DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ



tải về 2.8 Mb.
trang4/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Nguồn: The methods and materials of demography, Henry S.Shryock, Jacob S. Siegel and Associates, Condensed Edition by Edward G.Stockwell. Bowling Green University, Bowling Green, Ohio.
Dân số Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ chuyển từ dân số trung gian giữa trẻ và già sang dân số già. Số liệu bảng 2.6 sau đây cho thấy điều đó:

Bảng 2.6: Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam từ 1979 đến 2009

Đơn vị: %

Nhóm tuổi

1979

1989

1999

2009

0-14

42,5

39,2

33,1

24,5

15-64

53,1

56,1

61,1

69,1

65+

4,4

4,7

5,8

6,4

Tổng số

100

100

100

100

Nguồn: Điều tra biến động Dân số và KHHGĐ ngày 1.4.2010. Tổng cục Thống kê. Tháng 2.2011. Hà Nội, Việt Nam: trang 20.
Năm 1979, dân số nước ta thuộc loại rất trẻ. Theo số liệu Tổng điều tra dân số 1/10/1979, nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 42,5% tổng dân số. Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2009, tỷ trọng nhóm dân số này giảm đi còn 24,5% và tỷ trọng nhóm dân số trên 65 tuổi đã tăng lên 6,4%. Như vậy, dân số Việt Nam đã bước vào ngưỡng của dân số già.

Theo Luật Người cao tuổi của Việt Nam năm 2009, người cao tuổi được định nghĩa là những người từ 60 tuổi trở lên. Hiện nay dân số Việt Nam đang già đi với tỷ lệ người trên 60 tuổi chiếm gần 10% tổng dân số. Theo dự báo, đến năm 2035, tỷ trọng người trên 60 tuổi trong dân số Việt Nam sẽ lên đến 20%. Lúc này dân số Việt Nam trở thành dân số già.



2.5. Dư lợi dân số hay còn gọi là cơ cấu dân số vàng1

Dư lợi dân số là thuật ngữ dùng để phản ánh một dân số có tỷ lệ người trong độ tuổi 15-64 đạt tối đa và tỷ lệ người phụ thuộc đạt ở mức thấp nhất (người từ 0-14 và trên 65 tuổi). Tỷ số phụ thuộc của dân số đạt giá trị tối thiểu, qua ngưỡng đó thì tỷ số phụ thuộc lại tăng lên. Trong giai đoạn dư lợi dân số, quốc gia đó có cơ hội “vàng” về dân số. Điều này có nghĩa là tại giai đoạn dư lợi dân số, số người trong độ tuổi lao động (có thể tham gia lao động) là cao nhất. Nếu quốc gia đó có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn lao động sẽ tận dụng được cơ hội để phát triển. Nếu quốc gia đó không tận dụng được cơ hội này, khi tỷ số phụ thuộc tăng trở lại, dân số sẽ già đi và gánh nặng về an sinh xã hội tăng thêm. Hiện nay, các nhà khoa học thường dùng thuật ngữ “cơ cấu dân số vàng” thay cho thuật ngữ “dư lợi dân số”.

Trong cơ cấu dân số vàng, mỗi người lao động “gánh ít” số người ăn theo, tạo điều kiện tốt cho kinh tế gia đình và nền kinh tế quốc dân phát triển.

Các nhà khoa học cho rằng một dân số đạt được cơ cấu dân số vàng nếu tỷ số phụ thuộc chung của dân số ở mức xấp xỉ 50. Điều này có nghĩa là cứ 100 người trong độ tuổi 15-64 chỉ có tổng số khoảng 50 người, gồm những người dưới 15 tuổi hoặc trên 65 tuổi. Hay nói một cách khác, cứ 2 người trong độ tuổi 15-64 thì có có 1 người dưới 15 tuổi hoặc trên 65 tuổi. Nếu tỷ số phụ thuộc chung của dân số tăng trở lại thì dân số đó đã hết cơ cấu dân số vàng. Theo các nhà khoa học, giai đoạn cơ cấu dân số vàng có thể kéo dài từ 30 năm đến 40 năm. Hiện nay, Việt Nam đã bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng (dự báo từ 2005 đến 2042) (Nguyễn Đình Cử, 2010).



Cửa sổ dân số là thuật ngữ chỉ giai đoạn mà một dân số nào đó sắp bước vào giai đoạn có cơ cấu dân số vàng.

Những năm có cơ cấu dân số vàng là thời cơ quý báu để quốc gia và gia đình có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, nếu không có những chính sách phù hợp thì không thể phát huy được lợi thế của dư lợi dân số cho mục tiêu phát triển thậm chí còn phải đối mặt với vấn đề việc làm cho số người lao động tăng thêm. Trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng bên cạnh việc cần có chính sách đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực thì cần tuyên truyền để gia đình, cộng đồng, xã hội quan tâm đến người già về các vấn đề: việc làm, đời sống, sức khoẻ... Bên cạnh đó, cần nhân rộng mô hình tốt về chăm sóc, tạo việc làm và tạo cuộc sống vui tươi lành mạnh cho người già.



2.6. Già hóa dân số và đặc trưng của già hóa dân số

Già hóa dân số là quá trình tăng tỷ trọng người già trên 65 tuổi (trên 60 tuổi đối với Việt Nam) trong tổng số dân.

Đặc trưng của già hóa dân số trên thế giới thể hiện rõ nhất là người cao tuổi trên thế giới ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng số dân

Số liệu bảng 2.7 cho thấy đến giữa thế kỷ 21 cả thế giới có tới 21% người già. Trong đó, tỷ trọng người già ở các nước đang phát triển là 19% và tại các nước phát triển cứ ba người dân thì có một người già (tỷ trọng người già chiếm 33,5%).



Bảng 2.7: Số lượng người già và tỷ trọng dân số già trong tổng số dân trên thế giới


Năm

Thế giới

Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

Số NCT (triệu)

Tỷ lệ (%)

Số NCT (triệu)

Tỷ lệ (%)

Số NCT (triệu)

Tỷ lệ (%)

1950

205

8,2

95

11,7

110

6,4

Dự báo 2020

606

10,0

232

19,4

374

7,73

Dự báo 2050

1.964

21,1

395

33,5

1.569

19,3

Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Đình Cử, Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội-2007
Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2009, trong tổng số 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam, 20 tỉnh/thành phố có người từ 60 tuổi trở lên chiếm trên 10%, trong đó cao nhất là tỉnh Thái Bình (14,1%), tiếp đến là Hà Tĩnh (13,3%). Có 6 tỉnh/thành phố có tỷ trọng người từ 60 tuổi trở lên trên 9% tổng số dân. Số lượng các tỉnh/thành phố có tỷ lệ người già dưới 6% là 7 tỉnh, trong đó tỷ trọng này thấp nhất là ở tỉnh Đăk Nông (4,0%) và Lai Châu (4,8%) (bảng 2.8).
Bảng 2.8: Tỷ trọng người già trong tổng số dân ở một số tỉnh/thành phố của Việt Nam theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009


STT

Tên tỉnh/thành phố

Số dân

(nghìn người)

Tỷ trọng người 60+ (%)

1

Thái Bình

1.780,9

14,1

2

Hà Tĩnh

1.227,5

13,3

3

Hải Dương

1.703,4

12,0

4

Hưng Yên

1.128,7

11,8

5

Quảng Nam

1.419,5

11,3

6

Hải Phòng

1.837,3

10,6

7

Hà Nội

6.448,8

10,4

8

Thành phố Hồ Chí Minh

7.123,3

7,3

9

Lai Châu

370,1

4,8

10

Đăk Nông

489,4

4,0




Cả nước

85.789,5

9,0

Nguồn: 53 chỉ tiêu công bố ngày 31 tháng 12 năm 2009, Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009.
2.7. Tỷ số già hoá dân số (Tỷ số ông-bà/cháu)

Khi so sánh tỷ trọng dân số nhóm tuổi từ 65 trở lên với tỷ trọng dân số nhóm tuổi từ 0-14 tuổi, ta thấy rất rõ xu hướng già hoá dân số. Chỉ báo này được gọi là tỷ số già hoá dân số. Nó được tính theo công thức sau:

AR =

Trong đó: AR: Tỷ số già hoá dân số

P65+ : Dân số 65 tuổi trở lên

P0-14 : Dân số từ 0-14 tuổi

Tỷ số này cho biết cứ 100 trẻ em từ 0-14 tuổi có bao nhiêu người trên 65 tuổi.
Bảng 2.9: Biến động tỷ số già hoá dân số ở Việt Nam 1979 - 2010


Năm

1979

1989

1999

2009

2010

Tỷ số già hoá

16,0

18,2

24,3

35,5

37,9

Nguồn: Điều tra biến động Dân số và KHHGĐ ngày 1.4.2010. Tổng cục Thống kê. Tháng 2.2011. Hà Nội, Việt Nam: trang 20.
Nhìn vào số liệu trên, ta thấy tốc độ già hoá của dân số Việt Nam rất lớn. Đây là vấn đề cần chú ý trong hoạch định các chính sách dân số, chính sách kinh tế-xã hội thời gian tới.


  1. Cơ cấu dân số theo giới tính

Cơ cấu dân số theo giới tính là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành hai nhóm nam và nữ. Để đo lường cơ cấu dân số theo giới tính, người ta dùng các thước đo sau:

3.1. Tỷ số giới tính

Tỷ số giới tính biểu thị quan hệ so sánh giữa bộ phận dân số nam với bộ phận dân số nữ. Công thức tính như sau:




SR

=

Pm

* 100

Pf

Trong đó: SR: Tỷ số giới tính

Pm : Dân số nam của địa phương

Pf : Dân số nữ của địa phương

Tỷ số giới tính cho biết cứ 100 nữ trong dân số tương ứng có bao nhiêu nam.

Công thức này có thể áp dụng để tính tỷ số giới tính chung cho toàn bộ dân số cũng như tính tỷ số giới tính riêng cho từng nhóm tuổi. Tỷ số giới tính do ba yếu tố sau quyết định: Tỷ số giới tính khi sinh, sự khác biệt về mức chết theo giới tính, sự khác biệt về di cư theo giới tính.

Ví dụ, theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, nước ta có 85.789.573 người trong đó có 42.483.378 nam và 43.306.195 nữ. Như vậy, cứ 100 nữ ở nước ta có 98,1 nam.

Đối với nhóm trẻ em mới sinh, ta cũng có thể áp dụng công thức này để tính tỷ số giới tính khi sinh.


SRo

=

Bm

* 100

Bf

Trong đó: SRo: Tỷ số giới tính khi sinh

Bm : Số bé trai sinh sống ở địa phương trong năm

Bf : Số bé gái sinh sống ở địa phương trong năm
Công thức trên cho ta thấy cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có bao nhiêu bé trai được sinh ra. Thông thường cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có tương ứng khoảng 105-107 bé trai. Nếu con số này vượt quá 107 (tính trên ít nhất 10.000 ca sinh sống) thì được coi là tỷ số giới tính khi sinh cao (mất cân bằng cơ cấu giới tính).

Tuy nhiên, cần lưu ý khi tính tỷ số giới tính khi sinh, để đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của kết quả thu được, số lượng thống kê ít nhất cần đạt 10.000 ca sinh. Vì vậy, không nên tính toán chỉ báo này ở cấp huyện và xã (vì số ca sinh thường ít hơn 10.000 ca trong một năm).

Theo số liệu của các Tổng điều tra Dân số và Nhà ở các năm 1979, 1989, 1999, 2009, tỷ số giới tính của trẻ em khi sinh như sau:



Hình 2.1 : Tỷ số giới tính khi sinh của trẻ em Việt Nam

qua các TĐT 1979 - 2009

Nguồn: Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009 : Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam – Các bằng chứng mới về thực trạng, xu hướng và sự khác biệt. Tổng cục Thống kê. Tháng 5.2011. Hà Nội, Việt Nam : trang 17.

Theo số liệu Điều tra mẫu về biến động DS-KHHGĐ 1/4/2008 (thống kê trên 1,4 triệu ca sinh), tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 112,0. Chỉ số này ở mức cao. So với thế giới, Việt Nam xếp hạng thứ tư (Armenia 117, Georgia 116, Trung Quốc 112, Việt Nam 112, Albania và Đài Loan 110)2.

Nguyên nhân làm cho tỷ số giới tính khi sinh cao là do lựa chọn giới tính của thai nhi của các cặp vợ chồng muốn đạt số con và giới tính mong muốn khi thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình. Trên thực tế, sự mất cân đối của tỷ số giới tính khi sinh thường xảy ra ở một số nước Đông Nam Á, nơi có mức sinh thấp, tâm lý ưa thích con trai còn mạnh mẽ, phương tiện y tế phục vụ cho việc lựa chọn giới tính sẵn có. Mức độ phổ biến của các kỹ thuật giúp phát hiện sớm giới tính của thai nhi đã góp phần đặc biệt quan trọng làm cho tỷ số giới tính khi sinh cao.

Việc phá thai lựa chọn giới tính của con khi được sinh ra thường khác biệt theo thứ tự sinh. Đối với những đứa trẻ được sinh ra lần đầu thì lựa chọn giới tính ít xảy ra. Đối với những đứa trẻ sinh ra lần thứ hai, việc lựa chọn giới tính của thai nhi đã được chú trọng. Những đứa trẻ sinh lần thứ ba và trên thứ ba thì việc lựa chọn giới tính thai nhi đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ: ở Đài Loan, tỷ số giới tính khi sinh là 134 đối với những đứa trẻ ở lần sinh thứ ba và 159 đối với những đứa con ở lần sinh thứ tư. Tỷ số này ở Trung Quốc là 120,9 đối với đứa con thứ hai và tại Hàn Quốc tỷ số này là 185 đối với đứa con thứ ba3.



3.2. Tỷ trọng nam (nữ) trong tổng số dân

Tỷ trọng nam hoặc nữ trong tổng số dân là quan hệ so sánh giữa bộ phận dân số nam hoặc nữ với tổng dân số của một vùng, một nước thường biểu thị bằng %. Công thức tính như sau:



pm/ pf

=

Pm /Pf

* 100 (%)

P

Trong đó: pm/ pf: Tỷ trọng dân số nam / nữ

Pm : Dân số nam của địa phương

Pf : Dân số nữ của địa phương

P : Tổng số dân của địa phương

Nếu tỷ trọng dân số nam và nữ bằng 50% thì trong tổng thể dân số đó, số nam và số nữ bằng nhau, hay nói khác đi là có cân bằng nam nữ.

Ví dụ, theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, nước ta có 85.789.573 người trong đó có 42.483.378 nam và 43.306.195 nữ. Như vậy, nam chiếm tỷ trọng là 49,5% và nữ chiếm tỷ trong là 51,5%.

4. Tháp dân số

Tháp dân số là một công cụ thông dụng được dùng để biểu thị sự kết hợp cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính của dân số dưới dạng hình học (hình tháp là đặc trưng). Tháp dân số được chia thành hai phần bởi đường cao từ đáy tháp, trong đó phần phía bên phải biểu thị dân số nữ và phía bên trái biểu thị dân số nam. Từ gốc toạ độ đường thẳng đứng cho biết độ tuổi hoặc nhóm tuổi, thông thường là nhóm tuổi 5 năm và phía trên đỉnh tháp là nhóm tuổi mở biểu thị số dân từ độ tuổi nào đó trở lên, còn gọi là khoảng tuổi mở. Lý do là vì trong các nhóm tuổi cao này, dân số còn lại không nhiều. Đáy tháp biểu diễn quy mô dân số của độ tuổi hoặc nhóm tuổi tương ứng, dân số nam được đặt ở gốc toạ độ bên trái và dân số nữ được đặt ở gốc toạ độ bên phải. Đơn vị đo có thể là số tuyệt đối, nghìn hoặc triệu người hoặc số tương đối là tỷ lệ phần trăm của mỗi độ tuổi hay nhóm tuổi của từng giới tính so với tổng dân số nói chung. Hình dạng cụ thể của tháp dân số phụ thuộc vào số liệu cụ thể của dân số vào thời điểm xác định.

Hình dạng của tháp dân số không chỉ cung cấp các thông tin khái quát về cơ cấu tuổi và giới tính của dân số vào thời điểm xác định. Ví dụ, có thể quan sát xem ở từng nhóm tuổi nam hay nữ chiếm tỷ trọng cao. Mặt khác, tháp tuổi dân số còn có thể cho phép phân tích các yếu tố tác động làm thay đổi quy mô và cơ cấu dân số trong những thời gian trước đó, đặc biệt các yếu tố như chiến tranh, di dân hàng loạt, nạn đói, bệnh dịch làm chết nhiều người... Các biến động lớn, bất bình thường luôn để lại những hậu quả lâu dài đến phát triển dân số. Bề rộng của nhóm tuổi trẻ nhất (đáy tháp) phản ánh sự tăng hay giảm của mức sinh so với những năm trước. Ví dụ, đáy tháp mở rộng chứng tỏ mức sinh của năm lấy số liệu vẽ tháp tuổi cao hơn những năm trước và ngược lại, nếu đáy tháp thu hẹp, có nghĩa là mức sinh của năm nghiên cứu thấp hơn mức sinh của các năm trước.

Ba dạng tổng quát của tháp dân số

Dân số ở các nước khác nhau có thể có các kiểu sinh, chết và di cư khác nhau. Tuy nhiên, có thể tổng kết thành ba dạng cơ bản sau:



  • Mở rộng: tăng trưởng dân số nhanh, tỷ trọng dân số trẻ (dưới 14 tuổi, đặc biệt là nhóm 0-4 tuổi) lớn.

  • Co hẹp: tăng trưởng dân số thấp, tỷ trọng dân số trẻ, (dưới 14 tuổi, đặc biệt là nhóm 0-4 tuổi) nhỏ.

  • Dừng: tăng trưởng dân số bằng 0, tỷ trọng dân số ở tất cả các nhóm tuổi gần bằng nhau và nhỏ dần ở những độ tuổi cao.

Như hình 1 dưới đây cho thấy, tháp tuổi (tháp dân số) của Việt Nam năm 1979 là tháp dân số mở rộng. Mỗi đoàn hệ sau đều đông hơn đoàn hệ trước. Đây là do tỷ suất sinh ở năm sau cao hơn năm trước. Tháp dân số của Việt Nam theo dự báo dân số năm 2024 là tháp dân số co hẹp, do đây là phương án dự báo với mức sinh giảm, số sinh của năm sau giảm hơn số sinh của năm trước, nên tỷ trọng của nó cũng nhỏ hơn, điều này làm cho tháp dân số của Việt Nam thay đổi từ mở rộng (1979) sang thu hẹp (dự báo 2024). Dân số Đan Mạch có số lượng người ở mọi nhóm tuổi gần xấp xỉ nhau, vì vậy tháp dân số của họ là tháp dân số dừng.

Hình 2.2: Ba dạng tổng quát của tháp dân số

Nguồn: * Tổng điều tra dân số 1979

** Tổng cục Thống kê (2001). Kết quả dự báo dân số cho cả nước, các vùng địa lý- kinh tế và 61 tỉnh/thành phố Việt Nam 1999- 2024. Nhà Xuất bản thống kê, Hà Nội, 2001.

*** Thông tin dân số thế giới. cơ sở dữ liệu quốc tế (World population information, International data base (IDB) http://www.google.com.vn/imgres?imgurl=http:

5. Một số loại cơ cấu dân số quan trọng khác

Khi nghiên cứu cơ cấu dân số, ngoài tuổi và giới tính, một số khía cạnh khác nữa cũng cần được quan tâm. Cùng với tuổi và giới tính, các khía cạnh này trở thành những đặc điểm chủ yếu của dân số. Vì vậy, sau khi xem xét cơ cấu tuổi và giới tính của dân số, chúng ta sẽ xem xét tiếp các cơ cấu quan trọng khác của dân số. Đó là sự phân chia dân số theo các tiêu chí như tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, giáo dục, trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo các loại hoạt động và các thành phần kinh tế. Các loại cơ cấu dân số này thường được phân tích kết hợp với cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính, cho phép hiểu sâu hơn về số lượng và chất lượng dân số.



5.1. Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân

Theo tình trạng hôn nhân, người ta chia dân số từ 13 tuổi trở lên thành các nhóm dân số như sau:



  1. Chưa vợ/chồng (dân số chưa bao giờ lấy vợ, lấy chồng);

  2. Có vợ/chồng (người được pháp luật hoặc phong tục thừa nhận là có vợ, có chồng hoặc sống với người khác giới tính như vợ/ chồng tại thời điểm điều tra);

  3. Goá (người có vợ/ chồng đã bị chết mà chưa tái hôn tại thời điểm điều tra);

  4. Ly hôn (người trước đây đã kết hôn nhưng nay đã được toà án xử cho ly hôn và hiện vẫn chưa kết hôn lại);

  5. Ly thân (người đã kết hôn nhưng vì lý do nào đó đã không còn sống chung như vợ/ chồng tại thời điểm điều tra);

  6. Không xác định (số người còn lại).

Tỷ lệ có vợ/ chồng của dân số Việt Nam ở nông thôn cao hơn thành thị. Tỷ lệ này cao nhất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc và thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Ngược lại tỷ lệ người chưa vợ/chồng lại cao nhất ở Vùng Đông Nam Bộ và thấp nhất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Bảng 2.10: Tỷ trọng dân số Việt nam từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng

hôn nhân và các vùng kinh tế - xã hội, năm 2009

Đơn vị: %

Nơi cư trú

Tổng số

Chưa vợ/chồng

Có vợ/chồng

Góa

Ly hôn

Ly thân

Thành thị

100,0

30,6

61,9

5,6

1,4

0,4

Nông thôn

100,0

25,1

66,8

6,8

0,8

0,5

Các vùng Kinh tế - Xã hội













Trung du và miền núi phía Bắc

100,0

22,7

69,9

6,1

1,0

0,4

Đồng Bằng sông Hồng

100,0

24,5

67,5

6,8

0,9

0,4

Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

100,0

27,5

63,7

7,7

0,7

0,4

Tây Nguyên

100,0

26,0

67,4

5,4

0,8

0,4

Đông Nam Bộ

100,0

33,8

59,1

5,1

1,5

0,5

Đồng bằng sông Cửu Long

100,0

25,6

66,2

6,3

1,3

0,6

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1.4.2009. Tổng cục Thống kê. Tháng 6.2010. Hà Nội, Việt Nam: trang 47.
5.2. Cơ cấu dân số theo trình độ giáo dục

Toàn bộ dân số từ 5 tuổi trở lên trước hết được chia thành số đang đi học, số đã thôi học và số chưa bao giờ đi học. Sau đó, toàn bộ dân số 5 tuổi trở lên lại được chia theo các cấp học đã hoàn thành. Dân số 10 tuổi trở lên được chia thành số người biết đọc biết viết và số người không biết đọc biết viết. Những phân chia này đều được phân biệt giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi khác nhau và giữa khu vực thành thị và nông thôn.



Tỷ lệ biết chữ của dân số Việt Nam khác cao. Theo kết quả của Tổng điều tra Dân số và nhà ở 1.4.2009, 94,0% dân số từ 10 tuổi trở lên của Việt Nam biết đọc biết viết. Một số đặc điểm chung khi phân tích những chỉ báo này trong cơ cấu dân số theo trình độ giáo dục là tỷ lệ nam biết chữ cao hơn nữ; tỷ lệ dân số biết chữ ở thành thị cao hơn ở nông thôn; tỷ lệ đi học tăng dần theo độ tuổi; số năm đi học trung bình của nam dài hơn của nữ; trình độ học vấn của người dân ở thành thị cao hơn nông thôn; tỷ lệ trẻ em đã thôi học ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị; tỷ lệ chuyển từ lớp dưới lên lớp trên ở thành thị cao hơn nông thôn.

Bảng 2.11: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình hình đi học,

thành thị và nông thôn, năm 2009

Đơn vị: %

Nơi cư trú

Tổng số

Đang đi học

Đã thôi học

Chưa bao giờ đi học

Chung

100,0

24,7

70,2

5,1

Thành thị

100,0

25,7

71,6

2,6

Nông thôn

100,0

24,3

69,5

6,2

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1.4.2009. Tổng cục Thống kê. Tháng 6.2010. Hà Nội, Việt Nam: trang 88.

Bảng 2.12: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn

đạt được, thành thị và nông thôn, năm 2009

Đơn vị: %

Nơi cư trú

Tổng số

Chưa đi học

Chưa tốt nghiệp TH

Tốt nghiệp TH

Tổt nghiệp THCS

Tốt nghiệp THPT+

Chung

100,0

5,1

22,7

27,6

23,7

20,8

Thành thị

100,0

2,6

16,7

22,9

20,4

37,4

Nông thôn

100,0

6,2

25,3

29,6

25,1

13,8

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1.4.2009. Tổng cục Thống kê. Tháng 6.2010. Hà Nội, Việt Nam: trang 94.

Bảng 2.13: Tỷ trọng dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ chia theo giới tính,

năm 1989, 1999, 2009

Đơn vị: %

Chỉ báo

1989

1999

2009

Chung

88,2

91,1

94,0

Nam

92,8

94,3

96,0

Nữ

84,2

88,2

92,0

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1.4.2009. Tổng cục Thống kê. Tháng 6.2010. Hà Nội, Việt Nam: trang 92.

Trong cơ cấu dân số theo trình độ giáo dục, người ta còn chia dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1.4.2009, bộ phận dân số này được chia thành:

1 – Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật;

2 – Trình độ sơ cấp;

3 – Trình độ trung cấp;

4 – Trình độ cao đẳng;

5 – Trình độ đại học trở lên.

Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong dân số Việt Nam còn thấp (13,3% theo Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1.4.2009). Nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nam giới cao hơn nữ giới. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số thành thị cao hơn nhiều với dân số nông thôn. Sự khác biệt nông thôn – thành thị đặc biệt rõ nét với trình độ học vấn đạt được bậc đại học (Bảng 2.14).



Bảng 2.14: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn

kỹ thuật, giới tính, thành thị-nông thôn, năm 2009

Đơn vị: %

Nơi cư trú

Tổng số

Không có trình độ CMKT

Sơ cấp

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học trở lên

Chung

100,0

86,7

2,6

4,7

1,6

4,4

Nam

100,0

84,3

3,7

5,5

1,4

5,1

Nữ

100,0

88,9

1,5

4,0

1,8

3,7

Thành thị

100,0

74,6

4,4

7,6

2,5

10,8

Nông thôn

100,0

92,0

1,8

3,5

1,2

1,5

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1.4.2009. Tổng cục Thống kê. Tháng 6.2010. Hà Nội, Việt Nam: trang 95.

5.3. Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế và việc làm

Theo loại cơ cấu dân số này, toàn bộ dân số từ 15 tuổi trở lên được chia theo các loại hoạt động, bao gồm: làm việc, nội trợ, đi học, mất khả năng lao động và không làm việc (có nhu cầu và không có nhu cầu việc làm). Những người có việc làm lại được chia theo thành phần kinh tế, bao gồm: nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp và nước ngoài. Các nhóm dân số này luôn được phân tích kết hợp với các tiêu thức tuổi, giới tính, thành thị và nông thôn.

III. PHÂN BỐ DÂN SỐ

1. Khái niệm phân bố dân số

Phân bố dân cư là sự phân chia dân số theo các đơn vị hành chính, vùng kinh tế. Để nghiên cứu phân bố dân cư người ta thường dùng chỉ tiêu mật độ dân số. Công thức tính mật độ dân số như sau:



PD


=

P

(người/km2 )

S

Trong đó: PD: Mật độ dân số

P : Dân số trung bình của địa phương

S: Tổng diện tích lãnh thổ của địa phương
Để đáp ứng nhu cầu thực tế, số liệu dân số cần phải được thu thập, tính toán, phân chia theo các vùng địa lý, vùng kinh tế hoặc các đơn vị hành chính... trong mỗi quốc gia. Số dân sinh sống trong những vùng lãnh thổ nhất định được hình thành mang tính lịch sử và chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Người ta có thể nhận biết vùng này đông dân, vùng kia thưa dân trên cơ sở mật độ dân số. Chỉ báo này, như đã biết, biểu thị số dân trên một đơn vị diện tích (thông thường là số người trên 1km2).
2. Phân bố dân số thế giới

Tuy dân số thế giới có quy mô lớn, nhưng dân số phân bố không đều giữa các nước và giữa các vùng. Nhìn trên bản đồ dân số thế giới, ta thấy dân số thế giới tập trung đông vào các nước đang phát triển, đặc biệt là dân số thế giới tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi.



Dân số tập trung chủ yếu ở châu Á là khu vực có hầu hết các nước đang phát triển và là nơi tập trung nhiều quốc gia có quy mô dân số lớn như Ấn Độ và Trung Quốc. Sau châu Á, thì châu Phi là châu lục đông dân thứ hai trên thế giới. Nếu xét theo mật độ dân số, thì Mỹ La Tinh là khu vực có mật độ dân số đứng thứ hàng thứ 3 trên thế giới sau Châu Á và Châu Phi.

Bảng 2.15: Tỷ trọng dân số thế giới phân theo châu lục

Đơn vị: %

Năm

Châu Á

Châu Phi

Châu Âu

Mỹ- La tinh

Bắc Mỹ

Châu Đại Dương

1980

59,35

10,60

15,60

8,14

5,77

0,51

1985

59,76

11,22

14,61

8,30

5,57

0,51

1990

60,19

11,82

13,70

8,38

5,38

0,51

1995

60,45

12,46

12,81

8,48

5,27

0,51

2000

60,63

13,11

11,99

8,57

5,21

0,51

2005

60,69

13.76

11,23

8,65

5,14

0,51

2009

60.45

14.67

10.84

8.52

5.01

0.53

Nguồn: http://wapedia.mobi/en/World_population

Bảng 2.16: Quy mô dân số và mật độ dân số của các châu lục



Năm

1960

1999

2009

Dự báo 2025

Chỉ tiêu

Vùng


Dân số (Triệu người)

Mật độ (người /km)

Dân số (Triệu người)

Mật độ (người /km)

Dân số (Triệu người)

Mật độ (người /km)

Dân số (Triệu người)

Mật độ (người /km)

Thế giới

1,650

5

5978

18

6810

20

8.039,2

59

Châu Á

947

30

3634

114

4117

129

4.784,8

150

Châu Phi

133

4

767

25

999

33

1.453,9

38

Mỹ LT

74

4

511

25

580

28

689,6

33

Châu Âu

408

18

729

32

738

32

701,1

30

Bắc Mỹ

82

4

307

14

341

16

369,0

17

Châu ĐD

6

1

30

3

36

4

40,7

4,7

Nguồn: Population Data Sheet 2000, 2009; “Các kiến thức cơ bản về Dân số”- Dự án VIE/97/P17, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trang 6;

Dân số 1960, 1999: http://en.wikipedia.org/wiki/World_population;

Năm 2009: World population data sheet 2009.

3. Phân bố dân số Việt Nam

Ở Việt Nam, tổng dân số trước hết được chia theo các đơn vị hành chính, như tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường... Nước ta hiện nay được chia thành 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Theo số liệu thống kê ngày 1/4/2009, đơn vị hành chính có số dân lớn nhất nước ta là thành phố Hồ Chí Minh với 7.123 nghìn người, tiếp đến là thành phố Hà Nội với 6.449 nghìn người, Thanh Hoá với 3.400 nghìn người, Nghệ An với 2.913 nghìn người... Các tỉnh có số dân thấp nhất là Bắc Cạn với số người là 293.826 người và Lai Châu với 370 502 người.



Bảng 2.17: Thay đổi phân bố dân cư trong các vùng chủ yếu 1979-2009

Đơn vị: %

Các vùng

Tỷ lệ phần trăm

Mật độ dân số

(người/ km2)

Đất đai

Dân số

1979

1999

2009

1979

1999

2009

*Cả nước

Trong đó:

100

100

100

100

160

234

259

1. Trung du và miền núi phía Bắc

15,3

17,1

12.9

79

126

116*

- Đông Bắc

19,8

-










162

-

- Tây Bắc

10,8













62

-

2. Đồng bằng sông Hồng

4,5

21,7

19,4

22.8

633

1180

930

3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung




20,0







196*

- Bắc Trung bộ

15,6

13,8

13,1

-

136

196

-

- Duyên hải miền Trung

10,0

11,0

11,2

-

123

195

-

4. Tây Nguyên

16,5

2,9

4,0

6,0

26

67

93

5. Đông Nam bộ

10,5

11,9

16,6

16.3

265

285

594

6. Đồng bằng sông Cửu Long

12,1

23,4

21,1

20.0

299

408

423

Nguồn: The Population of Vietnam, TCTK. Hanoi. 1992, p 8; Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 1999 (Mẫu 3%). NXB Thống kê. Hà Nội. 2000; Niêm giám Thống kê 2004. Nhà xuất bản thống kê 2005, trang 40; Điều tra biến động Dân số, nguồn lao động và KHHGĐ 1/4/2006, những kết quả chủ yếu. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội-200. tr:17.

Mật độ dân số 2009: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Hà Nội 8-2009, tr 36.

Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, dân số Việt Nam phân bố không cân đối theo các vùng địa lý-kinh tế (xét về phương diện tiềm năng đất đai và tài nguyên thiên nhiên với nguồn nhân lực). Do đó, việc xác định số dân theo các vùng địa lý-kinh tế có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho việc phân bố và tái phân bố lực lượng sản xuất, lao động và dân cư. Dưới tác động của tăng tự nhiên dân số và di dân việc phân bố lại dân cư theo vùng địa lý-kinh tế trong thời gian qua đã có những thay đổi đáng kể (xem Bảng 2.17).

Từ số liệu của Bảng 2.17 có thể thấy khái quát rằng tỷ lệ phân bố dân cư theo vùng đã có sự thay đổi:

- Tăng lên ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc;

- Giảm đi: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long;

- Ít thay đổi: Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Sự thay đổi dân cư theo vùng là do cả hai yếu tố biến động dân số: tự nhiên và cơ học. Tuy nhiên, có vùng số người nhập cư chiếm tỷ trọng lớn, có vùng số xuất cư và tăng tự nhiên dân số gần tương đương nhau.

Một trong những tiêu thức phân bố dân cư theo vùng lãnh thổ là tổng dân số chia theo thành thị và nông thôn. Đó là đặc trưng biểu thị trình độ phát triển kinh tế-xã hội quan trọng. Trên phạm vi cả nước, trong những năm gần đây sự thay đổi tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn chưa thực sự rõ nét (xem Bảng 2.18).



Bảng 2.18: Tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn qua các TĐT Dân số

Đơn vị: %

Năm

Thành thị

Nông thôn

1979

19,2

80,8

1989

20,3

79,7

1994

19,9

80,1

1999

23,6

76,4

2009

29,6

70,4

Nguồn: 1. Niên giám thống kê 1994. NXB Thống kê. 1995, tr.23; Niên giám Thống kê 2004.NXB Thống kê. 2005, tr.41;

2. Điều tra biến động Dân số, nguồn lao động và KHHGĐ 1/4/2006, những kết quả chủ yếu. NXB Thống kê. Hà Nội-200. tr:18.

3. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Các kết quả chủ yếu, Hà Nội 6.2010, tr.39.

Bảng 2.18 cho thấy từ sau ngày thống nhất đất nước đến năm 1994, khoảng 20 năm, tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn thay đổi không đáng kể, mặc dù số lượng tuyệt đối dân số trong mỗi khu vực đều tăng lên. Như vậy, quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị vẫn diễn ra do tăng tự nhiên ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị. Tuy nhiên, từ 1994 đến 1999, và sau đó là 2000-2009, tình hình đã thay đổi đáng kể, sự tập trung dân cư vào vùng đô thị diễn ra với cường độ lớn hơn do các nguyên nhân tăng trưởng kinh tế, các chính sách quản lý đô thị...


IV. CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

1. Khái niệm chất lượng dân số

Khái niệm “chất lượng dân số” xuất hiện từ thế kỷ 18, khoa học tư sản nghiên cứu chất lượng dân số một cách hạn hẹp chỉ dựa trên cơ sở gen. Điển hình là thuyết chủng tộc xuất hiện ở cuối thế kỷ 19. Nội dung cơ bản của thuyết này là: Có chủng tộc thượng đẳng và chủng tộc hạ đẳng. Điều này dựa trên cơ sở tự nhiên, mang tính di truyền và bất biến. Vì vậy, bất bình đẳng xã hội cũng có cơ sở tự nhiên. Đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, tạo dựng văn minh, chủng tộc “thượng đẳng” đi trước, còn chủng tộc “hạ đẳng” không làm được việc đó, hoặc nếu có thì rất ít. Vì vậy, chủng tộc “thượng đẳng” đẻ ít và chủng tộc “hạ đẳng” đẻ nhiều sẽ làm xấu đi chất lượng dân số. Tuy nhiên, các nhà nhân khẩu học Nga trong cuốn Giáo trình Dân số học do nhà xuất bản thống kê và tài chính Mat-xcơ-va ấn hành năm 1985 lại cho rằng: “những nghiên cứu tinh tế nhất không tìm thấy sự khác nhau nào trong bộ não người giữa các chủng tộc. Khả năng và tri thức của con người có được nhờ quá trình chăm sóc, giáo dục và các hoạt động cụ thể khác”.

Ăng-ghen cho rằng: “Chất lượng dân số là khả năng của con người thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả nhất”.

Theo quan điểm của các nhà nhân khẩu học Nga, chất lượng dân số là “khái niệm trung tâm của hệ thống tri thức của dân số” được phản ánh bởi các chỉ tiêu:



  • Trình độ giáo dục

  • Cơ cấu nghề nghiệp, xã hội

  • Tính năng động của tình trạng sức khỏe

Chất lượng dân số hình thành nhờ chăm sóc y tế, giáo dục và đào tạo nghề cũng như các hoạt động cụ thể khác như văn hóa thể thao, du lịch… Nó tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Pháp lệnh dân số Việt Nam năm 2003 đã định nghĩa: “Chất lượng dân số phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”.

Như vậy, chất lượng dân số là một phạm trù rộng, được hiểu là tổng thể các thành tố tạo nên thể lực, trí lực và tinh thần của con người nói chung. Một dân số cụ thể, dân số của mỗi nước hoặc mỗi vùng và vào những thời kỳ nhất định sẽ có một chất lượng nhất định. Chất lượng dân số được nhìn nhận liên quan biện chứng đến số lượng dân. Chất lượng dân số bao hàm chất lượng người từ lúc mới sinh cho đến khi chết, cả nam và nữ. Chất lượng dân số không chỉ được đánh giá về nhân trắc học (chiều cao, cân nặng, các số đo cơ bản về vòng ngực, bụng, tay, chân, sự cân đối của cơ thể với từng lứa tuổi...), tố chất, sức chịu đựng dẻo dai… mà còn được nhìn nhận thông qua cuộc sống tinh thần, con người quan hệ với nhau như thế nào, họ có cơ hội bình đẳng không trước sự lựa chọn việc làm, giáo dục, phúc lợi, hôn nhân gia đình..., có được tôn trọng và tự do cá nhân không, họ có môi trường để phát huy khả năng sáng tạo hay không trong thực tế. Chất lượng dân số bao hàm các khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực, khái niệm chất lượng lao động.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã nêu ra vấn đề là nếu nói về chất lượng dân số mà không đề cập đến quy mô, phân bố và cơ cấu dân số là chưa đầy đủ. Có hàng loạt câu hỏi được đặt ra là:



  • Chất lượng dân số sẽ như thế nào nếu tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoặc ngược lại quy mô dân số giảm ?

  • Chất lượng dân số sẽ như thế nào nếu mức sinh quá cao, làm cho tỷ lệ trẻ em 0-14 tuổi trong dân số quá cao (xấp xỉ 50%) hoặc mức sinh quá thấp làm cho tỷ trọng người già trong dân số quá cao (từ 30% trở lên)?

  • Chất lượng dân số sẽ như thế nào nếu toàn xã hội chỉ lựa chọn sinh con trai?

Khi dân số rơi vào các tình trạng như đã nêu trong các câu hỏi trên, liệu có thể gọi dân số đó là có chất lượng cao được không mặc dù chăm sóc y tế, giáo dục và đào tạo nghề nghiệp rất tốt?

Vì vậy, chất lượng dân số phản ánh đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số, cũng như cơ cấu dân cư hợp lý.

Người ta có thể nhận biết chất lượng dân số một cách tổng thể định tính. Các nước phát triển thường được coi là có chất lượng dân số cao hơn các nước đang phát triển, mà không kể dân số của nước này hay nước khác có đông về số lượng hay không. Một khi kinh tế phát triển cao sẽ là tiền đề vật chất để cải thiện về mặt tinh thần và xã hội của dân cư. Đồng thời, khi có một môi trường xã hội tốt, con người được coi là trung tâm của sự phát triển, họ sẽ có điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong thực tế, khi đánh giá chất lượng dân số người ta thường thông qua hệ thống các chỉ tiêu và có thể phân tổ các chỉ tiêu này như sau: 1/ về mặt thể lực (chiều cao, cân nặng, sự cân đối của cơ thể, sức khoẻ...); 2/ về mặt trí lực (trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, văn hóa...); 3/ về mặt phẩm chất (thái độ cần cù yêu lao động và lao động có kỷ luật, có tổ chức, tính gắn bó cộng đồng, tính sáng tạo...).

Tuy nhiên ở đây theo cách tiếp cận hệ thống và có thể lượng hóa, so sánh, ngoài các chỉ tiêu nhân khẩu học, người ta đưa ra các chỉ tiêu khái quát tính chung cho toàn bộ dân số như thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người năm, các chỉ số phát triển con người HDI... các chỉ báo cụ thể phản ánh từng mặt của mức sống dân cư để bổ sung.



2. Các chỉ báo chủ yếu đánh giá chất lượng dân số

2.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người

Bảng 2.19: So sánh GNP bình quân đầu người năm 2008

của một số nước và Việt Nam





Tên nước

GNP/người (PPP$)

So với VN (Lần)

a

Thế giới

9.600

3.76

b

Các nước phát triển

31.200

12.24

c

Các nước đang phát triển

4.760

1.87

d

Các nước chậm phát triển

1.060

0.42

1.

Việt Nam

2.550

1.00

2.

Nhật Bản

34.600

13.57

3.

Pháp

33.470

13.13

4.

Sing-ga-po

48.520

19.03

5.

Ma-lay-sia

13.570

5.32

6.

Thái Lan

7.880

3.09

7.

Trung Quốc

5.370

2.11

8.

Sri-lan-ka

4.210

1.65

9.

Lào

1.940

0.76

10.

Nê-pan

1.040

0.41

11.

Bru-nei

44.900

17.61

12.

Băng-la-đét

1.340

0.53

Nguồn: 2008 World population data sheet (2008 Bảng số liệu dân số thế giới)

truy cập tại http://www.prb.org/pdf08/08WPDS_Eng.pdf.

Như đã biết, GDP bình quân đầu người là một chỉ tiêu khái quát, một phạm trù kinh tế học phản ánh trình độ phát triển kinh tế-xã hội của một nước trong một năm nào đó. Nó được xác định bằng tổng số sản phẩm của một quốc gia làm ra trong một năm chia cho tổng dân số của quốc gia đó (Tham khảo cách tính trong các sách dịch như: Kinh tế vĩ mô của N. Gregory Mankiw; Kinh tế học của David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbussch…). Do vậy, nó đồng thời trực tiếp biểu thị chất lượng dân số, mức sống dân cư. Số liệu bảng 2.19 nêu trên được lấy từ nguồn của Ngân hàng thế giới năm 2008 về chỉ tiêu GDP của một số nước, qua đó biết được vị trí của nước ta trên thế giới.

Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người ở nước ta còn rất thấp so với các nước, đứng thứ 133 trong tổng số 174 nước, đặc biệt khi tính theo tỷ giá thị trường. Tuy nhiên, nếu tính quy đổi theo tỷ giá sức mua tương đương chỉ tiêu này của Việt Nam cao hơn nhiều.

2.2. Chỉ số phát triển con người (HDI)

HDI bổ sung cho GDP bình quân đầu người trong việc đánh giá vị trí của một quốc gia về phát triển con người hay sự tiến bộ của quốc gia đó về động thái phát triển con người theo thời gian. Của cải của một quốc gia có thể là điều kiện tạo mở khả năng lựa chọn của người dân, nhưng cũng có thể không. Việc quốc gia đó sử dụng của cải của mình như thế nào, chứ không phải là bản thân của cải là điều quyết định. Nếu chỉ tập trung vào việc làm thế nào để tạo ra nhiều của cải có thể làm mờ nhạt mục tiêu cuối cùng là làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn.

Bắt đầu từ năm 1990 "Báo cáo phát triển con người" của Liên hợp quốc đưa ra chỉ tiêu HDI để đánh giá sự phát triển bằng phương pháp tính kết hợp các chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người, tuổi thọ bình quân của dân cư và trình độ dân trí. GDP được tính theo sức mua tương đương -PPP (Purchasing Power Parities), nghĩa là theo thực tế chi phí cho cuộc sống của dân cư tại địa phương. Trình độ dân trí đo bằng cách kết hợp tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên (với trọng số 2/3) và số năm đến trường bình quân (với trọng số 1/3). Tuổi thọ trung bình phản ánh khả năng sống của dân cư qua số năm sống trung bình tính cho một năm nào đó. HDI cho biết một giới hạn cận trên và cận dưới cho từng nội dung trên và chỉ ra vị trí hiện tại của mỗi quốc gia trong giới hạn đó thông qua hệ số trong khoảng từ 0 đến 1. Thí dụ, tỷ lệ biết chữ tối thiểu là 0% và tối đa là 100%. Một quốc gia nào đó có tỷ lệ biết chữ là 75% thì hệ số sẽ là 0,75. Tương tự, tuổi thọ trung bình tối thiểu là 25 và tối đa là 85, do đó một quốc gia có tuổi thọ bình quân là 55 sẽ có điểm là 0,5. Đối với thu nhập mức tối thiểu là 100$ và tối đa là 40.000$ (tính theo sức mua tương đương -PPP (Purchasing Power Parities). Chỉ số tổng hợp sẽ là giá trị kết hợp các điểm số của 3 yếu tố trên. (Xem diễn giải phương pháp tính toán cụ thể chỉ tiêu HDI trong "Giáo trình Dân số và Phát triển”).

Phương pháp tính toán chỉ tiêu HDI đang ngày càng hoàn thiện, đặc biệt khi cơ sở số liệu dần dần đầy đủ hơn và có độ tin cậy cao hơn thì khả năng so sánh trình độ phát triển giữa các quốc gia vào những thời gian nhất định càng có ý nghĩa hơn. Thậm chí, khi áp dụng chỉ tiêu này cho mỗi quốc gia có thể thay thế hoặc bổ sung các chỉ tiêu có mức độ ưu tiên cao hơn, khác với ba chỉ tiêu trên. Chẳng hạn, nếu lựa chọn tỷ lệ có việc làm là một bộ phận cấu thành của HDI, nếu tất cả mọi người đều có việc làm thì tỷ lệ này là 100% và tỷ lệ tối thiểu là 0%, khi đó một quốc gia có tỷ lệ việc làm là 75% sẽ có giá trị là 0,75.



Theo số liệu của Báo cáo phát triển con người năm 2009 của UNDP, bảng 2.20 sau đây cho thấy chỉ số HDI của Việt Nam xếp hàng 116 trên tổng số 182 nước, tương đương với mức trung bình của các nước đang phát triển. Đáng lưu ý, thứ tự của chỉ tiêu HDI còn cao hơn thứ tự về GDP bình quân đầu người tới 13 bậc (GDP tính theo PPP Việt Nam năm 2007 là 2.600 USD, chỉ số GDP năm 2007 của Việt Nam xếp thứ 129 trong 182 nước), chứng tỏ nước ta đã kết hợp tốt các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội theo hướng lấy con người làm trung tâm của sự phát triển.

Bảng 2.20: Chỉ số phát triển con người (HDI) của một số nước năm 2007


Tên nước

HDI

Thứ tự

Tên nước

HDI

Thứ tự

1.Việt Nam

0.725

116

8. In-do-nê-si-a

0.734

111

2.Nhật Bản

0.960

10

9.My-an-mar

0.586

138

3. Sing-ga-po

0.944

23

10. Ấn Độ

0.612

134

4. Hồng Kông

0.944

24

11. Cam-pu-chia

0.593

137

5.Thái Lan

0.783

87

12. Băng-la-dét

0.543

146

6.Phi-lip-pin

0.751

105

13. Áp-ga-ni-stan

0,352

181

7. Trung Quốc

0.772

92

14. Ni-ger

0,340

182

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương