

5.098

10-14

4.654.315

8.843

15-19

2.644.817

6.083

20-24

1.496.241

3.741

25-29

3.281.300

9.844

30-34

3.003.421

13.515

35-39

2.726.540

14.451

40-44

2.180.363

17.443

45-49

1.465.289

16.118

50-54

964.240

15.428

55-59

782.143

19.554

60+

2.523.221

171.579

H·y tÝnh tû suÊt chÕt th«. Tû suÊt chÕt ®Æc tr­ng theo c¸c tuæi cña d©n sè nµy?
2 - Cho sè ng­êi sèng ®Õn c¸c ®é tuæi tõ tËp hîp sinh ban ®Çu 1000 ng­êi nh­ sau:


X

lx

H·y x¸c ®Þnh triÓn väng sèng trung b×nh khi sinh cña d©n sè trªn?


0

1000

1-9

975

10-19

960

20-29

930

30-39

860

40-49

750

50-59

690

60-69

650

70-79

590

80+

560



Chương 5

LÝ THUYẾT QUÁ ĐỘ DÂN SỐ
I. NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT QUÁ ĐỘ DÂN SỐ

Phân tích quá trình biến động dân số, các nhà nhân khẩu học phương Tây đã đưa ra lý thuyết quá độ dân số. Theo lý thuyết này, thời kỳ trước quá độ được đặc trưng bằng mức sinh cao không có sự kiểm soát và mức chết cao do thiên tai, đói khát, bệnh tật và chiến tranh... Với sinh và chết như thế tạo nên sự cân bằng dân số lãng phí. Hình thức này tồn tại trong các xã hội truyền thống có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Ở đó khuyến khích mọi người có mức sinh cao và những ý tưởng đó lại được củng cố bằng những lợi ích kinh tế mà các gia đình đông con đưa lại.

Giai đoạn chuyển tiếp hay giai đoạn quá độ xuất hiện khi mức chết giảm, sau đó mức sinh cũng giảm.

Sau thời kỳ quá độ, tỷ suất chết và sinh trở lại tương đương nhau, nhưng ở mức thấp. Các giai đoạn của thời kỳ quá độ được trình bày trong bảng sau:



Bảng 5.1: Các giai đoạn của thời kỳ quá độ dân số


Giai đoạn

Tỷ suất sinh

Tỷ suất chết

Tỷ suất tăng tự nhiên

Các ví dụ

1. Ổn định ở mức cao

Cao

Cao

Rất thấp hoặc bằng 0

  • Châu Âu cuối thế kỷ 14, các vùng lãnh thổ kém phát triển hiện nay

2. Gia tăng dân số giai đoạn đầu tiên

Cao

Cao, bắt đầu giảm chậm

Tăng chậm

  • Ấn Độ trước chiến tranh thế giới lần 2

3. Bước gia tăng tiếp theo

Giảm

Giảm nhanh hơn tỷ suất sinh

Tăng nhanh

  • Đông và Nam Âu trước chiến tranh thế giới lần II

  • Việt Nam sau chiến tranh

4. Ổn định ở mức thấp

Thấp

Thấp

Tăng rất chậm hoặc bằng 0

  • Một số quốc gia châu Âu hiện nay (Pháp, Nga, Thuỵ Điển)

5. Giảm sút

Thấp

Cao hơn mức sinh

Âm

  • Pháp trước chiến tranh thế giới lần II

  • Đông Tây Đức trong những năm 70

Nguồn: Nhập môn nghiên cứu dân số. Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc gia, Đại học Tổng hợp Australia. David Lucas và Paul Myer. Phan Đình Thế dịch.

Tuy nhiên, có nhiều nhà khoa học cho rằng, thời kỳ quá độ là thời kỳ có những biến động lớn của cả mức sinh và mức chết với mức độ khác nhau giữa các thời kỳ và được chia thành 3 giai đoạn:



+ Giai đoạn đầu quá độ: biểu thị mức chết bắt đầu giảm xuống (nhưng còn chậm), mức sinh vẫn còn cao và có nơi vẫn tiếp tục tăng. Trạng thái cân bằng lãng phí bị phá vỡ, gia tăng dân số bắt đầu diễn ra với tốc độ cao.

+ Giai đoạn giữa quá độ: biểu hiện mức chết giảm xuống rất nhanh, trong khi mức sinh mới chỉ bắt đầu giảm xuống. Trạng thái cân bằng dân số bị phá vỡ trầm trọng, gia tăng dân số đạt đến đỉnh cao.

+ Giai đoạn cuối quá độ: mức sinh giảm xuống rất nhanh trong khi mức chết chững lại và biến đổi rất ít, khoảng cách giữa sinh và chết thu hẹp lại, dân số tăng chậm.

Thời kỳ sau quá độ được đặc trưng bằng mức chết thấp và ổn định, trong khi mức sinh cũng thấp, tăng trưởng dân số rất chậm, thậm chí có một số nước có tăng trưởng dân số âm. Đây là giai đoạn ngày càng được chú ý.



Tăng trưởng dân số bằng không là khi mức sinh bằng với mức chết.

Đánh giá về mối quan hệ giữa tiến trình phát triển kinh tế - xã hội với biến động dân số, các nhà nhân khẩu đã rút ra nhận xét là “tất cả các dân tộc trong kỷ nguyên hiện đại đã chuyển từ nền kinh tế truyền thống trên cơ sở nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp lớn trên cơ sở đô thị hoá, hiện đại hoá thì đều chuyển từ mức sinh và mức chết cao sang mức sinh và mức chết thấp”.

Như vậy, quá độ dân số là giai đoạn nhất thiết phải trải qua, mặc dù độ dài ngắn có thể khác nhau. Theo lý thuyết này, việc giảm mức sinh là sản phẩm đi kèm của công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tuy vậy, đối với các nước đang phát triển, dân số tăng rất nhanh, không thể chờ đợi công nghiệp hoá, đô thị hoá mà phải chấp nhận chương trình KHHGĐ nhằm tác động trực tiếp đến gia tăng dân số.

II. QUÁ ĐỘ DÂN SỐ Ở VIỆT NAM

Lịch sử phát triển dân số trên thế giới đã chứng minh tái sản xuất dân số trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển đã chuyển từ giai đoạn tỷ suất sinh thô (CBR) và tỷ suất chết thô (CDR) đều cao (cân bằng dân số lãng phí) sang giai đoạn CBR và CDR đều thấp (cân bằng tiết kiệm). Giữa hai giai đoạn này gọi này thời kỳ quá độ dân số.

Nghiên cứu quá trình phát triển dân số ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay cho phép rút ra kết luận là dân số Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn của quá độ dân số.



Bảng 5.2: Tỷ suất sinh thô và chết thô ở Việt nam các năm

Đơn vị: %o

Năm

Tỷ suất chết thô (CDR)

Tỷ suất sinh thô (CBR)

1935

25,0

37,0

1955

12,0

44,0

1965

14,0

36,3

1975

14,0

34,5

1985

6,9

30,1

1995

6,7

23,9

2005

5,3

18,6

2008

4,9

16,7

2009

6,8

17,6

2010

6,8

17,1

Nguồn: 1. PGS.TS. Nguyễn Đình Cử: Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nội-2007

2. Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009: Các kết quả chủ yếu. Tổng cục Thống kê, Hà Nội: trang 57.

Các giai đoạn của quá độ dân số dẫn đến kết quả là biến động dân số cả về quy mô và cơ cấu dân số. Điều này có ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện kinh tế-xã hội và cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế-xã hội, đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm đến.





Hình 5.1: Quá độ dân số ở Việt Nam

Theo lý thuyết về quá độ dân số, biến động của tỷ suất sinh thô và tỷ suất chết thô có thể chia thành 3 giai đoạn như sau:



Giai đoạn 1 (Tiền quá độ): Cả CBR (trên 40 %o) và CDR (25%o) đều cao. Đây là giai đoạn từ năm 1955 trở về trước. Đối với giai đoạn này biến động tự nhiên dân số thấp chỉ dưới 2%.

Giai đoạn 2 (Giai đoạn quá độ): Ở giai đoạn này CBR cao, nhưng CDR đã giảm thấp, làm cho tăng tự nhiên dân số cao. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn bùng nổ dân số. Mở đầu giai đoạn này CBR cao nhưng đã bắt đầu giảm. Do sự tiến bộ của y học và của kinh tế-xã hội, CDR giảm và giảm rất nhanh. Sau đó CBR giảm nhanh còn CDR giảm chậm hoặc không giảm nữa, chững lại ở mức thấp. Vì vậy, trong giai đoạn này, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số cao và diễn ra quá trình “Bùng nổ dân số”.

Ở nước ta, thời kỳ bùng nổ dân số kéo dài 40 năm từ năm 1955 đến 1995 với tỷ lệ tăng dân số cao nhưng giảm dần. Ví dụ, thời kỳ từ năm 1954-1969, tỷ lệ tăng dân số lên tới dần 4%, nhưng sau đó tỷ lệ tăng dân số giảm dần.



Giai đoạn 3 (Hậu quá độ): CBR đạt mức thấp, CDR tiếp tục thấp nhưng do sự già hóa của dân số nên CDR sẽ tăng lên không nhiều, dân số tăng chậm, thậm chí ở một số nước dân số còn giảm.

Có thể coi dân số Việt Nam hiện nay (năm 2010) đã ở đoạn cuối của thời kỳ quá độ, khi tỷ lệ tăng dân số nhỏ hơn 1,5% (theo số liệu từ Tổng điều tra Dân số và nhà ở 1/4/2009, tỷ lệ tăng dân số của Việt Nam năm 2009 là 1,2%). Khi tỷ lệ tăng dân số ở mức dưới 1% thì có thể coi dân số đã bước vào thời kỳ hậu quá độ.


III. Ý NGHĨA CỦA THUYẾT QUÁ ĐỘ DÂN SỐ

Nói một cách tổng quát, học thuyết đã dự đoán chính xác rằng đối với các nước đang phát triển, mức chết sẽ giảm trước mức sinh. Học thuyết còn cho biết tính quy luật của phát triển dân số qua các thời kỳ tuy nhiên mức độ diễn ra nhanh – chậm tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Tại các nước đang phát triển, trước đây sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chiếm ưu thế nhưng gần đây, hiện đại hóa và công nghiệp hóa là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm mức sinh. Theo học thuyết quá độ, việc đạt được một trình độ hiện đại hóa nhất định về phương tiện sản xuất là điều kiện tiên quyết cho việc giảm sinh. Vì vậy, chương trình KHHGĐ ở các nước đang phát triển sẽ có kết quả hạn chế nếu không có sự thay đổi về mặt kinh tế - xã hội.

Tại Việt Nam, dưới tác động của chính sách dân số và sự phát triển của kinh tế - xã hội, mức sinh đã giảm mạnh trong thời gian gần đây. Hiện nay, Việt Nam đã ở vào thời kỳ cuối của quá độ dân số (mức sinh thấp, mức chết thấp song có chiều hướng tăng nhẹ). Vì vậy, chương trình KHHGĐ không nên chỉ chú trọng đến công tác giảm sinh mà cần chú trọng nâng cao chất lượng dân số và ổn định mức sinh để tránh hậu quả “già hóa quá nhanh” dân số.
IV. MỘT SỐ HỌC THUYẾT KHÁC VỀ DÂN SỐ

(dùng cho học viên tham khảo)


  1. Học thuyết của Malthus (1766-1634)

Malthus đã viết cuốn “Bàn về quy luật nhân khẩu (Essai sur le principe de population, 1798). Quan điểm của Malthus được nhiều người tán thành và cũng nhiều người phản đối. Cho đến nay, nó vẫn còn ảnh hưởng vang dội, bởi vì chính ông là người thiết lập một cách rõ ràng mối quan hệ giữa dân số và nhu cầu về lương thực thực phẩm.

Ông nhận thấy mọi sinh vật đều sinh sôi nảy nở vượt ra ngoài giới hạn của nguồn lương thực, thực phẩm sẵn có. Loài người cũng sinh sản theo khuynh hướng này. Dựa trên quan sát tình hình của một số dân tộc ở Bắc Mỹ, Malthus khẳng định “nếu không có gì cản trở, buộc phải dừng lại, thì cứ 25 năm dân số sẽ tăng gấp đôi, và sẽ tăng như vậy từ thời kỳ này sang thời kỳ khác theo cấp số nhân”. Trong khi đó, ông cho rằng lương thực thực phẩm chỉ tăng theo cấp số cộng. Ông cho rằng lương thực thực phẩm sẽ tăng lên theo kiểu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9… Dân số sẽ tăng lên theo kiểu: 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128, 256... Sau hai thế kỷ, dân số và lương thực thực phẩm sẽ có mối tương quan: 256 và 9, sau ba thế kỷ mối tương quan này sẽ là 4096 và 13, sau hai nghìn năm thì mối tương quan này quá lớn không thể tính được.

Sự gia tăng dân số gấp đôi theo Malthus sẽ gặp phải một số cản trở kìm hãm nhịp độ của nó. Ông phân thành hai loại:


  • Những cản trở có tính chất phá hủy như: Nghèo đói ; bệnh dịch và chiến tranh

  • Những cản trở có tính chất phòng ngừa, có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng quá thái như: kết hôn muộn, kiềm chế tình dục. Ông gọi những cản trở này là sự ép buộc về tinh thần.


tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương