DIỄn văn chào mừng kỷ niệM 32 NĂm ngày nhà giáo việt nam



tải về 24.88 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.08.2016
Kích24.88 Kb.
#15090

DIỄN VĂN CHÀO MỪNG

KỶ NIỆM 32 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

(20/11/1982-20/11/2014)


Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa các thầy cô giáo!

Thưa toàn thể các em học sinhthân mến!

Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan, phấn khởi của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 với tấm lòng trân trọng, tôn vinh nghề dạy học. Hòa trong không khí vui tươi đó, hôm nay, Trường tiểu học Lâm Thao long trọng tổ chức kỷ niệm 32 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2014) nhằm ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề dạy học, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người; biểu dương những kết quả mà các nhà giáo đã đạt được trong những năm qua. Đồng thời là dịp giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể địa phương, các bậc phụ huynh với các thầy cô giáo, các em học sinh nhằm làm tốt hơn nữa công tác giáo dục.

Trong không khí trang trọng và chan hòa tình thân ái hôm nay, thay mặt tập thể các thầy cô giáo và các em học sinh Trường tiểu học Lâm Thao, tôi xin nhiệt liệt chào mừng và gửi tới các quý vị đại biểu, khách quý, các bậc phụ huynh; các thầy cô giáo đã và đang công tác lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Chúc các em học sinh luôn tiến bộ, chăm ngoan và học giỏi.

* * *


Kính thưa các quý vị đại biểu, các bậc phụ huynh,, các thầy cô giáo!

Thưa toàn thể các em học sinh yêu quý!

Bất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục và đào tạo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Theo đó, nghề dạy học và các thầy cô giáo được xã hội hết sức quan tâm, tôn vinh và coi trọng.

         Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (Pháp) lấy tên là FISE (Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1953, tại hội nghị FISE (Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục) tổ chức tại Viên (Thủ đô nước áo), đã chính thức kết nạp Công đoàn Giáo dục Việt Nam là thành viên.



Năm 1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Tại Việt Nam, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT chính thức lấy ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức trọng thể lần đầu tiên tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội vào ngày 20/11/1982.

Kể từ đó, ngày 20/11 hàng năm thực sự trở thành ngày hội truyền thống của toàn dân, chan hòa, thắm đượm nghĩa tình thầy - trò và được tổ chức trọng thể ở khắp các địa phương trong cả nước. Ngày 20/11 là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

Từ ngàn xưa, trong nếp nghĩ của người dân Việt Nam, nghề dạy học và vị trí người thầy đã được xã hội tôn vinh; vào dịp Tết, mọi người thường nhắc đến câu ca: “Mồng Một tết cha, Mồng Hai tết mẹ, Mồng Ba tết thầy”, hay những lời răn dạy thường ngày: "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy", đó như những lời nhắc nhở bình dị mà đẹp đẽ thể hiện sự tôn vinh của nhân dân đối với người thầy.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu, thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời...

Trong những năm qua, mặc dù Trường tiểu học Lâm Thao còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nhưng được sự quan tâm của Đảng uỷ- Hội đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương, phụ huynh và nhân dân xã Lâm Thao cùng với sự đoàn kết, gắn bó, cộng đồng trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên, sự chăm chỉ học tập luyện rèn của các em học sinh đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong công tác giáo dục tại địa phương, cụ thể là:

Qui mô trường lớp ổn định, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, khang trang, đẹp đẽ hơn.

100% học sinh trong độ tuổi được đến trường, không có học sinh bỏ học. Trường duy trì đạt Chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.

Chất lượng giáo dục học sinh ngày càng được nâng lên: 100% học sinh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học sinh, hằng năm có từ 99,5%- 100 % học sinh được lên lớp. Chất lượng học sinh giỏi các cấp được duy trì và từng bước ổn định vững chắc.

100% đội ngũ nhà giáo đạt trình độ chuẩn trong đó 92% đạt trình độ trên chuẩn. Nhiều nhà giáo vững về chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua "CSTĐ cơ sở", giáo viên dạy giỏi các cấp như cô Hằng, cô Ngát, cô Nga, cô Tuấn, cô Hiền, thầy Hà, thầy Luyện, thầy Thứ. Quan tâm, ân cần chăm sóc học sinh tận tình, chu đáo, quan tâm đến hoạt động, phong trào của lớp như cô Mão, cô Toán, cô Vân, cô Huyền; Luôn trăn trở, sôi nổi trong các phong trào, sáng tạo trong các hoạt động như cô Phương, cô Khánh, cô Hương, cô Đặng Nga, … và còn rất nhiều những đóng góp lặng thầm của các thầy cô trong sự nghiệp giáo dục, xây dựng nên hình ảnh trường Tiểu học Lâm Thao tươi đẹp như ngày hôm nay.

Để đạt được những thành tích đáng khích lệ trên là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của UBND huyện, Phòng GD&ĐT Lương Tài; của Đảng ủy, chính quyền địa phương và sự nhiệt tình, sáng tạo, yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm với nhân dân, với học sinh, say mê với sự nghiệp "trồng người" của đội ngũ các thế hệ thầy cô giáo trường Tiểu học Lâm Thao.

Kính thưa các quí vị đại biểu, các bậc phụ huynh!!

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo! các em học sinh yêu quý!

Năm học 2014-2015, là năm đầu tiên ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; năm học đầu tiên thực hiện việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014 của Bộ GD&ĐT. Bởi vậy nhiệm vụ của thầy và trò trường chúng ta còn đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức như: Cơ sở vật chất còn một số hạng mục chưa đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia mức độ 2; trang thiết bị dạy học còn chưa đầy đủ. Việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư mới còn lúng túng; việc đổi mới nội dung SHCM và đổi mới PPDH còn chưa tích cực, chưa có chiều sâu... Nhà trường thực hiện cùng lúc chương trình dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục và dạy học lớp 2,3,4 theo mô hình VNEN. Do đó, đòi hỏi đội ngũ các thầy cô giáo chúng ta phải nâng cao tinh thần tự học, tích cực, chủ động, sáng tạo, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại để vươn lên, tạo bước đột phá mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh.

Chúng ta đang sống trong không khí trang trọng, thắm đượm nghĩa tình của ngày 20/11, Cho phép tôi thay mặt toàn thể cán bộ giáo viên và các em học sinh trường Tiểu học Lâm Thao xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới các đồng chí đại diện cho Đảng uỷ- H ĐND-UBND các ban ngành đoàn thể xã Lâm Thao, các thầy cô giáo nguyên là cán bộ giáo viên nhà trường, các bậc phụ huynh và nhân dân xã Lâm Thao đã đến dự và chia vui trong hội truyền thống của Nhà giáo chúng tôi.

Tôi mong rằng, với niềm vừa vinh dự, tự hào về truyền thống nhà giáo, vừa ý thức được trách nhiệm lớn lao của sự nghiệp giáo dục, của đội ngũ nhà giáo mỗi thầy cô giáo chúng ta hãy kế thừa và phát huy hơn nữa truyền thống vẻ vang của nghề dạy học, một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, xứng đáng là người “kỹ sư tâm hồn”, vững vàng trong những chuyến đò đưa học sinh đến những bến bờ tri thức!

Cô chúc các em luôn chăm ngoan, học giỏi; nghe lời ông bà, cha mẹ và thầy cô, đoàn kết hoà nhã với bạn bè, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin trong học tập và hoạt động xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ kính yêu.

Một lần nữa xin kính chúc các quý vị đại biểu, khách quý sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt; chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp "trồng người"! chúc các em sức khỏe, chăm ngoan và học giỏi.



Xin chân thành cảm ơn!




tải về 24.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương