Dọn đường cho Chúa đến



tải về 330.51 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích330.51 Kb.
#35807
1   2   3   4   5   6   7

Lc 3, 1 – 6

ACTION ! DIỄN!


1. Chuẩn bị cho một buổi diễn hoặc bấm máy quay phim.

Ngày nay, hầu như không có quốc gia nào mà không có nền kịch nghệ hoặc điện ảnh. Ở Âu Mỹ, các phim do Hollywood sản xuất tốn kém hàng chục, thậm chí hằng trăm triệu đô la đã làm cho Châu Âu điên đảo, khó sức cạnh tranh. Một trong những yếu tố giúp cho Hollywood thuận lợi, ấy là những phim trường vừa đầy đủ vừa rộng lớn, đáp ứng đủ cho mọi cảnh quay và cho các đạo diễn khó tính nhất. Việc đi tìm ngoại cảnh cho một ít bộ phim là rất ngoại lệ. Ở Châu Á, cơn sốt của phim Hàn quốc vẫn chưa lắng dịu. Họ cũng có những phim trường hiện đại bậc nhất. Và nếu xem những phim cổ trang Trung Hoa hoặc Hàn quốc, ta càng thêm thán phục việc hoá trang các nhân vật của họ; muốn tìm một chút sơ suất chẳng phải dễ dàng gì! Mọi công tác được chuẩn bị chu đáo theo đòi hỏi của đạo diễn và khi đạo diễn tới, chỉ còn việc ra lệnh bấm máy: ACTION!


2. Tất nhiên đoạn Tin Mừng hôm nay không phải là cảnh chuẩn bị cho một buổi biểu diễn kịch nghệ hay quay phim và Gioan Tẩy Giả không phải là đạo diễn, mà chỉ là người chuẩn bị “kịch trường” cho Chúa, một kịch trường mà thoạt nhìn qua, ai cũng có thể đoán được nhân vật chính sẽ như thế nào:

a). Các diễn viên phụ là tổng trấn La Mã Philatô, vua Hêrôđê và hoàng huynh Philipphê và Ly-xa-ni-a. Ngoài ra còn có Kha-nan và Cai-pha, đầy đủ bộ sậu sẽ có mặt từng thời kỳ từ khi Chúa Giêsu chuẩn bị sinh hạ cho đến khi Chúa chịu khổ nạn và sống lại. Những diễn viên phụ loại hai là những kẻ “theo đóm ăn tàn”, thực hiện ý đồ của Hêrôđê, của các thượng tế và các phe phái tranh giành nhau ảnh hưởng, danh vọng, quyền lợi vật chất.

b). Diễn viên quần chúng sẽ có mặt trong từng hồi xuất hiện của Chúa Giêsu: khi Gioan đang làm phép rửa; ở tiệc cưới Cana; khi Chúa đọc tuyên ngôn Nước Trời; khi Chúa giảng dạy; các lần làm phép lạ; đám dân tung hô vạn tuế; ở những “pha” xét xử và tuyên án.

c). Và MC (Master of Ceremony) chắc chắn là Gioan Tẩy Giả, kẻ sẽ làm vai trò giới thiệu “nhân vậy chính” là Chúa Giêsu, Chiên Thiên Chúa. Ông không chỉ giới thiệu, mà còn chuẩn bị chu đáo ngày giờ Chúa Giêsu đến, bằng việc dọn tâm hồn cho dân Do Thái. Nhân vật chính vẫn chưa xuất hiện, nhưng khung cảnh ấy, MC ấy, một “MC” mặc áo da lạc đà và ăn châu chấu, cư ngụ và rao giảng nơi hoang địa, thì có thể thấy nhân vật chính mà ông sẽ giới thiệu cũng có cuộc sống đơn sơ, nghèo nàn, khiêm nhường. Dù sao so sánh nầy cũng rất khập khiểng, vì tất cả những sự kiện sẽ xảy đến không phải là một vở kịch, mà là cả lịch sử cứu độ xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa.


3. Chúng ta ở đâu trong vở diễn hiện sinh nầy?

Câu hỏi không dễ trả lời chút nào, vì nó sẽ hướng cả cuộc đời chúng ta theo đó. Một kịch bản mà kết thúc “không có hậu” hay đúng hơn, cái “hậu” khác với mọi toan tính và ý muốn của người đời: vinh quang chỉ đến sau những nghèo khổ, dằn vặt, đắng cay, đau khổ cùng tận và cái chết đau đớn, ê chề, rồi mới được hưởng vinh quang sống lại. Nếu theo con đường đó, thì đã có đòi hỏi của Chúa Giêsu: ” Hãy vác thập giá của mình mà theo Ta”, và lời báo trước: ” các con sẽ bị người đời ghét bỏ, vu cáo và bị giết chết”. Lời hứa duy nhất nghe lọt tai, lại ở…bên kia thế giới, một lời hứa mà theo tình thường thì thật mơ hồ, khó tin, giống như “thả hình bắt bóng”! Nhiều người cũng muốn tin lắm, nhưng xét thấy khó giữ trung trinh cho đến cùng với bao nhiêu là hy sinh từ bỏ như thế: thà đừng gật đầu, để ít ra không áy náy là lừa dối Chúa. Cũng có không ít người vin vào tình thương vô biên của Thiên Chúa, để trì hoãn đưa ra lập trường và mong cuộc đời và hoán cải sẽ cảy ra vào giờ thứ hai mươi lăm! Quá nhiều thói quen, quá nhiều tiện nghi, quá nhiều quyến rũ mê đắm của cuộc đời và cũng có nhiều “phép biện chứng” để nhiều người “an tâm” theo đuổi lợi danh và thú vui, tiện nghi chào mời. Nếu chỉ là vai diễn, thì chúng ta sẽ không ngần ngại nhập vai, để rồi màn hạ là về lại với đời thường, nhưng ở đây, sự chọn lựa và vào vai sẽ kéo dài đến khi chết và cho đời đời.


Bài hát con muốn ca lên hôm nay, lạy Chúa Giêsu, sẽ là bản nhạc đệm cho suốt vỡ diễn kéo dài ba năm, cho đến khi Chúa chịu chết và sống lại: RORATE, COELI DE SUPER. Trời cao xin hãy mưa xuống, mưa ơn cứu độ, mưa Ơn Thánh Thần giúp con hoán cải, vì sinh ra trên trần gian nầy, muốn hay không, co cũng phải chọn cho mình một vai diễn: vai đó sẽ đứng về phía trần thế hào nhoáng, giả dối, đổi thay, và bắt con liên tục thích nghi với vai mới, cái nào cũng ngập chìm trong thâm sân si; vai diễn đó đứng về phía Chúa, vĩnh viễn và không nhiều thứ cho con chọn lựa, ngoài khổ đau và hy sinh, nhưng luôn ngập tràn hy vọng và vì thế, miệng con sẽ mãi ngâm nga “bài ca hy vọng” : Rorate, coeli de super et nubes pluant Justum! Vì con tin và bám víu vào Lời Chúa :”Trời đất sẽ qua đi, nhưng Lời Ta nói sẽ chẳng qua đi đâu!”.
CVK Nguyễn-Thế-Bài TÌNH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU 26

CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG – C -THỜI ĐIỂM CHỮA BỆNH MÁU MỠ
 

Mấy nhà khảo sát về súc vật đều cho rằng loài nào ăn rau cỏ như con bò, con chiên, thì tính tình hiền lành, còn loài nào ăn thịt như con cọp, con sư tử, thì dữ tợn hung hăng. Con người thì vừa ăn rau vừa ăn thịt nên vừa hiền vừa dữ, tùy lúc tùy cơn. Người Á Đông ăn tôm cá và rau cỏ nhiều nên có thể vì thế mà tính tình điềm đạm hơn chăng? Bây giờ sang đất Âu Mỹ đầy ứ thịt, người mình cũng có thể thay đổi tính tình. Điều này còn cần được chứng minh, nhưng biết chắc rằng ăn thịt nhiều thì xác thịt nặng nề gồ ghề ra nhiều phía, dễ bị ứ mỡ, nghẹt tim, tắc mạch máu, khiến xe cứu cấp phải làm việc cần mẫn hơn: còi hụ hối hả, chết vội vàng…

 

Chất mỡ đọng bên vách mạch máu dễ làm tắc nghẽn lắm. Nấu phở mà cứ đổ bừa nước mỡ xuống bồn rửa thì chất mỡ sẽ đọng lại làm nghẹt cả ống nước, phương chi là chất mỡ cứ mỗi ngày mỗi thặng dư trong cơ thể vì đồ ăn nhiều chất béo.



 

RƯỢU TỎI VÀ RƯỢU NHO ĐỎ

 

Vận động cũng là một cách làm tan mỡ. Chính vì thế mà những người lớn tuổi bên này thường phải đi bộ mỗi ngày cho giãn xương cốt và làm mạch máu lưu thông đều hòa. Người Á Đông thì thích uống trà. Vì trong trà có chất làm tan mỡ. Người Tàu ăn mỡ nhiều mà ít bị chấn tim vì uống trà nhiều. Người Âu Mỹ cũng đang có phong trào uống trà với lời tiên báo lạc quan là một ngày kia trà sẽ thay thế coca vào thế kỷ 21.



 

Ở Âu Châu thì người Ý, người Pháp, nổi tiếng ăn nhiều. Vậy mà họ cũng ít bị chứng nghẹt máu. Khảo sát kỹ thì biết được rằng mấy dân này uống rượu nho đỏ thường xuyên khi dùng bữa. Chỉ có rượu nho đỏ mới có tác dụng  làm tiêu mỡ, chứ không phải rượu nho trắng. Vì  vỏ trái nho đỏ có chất này.

 

Mấy năm rồi một số người Việt bắt đầu uống rượu tỏi. Đây là một phương pháp được cơ quan WHO lo về sức khỏe của Liên Hiệp Quốc phổ biến trên báo y tế từ những năm 1982, 1983, 1984.  Cơ quan này đã khám ra bên Ai Cập, nơi mà khí hậu sa mạc khắc nghiệt, đồ ăn thì thiếu chất, vậy mà người dân lại khỏe mạnh hơn các dân Ả Rập khác. Lý do là gia đình Ai Cập nào cũng có trong nhà một lọ rượu tỏi. Vì trong tỏi có chất phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn, và hoạt tinh màu vàng giúp làm tan chất mỡ dưới dạng cholesterol bám vào vách mạch máu.



 

Cách làm rượu tỏi cũng đơn giản lắm. Lấy khoảng 50 gram tỏi khô bóc vỏ thái nhỏ bỏ vào một cái lọ, rồi đổ 100 ml rượu trắng vào. Bên Mỹ có loại rượu Vodka cũng được lắm. Ngâm 10 ngày thì bắt đầu uống được. Mỗi lần uống khoảng 40 giọt, bằng một muỗm cà phê. Mỗi ngày hai lần: sáng sớm trước khi ăn, và ban tối trước khi đi ngủ. Người phải kiêng rượu hay không uống được rượu cũng có thể uống được rượu tỏi vì với 40 giọt thì lượng rượu rất ít không đáng kể. Cơ quan WHO còn cho biết thêm rằng rượu tỏi cũng rất hiệu nghiệm đối với các chứng bệnh sưng khớp xương, huyết áp cao, phế quản, tiểu đường, tiêu hóa.

 

BÚP NGHI HOẶC: CÓ CHĂNG ĐỜI LÁ CHẾT?

 

Nhà thơ Du Tử Lê đã diễn tả cái cảnh tắc nghẽn ở một khía cạnh khác thê thảm hơn và ngột ngạt hơn nhiều. Lời thì bi quan nhưng quả là một bức vẽ sống động diễn tả dấu chỉ thời đại của nhiều tâm hồn lúc này, dù đang đứng ở vị thế nào trong xã hội, lương tháng bao nhiêu, thì vẫn thấy mình đang hụt hẫng trong một nhịp quay lớn hơn.



 

Mây kiệt sức kéo chiều lên đỉnh núi

Mặt trời rơi, hẫng, nhớ nhung / đen /

Cát xúc động xô sông về / mắt / cuối /

Sóng lênh đênh / oải / muộn / lãng quên, quen.

 

Dẫu điểm đứng chỗ nào trong vũ trụ



Em cách gì một lúc: - ở hai nơi

Chỉ tôi biết: -tôi vô cùng loãng, nhẹ

Sống phân thây từng miếng / vụn / hôi / mùi

 

Búp nghi hoặc: -có chăng đời lá: chết!



Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ…

 

TIN VUI GỬI NGƯỜI BỊ TẮC MẠCH

 

Chất mỡ cholesterol làm tắc nghẽn mạch máu khiến nhiều người điêu đứng, mất đi cuộc sống thoải mái an vui. Cũng chính vì thấy vậy nơi nhiều tâm hồn mà Nhà Dọn Đường là Gioan đã gióng lên lời của tiên tri Isaia trong nơi thanh vắng:



 

"Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu, và bạt mọi núi đồi; con đường cong quẹo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa." (Luca 3: 6)

 

Theo truyền thống đạo Chúa, bốn tuần sửa soạn mừng Chúa Giáng Sinh gọi là Mùa Vọng, là những ngày vọng chờ. Chất mỡ cholesterol làm tắc nghẽn mạch máu nên sức khỏe trở nên tiều tụy. Vậy phải tìm cách làm tan chất mỡ này, tức là "hãy làm cho thẳng những con đường cong quẹo, san cho bằng những con đường gồ ghề" thì tự nhiên sẽ khỏe mạnh lại, "sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa."



 

Nước đục để yên sẽ lắng trong. Chất bùn đục, chất cholesterol tội lỗi tham sân si đang làm vẩn đục tâm hồn, vít mọi mạch lưu thông khiến mình bị ứ đọng tù túng và cằn cỗi, không còn chất sinh khí nữa. 

 

Biết làm sao để làm tan chất mỡ vít mạch này?  Cơ thể còn cần vận động, cần chất trà, chất rượu đỏ hay rượu tỏi, phương chi là tinh thần, chả lẽ cứ để bị chấn tim hoài?



 

Trong Đạo Chúa có một linh dược làm tan biến chất cholesterol tinh thần là bí tích hòa giải. Vọng chờ đúng nhất là tìm khai thông mạch máu bị tắc nghẽn qua bí tích này, tìm lại "ơn cứu độ", tìm lại được niềm an vui đã bị vít chắn. Đừng để bị "heart attack" rồi mới tìm cách chạy chữa, e quá muộn.

 

PHÚT TỊNH TÂM

 

Xin cho con biết dành những giây phút tĩnh lặng hôm nay và mỗi ngày để mọi nước đục tâm hồn con được lắng trong, tìm lại được an bình. Chính trong những phút hồi tâm và cầu nguyện mà con tìm lại được sức khỏe tinh thần, khai thông được những mạch bị vít, làm cho những nẻo quanh co được thẳng lại.



 

Đó là sự KHÁC BIỆT trong cuộc sống của con lúc này:

 

Từ thật sớm tôi đã lo thức dậy,



Để hối hả cho xong việc một ngày;

Vì quá nhiều công chuyện phải tra tay

Nên tôi chẳng có giờ mà cầu nguyện.

 

Nhưng vấn đề mãi chồng chất thêm lo



Nhiều bổn phận càng ngày càng đè nặng.

Tôi phàn nàn sao Chúa chẳng giúp cho?

Ngài trả lời: “Tại con không cầu khẩn.”

 

Tôi muốn thấy niềm vui và vẻ đẹp



Nhưng ngày sống thật mệt mỏi xám đen

Tôi than van sao Chúa không cho gặp?

Ngài nói rõ: “Tại con chẳng kiếm tìm.”

 

Tôi ra sức mở vào hưởng Thánh Nhan



Mọi chìa khóa tôi đều mang thử hết.

Chúa ân cần rất  âu yếm bảo ban:

“Này con hỡi, sao con không gõ cửa?”

 

Buổi sáng nay tôi cũng lo dậy sớm,



Để tĩnh lặng trước khi bước vào ngày;

Với quá nhiều công việc phải xong ngay

Nên tôi cần để giờ mà cầu nguyện.

           

(Lm. Trần Cao Tường dịch từ The Difference)

CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG – C -HOÁ ĐẤT TỐT

Để sa mạc thành nơi có sự sống, điều kiện cần thiết trước hết là nước. Bên cạnh đó là sự chăm sóc, lao công vất vả của con người để cải tạo sa mạc. Không thể tìm được một khu vườn xinh tươi nơi sa mạc nếu trước hết người ta không tính đến hai điều kiện tiên quyết này. Không có nước, không có sự khai phá và chăm sóc của con người, đời đời sa mạc vẫn chỉ là sa mạc khô cằn. Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới, hiện tượng phá rừng đã làm cho đất canh tác bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa đất đai ngày càng gia tăng. Để kiến tạo thảm xanh và chống sa mạc hóa, hai điều kiện trên đây cũng lại là hai điều kiện hàng đầu.

Cũng vậy, tâm hồn con người ví như sa mạc. Vì thế sa mạc tâm hồn cũng cần những điều kiện tối ưu. Nếu so sánh điều kiện nước như là ơn Chúa; điều kiện cải tạo sa mạc và sự ra công chăm sóc tưới bón của con người là nỗ lực sống thánh thiện, là sự cố gắng vun bồi cho đời Kitô hữu của mình bằng cộng tác với ơn Chúa, bằng vâng phục thánh ý Chúa và yêu thương con người, đó chính là lúc ta hóa sa mạc lòng mình thành nơi tươi tốt, nơi mang sức sống của hoa trái thánh thiện, của ơn Chúa.

Bởi đó, để có thể mở lòng đón nhận ơn Chúa và để tiếp sức cho sự kiến tạo lòng mình thành mảnh đất tốt tươi, ta hãy lắng nghe Lời Chúa hôm nay thúc giục. Đó là “Tiếng kêu trong sa mạc”. Tiếng kêu ấy thúc giục ta hãy khẩn trương lên, thúc giục lòng ta đừng cố chấp, đừng ở lỳ trong tình trạng thoái hóa, đừng để lòng mình vốn đã là sa mạc, bị sa mạc hóa nhiều hơn. Vì thế: “Hãy dọn đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho bằng”. Ta cần phải thực hiện lời mời gọi ấy không phải ngày một hoặc ngày hai, mà là cả một đời. Có như thế, kết quả cuối cùng sẽ là một kết quả vui mừng lớn lao: “Hết mọi người phàm sẽ thấy ơn Thiên Chúa cứu độ”.

Nhưng sa mạc mà chúng ta đề cập, có hai nghĩa. Thông thường, trong tu đức, sa mạc có nghĩa rất tốt. Sa mạc là nơi thanh vắng, và sa mạc tâm hồn là một nội tâm trầm lặng, yên tĩnh, bình an, nơi mà lòng ta có thể lắng nghe tiếng Chúa. Nhiều tu sĩ, nhiều vị ẩn tu đã tìm đến sa mạc để đi vào sa mạc tâm hồn sống với Chúa trọn vẹn. Thánh Gioan Tẩy Giả đã từng tu luyện nơi sa mạc để hiệp thông với Chúa như thế. Nhưng khi vào trong làng mạc để mời gọi sám hối, thì sa mạc mà thánh Gioan đề cập, lại là một thứ hoang địa thiếu sự sống. Đó là nơi gió quay cuồng, đất khô cằn, nắng nóng cháy. Đúng hơn, khi khẳng định “Tôi là tiếng kêu trong sa mạc” (Ga 1, 23), thánh Gioan muốn nói rằng “tôi là tiếng kêu trong lòng người”, vì lòng người đã bị sa mạc hóa. Bởi đó, sa mạc của lòng người cũng sẽ là nơi tối tăm, chứa đầy nguy hiểm, là nơi thiếu ơn Chúa, thiếu tình yêu và đầy tham vọng, mưu mô, đam mê xấu… Chúng ta cùng nhau suy nghĩ về sa mạc theo nghĩa thứ hai này.

Mỗi mùa Vọng, ta lại gặp khuôn mặt đáng yêu của thánh Gioan Tẩy Giả, người đã từng có một cuộc sinh ra kỳ diệu, một lối sống khác thường. Sa mạc là nơi vắng người, trơ trụi, thiếu sự sống, lại là nơi thánh Gioan sinh sống, lớn lên và trưởng thành. Cũng chính nơi sa mạc đầy dẫy sự khắc nghiệt, lại là nơi thánh Gioan gặp gỡ Thiên Chúa. Bên cạnh sự lớn lên về thể lý, thánh Gioan còn được sống trong ơn Chúa, lớn lên trong tình yêu của Chúa và trưởng thành trong thánh ý Người. Thánh Gioan đã lắng nghe Lời Chúa đúng như Tin Mừng hôm nay cho biết: “Có Lời Chúa phán cùng con ông Giacaria là ông Gioan trong sa mạc”. Lời của Chúa đã đưa thánh gioan ra khỏi sa mạc, đến mọi vùng ven sông Giodan mà gặp gỡ con người. Lời Chúa thánh nhân đã nghe, giờ đây trở thành Lời Chúa thánh nhân công bố. Tiếng Chúa mời gọi thánh nhân, trở thành tiếng thánh nhân mời gọi mọi người. Thánh Gioan đúng là tiếng kêu trong sa mạc như chính người đã khẳng định.

Tiếng kêu trong sa mạc” đòi chúng ta hãy sửa đường cho Chúa. Nhưng không phải con đường đất, đường nhựa, mà chính là con đường của cõi lòng người, đường đi vào tâm hồn. Bởi đó, bằng những cách nói đầy gợi ảnh: thung lũng; núi đồi; đường quanh co; lối đi lồi lõm…, thánh Gioan kêu mời chúng ta ăn năn sám hối: Hãy cải đổi nếp sống, nếp nghĩ, nếu cần, cải đổi toàn diện, cải đổi cả não trạng của mình. Vì tận trong tâm hồn ta, có ai lường hết bao nhiêu lối suy nghĩ quanh co, sự tính toán lệch lạc. Tận trong tâm hồn ta có bao nhiêu hố sâu tăm tối, vì thiếu ánh sáng của tình yêu. Hoặc chính nơi ấy, có bao nhiêu núi đồi của sự ngạo ngễ, của tự kiêu, tự mãn… Vì thế, Ta đừng tiếp tục sống như xưa nữa, nhưng hãy uốn nắn những quanh co, lấp bằng những lồi lõm của tội lỗi, của thói hư tật xấu, của những tham vọng và dục vọng thiếu ngay chính… Bạn và tôi hãy sám hối. Vì sám hối là dọn con đường của lòng mình.

Dọn đường tâm hồn là để đón chờ Chúa đến. Chúa cần tâm hồn xứng đáng để làm nơi trú ngụ. Chúa cầm tâm hồn rỗng, không chứa đầy tội lỗi để tuôn đổ ơn của Người. Nhưng để dọn tâm hồn thật lành thánh như thế, chỉ cần đi xưng tội qua loa, xưng tội để trấn an lương tâm mà thôi chưa đủ. Vì như thế chưa phải là cải đổi tâm hồn, chưa đi tới hoàn thiện chính mình. Xưng tội như thế là xưng cho có, cho rồi. Xưng tội như thế là biến bí tích giải tội thành phương tiện cho mình lạm dụng, và lợi dụng để tự đánh lừa bản thân. Đó là một sự cố chấp, là ở lỳ trong tội.

Nếu biến sa mạc thành đất có sự sống, con người phải mất sức, mất của, và chấp nhận nhiều khó khăn. Cũng vậy, dọn đường tâm hồn là chấp nhận biến đổi sa mạc của cõi lòng thành miền đất trù phú, miền đất thấm đẫm ơn Chúa. Bởi vậy, người ta phải chấp nhận sự hao mòn sức lực, chấp nhận tự gọt giũa chính mình, chấp nhận nhiều khó khăn khác nhau. Vì biến đổi như thế là sám hối. Và sám hối thật lòng đòi phải có dấn thân thật sự để tự mình từ nay dám cắt bỏ một thói quen chưa hay, một đam mê thiếu trong sáng, một tật xấu… để lòng mình biết yêu hơn, khiêm nhường hơn, sống tinh thần phục vụ hơn, vị tha hơn… Vì chỉ khi nào dám chối từ những rườm rà xung quanh mình, con người ta mới dám mong ước thuộc về Thiên Chúa. Thái độ sám hối tận căn ấy, mới là sám hối đúng nghĩa. Điều đó không dễ chút nào, vì nó làm ta đau đớn, xót xa, trầy trụa, mất mát. Chỉ có sám hối trọn vẹn mới sống đúng nghĩa hai chữ “dọn đường”. Chúa cần một thái độ dọn đường một cách tự nguyện, dứt khoát như thế, để Người đi vào tâm hồn và tâm hồn có chỗ chứa đựng ơn thánh của Người. Khi tâm hồn có Chúa, tâm hồn không còn là sa mạc và cũng chẳng hề sợ sa mạc hóa. Chỉ có thể đong đầy Thiên Chúa trong chính mình, nếu biết giữ mãi ơn Chúa trong tâm hồn bằng một đời sống tốt lành, vươn lên trong sự thánh thiện.

Vậy chúng ta hãy đi vào sa mạc như các nhà ẩn sĩ (chứ không phải sa mạc thiếu sự sống), nghĩa là biết trở về với nội tâm của mình, xua đi những ồn ào, những lo toan của cuộc sống. Ta hãy đi vào sự tĩnh mịch của sa mạc lòng mình mà lắng nghe tiếng Chúa, lắng nghe những đòi hỏi của Tin Mừng: Phải sửa đường xưa lối cũ, uốn nắn cho ngay thẳng những lối đi quanh co theo sở thích trái chướng của bản thân, lúc thế này, khi thế khác. Mọi gồ ghề ngăn cản các liên hệ tốt đẹp với Chúa, với tha nhân hãy bạt xuống và san phẳng để hiến dâng tình yêu của mình đến với anh em và với Thiên Chúa. Có như thế, ta mới “Thấy ơn Thiên Chúa cứu độ” như lời thánh Gioan loan báo.



Lm. VŨ XUÂN HẠNH

Каталог: home -> dulieu -> ngaychuanhat
dulieu -> TỰ do nội tâm jacques Philippe Người dịch, Lm. Minh Anh (Gp. Huế) TỰ do nội tâM
dulieu -> Thánh nhạc và đời sống đức tin của Dân Chúa tại Việt Nam 50 năm qua
dulieu -> LƯỢc sử giáo phận huế khai sinh và phát triểN 50 NĂm qua (1960-2010) I. LỊch sử KHAI SINH giáo phận huế
dulieu -> Phụng tự tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
dulieu -> HÀn mạc tử, ngưỜi kitô HỮu trẻ trên lối vào nội tâM
dulieu -> +++ MỤc lụC Đức Thánh Cha gặp các Giám mục Argentina đi ad limina
dulieu -> Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
ngaychuanhat -> Dọn đường cho Chúa đến
dulieu -> MƯỜi lăm sự thưƠng khó ĐỨc chúa giêsu thứ nhất thì gẫm

tải về 330.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương