DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ


Khác biệt về chết theo các nguyên nhân



tải về 2.8 Mb.
trang14/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22

1.5. Khác biệt về chết theo các nguyên nhân

Chết do nhiều nguyên nhân. Đối với mỗi nước, mỗi vùng, mỗi thời kỳ, nguyên nhân chết có khác nhau. Xu hướng chung là cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chết do các nguyên nhân ngoại sinh giảm, do các nguyên nhân nội sinh tăng. Người ta thường thống kê các nguyên nhân chết theo các nhóm: bệnh tật, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn khác và các nguyên nhân khác. Về bệnh tật, chết vì các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, thận…) có xu hướng gia tăng so với các bệnh truyền nhiễm.


Bảng 4.3: Tỷ trọng các trường hợp chết trong 12 tháng trước thời điểm điều tra chia theo nguyên nhân chết và các vùng kinh tế - xã hội, 1.4.2010

Đơn vị: %

Nơi cư trú/

các vùng kinh tế - xã hội

Nguyên nhân chết

Tổng số

Bệnh

TN lao động

TN giao thông

Các tai nạn khác

Nguyên nhân khác

Không xác định

Toàn quốc

Thành thị

Nông thôn

Các vùng kinh tế - xã hội

Trung du, miền núi p. Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Bắc TB, duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long


100,0

100,0


100,0
100,0

100,0


100,0

100,0


100,0

100,0


82,3

82,3


82,3
80,5

85,7


78,3

81,0


77,0

88,1


1,2

1,0


1,3
1,3

1,9


0,4

2,7


0,2

1,4


4,2

4,2


4,2
3,1

3,2


6,0

4,0


7,6

2,6


1,8

2,2


1,7
2,7

0,8


2,1

0,4


2.8

1,0


10,2

10,3


10,0
12,0

7,8


13,1

8,3


12,5

7,0


0,2

0,0


0,3
0,3

0,6


0,1

0,0


0,0

0,0


Nguồn: Điều tra biến động Dân số - KHHGĐ 1.4.2010: Kết quả chủ yếu. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê, Hà Nội, tháng 2 năm 2011: trang 60.
2. Xu hướng biến động mức chết

Mặc dù mức chết chịu sự tác động của nhiều yếu tố và mức độ rất khác nhau giữa các vùng, các nước, giữa các thời kỳ nhưng nhìn chung, nó vẫn biến động theo một xu hướng nhất định: Trong giai đoạn đầu của xã hội loài người, tỷ suất chết rất cao duy trì trong thời gian dài. Đến cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, cách mạng công nghiệp ra đời, đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nhân khẩu học, trước hết biểu hiện ở chỗ, tỷ suất chết giảm xuống rất nhanh, nguyên nhân của chết thay đổi, sau đó giảm chậm dần và ổn định ở mức thấp.

Trong xã hội nguyên thuỷ, mức chết rất cao, đặc biệt mức chết của trẻ em. Con người chết không chỉ vì đói mà còn do nhiều thứ bệnh tật, do xung đột lẫn nhau, do thú dữ và các trường hợp bất hạnh khác. Đến chế độ nô lệ, sản xuất có phát triển hơn, đời sống của người dân có được nâng cao một bước, tỷ suất chết có giảm một chút nhưng vẫn còn rất cao. Vị trí hàng đầu trong các nguyên nhân chết là đói khát, bệnh tật và chiến tranh.

Với cách mạng công nghiệp, loài người bước vào giai đoạn mới, kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, trình độ y học phát triển... làm mức độ chết giảm xuống nhanh chóng (Bảng 4.4).



Bảng 4.4: Biến động mức chết trên thế giới CDR

Đơn vị: %o

Thời kỳ

Nhóm nước

1950 -1955

1970-1975

1985 1990

1999

2009

Chung trên thế giới

Trong đó:

Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

Việt Nam


18,8
10,1

23,3


12,0

12,8
9,2

14,3


7

10
11

10

8



9
10

9

5,6



8
10

8

6,8



Nguồn: World Population Data Sheet các năm

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy từ 1950 lại đây, tỷ suất chết giảm rất nhanh, đặc biệt đối với các nước phát triển, mức chết đã thấp từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đối với các nước đang phát triển, mức chết mới giảm trong mấy thập kỷ qua và hiện nay tương đối ổn định ở mức thấp. Việt Nam cũng có mức chết thô giảm rất nhanh nhưng từ Tổng điều tra Dân số 1999, mức chết thô đã có xu hướng tăng lên.



Bảng 4.5: Biến động mức chết của trẻ em trên thế giới (IMR)

Đơn vị: %o

Thời kỳ

Nhóm nước

1985 - 1990

1995

1999

2009

Chung trên thế giới

Trong đó:

- Các nước phát triển

- Các nước đang phát triển

- Việt Nam



71
15

79

35,7



62
10

67

31,8



57
8

62

36,7



46
6

50

16,0



Nguồn: World Population Data Sheet các năm; Điều tra Nhân khẩu học và Sức khỏe năm 2002; Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009.

Đặc biệt mức chết của trẻ em giảm đi khá nhanh, rõ nét nhất là các năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Ở Việt Nam, trong 10 năm từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1.4.1999 đến Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1.4.2009, tỷ suất chết trẻ em đã giảm đi một nửa (36,7 phần nghìn xuống còn 16 phần nghìn) (Bảng 4.5).

Chính vì vậy, tuổi thọ bình quân của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn có sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển. Đối với các nước phát triển, tuổi thọ bình quân đã đạt tương đối cao từ những năm 70, nhưng đến cuối thế kỷ 20, các nước đang phát triển vẫn chưa đạt được mức đó. Tuy nhiên, tuổi thọ bình quân của dân số Việt Nam đầu thế kỷ thứ 21 lại đạt khá cao (72,8 tuổi)

Bảng 4.6: Tuổi thọ bình quân (eo) của các nước qua các năm


Năm

Nhóm nước

1985-1990

1995

1999

2009

Chung trên thế giới

Trong đó:

- Các nước phát triển

- Các nước đang phát triển

- Việt Nam



61
73

60

64,6




65
75

63

62,2




66
75

64

68,2




69
77

67

72,8




Nguồn: World Population Data Sheet các năm
Ở Việt Nam, trong thời kỳ chống Pháp và những năm đầu sau ngày hoà bình lập lại, do đời sống còn khó khăn, do bệnh tật và chiến tranh, mức chết còn khá cao (dao động từ 12‰ đến 15‰). Nhưng từ những năm 70 của thế kỷ 20, do sự quan tâm của Nhà nước, do thành tựu y học và những thắng lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, mức chết đã giảm thấp so với trước đây. Bước vào cuối thập niên thứ nhất của thế kỷ 21, mức chết có xu thế tăng lên do cơ cấu dân số đang già hóa. Sự khác biệt mức chết giữa thành thị và nông thôn vẫn tồn tại nhưng có thu hẹp khoảng cách (Bảng 4.7).

Bảng 4.7: Tỷ suất chết thô phân theo thành thị - nông thôn qua các năm

Đơn vị: %o

Năm

Toàn quốc

Thành thị

Nông thôn

1989

1999

2005

2006

2007

2008

2009

2010

7,3

5,6


5,3

5,3


5,3

5,3


6,8

6,8


5,1

4,2


4,2

4,8


NA

4,8


5,5

5,5


7,9

6,0


5,8

5,5


NA

5,5


7,4

7,3


Nguồn: Điều tra biến động Dân số - KHHGĐ 1.4.2010: Kết quả chủ yếu. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê, Hà Nội, tháng 2 năm 2011: trang 57.

Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu. Tổng cục Thống kê, Hà Nội, tháng 6 năm 2010: trang 68.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết

Chết là hiện tượng tự nhiên, là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi cơ thể sống. Có thể phân các yếu tố ảnh hưởng thành 4 nhóm chủ yếu sau đây:



3.1. Mức sống của dân cư

Mức sống càng được nâng cao, thể lực càng được tăng cường, con người càng có khả năng chống đỡ các loại bệnh tật, mức chết càng thấp. Như vậy, mức sống của dân cư tỷ lệ nghịch với mức chết. Mức sống có liên quan chặt chẽ với trình độ phát triển kinh tế-xã hội, đến mạng lưới dịch vụ công cộng...



3.2.Trình độ phát triển y học, mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh

Ngày nay, y học có khả năng dập tắt nhiều dịch bệnh nguy hiểm, gây chết người hàng loạt. Trình độ y học đã đạt được ở một nước không chỉ tác động đến nước đó, mà còn được phổ biến rộng rãi, nhanh chóng trên phạm vi thế giới. Vì vậy, nhiều nước tuy còn lạc hậu, nhưng được sự giúp đỡ của các nước tiên tiến đã giảm nhanh chóng mức chết.



3.3. Môi trường sống

Con người sống trong môi trường tự nhiên, nên nó có tác động trực tiếp đến sức khoẻ của họ. Môi trường trong sạch tuổi thọ được nâng cao. Môi trường ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân, làm tăng mức chết. Ngày nay công nghiệp phát triển, đô thị được mở rộng, những điểm dân cư sống đông đúc ngày càng tăng. Nếu không quy hoạch các nhà máy, khu công nghiệp, điểm dân cư hợp lý, nếu không có các hệ thống thải lọc tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.



3.4. Điều kiện tự nhiên, sinh học

Mức chết có liên quan đến sự già cỗi của con người. Theo quy luật tự nhiên, con người chỉ sống đến một giới hạn nhất định. Tuy nhiên giới hạn đó đối với các nước, các thời rất khác nhau và còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác (kinh tế, xã hội, y học, môi trường...). Nhưng nếu thuần tuý về sinh lý thì cơ cấu dân số (đặc biệt cơ cấu về tuổi) có ảnh hưởng đến việc nâng cao hay hạ thấp tỷ suất chết.

Ngoài các yếu tố nêu trên, các yếu tố xã hội khác như các tệ nạn xã hội như ma tuý, rượu chè, mại dâm... cũng ảnh hưởng đến mức độ chết.

Tất cả các yếu tố trên đồng thời tác động theo những chiều hướng khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước, trong từng thời kỳ.


III. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ MỨC CHẾT

(chỉ dành cho học viên tham khảo)

1. Lý thuyết về sinh học – di truyền

Trong nghiên cứu kinh điển của mình, Grant8 đã nhận thấy mức chết tuân thủ theo quy luật sinh học. Ông đã nhận thấy, nữ giới có khả năng sống lâu hơn nam giới mặc dù phụ nữ có thể mắc nhiều bệnh hơn nam giới. Tuy nhiên, Grant lại khẳng định rằng, sự khác biệt về mức chết giữa nam và nữ là do sự khác biệt về lối sống của hai giới gây nên. Ông giải thích nguyên nhân khác biệt này được chia thành hai nhóm: Thứ nhất là khác biệt về lối sống; Thứ hai, nguyên nhân chết do một số bệnh có sự khác biệt rõ rệt về sinh học giữa nam và nữ, ví dụ chết do bệnh lão hoá.



Khung 1: Vì sao nữ giới sống lâu hơn nam giới 9
Ngay từ những năm 60, khi John Grant nhận thấy rằng, phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn nam giới, nhiều nhà nghiên cứu bao gồm cả các nhà nhân khẩu học đã cố gắng xem xét nguyên nhân vì sao. Tác giả Penny Kane đã từng “cố gắng tìm lý do vì sao nữ giới lại khác nam giới như vậy..”. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp dường như không có ai thực sự biết rõ câu trả lời. Mặc dù vậy, nghiên cứu của Kanne đã cung cấp một cách khái quát các yếu tố được nhìn nhận là có thể giải thích sự khác biệt về triển vọng sống giữa các giới.

Sự giải thích sinh học

Giả thiết cho rằng hooc-môn giới tính của nam là nguyên nhân gây ra tính dễ nổi nóng của nam giới hơn nữ giới và do đó dẫn đến tỷ lệ chết cao của nam thanh thiếu niên. Một giả thuyết khác lại cho rằng hooc-môn của nữ đã giúp nữ chống được bệnh nhồi máu cơ tim. Nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu y học đều đồng ý rằng trẻ sơ sinh gái có khả năng kháng thể tốt hơn đối với bệnh truyền nhiễm và có thể di truyền lại kháng thể này.



Sự giải thích sinh học xã hội

Giả thuyết ở đây cho rằng giới tính (được hình thành từ yếu tố văn hoá xã hội) cũng có xuất phát điểm từ sự khác biệt về mặt sinh học giữa các giới. Những người đề xướng ra quan điểm này cho rằng phụ nữ phải nuôi con nên nam giới đã đảm nhận những nhiệm vụ nguy hiểm trong xã hội. Tuy nhiên, Kane cho rằng giả thuyết này không thể giải thích được khoảng cách khác nhau giữa triển vọng sống của nam và nữ (vì cả nam và nữ đều có thể sống thêm một số năm, nhưng nữ giới lại có khả năng sống thêm dài hơn nam giới). Kane tranh luận rằng sẽ là không hợp lý nếu cho rằng tính hay nổi nóng và thích nhận những việc mạo hiểm lại tự nhiên tăng lên ở nam giới.



Môi trường và thói quen - sự mạo hiểm nghề nghiệp

Thực tế tham gia lao động theo đặc trưng giới tính được hình thành do yếu tố văn hoá có nghĩa là nam giới làm những nghề mạo hiểm hơn nữ giới và do đó dễ nhiễm phải độc hại hoá chất, tai nạn giao thông và tai nạn nghề nghiệp, cũng như các thương tật khác.



Thói quen văn hoá

Tính đàn ông thường bao gồm hành vi thích mạo hiểm và trẻ em trai thường được khuyến khích có hành vi như vậy. Ngược lại trong một số nền văn hoá, phụ nữ được dậy dỗ là phải quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ của mình hơn so với nam giới.



Lối sống

Sự khác nhau về lối sống là một yếu tố ảnh hưởng đến sự khác nhau về mức chết giữa các giới. Cho đến gần đây, ở các nước phương tây người ta mới thấy rằng sẽ hợp lý hơn nếu cho rằng nam giới hút thuốc và uống rượu nhiều hơn nữ. Chẳng hạn ở Mỹ gắn chênh lệch tăng thêm của triển vọng sống giữa nam và nữ thời kỳ 1910-1962 là do số nam giới hút thuốc tăng lên. Trong khi có quan điểm cho rằng triển vọng sống của nữ giới sẽ giảm xuống bằng nam giới nếu phụ nữ tiếp tục “học đòi lối sống nam giới”. Một nghiên cứu năm 1982 ở Mỹ lại kết luận rằng các yếu tố dân số và thói quen chỉ phần nào giải thích cho sự khác biệt về mức độ chết giữa các giới mà thôi.

Ngày nay, nguyên nhân khác nhau đáng kể về triển vọng sống khi sinh giữa nam và nữ vẫn còn là sự kết hợp bí hiểm của các yếu tố sinh học và thói quen.
Mức độ chết còn phụ thuộc vào tình hình phân bố theo độ tuổi của dân cư. Nhiều nghiên cứu về nguyên nhân chết đã chỉ ra rằng, ở các độ tuổi khác chết thì tỷ suất chết rất khác nhau.

S.Preston 198210 cho rằng, mức chết trước tiên phụ thuộc vào yếu tố sinh vật và di truyền học. Theo ông, mặc dù cơ chế liên quan chưa chỉ ra rõ nhưng hình như khả năng di truyền về trường thọ vẫn có thể có.



2. Lý thuyết về kinh tế - xã hội

2.1. Phát triển kinh tế và giảm mức chết

Đầu những năm 50 của thế kỷ 20, các nước kém phát triển được coi là những nước có cân bằng thấp về dân số. Mức chết, đặc biệt là mức chết trẻ em tại các mước này rất cao. Nhiều nhà khoa học giải thích rằng phát triển kinh tế kém dẫn đến chăm sóc sức khoẻ không tốt nên mức chết cao. Một số nước trong số này đã đạt được một số thành tựu về kinh tế và đã làm giảm mức chết. Nhưng việc giảm mức chết này đã làm cho dân số của các nước này gia tăng quá nhanh. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp. Nhiều ý kiến đưa ra là đối với các nước này, tập trung phát triển kinh tế nhanh là nhân tố chủ yếu để làm giảm cái chết.

2.2. Ảnh hưởng của những nhân tố xã hội và văn hoá đến mức chết ở các nước đang phát triển (John C Caldewell)

Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức chết Caldewell đã đưa ra các mệnh đề sau:



- Mệnh đề thứ nhất: Các yếu tố kinh tế luôn luôn tác động đến mức chết. Sự khác biệt về mức chết theo mức sống tồn tại trước khi có tác động của y học hiện đại đến mức chết. Tác động của kinh tế có thể được giải thích như sau: những người có thu nhập cao sẽ có điều kiện tốt hơn về dinh dưỡng và điều kiện sống như nhà ở, môi trường xung quanh nhà ở tốt hơn. Điều đó làm cho sức khoẻ của những người này tốt hơn những người có thu nhập thấp. Do vậy khả năng sống của những người có mức thu nhập cao sẽ cao hơn những người có thu nhập thấp. Y học hiện đại có tác dụng làm giảm mức chết rất rõ rệt, vì vậy sự khác biệt xã hội trong mức chết có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng tiếp cận dịch vụ y tế hiện đại. Những người có thu nhập cao sẽ có điều kiện tận hưởng dịch vụ y tế ngày càng hiện đại và đắt tiền phục vụ cho cuộc sống của mình.

- Mệnh đề thứ hai: Mối quan hệ giữa mức chết với khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế hiện đại thể hiện không chỉ thông qua sự tiếp cận với nhân viên y tế (bác sỹ, y tá, hộ lý) mà còn thể hiện thông qua việc tiếp cận với các phương tiện y tế hiện đại và các thuốc đặc trị và các sản phẩm y dược khác. Tại các nước đang phát triển, các bệnh viện công, đặc biệt là các bệnh viện ở nông thôn không được trang bị phương tiện hiện đại. Trình độ y bác sỹ làm việc ở những nơi này thường thấp hơn các bệnh viện trong thành phố. Đây là lý do khiến những người sống ở nông thôn ít có điều kiện tận hưởng các dịch vụ y tế hiện đại tại chỗ. Vì vậy, sự khác biệt về mức chết giữa thành thị và nông thôn rất rõ rệt.

- Mệnh đề thứ ba: Cơ chế quản lý xã hội đóng một vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm mức chết. Ví dụ, việc chuyển hướng quản lý của một hệ thống xã hội, tạo quyền tự lựa chọn các dịch vụ y tế cho từng cá nhân.

Mặt khác, chuyển đổi hành vi tín ngưỡng cũng là một nhân tố quan trọng. Ví dụ, nếu quan niệm rằng bệnh tật và chết chóc là do thần thánh gây ra và muốn chữa bệnh thì phải cầu thần linh, thì mức chết sẽ khác hẳn với việc quan niệm rằng bệnh tật và chết chóc không phải do thần thánh gây ra và không phải là kết quả của tà thuật, chỉ có y tế hiện đại là phương tiện trợ giúp có hiệu quả nhất chống lại cái chết.

Học vấn có có tác động đến sức khoẻ, nhất là sức khoẻ của trẻ em. Lập luận cho rằng trong một trường tốt, có giáo viên giỏi dạy về sức khoẻ, trong các trường kém, có giáo viên không đủ trình độ giảng dạy, thậm chí không bố trí cho học sinh học tập các môn học này. Các bà mẹ đã từng được đi học thì nuôi con sạch sẽ hơn, nuôi dưỡng con cái và những người trong gia đình cẩn thận hơn và hợp vệ sinh hơn. Những người đã được học trong các trường học sẽ chăm sóc về dinh dưỡng, về giữ gìn vệ sinh cá nhân hơn những người chưa qua trường lớp. Thực tế đã chứng minh rằng, phương Tây đã trải qua những sự biến đổi về mức chết từ cao đến thấp là do các yếu tố sau: thứ nhất sự tăng trưởng kinh tế từ thế kỷ 16 làm cho con người có mức sống cao hơn, tiếp đó là do tiến bộ trong công nghệ y tế và cuối cũng là sự thay đổi triết lý về sức khoẻ nhờ sự giáo dục.

Mức độ phân biệt trong việc hưởng nguồn lực của gia đình cũng ảnh hưởng đến mức chết. Theo truyền thông văn hoá của các nước đang phát triển, nam giới có vai trò quan trọng trong gia đình hơn phụ nữ, hay nói một cách khác, tại các nước này tồn tại sự trọng nam khinh nữ. Vì vậy, mức độ phân bố nguồn lực trong gia đình giữa các thành viên cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới mức chết. Thông thường trong các gia đình, đặc biệt là khu vực nông thôn, khi kinh tế gia đình không sung túc, nam giới được hưởng lợi nhiều hơn từ nguồn lực gia đình so với phụ nữ và trẻ em.

Mức chết sẽ giảm mạnh hơn khi mức sinh giảm. Khi mức sinh giảm mạnh, các gia đình sẽ sử dụng phần thu nhập của gia đình vào chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn.

Từ những phân tích trên tác giả đưa ra những đề xuất làm giảm mức chết:

- Thứ nhất là sự thay đổi cấu trúc gia đình: Chuyển từ chế độ đa thê nhiều con, sang chế độ một vợ một chồng ít con. Việc mỗi gia đình chỉ sinh ít con, họ sẽ tập trung các nguồn lực sẵn có để chăm sóc các con và chăm sóc sức khoẻ cho chính họ. Vì vậy mà mức chết trẻ em và cả mức chết của người lớn sẽ giảm đi.

- Thứ hai, là chuyển từ văn hoá truyền thống phụ nữ không được đi học sang nâng cao trình độ học vấn của phụ nữ. Bởi vì, rất nhiều công trình khoa học đã chứng minh là học vấn và nhất là học vấn của phụ nữ là một yếu tố làm giảm mức chết, đặc biệt là chết trẻ em.

- Thứ ba, chuyển đổi yếu tố văn hoá. Ví dụ như không có bệnh tật và chết chóc là do thần thánh gây ra, giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống hàng ngày. Việc chuyển đổi các hành vi văn hoá này sẽ tác động đến mức chết của cả người lớn và trẻ em.

- Thứ tư, là sự biến đổi của hành vi: Hành vi, đặc biệt là hành vi của các bà mẹ có thể tác động đến mức chết, đặc biệt là chết trẻ em từ cao trở thành thấp hơn. Thuật ngữ “quản lý sức khoẻ” được sử dụng để điều chỉnh hành vi có hại cho sức khoẻ (giữ gìn vệ sinh, phát hiện ốm đau, phát hiện dấu hiệu bệnh tật.. Như vây, mức chết có thể giảm nhờ thay đổi hành vi. Tuy nhiên, sự thay đổi hành vi này không dễ gì đạt được bởi vì chúng tác động tới cấu trúc xã hội



2.3.Thuyết về quá độ bệnh dịch học (Absel R. Omral)11

Lý thuyết quá độ bệnh dịch học tập trung vào những biến đổi tổng hợp về sức khoẻ và bệnh tật trong một xã hội để giải thích những yếu tố tác động đến quá trình dân số, đặc biệt là mức chết. Trong thời kỳ quá độ bệnh dịch học, chuyển các bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân chủ yếu gây nên cái chết, sang các bệnh liên quan tới stress và những bệnh do con người tạo ra. Sự quá độ này xảy ra một cách khác nhau giữa các nước có trình độ phát triển kinh tế, xã hội và y học khác nhau. Những biến đổi về mô hình bệnh tật đã làm thay đổi trong triển vọng sống trung bình từ khi sinh.

Lý thuyết về quá độ bệnh dịch học bao gồm 5 giả định:


tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương