Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt


Hệ Phái Giáo Lý Của Imam Ahmad bin Hambal



tải về 0.64 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.64 Mb.
#7117
1   2   3   4   5   6

Hệ Phái Giáo Lý Của Imam Ahmad bin Hambal

  • Các câu nói của ông về Tawhid:

  1. Trong Tabaqat Al-Hana-bilah có ghi nhận: “Quả thật Imam Ahmad khi được hỏi về Tawakkul (sự phó thác) thì ông nói: cắt đứt thuyết đông phương học bằng sự tuyệt vọng của tạo vật”(152).

  2. Trong Kitab Al-Mihnah của Hambal, Imam Ahmad nói: “Allah, Đấng Tối Cao vẫn luôn nói chuyện, và Qur’an là lời nói của Allah chứ không phải là tạo vật trên tất cả mọi phương diện, và không được mô tả Allah với những gì nhiều hơn những gì được Ngài mô tả cho chính bản thân Ngài”(153).

  3. Ibnu Abu Ya’la trích dẫn lời của Abu Bakr Al-Maru-zi: “Tôi đã hỏi Ahmad bin Hambal về các Hadith mà những người Jahmiyah đã dẫn truyền nói về các thuộc tính, sự nhìn thấy (Allah), Isra’ (sự dạ hành trong đêm) và câu chuyện về chiếc Ngai vương Arsh (của Allah) thì ông đã xác nhận chúng và nói: Cộng đồng tín đồ Islam thừa nhận chúng (các hadith được nói) và các thông tin được trải nghiệm như những gì chúng thông điệp”(154).

  4. Abdullah bin Ahmad nói trong cuốn sách Assunnah: “Quả thật, Ahmad đã nói: Ai khẳng định rằng Allah không nói chuyện thì kẻ đó là Kafir (vô đức tin), còn chúng tôi chỉ trích dẫn các Hadith này theo đúng những gì nó được di huấn”(155).

  5. Al-La-laka-i trích dẫn lời của Hambal(156) rằng ông đã hỏi Imam Ahmad về sự nhìn thấy (Allah) thì ông nói: “Các Hadith xác thực chúng ta phải có đức tin vào chúng và thừa nhận chúng, và tất cả những gì được dẫn truyền từ Nabi e với đường dẫn truyền khá tốt thì chúng ta cũng có đức tin và thừa nhận chúng”(157).

  6. Ibnu Al-Jawzi trích dẫn từ Manaqib Al-Imam Ahmad của học giả Musaddid(158): “Các người hãy mô tả Allah với những gì mà Ngài đã mô tả cho chính bản thân Ngài, và các người hãy phủ nhận những gì mà Ngài đã phủ nhận cho chính Ngài ...”(159).

  7. Trong cuốn sách Arrad A’la Al-Jahmiyah của Imam Ahmad, ông đã nói: “Jahm bin Safwan (kẻ sáng lập phái Jahmiyah) khẳng định rằng người nào mô tả Allah với những gì mà Ngài đã mô tả cho chính Ngài trong Kinh sách của Ngài hoặc với những gì mà Thiên sứ của Ngài e thông điệp thì người đó là Kafir, là người thuộc những người có tư tưởng so sánh”(160).

  8. Ibnu Taymiyah trích dẫn câu nói của Imam Ahmad trong Dir-u Ta’a-rudh Al’Aql wannaql: “Chúng tôi tin rằng Allah ở trên chiếc Ngai vương theo cách của Ngài, không ai được giới hạn cũng như không ai được mô tả sự ngự trên của Ngài, bởi lẽ các thuộc tính của Allah là từ nơi Ngài và là của Ngài và Ngài giống như những gì mà Ngài mô tả cho chính bản thân Ngài không có đôi mắt nào có thể cảm nhận được Ngài”(161).

  9. Ibnu Ya’la trích dẫn lời của Ahmad: “Người nào khẳng định rằng Allah sẽ không được nhìn thấy vào Ngày Sau thì kẻ đó là Kafir đã phủ nhận Qur’an”(162).

  10. Ibnu Abu Ya’la trích dẫn lời của Abdullah con trai Imam Ahmad: “Tôi đã hỏi cha tôi về nhóm người nói “Khi Allah nói chuyện với Musa thì Ngài không nói thành tiếng” thì cha tôi bảo: Allah đã nói bằng tiếng nói (của Ngài) và các Hadith này chúng ta dẫn truyền chúng theo đúng những gì chúng đã thông điệp”(163).

  11. Al-La-laka-i trích dẫn lời Abdus bin Malik Al’itar: “Tôi đã nghe Abu Abdullah, Ahmad bin Hambal nói: ... và Qur’an là lời nói của Allah không phải là tạo vật, và không phải là suy yếu khi anh nói Nó không phải là tạo vật bởi vì lời nói của Allah là từ nơi Ngài và không có một thứ gì từ nơi bản thân Ngài là tạo vật cả”(164).

  • Các câu nói của ông về sự tiền định:

  1. Ibnu Al-Jawzi trích dẫn từ Manaqib Al-Imam Ahmad của học giả Musaddid: “Và phải tin sự tiền định tốt xấu, ngọt ngào hay cay đắng đều đến từ sự an bài vá sắp đặt của Allah”(165).

  2. Alkhilal trích dẫn lời của Abu Bakr Al-Maruzi: “Abu Abdullah khi được hỏi “Có phải điều tốt và điều xấu đều là sự tiền định được an bài cho các bề tôi không?” thì ông nói với người đó: Allah đã tạo hóa điều tốt và điều xấu, Ngài an bài và định sẵn”(166).

  3. Trong cuốn sách Assunnah của Imam Ahmad, ông nói: “Và sự tiền định tốt hay xấu, nhiều hay ít, công khai hay thầm kín, ngọt ngào hay cay đắng, yêu thích hay chán ghét, phúc hay tội, từ thưở ban đầu đến điểm kết thúc đều đến từ sự sắp đặt và an bài của Allah lên các bề tôi của Ngài, không một ai có thể cưỡng lại ý muốn của Ngài cũng như không một ai ra khỏi phạm vị định đoạt của Ngài”(167).

  4. Alkhilal trích dẫn lời của Abu Al-Harith qua lời thuật của Muhammad bin Abu Harun: “Tôi đã nghe Abu Abdullah nói: Allah, Đấng Tối Cao đã an bài và sắp đặt sự vâng lệnh và bất tuân, điều tốt và điều xấu, và ai được an bài cho hạnh phúc thì y sẽ hạnh phúc còn ai được an bài cho bất hạnh thì y sẽ là kẻ bất hạnh”(168).

  5. Abdullah con trai Imam Ahmad nói: Tôi đã nghe cha tôi nói khi ông được Ali bin Jahm hỏi về việc ai đó nói về sự tiền định thì y có phải là Kafir không thì ông nói: “Khi y phủ nhận kiến thức tức khi y nói quả thật Allah không biết cho đến khi nào Ngài tạo ra kiến thức, bởi thế, nếu y phủ nhận kiến thức của Allah thì y là Kafir”(169).

  6. Abdullah con trai Imam Ahmad nói: “Tôi đã hỏi cha tôi trong một lần khác nữa về việc dâng lễ nguyện Salah phía sau người Qadriyah thì ông nói: Nếu y tranh cãi vệ sự tiền định và kêu gọi mọi người đến với nói thì con đừng dâng lễ nguyện Salah phía sau y”(170).

  • Các câu nói của về đức tin Iman:

  1. Ibnu Abu Ya’la trích dẫn lời của Imam Ahmad: “Những phẩm chất tốt nhất của đức tin Iman là yêu thương vì Allah và thù hận vì Allah”(171).

  2. Ibnu Al-Jawzi trích dẫn lời của Imam Ahmad: “Đức tin Iman có tăng và có giảm giống như những gì được thông điệp:

« أَكْمَلُ الْمُؤْمِنِينَ إِيمَانًا أَحْسَنُهُمْ خُلُقًا »

Người có đức tin hoàn thiện nhất trong số những người có đức tin là người có phẩm chất đạo đức tốt nhất trong số họ(172) ...”(173).



  1. Alkhilal trích dẫn lời của Sulayman bin Ash’ath(174): “Quả thật Abu Abdullah nói: Lễ nguyện Salah, Zakah, đi hành hương Hajj và sự ngoan đạo đều thuộc đức tin Iman; còn tội lỗi và những điều trái đạo làm giảm đức tin Iman”(175).

  2. Abdullah con trai Imam Ahmad nói: “Tôi đã hỏi cha tôi về một người nói “Đức tin Iman là lời nói và việc làm, nó tăng và giảm” nhưng y không nói “Insha-Allah” thì y có phải là người Marji-ah không? Ông nói: Cha hy vọng y không là người Marji-ah. Tôi nghe cha tôi nói: Lập luận để phản hồi lại việc không nói “Insha-Allah” là câu nói của Thiên sứ e khi Người viếng thăm khu mộ:

« وَإِنَّا إِنْ شَاءَ اللهُ بِكُمْ لاَحِقُونَ »

Và Ta, Insha-Allah, sẽ gặp lại các người(176) ...”(177).



  1. Abdullah con trai của Ahmad nói: “Tôi nghe người ta hỏi cha tôi về quan niệm của Marji-ah thì ông nói: Chúng tôi nói: Đức tin Iman là lời nói và việc làm, nó tăng và giảm, một người nếu làm Zina và uống rượu thì Iman của y sẽ giảm”(178).

  • Các câu nói của ông về Sahabah:

  1. Trong cuốn sách Assunnah của Imam Ahmad có ghi: “Theo Sunnah là nên nhắc những điều tốt đẹp của các vị Sahabah của Thiên sứ e, tất cả họ, và không nên bàn tán về những khuyết điểm và sự tranh cãi giữa họ, người nào chửi rủa các vị Sahabah của Thiên sứ e hoặc một vị nào đó trong số họ thì người đó là kẻ Bid’ah, Rafidhah xấu xa, Allah sẽ không chấp nhận từ y một việc làm tốt nào; ngược lại, yêu thương và quí mến họ là Sunnah, cầu nguyện cho họ là ngoan đạo, noi gương theo họ là phương tiện tốt đẹp, nhận lấy các đường lối của họ là hồng phúc

Các vị Sahabah của Thiên sứ của Allah e là những người tốt đẹp nhất ở thời sau Người, không một ai được phép nói xấu hay chỉ trích bất cứ ai trong số họ, người nào có hành vi nói xấu và chỉ trích họ thì bắt buộc những người có thẩm quyền kiểm điểm và trừng phạt y”(179).

  1. Ibnu Al-Jawzi trích dẫn bức thông điệp của Ahmad gởi đến Mussaddad: “Anh phải chứng nhận rằng mười vị Sahabah sẽ được vào Thiên Đàng: Abu Bakr, Umar, Uthman, Ali, Talhah, Azzubair, Sa’ad, Saeed, Abdurrahman bin Awf, Abu Ubaidah bin Al-Jarrah, và vị nào được Nabi e chứng nhận được vào Thiên Đàng thì chúng ta chứng nhận người đó được vào Thiên Đàng”(180).

  2. Abdullah con trai của Imam Ahmad nói: “Tôi hỏi cha tôi về bốn vị Imam lớn thì ông bảo đó là Abu Bakr, kế đến là Umar, rồi Uthman rồi Ali”(181).

  3. Abdullah con trai của Imam Ahmad nói: “Tôi hỏi cha tôi về nhóm người nói “Quả thật Ali không phải là vị Khalif” thì ông bảo đây là lời nói xấu xa”(182).

  4. Ibnu Al-Jawzi trích dẫn lời của Imam Ahmad: “Ai không khẳng định và thừa nhận chức vị Khalif của Ali thì người đó là kẻ còn tệ hơn con lừa”(183).

  5. Ibnu Abu Ya’la trích dẫn lời của Imam Ahmad: “Ai không thuận lòng thừa nhận chức vị Khalif của Ali bin Abu Talib thì các người chớ đừng nói chuyện với y và cũng đừng gả con cho y”(184).

  • Ông cấm sự ngôn luận và tranh cãi trong tôn giáo:

  1. Ibnu Battah trích dẫn lời của Abu Bakr Al-Maruzi: “Tôi đã nghe Abu Abdullah nói: Ai dùng ngôn luận sẽ không thành đạt và ai thường ngôn luận là đồng bọn của Jahmiyah”(185).

  2. Trong cuốn Jamia’ Bayan Al’Ilm, Ibnu Abdul Bar trích dẫn lời của Imam Ahmad: “Quả thật, người hay dùng ngôn luận sẽ không bao giờ thành đạt, và những người dùng ngôn luận (trong kiến thức tôn giáo) toàn là những người có trái tim biến chất và thái quá”(186).

  3. Al-Harawi trích dẫn lời của Abdullah con trai Imam Ahmad bin Hambal: “Cha tôi ghi bức thông điệp gởi đến ông Abi-dullah bin Yahya bin Khaqa-n(187) rằng anh không phải là người của ngôn luận, và tôi không thấy ở ngôn luận một giá trị nào cả ngoại trừ đó là từ Kinh sách của Allah hoặc từ trong Hadith của Thiên sứ, con nếu những gì ngoài hai cái này thì ngôn lời của nó chẳng được ca ngợi”(188).

  4. Ibnu Al-Jawzi trích dẫn lời của Musa bin Abdullah Attursusi: “Tôi nghe Ahmad bin Hambal nói: Các người đừng ngồi cùng với những người của ngôn luận bởi quả thật họ đã lệch khỏi Sunnah”(189).

  5. Ibnu Battah trích dẫn lời của Abu Al-Harith Assa-yigh: “Người nào thích ngôn luận thì y sẽ không nói bằng tâm và người của ngôn luận thường không thành đạt”(190).

  6. Ibnu Battah trích dẫn lời của Abi-dullah bin Hambal: “Cha tôi nói với tôi: Cha đã nghe Abu Abdullah (Imam Ahmad) nói: Các người phải giữ lấy Sunnah và Hadith, Allah sẽ ban phúc cho các người qua điều đó, và các người hãy tránh xa sự tranh cãi bởi quả thật những ai yêu thích ngôn luận sẽ không thành đạt, và tất cả những ai sáng tạo ngôn luận thì kết cuộc sẽ dẫn đến điều Bid’ad vì ngôn luận không kêu gọi đến điều tốt đẹp, và tôi không thích ngôn luận cũng như tranh cãi, và các người hãy bám chặt và giữ lấy các đường lối Sunnah, các tấm gương chân lý đúng đắn và sự thông hiểu giáo lý, những thứ mà các người tìm được phúc lành, và các người hãy bỏ đi sự tranh cãi cũng như lời nói của những người lệch lạc, tôi nhận thấy rằng mọi người không biết điều này, họ cứ đi bên cạnh những người của ngôn luận và kết quả của ngôn luận không dẫn đến điều tốt đẹp, cầu xin Allah che chở chúng ta tránh khỏi những điều xấu và cho chúng ta an toàn khỏi những điều hủy hoại”(191).

  7. Ibnu Battah trích dẫn trong Al-Iba-nah của ông lời của Imam Ahmad: “Khi nào anh thấy một người yêu thích ngôn luận thì hãy tránh xa y ra”(192).

Đây là những lời nói của Imam Ahmad về một số vấn đề giáo lý nền tảng và quan điểm của ông về sự ngôn luận và hùng biện.
* * *

Lời Kết

Qua các lời nói của bốn vị Imam được trình bày ở trên đây, chúng ta đã thấy được sự tương đồng của họ trong quan điểm và khái niệm về các giáo lý nền tảng ngoại trừ một vấn đề của Iman thì Imam Abu Hanifah có quan điểm và khái niệm hơi khác, tuy nhiên, được biết rằng sau đó ông đã quay lại với các quan điểm của ba vị Imam còn lại.

Các quan điểm và khái niệm giáo lý này là điều xứng đáng để tất cả những người Muslim có một tiếng nói chung, ngăn cản họ khỏi sự chia rẽ trong tôn giáo, bởi lẽ các quan điểm và khái niệm đó đều được dựa trên Qur’an của Allah và Sunnah của Thiên sứ e.

Rất ít người thông hiểu quan điểm giáo lý của các vị Imam này cũng như không hiểu chúng một cách đúng đắn, cho nên quả thật những vị Imam này thường được biết rằng họ được cho thẩm quyền là không cần hiểu mà chỉ cần đọc văn bản là được, điều này giống như Allah truyền Lời mặc khải xuống một cách vô ích. Trong khi quả thật Allah đã phán:



﴿كِتَٰبٌ أَنزَلۡنَٰهُ إِلَيۡكَ مُبَٰرَكٞ لِّيَدَّبَّرُوٓاْ ءَايَٰتِهِۦ وَلِيَتَذَكَّرَ أُوْلُواْ ٱلۡأَلۡبَٰبِ ٢٩ ﴾ [سورة ص: 29]

{Kinh sách (Qur’an) mà TA ban Nó xuống cho Ngươi (Muhammad) là Kinh sách đầy ân phúc để giúp họ nghiền ngẫm về những Câu của Nó và để cho những người thông hiểu ghi nhớ.} (Chương 38 – Sad, câu 29).



﴿ وَإِنَّهُۥ لَتَنزِيلُ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ١٩٢ نَزَلَ بِهِ ٱلرُّوحُ ٱلۡأَمِينُ ١٩٣ عَلَىٰ قَلۡبِكَ لِتَكُونَ مِنَ ٱلۡمُنذِرِينَ ١٩٤ بِلِسَانٍ عَرَبِيّٖ مُّبِينٖ ١٩٥ ﴾ [الشعراء: 192 - 195]

{Quả thật, Nó (Qur’an) do Thượng Đế của vụ trụ và muôn loài ban xuống. Thiên Thần Jibril đã mang Nó xuống, đặt vào quả tim của Ngươi (Muhammad) để Ngươi trở thành một Người báo trước, bằng tiếng Ả rập trong sáng rõ ràng.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara’, câu 192 – 195).



﴿ إِنَّآ أَنزَلۡنَٰهُ قُرۡءَٰنًا عَرَبِيّٗا لَّعَلَّكُمۡ تَعۡقِلُونَ ٢ ﴾ [يوسف: 2]

{Quả thật, TA (Allah) đã ban Nó (Qur’an) xuống bằng tiếng Ả rập để các ngươi có thể đọc hiểu dễ dàng.} (Chương 12 – Yusuf, câu 2).

Như vậy, rõ ràng Allah, Đấng Tối Cao đã ban Kinh Qur’an xuống để suy ngẫm và thấu hiểu về các câu Kinh của Nó. Ngài cho biết rằng Nó được ban xuống bằng tiếng nói của người Ả rập với ngôn từ rõ ràng trong sáng để nhân loại đọc và hiểu được ý nghĩa của Nó. Nếu Allah ban Nó xuống bằng tiếng Ả rập rất rõ ràng và trong sáng để mọi người có thể suy ngẫm ý nghĩa của các câu Kinh của Nó thì dĩ nhiên nội dung ý nghĩa của Nó phải đơn giản và dễ hiểu đối với những ai dùng tiếng nói đó, còn nếu như Nó được ban xuống để người đọc không hiểu thì chắc chắn Nó được ban xuống một cách vô ích bởi vì chẳng có ích lợi gì cho các Lời mặc khải được ban xuống cho một cộng đồng chỉ bằng các ký tự nhưng chẳng mang ý nghĩa nào cả.

Đây là câu nói trọng tội đối với quan điểm giáo lý của các Sahabah, các vị Tabieen cũng như các vị Imam thời sau họ, nó quăng vào họ điều mà họ vô can với nó, bởi lẽ họ hiểu rõ ý nghĩa các Lời Mặc khải, họ thực sự hiểu chúng rõ ràng như trong thời của Nabi e, không những thế, họ còn là những người hơn hẳn những người khác về điều đó bởi vì họ thờ phượng Allah bởi những hình thức và cung cách thờ phượng được hiểu biết dựa trên cơ sở Qur’an và Sunnah, họ ý thức và nhìn nhận nó một cách chân lý và theo đúng sắc lệnh ở nơi Allah. Bởi thế, nếu như họ đã hiểu được cách thức để đến với Đấng Thờ phượng của họ thì làm sao họ không hiểu và ý thức được Đấng Thờ phượng của họ mang các thuộc tính hoàn hảo tuyệt đối, làm sao mà họ không hiểu được ý nghĩa của các Lời Mặc khải do chính Allah đã trình bày cho đám bề tôi của Ngài.

Cho nên, một kết luận được đưa ra rằng quan điểm và khái niệm giáo lý của bốn vị Imam này chính là quan điểm và khái niệm giáo lý của các vị Sahabah được dựa đúng theo Qur’an và Sunnah không có sự suy diễn, cải biên, bóp méo, ẩn dụ hay so sánh. Bởi lẽ, người suy diễn, so sánh là những người đã không hiểu được các thuộc tính của Thượng Đế Tối Cao ngoại trừ phải so sánh với các tạo vật, và điều này đã đi ngược lại với nhận thức tự nhiên mà Allah đã ban cho bầy tôi rằng không có bất cứ thứ gì có thể so sánh đặng với bản chất, thuộc tính và hành động của Ngài cả.

Cầu xin Allah ban phúc và điều hữu ích cho những người Muslim qua bức thông điệp này, xin Ngài hãy thống nhất họ trên một quan điểm chung về giáo lý cũng như trên một đường lối duy nhất, đó là giáo lý và đường lối của Qur’an và Sunnah của Nabi Muhammad e. Bởi quả thật, Allah là Đấng luôn hiểu rõ những ý định và tâm niệm và tất cả mọi ân phúc, mọi điều tốt lành đều ở nơi Ngài.

وَآخِرُ دَعْوَانَا أَنِ الْحَمْدُ للهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ

وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلىَ نَبِيِّنَا مُحَمْدٍ

Và cuối lời kêu gọi xin nói rằng mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài!.

Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad!.


d / f

Các tài liệu tham khảo

  • A-dab Ash-Shafi’y Wa Manaqibuhu (Các ưu điểm và phẩm chất đạo đức của Imam Ash-Shafi’y) của học giả Abu Hatim, dưới sự kiểm chứng và xác minh của Abdul-Ghani Abdul-Khaliq, nhà xuất bản Darul-Kutub Al-Ilmiyah, thành phố Beirut – Li-băng.

  • Al-Iba-nah An Usul Addiyanah (Xác định nền tảng của tôn giáo) của Abu Al-Hasan Al-Ash’ary - tiến sĩ Fuqiyah Husain, ấn bản lần 1 năm 1397 hijri, nhà xuất bản Darul-Ansar, thủ đô Cairo – Ai Cập.

  • Al-Bina-yah giảng giải Al-Hida-yah của Abu Muhammad Mahmud Al’Aini, nhà xuất bản Darul-Fikri Al-Adabi, năm 1401 hijri, thành phố Beirut - Li-băng.

  • Ijtima’ Aljuyush Al-Islamiyah (Cuộc họp các đội quân Islam) của Ibnu Al-Qayyim, nhà xuất bản Darul-Kutub Al-Ilmiyah, nhà xuất bản khác Al-Farazdaq Riyadh.

  • Al-Asma’ Wa Assifat (Các tên và các thuộc tính) của học giả Al-Bayhaqi, nhà xuất bản Ihya’ Atturath Al’Arabi.

  • Al’Itiqad Wa Al-Hidayah Ila Sabil Arrashad (Giáo lý và sự hướng dẫn đến con đường đúng đắn) của Al-Bayhaqi, Ahmad A-sim Al-Katib kiểm chứng, nhà xuất bản Darul-A-faq Al-Jadidah, thành phố Beirut – Li-băng 1401 hijri.

  • It-haf Assa-dah Al-Muttaqin của học giả Azzubaidi, nhà xuất bản Darul-Fikri, thành phố Beirut – Li-băng.

  • Al-Intiqa’ Fi Fadha-il Aththala-thah Al-Fuqaha’ của học Ibnu Abdul Bar, Darul-Kutub Al-Ilmiyah, thành phố Beirut – Li-băng.

  • Al-Iman (Đức tin Iman) của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah, nhà xuất bản Daru Attaba’ah Al-Muhammadiyah, Muhammad Al-Hiras kiểm chứng.

  • Attamhid Lima fi Al-Muwatta’ min Al-Ma’a-ni wa Al-Asa-nid của học giả Hafizh Ibnu Abdul Bar, Mustafa Al’Alawi cũng những người khác kiểm chứng, bộ Al-awqaf Islam thuộc Vương quốc Ma-rốc.

  • Attawassul wa Al-Wasilah của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah, Rabia bin Hadi kiểm chứng, nhà xuất bản Maktabah Linah – Ai Cập, nhà xuất bản khác Darul-Kutub Al’Arabi, dưới sự kiểm chứng của Imad Addin 1405 hijri.

  • Assunnah của học giả Abdullah bin Ahmad, kiểm chứng Muhammad bin Saeed Al-Qahta-ni, nhà xuất bản Daru Ibnu Al-Qayyim thành phố Addammam 1406 hijri, nhà xuất bản thứ hai Darul-Kutub Al’Ilmiyah thành phố Beirut – Li-băng 1405 hijri, do Abu Hajar Muhammad Basyu-ni Zaghul.

  • Assunnah của Ibnu Abu A-sim, nhà xuất bản Al-Maktab Islam thành phố Beirut – Li-băng, ấn bản lần 1.

  • Assunan Al-Kubra của Imam Abu Bakr Ahmad bin Al-Husain Al-Bayhaqi, nhà xuất bản Darul-Fikri thành phố Beirut – Li-băng.

  • Al-Mawsu’ah Al’Arabiyah Al-Muyyassirah, nhà xuất bản Văn phòng xuất bản và in ấn Nahdhah Li-băng, thành phố Beirut – Li-băng.

  • Arrisalah (Bức thông điệp) của Imam Muhammad bin Idris Ash-Shafi’y, Ahmad Muhammad Shakir kiểm chứng, nhà xuất bản Al-Halabi.

  • Addar Al-Mukhtar ma’a Ha-shiyah Radd Almuhtar của Muhammad Amin Ash-Shaheer Ibnu Abideen, nhà xuất bản Al-babi Al-Halabi.

  • Arrad Ala Al-Jahmiyah wa Azzana-diqah của Imam Ahmad bin Hambal, tiến sĩ Abdurrahman Umairah kiểm chứng, ấn bản lần 2 1402 hijri.

  • Tarikh Baghdad (Lịch sử Baghdad) của Al-Khateeb Al-Baghdadi, nhà xuất bản Al-Kitab Al’Arabi, thành phố Beirut – Li-băng, và nhà xuất bản khác Darul-Liwa – thủ đô Riyadh.

  • Taqrib Attahzib của học Ibnu Hajar, nhà xuất bản Darul-Ma’rifah thành phố Beirut – Li-băng 1395 hijri.

  • Tahzib Al-Asma’ wa Al-Lughat của học giả Annawawi, nhà xuất bản Darul-Kutub Al’Ilmiyah thành phố Beirut – Li-băng.

  • Tarikh Al-Ilhad fi Al-Islam (Lịch sử chủ nghĩa vô thần trong Islam) của học giả Abdurrahman Badawi, văn phòng Annahdhah, thủ đô Cairo – Ai Cập.

  • Tartib Al-Mada-rik wa Taqrib Al-Masa-lik của học giả Al-Qadhi Iyaadh, nhà xuất bản bộ Al-Awqaf của vương quốc Ma-rốc, nhà xuất bản Makatabah Al-Hayah thành phố Beirut – Li-băng.

  • Tazhkirah Alhufazh của học giả Azzahabi, nhà xuất bản Ihya’ Atturath Al’Arabi, thành phố Beirut – Li-băng.

  • Tahzhib Attahzhib của Hafizh Ibnu Hajar Al-Asqalani, nhà xuất bản Da-irah Al-Ma’arif Annizhamiyah -Ấn độ.

  • Jamia Bayan Al’Ilm wa Fadhluhu của học giả Ibnu Abdul Bar, nhà xuất bản Darul-Kutub Al-Islamiyah, ấn bản lần 2, nhà xuất bản hai: Al-Maktabah Al’Ilmiyah tại Madinah Munawwarah – vương quốc Ả rập Xê-út.

  • Haliyah Al-Awliya’ wa Tabaqat Al-Asfiya’ của học giả Abu Na’im Ahmad bin Abdullah Al-Asbaha-ni, nhà xuất bản Daru Al-Kitab Al’Arabi thành phố Beirut – Li-băng năm 1387 hijri.

  • Dir-un Ta’a-rudh Al’Aql wa Annaql, học giả Muhammad Rashad Salim kiểm chứng, nhà xuất bản trường đại học Al-Imam Muhammad bin Su’ud, ấn bản lần 1 năm 1402 hijri.

  • Zhul-‘Ilaaj của học giả Al-Harawi, viết tay.

  • Sunan Abu Dawood của Imam Al-Hafizh Abu Dawood Sulayman bin Al-Ash’ab Sijistani, nhà xuất bản Darul-Hadith – Sirya.

  • Sunnan Annasa-i của Imam Ahmad bin Ali bin Shu’aib Annasa-i, nhà xuất bản Darul-Basha-ir thành phố Beirut – Li-băng năm 1406 hijri.

  • Sunnan Tirmizhi của Imam Muhammad bin Ysa Attirmizhi, do Mustafa Al-Babi Al-Halabi xuất bản tại Ai Cập, ấn bản lần 2 năm 1398 hijri.

  • Sayr A’lam Annubula của Azzahabi, học giả Shu’ab Al-Arna-ut và những người khác kiểm chứng, nhà xuất bản Mu-assasah Arrisalah năm 1402 hijri.

  • Shazarat Azzahab fi Akhbar min Zahab của học giả Abdul-Hayy bin Imaad Al-Hambali, nhà xuất bản Darul-Sirah thành phố Beirut – Li-băng.

  • Каталог: data
    data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
    data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
    data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
    data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
    data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
    data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
    data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
    data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

    tải về 0.64 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương