DÂn số HỌc tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ


Nguyên nhân chủ yếu di dân



tải về 2.8 Mb.
trang19/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.8 Mb.
#181
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

4. Nguyên nhân chủ yếu di dân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người dân có thể di cư từ nơi này đến nơi khác để sinh sống. Mỗi cá nhân có những quyết định khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố đó gồm:

- Các đặc trưng nhân khẩu học như: Tuổi, giới tính. Các đặc trưng này quyết định vị trí của mỗi cá nhân trong chu kỳ cuộc sống và vai trò của họ trong gia đình và xã hội

- Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của từng người. Ở đây có thể hiểu là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Các trình độ, kỹ năng này có thể giúp hoặc ngăn cản họ tham gia vào lực lượng lao động ở địa phương nơi đi và nơi đến.

- Sự nắm bắt và nhận thức về các cơ hội tại địa phương nơi họ đang sinh sống và những địa phương nơi họ dự định ra đi. Điều này sẽ thúc đẩy họ ra đi hay ở lại

- Nhận thức về lối sống, điều kiện vật chất. Đây là những cái cá nhân mong muốn đạt được. Điều này cũng là những yếu tố góp phần hình thành quyết định di cư

- Người thân và bạn bè cũng có thể ảnh hưởng tới quyết định của mỗi cá nhân. Người ta thường chọn chuyển đến những nơi bạn bè và người thân đang sống. Đây là một hình thức di dân gọi là di dân dây truyền. Do di chuyển theo dây chuyền, các dòng di cư từ một vùng này đến một vùng khác có thể tiếp tục diễn ra khá lâu, ngay cả khi lý do lựa chọn ra đi ban đầu không còn nữa.

Quyết đinh ra đi hay ở lại của mỗi người được hình thành nhờ sự tổng hợp của tất cả các yếu tố này. Nhiều khi người ngoài rất khó hiểu đầy đủ lý do quyết định của từng cá nhân.

Thu thập thông tin để xem xét lý do vì sao ai đó ra đi hay ở lại không phải là dễ dàng. Điều này cho thấy trong các cuộc tổng điều tra dân số hay trong các cuộc điều tra quy mô lớn rất khó thu thập chính xác nguyên nhân của các quyết định di chuyển. Vì vậy, các cuộc nghiên cứu quy mô nhỏ áp dụng các kỹ thuật nghiên cứu định tính rất thích hợp để làm sáng tỏ vấn đề này. Tuy nhiên tại các cuộc điều tra lớn, có thể thu thập được các thông tin về các nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng tới quyết định di cư như: các đặc trưng về kinh tế - văn hóa của những người ra đi hay ở lại. Các đặc trưng như tuổi, giới tính, học vấn, việc làm thu nhập và vị trí trong gia đình thường được thu thập trong các cuộc tổng điều tra dân số sẽ là những yếu tố quan trọng để giúp hiểu biết thêm về nguyên nhân di chuyển. Những người ra đi và ở lại thông thường khác nhau về những đặc trưng nêu trên. Do đó, những yếu tố thuộc về sức đẩy như: buồn tẻ, khan hiếm cơ hội để phát triển, để cải thiện cuộc sống đã tạo nên dòng di cư của thanh niên trẻ đến đô thị tìm việc làm, học hành và tự do lựa chọn bạn đời, đồng thời quyết định ra đi này thường gắn liền với mong muốn giàu có hơn, văn minh hơn.

Sự khác biệt về kinh tế - xã hội và dân số của các dòng di cư lại ảnh hưởng tới nơi đến và nơi đi. Dòng thanh niên ra đi từ nông thôn đến thành phố làm chảy máu chất xám và khả năng sáng tạo ở nông thôn, những yếu tố có thể là động lực phát triển ở nông thôn. Sự gia tăng dân số trẻ ở đô thị có khả năng đi kèm với gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra đội quân vô gia cư, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội như: tội phạm, gái mại dâm và bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo…

Kết quả của Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy ở Việt Nam, các nguyên nhân chính làm cho người dân di cư là :


  1. Tìm được việc làm ở nơi ở mới (51,1%). Đây là lý do quan trọng nhất.

  2. Để cải thiện đời sống (47,6%) ;

  3. Gần người thân (20,8%);

  4. Vì tương lai của con cái (11,9%);

  5. Để cải thiện điều kiện xã hội và môi trường (11,2%);

  6. Không có việc làm ở nơi ở cũ (9,8%);

Các nguyên nhân khác như: đã học xong, đi học, tái định cư, chỉ có dưới 10% người di cư xác nhận là họ di chuyển vì những lý do này bên cạnh những lý do khác15.

5. Các lý thuyết giải thích nguyên nhân chủ yếu của di dân

(Chỉ dành cho học viên tham khảo)

Nhằm giải thích đầy đủ hơn bản chất của di dân trong các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể các nhà nghiên cứu thường tập trung phân tích vì sao một số người di cư và một số khác lại không, một số người di cư theo hướng này một số khác lại lựa chọn các hình thức và hướng di dân khác. Ngay từ những năm cuối Thế kỷ 19 và trong suốt Thế kỷ 20, nhiều tác giả đã nghiên cứu và tổng kết các mô hình, xu hướng di dân dưới áp lực của nhiều tác nhân kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa.



5.1. Thuyết về lực đẩy- lực hút

Trên cơ sở quan sát số lớn các hiện tượng di dân, nhiều lý thuyết di dân đã được khái quát, trong đó phải kể đến lý thuyết "lực đẩy- lực hút" do Ravenstein (1889) là người đầu tiên đưa ra. Khi phân tích các dòng di dân ở nước Anh, ông ta cho rằng các yếu tố "lực hút" quan trọng hơn các yếu tố "lực đẩy" và viết: "Các luật lệ tồi hoặc ngột ngạt, thuế khoá nặng nề, khí hậu không thuận hoà, môi trường xã hội xung quanh không cởi mở, thậm chí có sự cưỡng bức (trong buôn bán, vận chuyển nô lệ), tất cả những điều đó đã và đang tạo ra các hình thức di dân, tuy nhiên không có loại hình di dân nào có thể so sánh với khát vọng tiềm ẩn trong mỗi người đàn ông vươn lên "làm tốt hơn cho cuộc sống của chính họ về phương diện vật chất". Rõ ràng Ravenstein cho rằng khát vọng vươn lên phía trước, tới điều kiện sống tốt hơn, mạnh mẽ hơn, mong muốn trốn tránh hoàn cảnh không thuận lợi. Và đó cũng chính là thực chất động cơ di dân của phần lớn dân cư.

Mitchell (1985) nhấn mạnh nhận thức tầm quan trọng của cơ chế di dân. Điều này rất hữu ích trong việc lý giải nguyên nhân vì sao một số người ra đi và những người khác vẫn ở lại, dù đó là mỗi cá nhân hay cộng đồng. Các yếu tố quyết định đến quyết định di chuyển bao gồm;


  • Các yếu tố mang tính cơ học như: khí hậu, năng suất của đất đai ;

  • Các yếu tố kinh tế (sự giàu có hay nghèo khó) hay cơ hội về việc làm ;

  • Các yếu tố xã hội;

  • Các yếu tố chính trị như chế độ chính trị, chính sách khuyến khích hay ngăn cản.

Các yếu tố này tạo nên sức hút hay lực đẩy người dân di cư đến hay đi khỏi một địa phương nào đó. Ví dụ, những vùng nông thôn xa xôi thường là nơi có sức đẩy đối với thanh niên và các trung tâm đô thị thường là nơi có sức hút đối với họ.

Các yếu tố thuộc về sức đẩy là: Thiếu đất đai canh tác, thiếu việc làm có thu nhập cao, không có cơ hội phát triển kinh tế, cuộc sống buồn tẻ, thiếu cơ hội giao lưu xã hội, chiến tranh và thiên tai, bệnh dịch.

Các yếu tố thuộc về sức hút: Kinh tế phát triển, cơ hội việc làm có thu nhập cao, cơ hội học tập đào tạo nâng cao trình độ học vấn, cơ hội giao lưu…

Đến những năm 50 của thế kỷ 20, Lewis (1954) cho ra đời tác phẩm “Sự phát triển kinh tế đối với việc cung cấp không giới hạn về lao động”16 và liệt kê một số lý do di cư của dân số từ nông thôn ra đô thị, trong đó lý do kinh tế đóng vai trò chủ đạo:



  • Sự tăng trưởng kinh tế và sự mở rộng của khu vực công nghiệp đòi hỏi phải có thêm lực lượng lao động đáp ứng. Sự tăng lên không ngừng của dân số trong khi đất đai không tăng đã làm cho lao động nông nghiệp dư thừa. Số lao động dư thừa này có khuynh hướng tìm kiếm các cơ hội làm việc tại các khu công nghiệp và thành phố, nơi có nhu cầu tuyển dụng. Lewis coi đây là sự điều tiết có tính chất tự nhiên, là sự cân bằng lao động giữa các khu vực, các ngành nghề.

  • Sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và đô thị.

Lee (1966)17 tổng kết hai nhóm yếu tố quyết định việc di cư của người dân từ nông thôn ra thành thị:

  1. Nhóm yếu tố tiêu cực - nghèo đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở quê nhà;

  2. Nhóm yếu tố tích cực - sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm ăn, mức sống cao ở nơi đến…

Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tiêu cực tác động mạnh hơn buộc người ta phải rời nơi sinh sống của mình còn các yếu tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến.

Tác giả cũng đã khái quát hai tính chất cơ bản của di dân như sau:

Một là, di dân mang tính chất chọn lọc (không phải mọi người đều di cư, mà chỉ một bộ phận "chọn lọc" trong dân số di cư mà thôi);

Hai là, mỗi thời kỳ của chu kỳ cuộc sống con người có các thiên hướng di dân khác nhau, chẳng hạn thanh niên khi trưởng thành có nhu cầu, mong muốn cơ hội học hành cao hơn, có việc làm tốt hơn, thăng tiến trong sự nghiệp và xây dựng gia đình.

Cũng trong thời gian này, lý thuyết di cư nông thôn - thành thị của Todaro ra đời. Lý thuyết của Todaro chỉ ra rằng giữa nông thôn và thành thị luôn có những chênh lệch về tiền lương. Chính sự khác biệt này đóng vai trò thúc đẩy sự di cư. Để có thể tham gia vào thị trường lao động ở đô thị, người lao động chấp nhận tất cả các công việc có thể làm được dù là nặng nhọc, ngắn hạn, không ổn định. Những người di cư tiềm năng sẽ tính toán và tiếp tục di cư khi mà tiền lương của họ mong đợi ở thành thị vượt qua thu nhập cơ bản của nông nghiệp.

Một số tác giả khác như Asfaha và Jooste (2006)18 và Nanavati (2004)19 cũng đồng tình với quan điểm của Todaro, đồng thời nhấn mạnh rằng hiện tượng dư thừa lao động hoặc thất nghiệp tạm thời ở khu vực nông thôn trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hóa là phổ biến. Các tác giả này chứng minh rằng quá trình chuyển đổi này có liên hệ chặt chẽ với sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, nơi năng suất trên mỗi đơn vị lao động thường cao hơn, có nghĩa là tiền lương nhận được cũng cao hơn. Xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị, do đó, được xem là một quá trình tự nhiên, trong đó lực lượng lao động dôi dư ở nông thôn được dùng để bù vào sự thiếu hụt lao động trong khu vực công nghiệp, đô thị trong quá trình phát triển công nghiệp.



5.2. Lý thuyết chi phí và lợi ích

Ngày nay có nhiều lý thuyết di dân mới lý giải các nguyên nhân di dân nói chung, cũng như trong các hoàn cảnh đặc biệt. Chẳng hạn một vài lý thuyết điển hình như mô hình phân tích chi phí-lợi ích trong quyết định di dân. Người di cư tiềm năng cân nhắc các yếu tố lực đẩy và các yếu tố lực hút và họ sẽ di cư nếu như lợi ích nhiều hơn chi phí (Kosinski và Prothero,1975; Stone, 1975). Thí dụ, nếu như anh bị mất việc và việc di cư là có lợi hơn bởi vì nếu anh ở lại cũng không tìm được việc làm khác hoặc không có các trợ cấp thất nghiệp đáng kể nào, trong khi ở nơi khác có khả năng kiếm được việc làm. Hoặc một việc làm nào đó ở nơi mới hấp dẫn hơn về thu nhập, về địa vị xã hội, về môi trường sống và làm việc so với việc làm ở nơi cũ, mà khi di cư người ta thấy sẽ có lợi hơn, trang trải được chi phí, bù đắp được tổn thất di chuyển, vượt được các trở ngại về tâm lý, mối quan hệ gia đình, cộng đồng, quê hương người ta sẽ thực hiện quyết định di cư. Cần nhấn mạnh rằng quyết định di cư, không thể chỉ dựa vào lợi ích thu được mà còn dựa cả vào những chi phí bỏ ra. Khi lợi ích lớn hơn chi phí, người dân sẽ quyết định di cư còn khi lợi ích thấp hơn chi phí người dân sẽ quyết định ở lại.

Các chi phí trong quá trình di cư và định cư ở nơi ở mới có thể gồm hai loại: chi phí kinh tế (chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội) và chi phí phi kinh tế (trước mắt và lâu dài)

Lợi ích thu được khi di cư cũng có thể chia thành hai loại: lợi ích kinh tế (trực tiếp và cơ hội) và lợi ích phi kinh tế (trước mắt và lâu dài). Có thể tổng kết chi phí và lợi ích này theo bảng sau:



Bảng 7.3: Lợi ích và chi phí khi di cư


Loại

Nơi đến

(Đối với người di cư)

Nơi đi

(Đối với gia đình người di cư)

Lợi ích

1. Lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế trực tiếp

  • Thu nhập cao hơn so với nơi ở cũ (việc làm tốt hơn)

  • Tìm được việc làm có thu nhập (ở nơi cũ không có việc làm mang lại thu nhập)

  • Điều kiện sống tốt hơn (nhà ở, đường xá…)

  • Thu nhập của gia đình tăng lên do có tiền của người di cư gửi về

  • Có thể đầu tư cho sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình (xây nhà mới, mở rộng sản xuất)




Lợi ích kinh tế cơ hội

  • Sẽ tìm được việc làm có thu nhập cao hơn (sau khi hội nhập sẽ kiếm được việc làm ổn định và thu nhập cao hơn)

- Cải thiện sức khỏe (tiền gửi về của người di cư cho gia đình để chăm sóc sức khỏe) và do có sức khỏe tốt có thể kiếm được thu nhập cao hơn

- Nâng cao trình độ học vấn cho thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để mở rộng cơ hội kiếm được việc làm có thu nhập cao hơn



2. Lợi ích phi kinh tế

Lợi ích phi kinh tế trước mắt

- Cơ hội tiếp cận với thế giới bên ngoài, mở rộng tầm nhìn

- Cơ hội được nâng cao trình độ (được học nghề, Cao đẳng, Đại học)

- Cơ hội gặp gỡ bạn bè

- Cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm ăn.



- Cơ hội tiếp cận, giao lưu với bên ngoài do các cuộc thăm nom con cái mang lại

- Cơ hội có được kinh nghiệm làm ăn do người di cư học được và truyền đạt lại.



Lợi ích phi kinh tế lâu dài

  • Sau khi học tập (học nghề, học Đại học, Cao đẳng) có thể kiếm được việc làm thu nhập cao, khẳng định địa vị xã hội

  • Trở thành công dân của nơi kinh tế phát triển, thành công trong lập nghiệp niềm tự hào của gia đình dòng họ

  • Con cái sau này được tiếp cận với nền giáo dục tốt hơn, nếu cha mẹ định cư ở nơi ở mới có nền giáo dục phát triển hơn nơi cũ.

  • Gia đình tự hào về có con, cháu thành đạt.

  • Cơ hội có thể đưa các thành viên khác của gia đình để tạo cơ hội kiếm việc làm, nâng cao trình độ giáo dục và tận hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Chi phí

1. Chi phí kinh tế

Chi phí kinh tế trực tiếp

  • Chi phí đi lại từ nơi ở cũ đến nơi ở mới.

  • Chi phi thuê nhà, ăn uống, điện, nước, giao thông (sinh hoạt phí).

  • Chi phí giáo dục, học nghề

  • Chi phí cho các cuộc gặp gỡ giao lưu.

  • Chi phi thuốc men khi ốm đau…




- Chi phí thăm viếng và chăm sóc người thân khi ốm đau.

- Chi phí phải trả do công việc mà người đi di cư bỏ lại gia đình phải thuê mướn nhân công.

- Chi phí ốm đau và người chăm sóc người di cư khi bị ốm quay trở lại quê nhà (ốm đau bất thường, nhiễm HIV, có thai, sinh con ngoài ý muốn...).


Chi phí kinh tế cơ hội

  • Chi phí những ngày chờ tìm việc.

  • Chi phí mất cơ hội tại nơi ở cũ (ruộng, vườn bỏ hoang, cho mượn không sinh lợi)

- Chi phí nuôi người di cư khi không kiếm được việc làm.

- Các chi phí cơ hội khác do nguy cơ bệnh tật cao.



2. Chi phi phi kinh tế

Chi phí phi kinh tế trước mắt

  • Xa gia đình người thân (nhớ nhà, không thích nghi với cuộc sống hiện tại).

  • Bị đối xử không công bằng trong sử dụng các dịch vụ xã hội (công dân hạng 2).

  • Bị lạm dụng, đánh đập, nguyền rủa và khinh ghét (người ngụ cư).

- Nhớ con cháu (người di cư).

- Người già không có người chăm sóc, phải làm việc đồng áng thay cho người di cư.

- Trẻ em nhớ cha mẹ và bị hụt hẫng về tình cảm.


Chi phí phi kinh tế lâu dài

- Không hội nhập thành công dân nơi ở mới

- Mất liên hệ với nơi ở cũ (nơi ở mới không thừa nhận và nơi ở cũ từ chối chấp nhận).

- Không có mối quan hệ họ hàng tại nơi ở mới, buồn chán vào các dịp lễ tết.


- Gia đình có nguy cơ cao tan vỡ (vợ chồng không hợp lối sống sau khi người di cư hội nhập thành công ở nơi ở mới, không chung thủy, tệ nạn xã hội).

- Nguy cơ rủi ro cao đối với trẻ em, vị thành niên con của người di cư (ăn trộm, ăn cắp, nghiện hút, học hành xa sút...).


Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng rất ít quyết định di cư được thực hiện dựa vào phân tích tất cả các yếu tố thuộc chi phí và lợi ích kể trên. Thông thường, những người nghèo nhất khi ra quyết định di cư chỉ dựa vào lợi ích và chi phí kinh tế ngắn hạn trước mắt. Chỉ có người khá giả mới cân nhắc tới một số lợi ích khác như cơ hội cho bản thân và gia đình xét về lâu dài.



6. Ảnh hưởng của di dân đến phát triển dân số và kinh tế - xã hội

6.1. Ảnh hưởng của di dân đến phát triển dân số

Di dân có ảnh hưởng đến quy mô dân số ở cả nơi đi và nơi đến. Ngoài ra, di dân không chỉ ảnh hưởng đến quy mô dân số mà còn ảnh hưởng đến cơ cấu dân số. Những cơ cấu dân số có thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất của di cư là cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính và cơ cấu theo trình độ học vấn. Tác động của di dân đến quy mô và cơ cấu dân số ở cả nơi đi và nơi đến có thể diễn ra như sau:

- Đối với nơi đến: Có thể thấy ngay được rằng di dân đến làm cho quy mô dân số nơi đến tăng lên một cách rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng dân số ở nơi đến tăng lên do ảnh hưởng cả tăng tự nhiên và tăng cơ học. Nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố, tỷ suất tăng cơ học dân số còn cao hơn tỷ suất tăng tự nhiên dân số.

Cơ cấu dân số ở nơi đến cũng thay đổi rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế và trình độ phát triển của công nghệ ở nơi đến. Đối với những khu công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động nam giới thì tỷ lệ nam trong dân số tăng lên. Đối với những nơi sản xuất đòi hỏi lao động có trình độ cao thì tỷ trọng lao động được đào tạo tăng lên. Mặt khác, nếu các ngành công nghiệp nhẹ (may mặc, giày da) du lịch, dịch vụ phát triển thì lại thu hút nhiều lao động nữ. Tuy nhiên, hiện nay dòng di cư từ nông thôn đến thành thị là chủ yếu và nó mang đặc trưng rất đa dạng. Bên cạnh dòng di cư của người có trình độ cao đến tìm việc làm có thu nhập cao, lại có dòng di cư của người có thu nhập thấp đến thành phố làm những việc mà người có trình độ chuyên môn cao không còn thời gian và sức lực để làm. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, hiện nay ở nước ta di cư vẫn mang tính chọn lọc theo tuổi, những người trong độ tuổi lao động thường di chuyển nhiều hơn. Vì vậy, cơ cấu dân số ở những nơi là điểm đến của các luồng di cư thường thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ người trong độ tuổi tăng lên.

- Đối với nơi đi: Di cư làm cho quy mô dân số nơi đi giảm đi. Hiện nay ở nước ta, một số tỉnh có số người di cư cao, tốc độ tăng trưởng dân số giảm. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu làm giảm tốc độ tăng trưởng dân số là do tỷ suất di dân thuần túy mang dấu âm. Lúc này tăng trưởng dân số hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ tăng tự nhiên dân số.

Như đã nêu, theo số liệu của Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 1999, trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 1994 đến 1999, ở Tây Nguyên trung bình cứ 1.000 người có 94,67 người mới nhập cư và 19,05 người xuất cư, chênh lệch là 75,62. Tương tự, ở vùng Đông Nam Bộ kết quả tính toán như sau: 80,20 - 27,91 = 52,29 %o. Đây là hai vùng di dân làm tăng dân số. Số tăng tuyệt đối ở Tây Nguyên là 198.469 người (75,62 * 2.624.553/1000) và ở vùng Đông Nam Bộ là 600.860 người (52,29 * 11.490.916/1000).

Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng điều tra Đân số và nhà ở năm 2009, trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2004 đến 2009, ở Đông Nam Bộ trung bình cứ 1000 người có 135,4 người mới nhập cư và 27,7 người xuất cư, chênh lệch là 107,7. Tương tự, ở Tây Nguyên kết quả tính toán như sau: 43,3 – 32,1 = 11,2 phần nghìn. Đây là hai vùng di dân làm tăng dân số. Số tăng tuyệt đối ở vùng Đông Nam Bộ là 1.510.534 người (107,7 * 14.025.387/1000) và ở Tây Nguyên là 57.203 người (11,2 * 5.107.437/1000). Như vậy, dòng di cư đã thay đổi giữa hai cuộc điều tra. Nếu trong thời gian từ 1994 đến 1999 người dân di cư nhiều đến Tây Nguyên là để tìm đất đai canh tác, thì này người dân di chuyển nhiều đến vùng Đông Nam bộ là vùng có nhiều khu công nghiệp phát triển.

Mặt khác, trong những trường hợp, mặc dù số lượng di dân thuần tuý có thể không lớn, nhưng nếu số xuất cư và nhập cư lớn, chắc chắn chất lượng dân số có sự thay đổi, bởi vì sự hiện diện của những người mới đến sẽ mang trong mình các đặc trưng văn hoá, trình độ chuyên môn, tay nghề, tính cách khác với những người dân đang sinh sống tại chỗ. Ví dụ, theo số liệu di dân giữa các tỉnh trong Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 cho thấy một số tỉnh có tỷ suất nhập cư và xuất cư đều lớn, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất di dân tổng, nhưng tỷ suất di dân thuần tuý lại thấp, điều đó phản ánh chênh lệch di dân không đáng kể. Có thể thấy sự tương phản về tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư giữa các tỉnh trong bảng 7.4.



Trong bảng 7.4 nơi có tỷ suất di cư thuần túy cao nhất là Bình Dương (341,7%o). Đây là tỉnh có chênh lệch di cư dương cao nhất cả nước. Tỉnh có tỷ suất di dân thuần túy âm cao nhất cả nước là Thanh Hóa (-65,2%o). Trong hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tỷ suất di dân thuần túy lớn hơn, cao gấp hơn 2 lần so với Hà Nội.

Bảng 7.4: Tổng tỷ suất di dân và tỷ suất di dân thuần tuý

của một số tỉnh/thành phố theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009 Đơn vị: %o

Tỉnh

Tỷ suất nhập cư

Tỷ suất xuất cư

Tỷ suất

di dân tổng

Tỷ suất di dân

thuần tuý

(1)

(2)

(3)=(1)+(2)

(4)=(1)-(2)

1. Hà Nội

65,3

15,5

80,8

49,8

2. Cao Bằng

18,1

31,8

49,9

-13,1

3. Lai Châu

48,8

15,3

64,1

33,6

4. Quảng Ninh

28,5

24,3

52,8

4,2

5. Nam Định

11,2

62,9

74,1

-51,6

  1. Thanh Hóa

6,3

71,5

77,8

-65,2

  1. Nghệ An

10,6

52,7

63,3

-41,1

  1. Thừa Thiên Huế

27,0

45,3

72,3

-18,4

  1. Đà Nẵng

100,6

22,7

123,3

77,9

10. Khánh Hoà

20,7

27,7

48,4

-7

11. Phú Yên

10,1

35,7

45,8

25,7

12. Bình Dương

365,9

24,1

390

341,7

13. TP Hồ Chí Minh

136,7

20,7

157,4

116,0

14. Trà Vinh

11,7

66,7

78,4

-55,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê: Tổng điều tra Dân số: 53 chỉ tiêu công bố ngày 31/12/2009.



Cơ cấu tuổi của dân số cũng chịu ảnh hưởng của di dân. Tỷ lệ giới tính của các độ tuổi khác nhau trong dân số có thể có các chênh lệch tuỳ thuộc vào cường độ và tính chất chọn lọc của di dân. Số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy người di cư thường là những người ở độ tuổi trẻ, tập trung nhiều vào nhóm 15-29.


Cơ cấu giới tính của dân số cũng chịu ảnh hưởng của xu thế nữ hóa các dòng di dân. Ở các khu vực thành thị, tỷ số giới tính trong nhóm tuổi 15-29 của nơi đi thì tăng lên còn của nơi đến thì giảm đi. Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, xu hướng nữ hóa chiếm ưu thế rất mạnh ở luồng di dân trong nội bộ huyện và giảm dần ở những luồng di dân có khoảng cách xa.


Hình 7.1: Tính chọn lọc theo tuổi của dân số di cư 2009

Do ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu dân số, di dân gián tiếp tác động đến các chỉ tiêu dân số học, trong đó trước hết phải kể đến sinh, chết và hôn nhân. Thái độ, hành vi, thói quen, phong tục tập quán của con người không thể thay đổi ngay sau khi di dân, mà sẽ được mang theo, duy trì ở nơi mới và phát huy tác dụng trong một thời gian.



6.2. Ảnh hưởng của di dân đến phát triển kinh tế-xã hội

Như đã nêu, di dân mang bản chất kinh tế xã hội sâu sắc.Trong điều kiện bình thường người ta di cư vì các nguyên nhân kinh tế và xã hội là chủ yếu. Do đó, động cơ di dân đã và đang là vấn đề được các nhà nghiên cứu dân số và xã hội học quan tâm. Di dân tác động đến kinh tế-xã hội ở cả nơi đến và nơi đi.



6.2.1. Đối với nơi đến

Ảnh hưởng của người di cư đến phát triển kinh tế rất rõ rệt, có thể kể tên cụ thể như sau:



+ Tác động tích cực:

- Góp phần phát triển kinh tế-xã hội làm tăng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nơi đến đặc biệt là các thành phố.

- Lao động di cư là nguồn cung cấp nguồn nhân lực cho các công việc lao động giản đơn, đặc biệt ở các ngành nặng nhọc, thu nhập thấp và nguy hiểm mà người dân nơi đến, đặc biệt thành phố không làm.

- Góp phần thúc đẩy phát triển ngành nghề dịch vụ, làm cho các dịch vụ đến gần dân hơn, tiện lợi hơn (đưa gas, đưa gạo, đưa nước tinh khiết, đưa cơm hộp, rửa xe máy, ô tô...).

- Góp phần điều tiết giá cả lao động trên thị trường lao động. Nếu không có người di cư đến, tại Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn nói chung, thiếu lao động làm việc trong các ngành xây dựng, may… Người thành phố, sẽ yêu cầu giá cả cao hơn rất nhiều nếu họ chấp nhận làm những việc nêu trên. Khác với người dân sở tại, người di cư có thể làm bất cứ việc gì không trái pháp luật bằng sức lao động của mình miễn là họ thấy có được thu nhập phù hợp.

+ Tác động tiêu cực:

- Gia tăng dân số cơ học nhanh, đặc biệt là ở những nơi đô thị hóa nhanh đã làm cho cơ sở hạ tầng trở lên quá tải. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng như nhà ở, trường học, bệnh viện, điện, nước, đường phố, vệ sinh môi trường và các điều kiện khác hiện chưa thể đáp ứng được tốt so với số dân thực tế đang sống tại thành phố.

- Người di cư chưa có thói quen bảo vệ môi trường, đặc biệt là những người đang sống ở nông thôn di chuyển ra các đô thị như bỏ rác vào sọt rác và không chú ý đến vệ sinh đường phố, tổ dân phố nơi họ đang thuê nhà trọ để sinh sống. Vì vậy, họ làm ảnh hưởng xấu đến vệ sinh đường phố và môi trường đô thị. Mặt khác, với tâm lý mình chỉ là người “ăn nhờ ở đậu”, làm việc vất vả mà thu nhập cũng không cao so với người sở tại, người di cư thường không tham gia gia vào các hoạt động cộng đồng. Khi xa gia đình, tình cảm thiếu thốn lại không chịu sự giám sát của gia đình nên có thể trong tình cảm với người khác giới họ dễ dàng có tình yêu và trong quan hệ tình cảm nhiều lúc cũng vượt quá giới hạn cho phép theo chuẩn mực xã hội, văn hoá. Những điều đó tạo ra thái độ thiếu thiện cảm của người dân sở tại đối với người di cư.

Một đặc điểm của người di cư, đặc biệt là người di cư làm việc ở khu vực phi chính thức là hay thay đổi chỗ làm việc và hay thay đổi chỗ ở. Vì vậy, mặc dù luật cư trú năm 2006 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người di cư trong việc đăng ký tạm trú. Nhưng số người không đăng ký tạm trú rất nhiều. Điều này gây khó khăn cho công an trong việc quản lý trật tự trị an.

- Số lượng người di cư đến các thành phố lớn, đặc biệt đa số họ là những người trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo nghề nghiệp. Vì vậy, rất nhiều người di cư không có công việc làm ổn đinh, thu nhập thấp. Một thực tế đã được công an tại các địa bàn nơi đến thừa nhận, thì người di cư ồ ạt đến các thành phố cũng góp phần làm tệ nạn trộm cắp gia tăng. Theo nhận định của lãnh đạo công an ở các quận/huyện khảo sát thì khoảng 33% những người bị coi là tội phạm là người tỉnh ngoài đến Hà Nội. Đại bộ phận trong số họ là thanh niên.

- Người di cư vừa là người gây ra các tệ nạn xã hội, nhưng họ cũng là nạn nhân của các tệ nạn xã hội.



+ Các khó khăn mà người di cư thường gặp phải ở nơi đến:

Người di cư, nhất là di cư tự do từ nông thôn đến thành thị thường gặp rất nhiều khó khăn, các khó khăn đó thường là:

- Thứ nhất là không tìm được việc làm phù hợp với sở thích và trình độ. Thông thường những người di cư từ nông thôn đến thành phố, công việc đầu tiên là làm tại khu vực phi chính thức với mức thu nhập rất thấp. Họ buộc phải chấp nhận làm những việc không phù hợp với nguyện vọng để có thể sống qua ngày mong tìm cơ hội kiếm được việc làm phù hợp và có mức thu nhập cao hơn. Nhiều người trong số họ đã không bao giờ kiếm được việc làm phù hợp với mong muốn.

- Thứ hai là tìm nơi ở. Hiện tại, trong các thành phố lớn giá nhà ở thường cao, nên người di cư, nhất là di cư mới từ nông thôn đến thành thị phải chấp nhận ở trong những ngôi nhà trật hẹp tồi tàn và xa chỗ làm việc. Việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục cũng bị hạn chế.

- Thứ ba là họ có thể bị lạm dụng, bị đối xử không công bằng trong công việc. Giờ làm của họ thường dài hơn 10 tiếng một ngày với mức lương thấp, không có bảo hiểm xã hội, không có bảo hiểm y tế, không có ngày nghỉ lễ và chủ nhật.

- Thứ tư là có thể bị đối xử không công bằng ở nơi sinh sống, bị người bản xứ bắt nạt, cướp giật và đôi khi còn bị chủ sử dụng lao động hành hạ đánh đập.

- Người di cư là người sống xa gia đình, thiếu thốn tình cảm, họ dễ dàng chấp nhận quan hệ tình dục không an toàn, ngay cả khi quan hệ tình dục với những người có nguy cơ cao về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhiều người trong số họ đã có thai ngoài ý muốn và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có cả HIV/AIDS.

6.2.2. Đối với nơi đi

+ Tác động tích cực:

- Góp phần phát triển kinh tế gia đình ở địa phương nơi đi qua đó làm thay đổi bộ mặt làng quê ở nơi đi. Tác động tích cực của người di cư đối với gia đình và địa phương nơi đi được đánh giá qua số tiền gửi về gia đình, sử dụng tiền gửi của gia đình vào phát triển kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình và đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương.

- Góp phần phát triển kinh tế ở địa phương, người di cư còn góp phần phát triển kinh tế ở địa phương thông qua việc người di cư có thu nhập cao đầu tư về phát triển ngành nghề ở địa phương. Nhiều người di cư đã học được kinh nghiệm sản xuất ở nơi đến, khi trở về quê họ mở ngành nghề mới thu hút lao động địa phương qua đó cải thiện đời sống cho người lao động ở quê nhà.

+Tác động tiêu cực:

- Thiếu lao động tại địa phương nơi đi.

Khi người di cư tìm việc làm một cách ồ ạt, do đặc trưng chủ yếu của người di cư là những người trong độ tuổi lao động, nên ở lại nông thôn chỉ còn phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ và những người đã hết tuổi lao động, sức yếu không thể đi làm ngoại tỉnh. Điều này làm cho những người cao tuổi phải vất vả thêm, phải làm cả việc đồng áng mà đáng lẽ đến tuổi nghỉ hưu (trên 60 tuổi) họ không còn phải làm nữa. Thậm chí có người đã đến 70 tuổi rồi vẫn còn phải làm việc trên đồng ruộng. Một số gia đình do những người trong độ tuổi lao động di cư tìm việc làm nơi khác, nên trẻ em dưới 14 tuổi đã phải thay thế cha mẹ làm việc.

- Một số lối sống đô thị không phù hợp với truyền thống đã du nhập vào cuộc sống hàng ngày ở nơi đi.

Những nét văn hoá lối sống của đô thị không phù hợp với truyền thống ở nông thôn đã được thanh niên di cư mang về như nhuộm tóc màu, trang phục kiểu lố lăng. Điều này làm cho những người quen sống ở nông thôn khó chịu và cho là làm mất thuần phong mỹ tục ở nông thôn. Ngay cả cha mẹ của thanh niên di cư cũng không chấp nhận lối sống đó nên thường xảy ra mẫu thuẫn trong gia đình giữa hai thế hệ.

Một tác động tiêu cực nữa cần phải kể đến, là một số nữ thanh niên đã có quan hệ tình dục tiền hôn nhân và mang thai ngoài giá thú. Số nữ thanh niên này quay về quê cũ tìm sự giúp đỡ của gia đình. Làm cho gia đình ở nơi đi không chỉ chịu thiệt thòi về kinh tế mà còn là gánh nặng tâm lý đối với họ, trước những dị nghị của những người xung quanh.

Nhiều thanh niên di cư mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS tạo ra gánh nặng về chăm sóc về y tế, về tinh thần cho gia đình.

Nhiều trẻ em đã chịu những cú sốc tâm lý khi cha mẹ chúng di cư tìm việc làm ở nơi khác không thể chăm sóc chúng hàng ngày. Các biểu hiện cụ thể là: Kết quả học tập kém đi, không nghe lời ông bà hoặc người đỡ đầu. Thậm chí có một số ít thanh thiếu niên, do thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ đã có hành động vi phạm pháp luật như: trộm cắp; sử dụng ma túy…

Một số cặp vợ chồng đã ly hôn sau thời gian xa cách vì nhiều lý do: không còn phù hợp về lối sống, nghi ngờ vợ (chồng) không chung thủy…

II. ĐÔ THỊ HOÁ



1. Khái niệm, đặc trưng và các thước đo đô thị hoá

1.1. Khái niệm và các đặc trưng chủ yếu

1.1.1. Khái niệm đô thị

Khái niệm đô thị chưa được thống nhất trên thế giới. Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu chủ yếu được dùng để xác định một vùng đô thị là: (1) Quy mô dân số, (2) Mật độ dân số, (3) Tỷ lệ dân số tham gia hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, (4) Chức năng hành chính của địa phương.

Ngoài các chỉ tiêu trên, một số nước còn quy định thêm một số chỉ tiêu như: Số nhà ở trên một đơn vị địa danh và cơ sở hạ tầng của khu dân cư như: điện, nước, cầu, cống, trường học, bệnh viện...

Ở Việt Nam, Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị mới được ban hành thay thế cho Nghị định số 72/2001/NĐ-CP. Theo Nghị định này, đô thị được phân thành 6 loại trong đó đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung Ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.

Nghị định cũng đã quy định nguyên tắc, các tiêu chuẩn phân loại đô thị, căn cứ và chức năng đô thị, quy mô dân số tối thiểu phải đạt 4.000 người trở lên, mật độ dân số phù hợp với quy mô và tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong nội thành, nội thị phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động, hệ thống công trình hạ tầng đô thị, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

1.1.2. Khái niệm đô thị hóa

Một trong những vấn đề nổi bật của sự phát triển thế giới ngày nay là sự gia tăng nhanh chóng số lượng và quy mô các thành phố, trong đó tập trung các hoạt động chủ yếu của con người, nơi diễn ra cuộc sống vật chất, văn hoá và tinh thần của một bộ phận dân số. Các thành phố chiếm vị trí ngày càng to lớn trong quá trình phát triển xã hội.

Đô thị hóa được hiểu khái quát là quá trình hình thành và phát triển các thành phố không chỉ về bề rộng mà cả về chiều sâu. Nhiều thành phố mới xuất hiện và không ít thành phố có lịch sử hàng nghìn năm đang tồn tại và phát triển. Sự gia tăng số lượng và quy mô các thành phố về diện tích cũng như dân số, do đó làm thay đổi tương quan dân số thành thị và nông thôn. Vai trò chính trị, kinh tế và văn hoá của các thành phố, môi trường sống đô thị... là những vấn đề được các nhà nghiên cứu đô thị quan tâm.

Đô thị hoá là một khái niệm rộng bao hàm cả nội dung tăng trưởng dân số thành thị. Xét theo phương diện này, di dân từ nông thôn ra thành thị là yếu tố quan trọng làm tăng dân số thành thị. Đây cũng được coi là cách hiểu trước kia, một định nghĩa cổ điển về quá trình đô thị hoá. Cho đến nay trong phần lớn các nước đang phát triển di dân từ các vùng nông thôn ra thành thị vẫn là nguồn chủ yếu tăng dân số thành thị. Sẽ có thể xảy ra hai trường hợp:



  • Một là, dân số nông thôn vẫn tăng lên về tuyệt đối do tăng tự nhiên lớn hơn số dân từ nông thôn đến các vùng thành thị.

  • Hai là, dân số nông thôn nói chung hoặc ở một số vùng nông thôn, giảm tuyệt đối do quá trình hình thành các vùng đô thị, các thành phố, khu công nghiệp diễn ra nhanh chóng. Trường hợp này thường xảy ra trong các nước không chịu sức ép lớn của dân số và đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá.

Thành tố thứ hai của quá trình tăng dân số thành thị là sự gia tăng tự nhiên bởi chính dân thành thị. Nhìn chung tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình năm của dân số thành thị tuy vẫn còn cao ở các nước đang phát triển, nhưng thấp hơn của dân số nông thôn. Sự gia tăng này của dân số thành thị về mặt số lượng và chất lượng có thể không đáp ứng được nhu cầu phát triển nói chung, đặc biệt là nhu cầu lao động. Ngoài ra các thành phố thường là các trung tâm đào tạo - nơi cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ không chỉ cho thành thị, mà cả các vùng nông thôn rộng lớn.

Thành tố thứ ba của quá trình tăng dân số thành thị là mở rộng địa giới hành chính các thành phố. Các thành phố phát triển đến một mức độ nào đó, trong đó dân số tăng quá mức tạo sức ép đối với cơ sở hạ tầng: giao thông, cung cấp điện, nước, thoát nước, nhà ở, môi trường cây xanh, y tế, giáo dục...buộc phải có các giải pháp cần thiết, trong đó có việc mở rộng địa giới hành chính, trước hết là mở rộng hoặc thành lập mới các đơn vị hành chính nội thành như quận, phường, hoặc phát triển các điểm thị trấn, các thành phố vệ tinh, tạo thành vùng đô thị (metropolitan area). Tuỳ từng quốc gia có thể có các tiêu chuẩn cụ thể về vùng đô thị, chẳng hạn như quy mô dân số tối thiểu và mật độ dân số của một vùng.

Trong khái niệm đô thị hoá, việc hiểu thế nào là một thành phố cho phép xác định đầy đủ hơn dân số thành thị và nông thôn và làm cho các chỉ tiêu có thể so sánh được giữa các nước với nhau. Một làng/thôn có thể có quy mô trên 5.000 dân, song không được gọi là điểm dân cư đô thị, trong khi một thị trấn với số dân 2.500 người có thể lại được coi là điểm đô thị. Do trình độ phát triển khác nhau mà các nước đưa ra một cách tương đối các tiêu thức định tính và định lượng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước để phân biệt thành thị với nông thôn. Có thể nêu năm tiêu thức định tính tương đối thống nhất như sau:


  • Một là, đó thường là trung tâm của một vùng lãnh thổ được hình thành do điều kiện địa lý, bối cảnh kinh tế, chính trị mang tính lịch sử. Chẳng hạn, thủ đô Hà Nội của Việt Nam được hình thành năm 1010 do Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư và trong Chiếu rời đô Hà Nội được mô tả là "trung tâm của trời đất", có một địa thế "rồng bay" (Thăng Long). Ngày nay, Hà Nội vẫn là thành phố lớn của nước ta, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá ở miền Bắc và của cả nước.

  • Hai là, quy mô dân số phải đảm bảo ở mức tối thiểu cần thiết. Đây là cơ sở quan trọng để phân loại đô thị về số lượng dân, kết hợp với mặt chất lượng có thể đánh giá về trình độ phát triển đô thị. Ở nước ta chia thành các cấp: thành phố trực thuộc Trung Ương; thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn.

  • Ba là, có một bộ máy hành chính được phân quyền quản lý. Mỗi một cấp đô thị như trên sẽ có một bộ máy hành chính tương ứng được phân quyền theo các chức năng quản lý nhà nước.

  • Bốn là, có cơ sở hạ tầng: giao thông, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, cơ sở dịch vụ xã hội như bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa và giải trí.. tương đối tập trung và thuận tiện.

  • Năm là, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp chiếm ưu thế, biểu hiện qua các tỷ lệ dân phi nông nghiệp trong tổng số dân.

Ở Việt Nam, trong các Tổng điều tra Dân số và Nhà ở gần đây, quy định thành thị bao gồm các quận nội thành, các phường nội thị, các thị trấn có số dân từ 2.000 người trở lên, dân số phi nông nghiệp chiếm trên 50% là trung tâm hành chính hoặc công nghiệp của huyện.

1.1.3. Đặc trưng của đô thị hóa

Đô thị hóa có những đặc trưng chủ yếu sau:



  • Một là, số lượng các thành phố, kể cả các thành phố lớn, có xu hướng tăng nhanh;

  • Hai là, quy mô dân số tập trung trong mỗi thành phố ngày càng lớn, số lượng các thành phố có số dân trên một triệu người ngày càng nhiều chứng tỏ mức độ tập trung dân cư cao trên một đơn vị diện tích;

  • Ba là, việc hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lý, liên quan chặt chẽ với nhau do phân công lao động đã tạo nên các vùng đô thị. Thông thường, vùng đô thị bao gồm một vài thành phố lớn và xung quanh là các thành phố nhỏ vệ tinh;

  • Bốn là, dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh do cường độ cao của quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị đang làm thay đổi tương quan dân số thành thị và nông thôn;

  • Năm là, mức độ đô thị hoá biểu thị trình độ phát triển xã hội nói chung, song có đặc thù riêng cho mỗi quốc gia. Đối với các nước phát triển đô thị hoá diễn ra chủ yếu theo chiều sâu, chất lượng cuộc sống đô thị ngày càng hoàn thiện. Trong các nước đang phát triển tốc độ đô thị hoá rất cao, đặc biệt trong các thập kỷ gần đây quá trình đô thị hoá diễn ra theo chiều rộng đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết như tỷ lệ thất nghiệp, hình thành vành đai nghèo đói và bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội.

1.2. Các thước đo đô thị hoá

Hệ thống các thước đo đô thị hóa được đưa ra nhằm đánh giá các đặc trưng về số và chất lượng, về chiều rộng và chiều sâu, về quy mô và cơ cấu đô thị trong phát triển xã hội. Ở đây chỉ nêu hai chỉ báo đại diện, một là tỷ lệ đô thị hóa phản ánh quy mô dân số đô thị trong tổng số dân, hai là chỉ số đô thị hoá cho biết sự thay đổi cơ cấu của các đô thị sau một thời kỳ nhất định.

Tỷ lệ đô thị hoá là thước đo tương đối quen thuộc, biểu thị tỷ lệ phần trăm dân số thành thị so với tổng dân số nói chung, nghĩa là:

Trong đó: UR: tỷ lệ đô thị hoá;

PUR: dân số thành thị;

P: dân số trung bình.

Cần lưu ý rằng, PUR có thể được tính theo tiêu chuẩn của mỗi nước, do đó khi so sánh cần phải điều chỉnh cho thống nhất. Ngoài tỷ lệ đô thị hoá người ta có thể tính một chỉ tiêu tương đương, đó là tỷ số đô thị hóa khi so sánh dân số thành thị với dân số nông thôn. Thước đo UR thường tính cho mỗi năm hay cho một thời kỳ nào đó, bởi vậy tốc độ đô thị hóa trung bình năm cũng được tính tương tự như tốc độ tăng dân số trung bình.

Chỉ tiêu thứ hai là chỉ số đô thị hóa. Thước đo này biểu thị khía cạnh phát triển đô thị theo chiều sâu vào một năm nào đó và được xác định theo công thức sau:



Trong đó: Iu: Chỉ số đô thị hóa;

Ci: Dân số của các đô thị có quy mô dân từ i trở lên;

P: Tổng dân số chung;

n: Tất cả các điểm dân cư mang tính chất đô thị theo tiêu thức xác định.

Chỉ số đô thị hóa được tính trên cơ sở phân nhóm các thành phố theo quy mô số dân i. Ví dụ, theo số liệu của hai cuộc tổng điều tra dân số năm 1979 và 1989 có thể thấy cách phân nhóm như sau:



Biểu 7.5: Phân tổ các thành phố (TP), thị xã (TX) theo quy mô dân số
và theo các năm 1979, 1989 và 2009



Quy mô

(nghìn người)

1979

1989

2009

Số TP và TX

Nghìn dân

Số TP và TX

Nghìn dân

Số TP và TX

Nghìn dân

<20

-

2.210

-

3.342

-

6.203

20-50

21

713

24

783

24

814

50-100

18

1.276

18

1.231

35

2.619

100-200

11

1.622

12

1.501

17

2.595

200-500

2

704

6

1.672

9

2.219

500-1000

1

898

1

938

4

2.925

>1000

1

2.701

1

2.796

2

8.062

Tổng

54*

10.115

61*

12.263

91**

25.437

* Tổng số các thành phố và thị xã có quy mô từ 20 000 dân trở lên.

Nguồn: Phân tích kết quả điều tra mẫu. TCTK, 1991. tr 39

** Các tác giả tính toán dựa trên số liệu của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam nâm 2009: Kết quả toàn bộ. Nhà xuất bản Thống kê, tháng 6.2010. Trang 3-35.

Từ số liệu của biểu trên và tổng dân số năm 1979 (52.704 nghìn người) và năm 1989 (64.413 nghìn người) có thể tính được các chỉ số đô thị hóa ở Việt Nam trong thời gian đó như sau:

Năm 1979:

Năm 1989:

Theo kết quả tính toán, chỉ số đô thị hoá sau 10 năm có giảm đi chút ít, từ 0,0028 xuống còn 0,0026 bởi vì mặc dù số lượng các thành phố, thị xã với quy mô 20.000 người có tăng lên, từ 54 lên 61, nhưng số dân trung bình của mỗi đơn vị lại giảm đi, rõ nhất là các nhóm có quy mô dân số từ 20 đến 50 nghìn người.

Ngoài các thước đo được trình bày ở trên, để phân tích khi cần thiết có thể áp dụng các chỉ tiêu đơn giản hơn như mật độ dân số thành thị hoặc các chỉ tiêu phức tạp hơn như đường cong Lorenze và hệ số tập trung Gini



2. Ảnh hưởng của đô thị hóa với phát triển dân số và kinh tế - xã hội

2.1. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến quá trình dân số

Đối với các nước phát triển, trong thế kỷ 19 đã có lúc dân số thành thị giảm đi do chết nhiều hơn sinh, di dân đến các thành phố diễn ra chậm chạp do không có nhu cầu lao động. Ngày nay kinh tế phát triển, trong đó quá trình công nghiệp hóa đã thúc đẩy hình thức di dân này. Các kết quả nghiên cứu (Weller,1971) chỉ ra rằng nhiều thành phố ở Nam Mỹ di dân chiếm 75 -100% sự gia tăng dân số thành thị. Trong hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Nam Mỹ và châu Á do chênh lệch về mức sống lớn giữa thành thị và nông thôn (thành thị cao hơn nông thôn) đã làm tăng cường các yếu tố lực hút từ thành thị. Mặt khác, do thiếu những chính sách phát triển kinh tế- xã hội nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, đã làm cho các yếu tố sức đẩy mạnh lên. Tốc độ tăng dân số nhanh tại các nước đông dân, điển hình là Ấn Độ, Inđônêxia, Băngladesh, Pakistan, Braxin... Mặc dù đã có những thành công trong kiểm soát tăng dân số như Trung Quốc, Việt Nam, nhưng phần lớn dân số lại ở nông thôn và đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, quá trình đô thị hoá vẫn diễn ra mạnh mẽ và phức tạp. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, bức tranh dân số thành thị có thể sẽ thay đổi lớn trong nửa đầu thế kỷ 21, với số lượng các thành phố lớn trên hai mươi triệu dân tập trung chủ yếu trong các nước đang phát triển (US, 1982, Estimates and Projections of Urban, Rural and City Populations, 1950-2025). Ở Việt Nam như đã biết, từ 1979 đến 1989, tỷ lệ đô thị hoá tăng từ 19,2% lên 20,1% (0,9%). Trong giai đoạn 1989-1999, mức tăng này đã là 3,4% (23,5-20,1%). Mặc dù tỷ lệ sinh ở nông thôn luôn cao hơn ở thành thị, nhưng do quá trình công nghiệp hóa, di dân từ nông thôn ra thành thị nên trong giai đoạn 10 năm này dân số nông thôn cũng chỉ tăng 14%, trong khi dân số thành thị tăng lên 46%.

Như đã nêu, những khác biệt giữa thành thị và nông thôn trong lĩnh vực dân số tồn tại ở hầu hết các nước. Yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt là trình độ biết chữ và học vấn ở thành thị cao hơn nông thôn, giao thông và thông tin liên lạc thuận tiện và hiệu quả hơn. Các vấn đề như mật độ dân số cao, đất đai và nhà ở, việc làm và thất nghiệp, tiền công và thu nhập, môi trường,... đều mang tính đặc thù. Người dân thành thị có tính linh hoạt cao, tư duy và lối sống cũng khác so với nông thôn. Tổng thể các yếu tố trên quyết định nhận thức, thái độ và hành vi dân số.Trong quá trình đô thị hóa, ngoài việc tích tụ dân cư để hình thành các thành phố mới, số dân thành thị tăng lên chủ yếu do mở rộng địa giới hành chính, tăng tự nhiên và một phần do di dân từ nông thôn ra thành thị dưới nhiều hình thức khác nhau. Bởi vậy, hành vi dân số bị chi phối trước hết bởi điều kiện sống của những người dân gốc. Lối sống thành thị ảnh hưởng lớn đến hành vi dân số, trước hết là hôn nhân, sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Nhìn chung, tuổi kết hôn trung bình ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Các đôi nam nữ kết hôn muộn sẽ rút ngắn thời kỳ sống trong hôn nhân, khả năng sinh đẻ giảm đi. Tỷ lệ người sống độc thân và tỷ lệ ly hôn ở thành thị cũng cao hơn nhiều so với nông thôn. Ngoài ra, quan niệm sinh ít con và duy trì quy mô gia đình nhỏ cũng là các yếu tố quan trọng làm giảm mức sinh. Mức sinh và mức chết ở thành thị đều thấp hơn ở nông thôn nhờ hệ thống chăm sóc sức khoẻ ở thành phố có chất lượng cao hơn.

Ở một số nước quá trình đô thị diễn ra nhanh, có hiện tượng khác biệt về cơ cấu tuổi và giới tính ở thành thị so với nông thôn. Tỷ số giới tính ở thành thị của các nước đang phát triển thường có xu hướng cao hơn so với ở nông thôn. Tình hình ngược lại ở các nước phát triển. Tỷ số giới tính cũng có thể khác nhau theo các nhóm tuổi giữa dân số thành thị và nông thôn, nhóm tuổi từ 20-29 ở thành thị thường tỷ số giới tính cao hơn so với nông thôn.

2.2. Ảnh hưởng đô thị hóa đến các điều kiện sống của dân cư

Đô thị hóa là kết quả của sự phát triển nói chung, cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, là quá trình biến đổi xã hội nông nghiệp, nông thôn thành xã hội đô thị, công nghiệp. Do đó, đô thị hóa ảnh hưởng đến các điều kiện sống của dân cư theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực.



2.2.1. Ảnh hưởng tích cực

Trong điều kiện bình thường, quá trình đô thị hóa tạo ra những thế mạnh như đáp ứng nhu cầu lao động từ khu vực nông thôn cho thành thị, điều hoà tiền công và thu nhập, giảm sức ép về dân số, về đất đai để tạo tiền đề cho tập trung và tích tụ ruộng đất, phát triển nền nông nghiệp lớn, điện khí hóa và công nghiệp hóa nông thôn, giao thoa văn hoá, phát triển giáo dục và y tế.

Con người ban đầu thường thích sống trong trung tâm thành phố, nơi tập trung các dịch vụ đa dạng và thuận tiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, mạng lưới dịch vụ được mở mang và chất lượng được nâng cao, phương tiện giao thông dễ dàng, cơ sở thông tin liên lạc nhanh chóng, nhà ở mới với thiết kế và tiện nghi phù hợp... người ta có xu hướng ở các khu vực mới xung quanh thành phố.

2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Tuy nhiên với tốc độ đô thị hóa ngày càng lớn trong các nước đang phát triển đã và đang tạo ra một số khó khăn, có ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện sống ở thành thị.

Trước hết, quá trình đô thị hóa gắn với việc hình thành các vành đai quanh đô thị. Điều này làm thay đổi nghề nghiệp của dân cư sinh sống tại khu vực này. Do bị mất đất canh tác người nông dân buộc phải tìm những nghề mới để làm việc. Một số người không có khả năng học những nghề mới nên đã trở thành những người không có việc làm. Khi sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công nghiệp và dịch vụ, nhà nước và các nhà đầu tư đã trả cho nông dân tiền đền bù quyền sử dụng đất. Một số nông dân đã sử dụng tiền đền bù này vào việc đánh bạc và sử dụng ma túy. Điều này góp phần làm tăng tệ nạn xã hội.

Ở các nước đang phát triển có dân số đông với tốc độ đô thị hóa nhanh thì tình hình ngược lại, xuất hiện cái gọi là "vành đai nghèo đói". Nghĩa là, do quán tính của di dân vào các thành phố, số lượng người đã vượt quá nhu cầu việc làm và dịch vụ, thêm vào đó là cơ cấu không phù hợp, các điều kiện sống cho số người dôi dư đã không được đảm bảo, họ làm các việc không ổn định với thu nhập thấp, thậm chí trái pháp luật, nơi ở tạm bợ, tạo nên các "xóm liều" và tệ nạn xã hội.

Tác động tiếp theo của đô thị hóa là sức ép về nhà ở. Vấn đề nhà ở luôn bức xúc đối với các thành phố lớn trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Trong những năm bao cấp, cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang, về nguyên tắc, khi chuyển cư về làm việc ở các thành phố, sau một thời gian công tác sẽ được phân phối nhà ở. Trong những năm 90 với tốc độ tăng trưởng đô thị hoá nhanh đã tạo sức ép mạnh đến nhà ở. Chẳng hạn, theo số liệu điều tra của Cục Định canh định cư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trung bình mỗi năm trong thời gian trên Hà nội có thêm trên 70 000 người, trong đó khoảng một phần ba là mới nhập cư. Với quỹ nhà đất như hiện tại, trung bình cứ 3 người dân thì có 1 người ở trong diện tích dưới 3m2, đặc biệt có khoảng 300 nghìn người đang ở với mức dưới 2m2/đầu người. Điều đáng nói là nhà ở không những thiếu mà còn xuống cấp nghiêm trọng, quá niên hạn sử dụng. Trong tổng quỹ nhà ở của Hà Nội hiện có tới 5% cần dỡ bỏ, số nhà hư hỏng nặng cần được tu sửa, cải tạo khoảng 60%.

Một ảnh hưởng nữa của đô thị hoá đến điều kiện sống của người dân là sự quá tải về cơ sở hạ tầng, bao gồm đường xá xấu, mật độ phương tiện giao thông lớn, thường xuyên xảy ra ách tắc và tai nạn giao thông, cung cấp điện và nước sinh hoạt không đủ và với chất lượng không đảm bảo, thoát nước trong mùa mưa không kịp nên thường xảy ra úng ngập cục bộ. Các bệnh viện trạm xá, trung tâm y tế thường bị quá tải. Các trường học với cơ sở vật chất thiếu thốn, số học sinh/lớp thường quá tiêu chuẩn quốc gia (quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)...

Tiếp theo phải kể đến là sự xuống cấp của môi trường xung quanh, như nồng độ bụi, khói, tiếng ồn, rác thải, mật độ cây xanh, không gian vui chơi giải trí.. không đảm bảo cho điều kiện sống bình thường của con người.


TÓM TẮT CHƯƠNG
1. Di dân là một vấn đề phức tạp mang bản chất kinh tế-xã hội sâu sắc. Có nhiều định nghĩa về di dân, nhưng định nghĩa được sử dụng nhiều nhất là: sự di chuyển của người dân từ đơn vị lãnh thổ này sang đơn vị lãnh thổ khác có kèm theo sự thay đổi nơi ở vĩnh viễn theo một chuẩn mực nhất định về không gian và thời gian.

2. Để nghiên cứu di dân người ta sử dụng các tỷ suất di dân đến, di dân đi và di dân thuần túy.

3. Có nhiều phương pháp tính toán số lượng người di cư, trong đó phương pháp tính toán dựa vào tổng điều tra dân số là chính xác nhất nhưng tốn kém và khó thực hiện. Các cuộc điều tra mẫu về di cư cho phép nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân di chuyển, những động lực di chuyển nhưng không cho phép tính toán số lượng người di cư. Vì vậy, để ước lượng số lượng người di cư người ta thường dùng phương pháp gián tiếp dựa vào tỷ suất di dân.

4. Có rất nhiều nguyên nhân khiến người ta di cư đến nơi khác, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là tìm việc làm có thu nhập cao hơn, tìm đến nơi có điều kiện học tập để nâng cao trình độ, đến nơi có điều kiện sống tốt hơn, di chuyển vì lý do kết hôn…

5. Nếu trước đây, trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20, nam thường di cư nhiều hơn nữ. Đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, đặc trưng giới trong các dòng di cư trở lên phức tạp hơn. Có xu hướng phụ nữ hoá trong các dòng di dân và bên cạnh dòng di cư của người có trình độ học vấn cao, lại có cả di cư của những người có trình độ học vấn thấp. Đặc biệt là di dân nông thôn - đô thị đã trở thành xu hướng di dân chủ yếu ở Việt Nam.

6. Có nhiều lý thuyết nghiên cứu động lực về di cư. Trong đó lý thuyết về sức hút, sức đẩy và thuyết về chi phí lợi ích dường như được nhiều người quan tâm nhất.

7. Có nhiều định nghĩa về đô thị hóa, nhưng định nghĩa đô thị hóa là quá trình phát triển các thành phố kể cả chiều rộng và chiều sâu nâng cao vị thế kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của đô thị trong nền kinh tế-xã hội được sử dụng trong giáo trình này.

8. Các chỉ báo cơ bản để đánh giá trình độ đô thị hóa là tỷ trọng dân số đô thị trong tổng số dân và tỷ trọng sản phẩm quốc nội do khu vực đô thị sản xuất ra trong tổng sản phẩm quốc nội.

9. Di dân và đô thị hóa là hai quá trình gắn bó mật thiết với nhau và đều có ảnh hưởng qua lại với quá trình phát triển dân số và kinh tế-xã hội.


CÂU HỎI THẢO LUẬN


  1. Nêu định nghĩa về di cư, phân tích những điểm cần chú ý trong định nghĩa này?

  2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá di cư?

  3. Nhân tố chủ yếu dẫn tới di cư là gì, liên hệ với tình hình thực tế tại địa phương?

  4. Nêu khái niệm về đô thị hóa. Phân tích những vấn đề cần chú ý trong định nghĩa này

  5. Trình bày các thước đo trình độ đô thị hóa?

  6. Phân tích ảnh hưởng của di dân và đô thị hóa với các yếu tố của quá trình dân số?

  7. Phân tích ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của di dân và đô thị hóa nhanh đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội?

BÀI TẬP THỰC HÀNH


1 - Cã sè liÖu d©n sè cña tØnh A n¨m 2010 nh­ sau:


Nhãm tuæi

P 1.1.2010

Sè ng­êi chÕt

Sè nhËp c­

Sè xuÊt c­

0-15

90.000

400

20

10

15-20

20.000

70

40

30

20-25

18.000

60

80

100

25-30

17.000

50

40

80

30-35

16.000

55

30

50

35-40

15.000

65

45

40

40-45

14.000

90

35

30

45-50

10.000

140

60

10

50+

50.000

620

100

30

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương