Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa 2014 1436 ولو بشق تمرة «باللغة الفيتنامية»



tải về 1.04 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích1.04 Mb.
#39193
1   2   3   4

Lời mở đầu

اَلْحَمْدُ لِلَّهِ الْكَرِيْمِ الْمُتَفَضِّلِ بِالْعَطَايَا وَالإِحْسَانِ، وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى أَجْوَدِ النَّاسِ وَأَبَرِّهِمْ، نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ، أَمَّا بَعْدُ:

Mọi lời ca ngợi và tán đướng kính dâng lên Allah, Đấng Quảng Đại, Đấng Ân Phúc trong việc ban phát và tử tế; cầu xin bằng an và phúc lành cho vị rộng lượng và đức hạnh nhất trong nhân loại, Nabi của chúng ta Muhammad, và cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người.

Quả thật, Allah I đã mở những cánh cửa Rộng lượng và Quảng đại của Ngài cho chúng ta, Ngài đã ban cho chúng ta nhiều nguồn ân huệ khác nhau, Ngài ban cho chúng ta nào là vườn tược, ruộng nương với cây trái và hoa màu, nào là động vật dùng làm nguồn thực phẩm với thịt và sữa thơm ngon, nào là những tài nguyên trong lòng đất như vàng bạc, châu báu và các khoáng sản hữu ích, ...; Ngài đã đặt biệt ban cấp không biết bao nhiêu nguồn tài sản và của cải vật chất và đặt ở nơi bàn tay con người để họ có thể sống một đời sống phúc lành và tiện nghi, Ngài đã chu cấp và nuôi dưỡng họ với những bổng lộc ngon lành, phong phú và dồi dào. Mặc dù với sự ban phát to lớn và vô số ân huệ thế kia nhưng một số người trong nhân loại lại trở nên hẹp hòi, ích kỷ và keo kiệt, luôn chỉ biết “nắm chặt bàn tay” không muốn chia sẻ với những mảnh đời kém may mắn hơn.

Đó chính là lý do tôi muốn đề cập đến cũng như nêu ra ân phúc của việc làm Sadaqah (bố thí bằng lòng hảo tâm) và sự ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống trần gian cũng như ở cõi Đời Sau qua lời phán của Allah I, qua Sunnah của Thiên sứ Muhammad e và qua các tấm gương ngoan đạo và đức hạnh của các vị Salaf (thế hệ tiền nhân: các Sahabah, các Tabieen) ngoan đạo.

Đây là phần thứ 16 từ bộ “Chúng ta đang ở đâu trong nhóm người này?” mang tựa đề “Dù chỉ với nửa quả chà là!”, trong đó, chứa đựng các câu Kinh, các Hadith cùng với những “lời hay ý đẹp” khuyến khích và thúc giục việc làm Sadaqah. Và người hạnh phúc nhất là người luôn được Allah I ủy thác những điều tốt đẹp!



Cầu xin Allah I thu nhận tất cả chúng ta, cha mẹ của chúng ta vào Thiên Đàng của Ngài, nơi của đời sống hạnh phúc bất tận và trường tồn trong những ngôi vườn xanh tươi bên dưới có các dòng sông chảy.

Abdul Malik bin Muhammad bin Abdur Rahman Al-Qaasim

Nhập đề

Allah Tối Cao và Ân Phúc phán mô tả về các bề tôi ngoan đạo và đức hạnh của Ngài:



﴿كَانُواْ قَلِيلٗا مِّنَ ٱلَّيۡلِ مَا يَهۡجَعُونَ ١٧ وَبِٱلۡأَسۡحَارِ هُمۡ يَسۡتَغۡفِرُونَ ١٨ وَفِيٓ أَمۡوَٰلِهِمۡ حَقّٞ لِّلسَّآئِلِ وَٱلۡمَحۡرُومِ ١٩﴾ [سورة الذاريات: 17 - 19]

{Ban đêm họ thường ít ngủ (vì thức để dâng lễ nguyện Salah, tụng niệm). Và họ thường cầu xin tha thứ tội lỗi vào những lúc trước hừng đông. Và trong tài sản của họ, có phần qui định dành cho người ăn xin và người túng thiếu nhưng không xin xỏ.} (Chương 51 – Azd-zdariyat, câu 17- 19).

Allah I hứa rằng Ngài sẽ hoàn trả lại cho những ai chi dùng cho con đường chính nghĩa của Ngài, và Ngài là Đấng Quảng Đại và Rất mực Rộng Lượng không bao giờ làm trái với lời hứa của Ngài, Ngài phán:

﴿وَمَآ أَنفَقۡتُم مِّن شَيۡءٖ فَهُوَ يُخۡلِفُهُۥۖ﴾ [سورة سباء: 39]

{Và bất cứ của cải nào mà các ngươi chi dùng (cho chính nghĩa của Allah) thì sẽ được Ngài hoàn lại.} (Chương 34 – Saba’, câu 39).

Allah I phán cho biết rằng không những Ngài ban công đức cho những ai chi dùng cho con đường chính nghĩa của Ngài mà Ngài còn nhân thêm và nhân thêm rất nhiều cho phần công đức đó:

﴿مَّن ذَا ٱلَّذِي يُقۡرِضُ ٱللَّهَ قَرۡضًا حَسَنٗا فَيُضَٰعِفَهُۥ لَهُۥٓ أَضۡعَافٗا كَثِيرَةٗۚ﴾ [البقرة: 245].

{Ai là người cho Allah mượn một món vật tốt thì Ngài sẽ trả lại gâp đôi và nhiều hơn nữa.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 245).

Allah I phán bảo rằng những ai chi dùng cho chính nghĩa của Ngài sẽ được ban công đức, và sẽ được ban cho sự bằng an và hạnh phúc ở cõi đời này và ở cõi Đời Sau:

﴿ٱلَّذِينَ يُنفِقُونَ أَمۡوَٰلَهُم بِٱلَّيۡلِ وَٱلنَّهَارِ سِرّٗا وَعَلَانِيَةٗ فَلَهُمۡ أَجۡرُهُمۡ عِندَ رَبِّهِمۡ وَلَا خَوۡفٌ عَلَيۡهِمۡ وَلَا هُمۡ يَحۡزَنُونَ ٢٧٤﴾ [البقرة: 274].

{Những ai chi dùng tài sản của họ (vào việc từ thiện) cả đêm lẫn ngày một cách kín đáo hay công khai, sẽ được nhận phần thưởng nơi Thượng Đế của họ và họ sẽ không phải lo sợ cũng như sẽ không phải buồn phiền.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 274).

Có rất nhiều câu Kinh khuyến khích và thúc giục việc làm Sadaqah trong Qur’an, và việc chi dùng tài sản làm Sadaqah được coi là việc chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Allah I, Ngài phán:

﴿إِنَّ ٱللَّهَ ٱشۡتَرَىٰ مِنَ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ أَنفُسَهُمۡ وَأَمۡوَٰلَهُم بِأَنَّ لَهُمُ ٱلۡجَنَّةَۚ يُقَٰتِلُونَ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ فَيَقۡتُلُونَ وَيُقۡتَلُونَۖ وَعۡدًا عَلَيۡهِ حَقّٗا فِي ٱلتَّوۡرَىٰةِ وَٱلۡإِنجِيلِ وَٱلۡقُرۡءَانِۚ وَمَنۡ أَوۡفَىٰ بِعَهۡدِهِۦ مِنَ ٱللَّهِۚ فَٱسۡتَبۡشِرُواْ بِبَيۡعِكُمُ ٱلَّذِي بَايَعۡتُم بِهِۦۚ وَذَٰلِكَ هُوَ ٱلۡفَوۡزُ ٱلۡعَظِيمُ ١١١﴾ [سورة التوبة: 111]

{Quả thật, Allah đã mua từ những người có đức tin sinh mạng và tài sản của họ để đổi lại cho họ Thiên Đàng. Họ đã chiến đấu cho Chính nghĩa của Allah, họ đã giết địch và bị địch giết. Đó là một lời hứa đã ràng buộc Ngài (Allah) trong Kinh Tawrah, Injil, và Qur’an. Và ai giữ trọn lời hứa hơn Allah? Bởi thế, hãy hoan hỉ với sự đổi chác mà các ngươi đã mặc cả với Ngài. Và đó là một thành quả vô cùng to lớn.} (Chương 9 – Attawbah, câu 111).

Sadaqah là hình thức tốt nhất để đến gần Allah I, nó tốt hơn cả việc đi chiến đấu Jihad đối với thời điểm có nạn đói.

Sadaqah làm giảm bớt hoàn cảnh bất hạnh, đáp ứng cho người cần, làm no người đói, tạo niềm vui cho trẻ thơ và sự phấn khởi trong lòng người già, mang lại hạnh phúc và ấm áp trong tình đồng đạo Muslim. Sadaqah thể hiện hình ảnh của sự tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, thể hiện tình yêu thương giữa những người Muslim với nhau.

Nói về Sadaqah thì có nhiều Hadith của Thiên sứ Muhammad e làm tinh thần phấn chấn, tâm hồn thanh thản, thôi thúc người Muslim bước đi tìm đến Thiên Đàng nơi rộng lớn như các tầng trời và trái đất, trên con đường một cách an toàn và bình yên.

Thiên sứ của Allah e nói:

))اتَّقُوا النَّارَ وَلَوْ بِشِقِّ تَمْرَةٍ (( متفق عليه.

Các ngươi hãy sợ Hỏa Ngục dù chỉ với nửa quà chà là” (Albukhari, Muslim).

))الصَّوْمُ جُنَّةٌ وَالصَّدَقَةُ تُطْفِئُ الْخَطِيئَةَ كَمَا يُطْفِئُ الْمَاءُ النَّارَ (( رواه الترمذي وابن ماجه وأحمد وصححه الألباني في صحيح الترغيب والترهيب.

Nhịn chay là tấm chắn bảo vệ, Sadaqah dập tắt tội lỗi giống như nước dập tắt lửa” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah, Ahmad, và Sheikh Albani xác nhận Hadith Sahih trong Sahih Attargheeb Wattarheeb).

Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))سَبْعَةٌ يُظِلُّهُمُ اللهُ فِى ظِلِّهِ يَوْمَ لاَ ظِلَّ إِلاَّ ظِلُّهُ الإِمَامُ الْعَادِلُ ، وَشَابٌّ نَشَأَ فِى عِبَادَةِ رَبِّهِ ، وَرَجُلٌ قَلْبُهُ مُعَلَّقٌ فِى الْمَسَاجِدِ ، وَرَجُلاَنِ تَحَابَّا فِى اللهِ اجْتَمَعَا عَلَيْهِ وَتَفَرَّقَا عَلَيْهِ ، وَرَجُلٌ طَلَبَتْهُ امْرَأَةٌ ذَاتُ مَنْصِبٍ وَجَمَالٍ فَقَالَ إِنِّى أَخَافُ اللهَ. وَرَجُلٌ تَصَدَّقَ أَخْفَى حَتَّى لاَ تَعْلَمَ شِمَالُهُ مَا تُنْفِقُ يَمِينُهُ ، وَرَجُلٌ ذَكَرَ اللهَ خَالِيًا فَفَاضَتْ عَيْنَاهُ(( متفق عليه.

Bảy tốp người được Allah che bóng mát dưới bóng mát của Ngài vào Ngày không có bất cứ bóng mát nào ngoài bóng mát của Ngài: vị Imam công bằng và chính trực; người thanh niên năng thờ phượng Thượng Đế của y; người đàn ông gắn trái tim của mình trong Masjid; hai người yêu thương nhau vì Allah, họ hợp lại và chia tay nhau đều vì Ngài; người đàn ông khi được một người phụ nữ có địa vị và sắc đẹp quyến rũ thì y nói rằng quả thật tôi sợ Allah; người làm Sadaqah một cách thầm kín và lặng lẽ đến nỗi tay trái không hề biết tay phải đã chi ra những gì; và người luôn nghĩ tới Allah khi ở một mình với đôi mắt tuôn dòng lệ” (Albukhari, Muslim).

Ông Anas bin Malik t nói: “Bất cứ ai hỏi xin Thiên sứ của Allah e một thứ gì trên tôn giáo Islam thì Người đều cho. Quả thật, có một người đàn ông đến gặp Người e, Người đã cho người đàn ông đó cả một đàn cừu giữa hai ngọn núi. Người đàn ông đó trở về nơi của y và nói với người dân của mình: Này hỡi mọi người, các người hãy vào Islam, bởi quả thật Muhammad cho đi mà không sợ nghèo ...” (Muslim).

Xin báo tin vui cho những người còn phân vân và do dự trong việc làm Sadaqah qua lời của vị tuyệt đối trung thực không bao giờ nói theo sở thích của bản thân:

))مَا نَقَصَتْ صَدَقَةٌ مِنْ مَالٍ وَمَا زَادَ اللهُ عَبْدًا بِعَفْوٍ إِلاَّ عِزًّا وَمَا تَوَاضَعَ أَحَدٌ لِلهِ إِلاَّ رَفَعَهُ اللهُ (( رواه مسلم.

Sadaqah không làm giảm hụt tài sản, Allah không gia tăng sự xí xóa cho bất cứ người bề tôi nào ngoại trừ đó là điều vinh dự mà Ngài dành cho y, và bất cứ ai khiêm tốn vì Allah thì Ngài sẽ nâng người đó lên” (Muslim).

))قَالَ اللهُ أَنْفِقْ يَا ابْنَ آدَمَ أُنْفِقْ عَلَيْكَ(( متفق عليه.

Allah Tối Cao phán: Này con cháu Adam! Hãy chi dùng (cho con đường chính nghĩa của Allah) rồi Ngài sẽ chu cấp lại cho ngươi” (Albukhari, Muslim).

Nói về hình ảnh đua nhau làm từ thiện của các vị Sahabah y: Ông Umar bin Al-Khattab t nói: Thiên sứ của Allah e ra lệnh bảo chúng tôi làm Sadaqah, tài sản của tôi luôn sẵn sàng cho việc đó. Lúc đó, tôi nói với lòng: Ngày hôm nay mình nhất định sẽ hơn Abu Bakr. Tôi đã mang đến một nửa tài sản của tôi. Thiên sứ của Allah e nói với tôi: “Anh chừa lại những gì cho gia đình của anh?” Tôi nói: bằng với phần này. Rồi Abu Bakr mang đến tất cả những gì ông có được. Thiên sứ của Allah e hỏi ông ấy: “Anh chừa lại những gì cho gia đình của anh?” Ông ấy nói: Tôi để lại cho họ Allah và Thiên sứ của Ngài. Tôi nói với ông ấy: Tôi thực sự không bao giờ có thể tranh đua được với anh. (Abu Dawood và Tirmizdi).

Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: “Những Hadith, trí tuệ, cảm nhận của bản năng cũng như sự trải nghiệm của các cộng đồng và xã hội – cho dù có khác nhau về sắc tộc, văn hóa và tín ngưỡng – đã chứng minh rằng để đến gần với Allah I, Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài, cũng như để tìm kiếm được sự hài lòng của Ngài thì phải sống tốt và tử tế với chúng sinh của Ngài, đó là một trong những nguyên nhân lớn nhất gặp được mọi điều tốt lành; còn điều ngược lại với sự sống tốt và đối xử tử tế với chúng sinh của Allah I là một trong những nguyên nhân lớn nhất gặp phải toàn điều xấu. Sự tìm kiếm ân huệ của Allah I cũng như việc phòng tránh những điều dữ luôn song hành với việc tuân lệnh Ngài, tiến đến gần bên Ngài và sự tử tế, tốt bụng và rộng lượng với chúng sinh của Ngài.”

Học giả Ibnu Al-Qayyim  cũng nói: “Ai thương xót các bề tôi của Allah I thì Allah sẽ thương xót người đó, ai nhân từ với họ thì Ngài sẽ nhân từ với người đó, ai đối xử tốt với họ thì Ngài sẽ đối xử tốt với người đó, ai rộng lượng với họ thì Ngài sẽ rộng lượng với người đó, ai mang lại điều hữu ích cho họ thì Ngài sẽ ban điều hữu ích cho ngươi đó, ai che giấu những điều xấu hổ và không tốt của họ thì Ngài sẽ che giấu điều không tốt đẹp của người đó, ai ngăn cản điều tốt lành của họ thì Ngài sẽ ngăn cản điều tốt lành cho người đó, ai cư xử với tạo vật của Allah I như thế nào thì Ngài sẽ cư xử với người đó như thế đó ở trên đời này và ở cõi Đời Sau; Allah I đối với người bề tôi của Ngài tương ứng theo những gì mà người bề tôi đối xử với tạo vật của Ngài”.

Những hình ảnh về tình yêu thương và trái tim luôn nghĩ tới nhau giữa tình anh em đồng đạo trong Islam đã được lịch sử gìn giữ trải qua bao thời đại. Một trong những hình ảnh tiêu biểu cho nghĩa cử cao đẹp này là những gì được Umar t kể lại, ông nói: “Một vị Sahabah trong các vị Sahabah của Thiên sứ e được biếu cho một cái đầu cừu thì y nói: “quả thật, có một người anh em cần nó hơn tôi”. Thế là, y mang nó để tìm đến người kia, người kia lại mang đi cho người anh em khác vì nghĩ rằng người đó cần hơn mình, cứ như thế, cái đầu cừu được di chuyển lần lượt từ người này đến người khác thành một vòng tròn và cuối cùng trở lại cho người đầu tiên”. (Al-Ihya’ 3/273).

Đó là phẩm chất đạo đức cao đẹp của họ, là nghĩa cử cao quý của tình anh em đồng đạo.

Yahya bin Mu’aazd nói: Tôi không biết có hạt nào mang trọng lượng của những quả núi trên thế gian này ngoài những hạt Sadaqah. (Al-Ihya’ 1/267).

Abdullah t con trai của Umar t, khi nào có một thứ gì đó từ tài sản của ông mà ông yêu thích rất nhiều thì ông lập tức chi dùng nó cho con đường chính nghĩa của Allah I (1); và đó cũng là sự chấp hành theo lời phán của Allah I:



﴿لَن تَنَالُواْ ٱلۡبِرَّ حَتَّىٰ تُنفِقُواْ مِمَّا تُحِبُّونَۚ وَمَا تُنفِقُواْ مِن شَيۡءٖ فَإِنَّ ٱللَّهَ بِهِۦ عَلِيمٞ ٩٢﴾ [سورة آل عمران : 92]

{Các ngươi sẽ không bao giờ đạt đến mức đạo đức trừ phi các ngươi chi dùng (cho chính nghĩa của Allah) những vật mà các ngươi yêu thích nhất; và bất cứ vật gì các ngươi chi ra thì quả thật Allah đều biết rõ.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 92).

Đa số người ngày nay khi nào cái áo bị cũ hay đôi dép sắp đứt quai thì họ mang cho người nghèo, giống như là chỉ muốn đém vứt những thứ không cần nữa cho xong ..

Học giả Abu Allayth Assamurqundi nói: Ngươi phải làm Sadaqah với những gì ít hay nhiều, bởi quả thật trong Sadaqah có mười điều tốt đẹp được khen ngợi: năm điều trên thế gian và năm điều ở cõi Đời Sau; năm điều trên thế gian là:



Điều thứ nhất: Tẩy sạch tài sản như Thiên sứ của Allah e nói:

))إِنَّ الْبَيْعَ يَحْضُرُهُ اللَّغْوُ وَالْحَلِفُ وَالْكَذِبُ فَشُوبُوهُ بِالصَّدَقَةِ(( رواه أبو دواد والنسائي وابن ماجه وأحمد.

Quả thật trong buôn bán thường có lời thô tục, dối trá, thề thốt, bởi thế, các ngươi hãy làm sạch những thứ đó bằng Sadaqah” (Abu Dawood, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).

Điều thứ hai: Thanh lọc cơ thể khỏi những tội lỗi như Allah Tối Cao phán:

﴿خُذۡ مِنۡ أَمۡوَٰلِهِمۡ صَدَقَةٗ تُطَهِّرُهُمۡ وَتُزَكِّيهِم بِهَا﴾ [سورة التوبة: 103]

{(Hỡi Sứ giả!) Hãy nhận lấy của bố thí từ tài sản của họ để tẩy sạch và thanh lọc họ.} (Chương 9 – Attawbah, câu 103).



Điều thứ ba: Tránh được những tai họa và bệnh tật như Thiên sứ của Allah e nói:

))دَاوُوْا مَرْضَاكُمْ بِالصَّدَقَةِ(( رواه أبو داود.

Các ngươi hãy chữa bệnh của các ngươi bằng Sadaqah” (Abu Dawood).

Điều thứ tư: Mang lại niềm vui cho người nghèo khó, và việc làm tốt nhất là việc làm mang lại niềm vui cho những người có đức tin.

Điều thứ năm: Mang lại hồng phúc cho nguồn tài sản và của cải cũng như làm gia tăng bổng lộc như Allah I phán:

﴿وَمَآ أَنفَقۡتُم مِّن شَيۡءٖ فَهُوَ يُخۡلِفُهُۥۖ﴾ [سورة سباء: 39]

{Và bất cứ của cải nào mà các ngươi chi dùng (cho chính nghĩa của Allah) thì sẽ được Ngài hoàn lại.} (Chương 34 – Saba’, câu 39).

Năm điều mà việc làm Sadaqah mang lại cho Đời Sau:

Điều thứ nhất: Việc Sadaqah sẽ trở thành bóng râm che mát cho người thực hiện nó khỏi cái nóng khắc nghiệt và dữ dội vào Ngày Phục Sinh.

Điều thứ hai: Làm giảm đi sự thanh toán và phán xét.

Điều thứ ba: Tăng trọng lượng cho những việc làm công đức và ân phước trên chiếc cân.

Điều thứ tư: Vượt qua cây cầu Sirat

Điều thứ năm: Gia tăng cấp bậc nơi Thiên Đàng.

Sadaqah là việc làm mang lại nhiều ân phước và công đức, là điều mà Allah I hài lòng, là sự noi theo tấm gương tốt đẹp và cao cả của Thiên sứ Muhammad e cũng như những người ngoan đạo.

Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: Quả thật, Sadaqah giải thoát khỏi sự trừng phạt của Allah Tối Cao, những điều tội lỗi và sai quấy của người bề tôi sẽ hủy diệt y nhưng Sadaqah đến chuộc lại y khỏi sự trừng phạt. Cũng chính vì lẽ này mà Thiên sứ của Allah e đã nói trong một Hadith Sahih được ghi lại khi Người thuyết giảng cho phụ nữ vào ngày Eid:

))يَا مَعْشَرَ النِّسَاءِ تَصَدَّقْنَ وَلَوْ مِنْ حُلِيِّكُنَّ فَإِنَّكُنَّ أَكْثَرُ أَهْلِ جَهَنَّمَ يَوْمَ الْقِيَامَةِ(( رواه الترمذي وأحمد.

Này hỡi toàn thể phụ nữ, quí chị em hãy làm Sadaqah cho dù phải dùng đến nữ trang của mình bởi quả thật cư dân đông nhất nơi Hỏa Ngục vào Ngày Phán Xét là phụ nữ” (Tirmizdi và Ahmad).

Lời của Thiên sứ e như muốn kêu gọi những người phụ nữ nên làm Sadaqah để chuộc lấy bản thân họ khỏi Hỏa Ngục.

Ảnh hưởng của Sadaqah đối với bản thân mỗi người đã quá rõ ràng, nó mang lại hồng phúc cho tài sản và con cái đồng thời đẩy lùi những tại họa và những điều không lành; và mỗi lần người bề tôi làm Sadaqah là mỗi lần y tìm thấy niềm vui và sự thanh thản ở tinh thần và trong tâm hồn.

Những ai chi dùng tài sản và của cải cho con đường chính nghĩa của Allah hãy nhớ lấy lời của Ja’far bin Muhammad khi ông nói với Sufyaan Ath-Thawri: “Việc thiện tốt sẽ không được hoàn tất ngoại trừ với ba điều: khẩn trương thực hiện, coi việc thiện đó nhỏ bé (dù nó rất to lớn) và thực hiện một cách âm thầm kín đáo”.(2)

Một trong những hình ảnh Sadaqah cao đẹp là việc làm của Ibu Umar tức Abdullah con trai của Umar (cầu xin Allah hài lòng về hai người họ): quả thật, ông thường chi ra cho một buổi hội họp của Islam ba mươi ngàn Dirham để rồi nguyên tháng trong những bữa ăn của ông không hề có thịt.(3)

Quí đồng đạo thân hữu:

Các bậc tiền nhân ngoan đạo đã thường tiến về phía trước chứ không lùi lại ở phía sau trong việc làm Sadaqah, họ thường khẩn trương và vội vã chứ không chậm chạp và nặng nề trong việc làm đó, họ cố gắng gieo trồng trên thế gian và thu hoạch ở cõi Đời Sau, cuộc sống trần gian đối với họ chỉ là phương tiện để họ di chuyển đến với Allah I, tài sản và của cải đối với họ chỉ là thứ để họ tìm kiếm sự hài lòng nơi Allah I, họ chỉ luôn làm theo những gì Allah I ra lệnh, cuộc sống thế tục này đối với họ chỉ là một nơi thấp hèn và tạm bợ không có gì phải lưu luyến.

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Người bề tôi nên dùng tài sản và của cải một cách rộng lượng để mang lại hồng phúc cho bản thân, chớ dùng tài sản và của cải một cách lãng phí và vô nghĩa; hãy coi tiền tài và của cải có được như là cái nhà vệ sinh chỉ dùng đến khi cần chứ không đặt nặng trong tim mình.(4)

Yahya bin Mu’aazd nói: Tôi cảm thấy ngạc nhiên cho ba loại người: người luôn quan tâm đến việc làm cho một tạo vật giống như y nhưng lại bỏ bê việc làm đối với Allah I, người keo kiệt luôn giữ chặt tiền bạc của y trong khi Thượng Đế của y xin mượn nhưng không cho Ngài mượn bất cứ thứ gì, và người chỉ thích đồng hành với những tạo vật và hết lòng yêu thương họ trong khi Allah I luôn kêu gọi y đồng hành với Ngài và yêu thương Ngài.

Arwah nói: Quả thật, tôi thấy bà A’ishah  phân phát bảy mươi ngàn trong khi bà phải vá quần áo rách cho mình.(5)

Bà A’ishah  là người mẹ của những người có đức tin, là đứa con gái của một vị Sahabah cao quý nhất trong các vị Sahabah cao quý Abu Bakr Assiddeeq t, được giáo huấn trong ngôi nhà của vị Thiên sứ đức hạnh và cao quý e.

Bà A’ishah thuật lại rằng người ta giết một con cừu biếu cho Thiên sứ của Allah e, Người bảo bà chia ra và phân phát cho người nghèo. Bà đã chừa lại cho Người một phần bả vai của con cừu đó vì biết Người rất thích ăn phần đó nhất. Sau khi phân phát xong thì Thiên sứ của Allah e hỏi bà: Còn lại gì từ con cừu đó? Bà nói: Còn lại phần bả vai của nó. Người e nói:

))بَقِىَ كُلُّهَا غَيْرَ كَتِفِهَا(( رواه الترمذي.

Tất cả đều còn chỉ trừ phần bả vai của nó” (Tirmizdi).

Quả thật, những đồng tiền bạc và vàng mà chúng ta cố gắng tích lũy và để dành chẳng mang lại lợi ích gì trừ phi nó được chi dùng.

Al-Hasan nói: Sự đồng hành tồi tệ của những đồng tiền vàng và bạc là chúng không mang lại lợi ích cho ngươi; và chúng chỉ mang lại lợi ích cho ngươi khi nào chúng xa ngươi.(6)

Một trong những hình ảnh rời xa tốt lành của đồng tiền và của cải là chi dùng nó vào những cánh cửa từ thiện và ngoan đạo, vào những nơi tốt đẹp mang lại điều hữu ích trên cuộc sống trần gian và ở cõi Đời Sau. Và đích thực kết quả mà Sadaqah để lại là rất lớn, chúng ta đã thấy thực tế trên cuộc sống trần gian ở nhiều hoàn cảnh và tình huống khác nhau.

Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: Quả thật, Sadaqah mang lại ảnh hưởng thật ngạc nhiên trong việc đẩy lùi tai họa và điều dữ, ngay cả việc Sadaqah được thực hiện từ người tội lỗi, bất công và cả người vô đức tin. Quả thật, Allah I dùng nó để đẩy lùi các tai họa khác nhau, điều này hầu như tất cả mọi người trong nhận loại đều biết, tất cả cư dân sống trên trái đất đều khẳng định điều này vì họ đã từng trải nghiệm.

Ông Abu Zdar Al-Ghafa-ri t nói: Lễ nguyện Salah là trụ cột của Islam, chiến đấu Jihad là đỉnh cao của việc làm, và Sadaqah là điều đáng ngạc nhiên, và Sadaqah là điều đáng ngạc nhiên, và Sadaqah là điều đáng ngạc nhiên.(7)

Một trong những hệ quả tốt đẹp thật ngạc nhiên mà Sadaqah để lại trên thế gian là qua lời kể của Thiên sứ Muhammad e:

))بَيْنَا رَجُلٌ بِفَلاَةٍ مِنَ الأَرْضِ فَسَمِعَ صَوْتًا فِى سَحَابَةٍ اسْقِ حَدِيقَةَ فُلاَنٍ. فَتَنَحَّى ذَلِكَ السَّحَابُ فَأَفْرَغَ مَاءَهُ فِى حَرَّةٍ فَإِذَا شَرْجَةٌ مِنْ تِلْكَ الشِّرَاجِ قَدِ اسْتَوْعَبَتْ ذَلِكَ الْمَاءَ كُلَّهُ فَتَتَبَّعَ الْمَاءَ فَإِذَا رَجُلٌ قَائِمٌ فِى حَدِيقَتِهِ يُحَوِّلُ الْمَاءَ بِمِسْحَاتِهِ فَقَالَ لَهُ يَا عَبْدَ اللهِ مَا اسْمُكَ قَالَ فُلاَنٌ. لِلاِسْمِ الَّذِى سَمِعَ فِى السَّحَابَةِ فَقَالَ لَهُ يَا عَبْدَ اللهِ لِمَ تَسْأَلُنِى عَنِ اسْمِى فَقَالَ إِنِّى سَمِعْتُ صَوْتًا فِى السَّحَابِ الَّذِى هَذَا مَاؤُهُ يَقُولُ اسْقِ حَدِيقَةَ فُلاَنٍ لاِسْمِكَ فَمَا تَصْنَعُ فِيهَا قَالَ أَمَّا إِذَا قُلْتَ هَذَا فَإِنِّى أَنْظُرُ إِلَى مَا يَخْرُجُ مِنْهَا فَأَتَصَدَّقُ بِثُلُثِهِ وَآكُلُ أَنَا وَعِيَالِى ثُلُثًا وَأَرُدُّ فِيهَا ثُلُثَهُ(( رواه مسلم.

Trong lúc một người đàn ông đang đi tại một nơi hoang vắng thì y nghe thấy tiếng nói từ trong một đám mây “Hãy tưới nước cho ngôi vườn của người này (nói rõ tên)!”. Thế là những đám mây kéo đến và tuông nước mưa của nó xuống trên vùng đất có pha trộn với loại đá đen, tất cả nước mưa theo những rãnh nước chảy dồn đến chỗ người đàn ông đang đứng tát nước tưới vườn trong ngôi vườn của y. Người đàn ông (nghe thấy tiếng nói từ trong đám mây) nói với người chủ vườn đó: Này người bề tôi của Allah! Anh tên gì? Người chủ vườn nói tên đúng với cái tên được nghe từ trong đám mây. Người chủ vườn cảm thấy lạ hỏi lại: Này người bề tôi của Allah, sao anh lại hỏi tên của tôi? Người đàn ông (nghe thấy tiếng nói từ trong đám mây) nói: Quả thật, tôi nghe thấy tiếng nói phát ra từ trong những đám mây đã đổ nước mưa này xuống, tiếng nói đó là “Hãy tưới nước cho ngôi vườn của người này (nói rõ tên)!” và đó đúng như tên của anh, có phải anh đã làm một điều gì đó chăng? Người chủ vườn nói: Nếu đúng theo lời anh nói thì chắc có lẽ do tôi thường chia vụ mùa mà tôi thu hoạch được thành ba phần: một phần làm Sadaqah, một phần tôi để tôi và gia đình ăn, và một phần tôi chừa lại để làm giống cho mùa vụ tiếp theo.” (Muslim).

Ai không chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah I thì quả thật người đó đã có suy nghĩ xấu về Allah I rằng Ngài không hoàn trả lại cho y ở trên thế gian này cũng như Ngài không ban thưởng cho y ở Đời Sau.

Abu Sufyan Adda-ra-ni nói: Ai thực sự tin vào Allah I trong việc Ngài sẽ ban phát bổng lộc thì y sẽ tăng cường phẩm chất đạo đức tốt đẹp, sẽ kiên nhẫn, sẽ rộng lượng trong việc chi dùng cho con đường chính nghĩa của Ngài và sẽ ít bị quấy nhiễu trong lễ nguyện Salah của y.(8)

Người tin tưởng Allah I thì tiền bạc đối với y: y dùng nó khi cần giống như còn lừa của y khi y cần thì y cưỡi nó và ngồi trên lưng nó và điều khiển nó. Không, hơn thế nữa, người có đức tin nơi Allah I xem của cải và tài sản của y giống như “nhà xí” chỉ để giải quyết nhu cầu khi cần chứ không tôn sùng nó, chứ không nôn nóng hay than van khi gặp điều dữ và keo kiệt khi gặp sự may mắn và giàu có.(9)

Như vậy, người Muslim hiểu biết và ngôn ngoan phải để cuộc sống trần gian trên đôi tay của y chứ không đặt nó ở trong tim mình, ngay cả cho dù của cải vật chất của y vô cùng nhiều bởi lẽ khi nó ở trong tay thì y dễ dàng xuất ra một cách hào phóng và rộng lượng.

Al-Ahnaf bin Qais nhìn thấy trên tay của một người đàn ông những đồng tiền bạc, ông hỏi: Đây là của ai? Người đàn ông đó nói: Của tôi. Ông nói: Không phải của anh cho đến khi nào anh chi nó ra trong sự gặt hái ân phước hoặc sự tìm kiếm sự tạ ơn Allah I.

Điều này được gói gọn trong hai câu:



Tiền không là của anh nếu anh còn giữ nó.

Chỉ khi nào anh dùng thì nó mới là của anh.

Hỡi anh em đồng đạo thân hữu!

Chúng ta hãy biết rằng tiền bạc của cải nếu mất là do người bề tôi chủ quan và thiếu cần mẫn và nếu còn là do người bề tôi luôn rộng lượng, hào phóng chi dùng cho việc thiện, cho việc chính nghĩa của Allah I; tránh xa lòng ích kỷ, hẹp hòi, keo kiệt và bủn xỉn. Và sự hào phóng và tấm lòng rộng lượng chính là phẩm chất đạo đức của các vị Nabi (cầu xin Allah ban bằng an cho tất cả họ) và cũng là nguồn gốc của sự thành công.(10)

Ông Abdullah bin Mas’ud t nói: Nếu ngươi muốn giữ kho báu của ngươi không bị mọt ăn và không bị những tên trộm đụng tới thì ngươi hãy làm Sadaqah.(11)

Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:

﴿مَّن ذَا ٱلَّذِي يُقۡرِضُ ٱللَّهَ قَرۡضًا حَسَنٗا فَيُضَٰعِفَهُۥ لَهُۥٓ أَضۡعَافٗا كَثِيرَةٗۚ وَٱللَّهُ يَقۡبِضُ وَيَبۡصُۜطُ وَإِلَيۡهِ تُرۡجَعُونَ ٢٤٥ ﴾ [البقرة: 245].

{Ai là người cho Allah mượn một món vật tốt thì Ngài sẽ trả lại gấp đôi và nhiều hơn nữa. Quả thật, Allah là Đấng giữ lại và ban phát bổng lộc và các ngươi sẽ phải trở về với Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 245).

Allah I gọi việc chi dùng tiền của cho con đường chính nghĩa của Ngài là sự cho Ngài mượn món vật tốt, và dĩ nhiên đồ cho mượn thì sẽ được hoàn trả lại. Allah I muốn thúc giục những người bề tôi của Ngài hướng về việc làm Sadaqah. Một người khi y biết được rằng tiền của và tài sản mà y chi dùng đều được hoàn trả lại, không những được hoàn trả lại mà còn được trả lại nhiều hơn và tốt hơn, và y biết được rằng người mượn là một Đấng mà tất cả mọi ân phúc đều ở nơi Ngài, là Đấng Uy Tín không bao giờ thất hứa thì y dễ dàng chi tiền của và tài sản của mình cho Sadaqah mà không hề đắn đo, suy nghĩ, không hề phân vân và lo sợ.

Sự cho mượn này được nói trong Qur’an có kèm theo giới hạn trong phạm vi rằng món vật cho mượn phải tốt, điều này tổng hợp ba yếu tố:



Yếu tố thứ nhất: Tiền của và tài sản chi dùng cho Sadaqah phải trong sạch và tốt lành, không phải từ nguồn Haram và tội lỗi.

Yếu tố thứ hai: Người chi dùng tiền của làm Sadaqah phải thành tâm vì Allah I, chỉ mong muốn sự hài lòng của một mình Ngài.

Yếu tố thứ ba: Đi theo việc Sadaqah không có sự làm tổn thương hay gây phiền hà đến người nhận Sadaqah.

Yếu tố thứ nhất liên quan đến tiền của và tài sản làm Sadaqah, yếu tố thứ hai liên quan đến người làm Sadaqah và yếu tố thứ ba liên quan đến người nhận Sadaqah.(12)

Sự keo kiệt bủn xỉn là bản chất xấu, các vị Nabi và những người ngoan đạo không có bản chất này, ngay cả những người Ả Rập có tính tình rộng lượng trong thời của Jahiyah đều biết rằng đấy là một căn bệnh tồi tệ.

Ummu Al-Baneen, con gái của Abdul-Aziz bin Marwan nói: Tôi ghét sự keo kiệt, cho dù cái áo tôi chưa mặc và con đường tôi chưa đi.

Al-Hasan  khi được hỏi về sự keo kiệt thì ông nói: Đó là một người coi những thứ chi dùng cho Sadaqah là thiệt hại và mất mát còn những thứ giữ lại là tốt và vinh dự.(13)

Có lời hỏi ông Ali t: Thế nào là rộng lượng? Ông nói: Là những gì cho đi ngay từ đầu, còn những gì cho khi được xin thì đó chỉ là sự biểu hiện của lòng e ngại và lòng thanh cao.(14)



Hỡi quý anh em đồng đạo, chúng ta đang ở đâu trong số những người này?

Sa’eed bin Al-Ass nói với đứa con của ông: Này con, Allah I ghét và xem là điều hổ thẹn cho việc làm từ thiện không được thực hiện ngày từ lúc đầu mà phải đợi đến khi được xin. Khi một người đàn ông đến xin con với hình ảnh đáng thương con gần như nhìn thấy nước mắt trên gương mặt của y hoặc với thái độ có thể gây nguy hiểm cho con thì còn sẽ cho hay không cho y ta? Thề bởi Allah, nếu con cho y tất cả tài sản của con thì con cũng không được đáp lại!(15)

Thiên sứ của Allah e nói khích lệ cho việc làm thiện tốt:

))ثَلَاثٌ مَنْ فَعَلَهُنَّ فَقَدْ ذَاقَ طَعْمَ الْإِيمَانِ: مَنْ عَبَدَ الله عَزَّ وَجَلَّ وَحْدَهُ بِأَنَّهُ لَا إِلَهَ إِلَّا هُوَ، وَأَعْطَى زَكَاةَ مَالِهِ طَيِّبَةً بِهَا نَفْسُهُ فِي كُلِّ عَامٍ، وَلَمْ يُعْطِ الْهَرِمَةَ وَلَا الدَّرِنَةَ وَلَا الْمَرِيضَةَ وَلَكِنْ مِنْ أَوْسَطِ أَمْوَالِكُمْ؛ فَإِنَّ اللهَ عَزَّ وَجَلَّ لَمْ يَسْأَلْكُمْ خَيْرَهَا وَلَمْ يَأْمُرْكُمْ بِشَّرِهَا، وَزَكَّى نَفْسَهُ (( , فَقَالَ رَجُلٌ: وَمَا تَزْكِيَةُ النَّفْسِ؟ فَقَالَ: ))أَنْ يَعْلَمَ أَنَّ اللهَ عَزَّ وَجَلَّ مَعَهُ حَيْثُ كَانَ(( أخرجه الطبراني وصححه الألباني.

Có ba điều mà ai làm nó thì thực sự nếm được mùi vị của đức tin Iman: ai thờ phượng một mình Allah duy nhất, thờ phượng với niềm tin không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Ngài; y xuất Zakah với tài sản tốt lành của y vào mỗi năm, y không cho đi những con vật già nua, bì còi đẹt hay bị bệnh tật mà y cho đi những thứ trung tính trong tài sản của các ngươi, bởi quả thật, Allah Tối Cao không yêu cầu các ngươi chi dùng vật tốt nhất trong tài sản của các ngươi nhưng Ngài cũng không bảo các ngươi chi dùng vật xấu nhất và tệ nhất trong tài sản của các ngươi; và y luôn thanh lọc bản thân mình”. Một người đã hỏi: Sự thanh lọc bản thân là như thế nào? Thiên sứ của Allah e nói: “Đó là y luôn biết rằng Allah Tối Cao luôn dõi theo y ở bất cứ mọi nơi” (Hadith do Attabra-ni ghi lại, và Sheikh Albani xác nhận Hadith Sahih).

Thiên sứ của Allah e đã đặt việc thanh lọc bản thân là một trong những yếu tố làm cho người bề tôi nếm thấy mùi vị của đức tin Iman.



Quí đồng đạo Muslim thân hữu!

Arrabi’a bị bệnh liệt nửa người, căn bệnh của ông kéo dài, ông rất thích thịt gà nhưng đã không được ăn trong bốn mươi ngày qua. Ông đã than với vợ của ông, thế là bà đã mua một con gà với một đồng bạc hai mươi xu, bà nướng gà, làm bánh mì và làm rất đẹp mắt rồi soạn lên bàn ăn. Khi ông đi đến bàn ăn để ăn thì có một người ăn xin đến nói: Làm ơn bố thí cho tôi.

Lập tức ông bảo vợ: Nàng hãy lấy những thứ này (thức ăn) đưa cho ông ta.

Bà vợ nói: Để em đưa người ăn xin thứ này sẽ thích cho ông ta hơn.

Ông nói: Thứ gì vậy?

Bà vợ nói: Chúng ta sẽ cho ông ta giá tiền của món này, và anh sẽ vẫn được ăn món anh thích.

Ông nói: Nàng làm tốt lắm, vậy nàng hãy mang đến đây giá tiền của nó đi.

Bà vợ đã mang đến tiền theo giá tiền của con gà, bánh mì và những thứ làm đẹp cho món ăn.

Ông bảo: Nàng hãy để số tiền đó lên đây (phần thức ăn) và đưa hết toàn bổ cho người ăn xin.(16)

Còn chúng ta quả thật đã được Allah I ban cho biết bao nhiều ân huệ và những điều tốt lành trên trái đất.

Chúng ta lúc nào cũng có nhiều thức ăn, đồ uống, quần áo và nhà cửa. Chúng ta thường cứ phô trương, khoe khoang và tham lam. Chúng ta hãy cùng đến xem những người tiền bối ngoan đạo đã nỗ lực và phấn đấu bản thân cho con đường chính nghĩa của Allah I như thế nào ..

Ông Jabir bin Abdullah t thuật lại: Umar bin Al-Khattab t nhìn thấy một miếng thịt đang treo trên tay tôi thì ông hỏi: Cái gì đây Jabir? Tôi nói: Tôi thích ăn thịt nên tôi đã mua nó. Umar t nói: Có phải bất cứ thứ gì cậu thích cậu đều mua nó phải không Jabir? Chẳng lẽ cậu không sợ câu Kinh này sao, Jabir:



﴿أَذۡهَبۡتُمۡ طَيِّبَٰتِكُمۡ فِي حَيَاتِكُمُ ٱلدُّنۡيَا وَٱسۡتَمۡتَعۡتُم بِهَا﴾ [سورة الأحقاف: 20]

{..“Các ngươi đã tiêu phí các món vật tốt trong đời sống của các ngươi nơi thế gian và các ngươi đã vui hưởng chúng ...”} (Chương 46 – Al-Ahqaaf, câu 20).(17)



Quí đồng đạo Muslim thân hữu!

Người nghèo đói rất cần sự tương trợ cưu mang, người khó khăn cần sự giúp đỡ và hỗ trợ một phần nào đó để có cuộc sống hoàn thiện hơn.

Tuy những người nghèo rất cần nhưng chúng ta còn cần hơn họ, chúng ta cần đến công đức và ân phước cho việc làm Sadaqah, chúng ta cần đến sự ban thưởng cho việc làm tốt đẹp và ngoan thiện ở nơi Allah I vào Ngày Sau.

Ash-Sha’bi nói: Ai không nhìn thấy bản thân cần đến ân phước và phần thưởng của việc làm Sadaqah hơn cả sự cần thiết của người nghèo từ việc làm Sadaqah của y thì quả thật việc làm Sadaqah của y đã bị hỏng mất.

Ông Abdul-Aziz bin Umair nói: Lễ nguyện Salah dẫn bạn đến nửa đường, nhịn chay đưa bạn đến cánh của vương quốc và Sadaqah đưa bạn vào bên trong vương quốc.

Abeed bin Umair nói: Nhân loại được triệu tập vào Ngày Phục sinh trong tình trạng đói khát chưa từng có; bởi thế, ai nuôi ăn vì Allah I thì Allah sẽ cho người đó thức ăn, và ai cho uống vì Allah thì Allah sẽ cho người đó thức uống, và ai cho người nghèo quần áo thì Allah I sẽ cho người đó quần áo.

Abdullah bin Mas’ud t nói: Nếu ngươi muốn giữ kho báu của ngươi không bị mọt ăn và không bị những tên trộm đụng tới thì ngươi hãy làm Sadaqah.(18)

Thiên sứ của Allah e nói:

))أَيُّكُمْ مَالُ وَارِثِهِ أحَبُّ إلَيْه مِنْ مَالِهِ؟((

Ai trong các ngươi quí tiền của và tài sản của người thừa kế hơn tiền của và tài sản của y?

Các vị Sahabah nói: Thưa Thiên sứ của Allah, tất cả chúng tôi đều thích tiền của và tài sản của chính mình hơn cả mà. Người e nói:

))فَإِنَّ مَالَهُ مَا قَدَّمَ ، وَمَالُ وَارِثِهِ مَا أَخَّرَ(( رواه البخاري.

Bởi quả thật tiền của và tài sản thực sự của y là những gì y đã gởi đi trước, còn tiền của và tài sản của người thừa kế là những gì y để lại” (Albukhari).

Và một trong những hình ảnh cho việc làm Sadaqah một cách vô cùng hào phóng và rộng lượng đáng kinh ngạc đến mức không có lời để diễn tả là hình ảnh của bà Asma’ con gái của Abu Bakr, hình ảnh cao đẹp của bà là bà không hề chừa lại bất cứ thứ gì cho ngày mai cả.(19)

Chúng ta thực sự là những người đáng phải sợ sự trừng phạt của Allah I giáng xuống cho chúng ta về việc chúng ta tích trữ quá nhiều nhưng lại không chi dùng cho con đường chính nghĩa của Ngài. Có người trong chúng ta mấy tháng liền đi qua mà chưa từng chi bất cứ thứ gì cho việc Sadaqah, có người chẳng hề biết đến Sadaqah trừ vào tháng Ramadan. Chúng ta thấy có nhiều người chi ra rất nhiều tiền của và tài sản để chữa bệnh hoặc để lo toan cho những thiệt hại do tai họa gây ra nhưng lại quên mất một điều quan trọng, đó là việc Sadaqah sẽ đẩy lùi nhiều tai họa, nhiều mối nguy hiểm cũng như nhiều bệnh tật.

Shu’bah bin Al-Hujjaaj cưỡi trên con lừa của ông đi gặp Sulayman bin Al-Mughi-rah. Shu’bah than với Sulayman: Thề bởi Allah, tôi chẳng có gì ngoài con lừa này. Rồi Shu’bah xuống và đưa con lừa cho Sulayman.(20)

Quí đồng đạo Muslim thân hữu!

Hãy biết rằng sự rộng lượng và keo kiệt, mỗi bản chất đều có những cấp bậc. Rộng lượng cho đi thứ mà bản thân rất cần và rộng lượng cho đi thứ mà bản thân không quá cần hoặc không cần thiết, và sự cho đi khi bản thân rất cần là cập độ cao nhất của sự rộng lượng. Còn sự keo kiệt ngay cả đối với chính bản thân khi mà bản thân thực sự cần là sự tệ hại nhất của bản chất keo kiệt. Đã có bao nhiêu người vì lòng keo kiệt quá mức đã giữ chặt tài sản dù bản thân y bị bệnh cũng không chịu chi ra để tìm phương thuốc chữa trị?! Đã có bao nhiều người vì lòng keo kiệt mà hạn chế những ham muốn cần thiết rất bình thường của bản thân, chẳng hạn như y thích và rất thèm một món ăn nào đó và y thừa khả năng chi tiền để có được món ăn đó nhưng vì lòng keo kiệt y cố chịu cơn thèm khát đó của bản thân mình, tuy nhiên, nếu y tìm thấy món ăn đó miễn phí thì lập tức ăn ngay cho đã cơn thèm khát. Đây là cấp độ tệ hại nhất của sự keo kiệt.

Có nhiều ân huệ, nhiều điều tốt lành đến với chúng ta thì chúng ta cần phải suy ngẫm ngay đến câu nói của Salmah bin Dinar: Khi nào ngươi thấy Allah Tối Cao liên tục cho ngươi nhiều ân huệ trong lúc ngươi đang làm điều trái lệnh Ngài thì ngươi hãy coi chừng.(21)

Này hỡi người anh em đồng đạo Muslim,

Ở đây, chúng ta thường cứ kêu lên: đó là tài sản của tôi, đất của tôi, nhà của tôi, lâu đài của tôi, thức ăn của tôi, thức uống của tôi trong khi ở đằng kia có Hadith của Thiên sứ e đang đáp lại lời của chúng ta:

))يَقُولُ الْعَبْدُ مَالِى مَالِى إِنَّمَا لَهُ مِنْ مَالِهِ ثَلاَثٌ مَا أَكَلَ فَأَفْنَى أَوْ لَبِسَ فَأَبْلَى أَوْ أَعْطَى فَاقْتَنَى وَمَا سِوَى ذَلِكَ فَهُوَ ذَاهِبٌ وَتَارِكُهُ لِلنَّاسِ((رواه مسلم.

Người bề tôi cứ luôn nói tiền của tôi, tài sản của tôi nhưng y chỉ thực sự hưởng được tiền và tài sản của y từ một trong ba điều: những gì y đã ăn, hoặc những gì y mặc đến cũ rách, hoặc những gì y cho đi thì nó sẽ còn; còn những gì khác với ba điều đó đều là những thứ khi y ra đi phải bỏ lại cho thiên hạ.” (Muslim).

Và để nhắc nhở cho cuộc hành trình ra đi của người anh em thì hãy ghi nhớ lời phán của Allah I:



﴿يَوۡمَ تَجِدُ كُلُّ نَفۡسٖ مَّا عَمِلَتۡ مِنۡ خَيۡرٖ مُّحۡضَرٗا وَمَا عَمِلَتۡ مِن سُوٓءٖ تَوَدُّ لَوۡ أَنَّ بَيۡنَهَا وَبَيۡنَهُۥٓ أَمَدَۢا بَعِيدٗاۗ وَيُحَذِّرُكُمُ ٱللَّهُ نَفۡسَهُۥۗ وَٱللَّهُ رَءُوفُۢ بِٱلۡعِبَادِ ٣٠﴾ [سورة آل عمران: 30]

{Ngày mà mỗi linh hồn sẽ phải đối diện với điều phúc mà nó đã làm và với điều tội mà nó đã phạm; lúc bấy giờ, linh hồn đó sẽ ao ước phải chi nó được ở cách xa tội lỗi một khoảng cách thật xa. Và Allah cảnh báo các ngươi về Ngài, và Allah là Đấng Rất mực Nhân từ với các bề tôi của Ngài.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 30).

Quả thật, Allah I đã phân chia bổng lộc cũng như phân chia tuổi đời cho các bề tôi của Ngài một cách khác nhau theo sự khôn ngoan, sáng suốt, công bằng và sự thông lãm tuyệt đối của Ngài. Ngài cho người này sự giàu có để y tạ ơn Ngài và làm việc thiện, Ngài để người kia trong tình trạng nghèo khó để y kiên nhẫn, hài lòng và rèn luyện phẩm chất đạo đức. Thiên sứ của Allah e nói:

))يَدْخُلُ الْفُقَرَاءُ الْجَنَّةَ قَبْلَ الأَغْنِيَاءِ بِخَمْسِمِائَةِ عَامٍ (( رواه الترمذي.

Những người nghèo đi vào Thiên Đàng trước những người giàu đến năm trăm năm” (Tirmizdi).

Thiên sứ của Allah e nói về hình ảnh của một người nghèo không có bất cứ thứ gì quí giá trên thế gian này ngoại trừ một số thứ tầm thường trong cuộc sống rất đạm bạc:

))رُبَّ أَشْعَثَ مَدْفُوعٍ بِالأَبْوَابِ لَوْ أَقْسَمَ عَلَى اللهِ لأَبَرَّهُ (( رواه مسلم.

Có thể một người quần áo rách rưới, tóc tai bồm xồm không được hoan nghênh ở tại những cánh cửa (của những người giàu có) nhưng nếu y cầu xin Allah thì chắc chắn Ngài sẽ đáp lại lời cầu xin của y” (Muslim).

Quí đồng đạo Muslim thân hữu!

Bầy giờ chúng ta đang sống trong hoàn cảnh thật tiện nghi với biết bao ân huệ không thể đếm hết được. Nếu bây giờ chúng ta không chịu chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah I lúc chúng ta trong hoàn cảnh tốt lành thế này thì đến bao giờ chúng ta mới làm điều đó?! Chẳng lẽ chúng ta đợi khi nào chúng ta trở nên nghèo và khó khăn ư?! Chẳng lẽ chúng ta đợi đến khi nào thần chết đến gõ cửa ư?!

Al-Hasan nói: Ai tin chắc mình đang ở phía sau thì y sẽ năng bố thí.(22)

Abu Wa-il Shaqeeq bin Salamah nói: Chúng tôi vào thăm Khabbaab bin Al-Arat khi ông bị bệnh, ông nói: quả thật, trong cái rương này là tám mươi ngàn đồng bạc Dirham; tôi thề bởi Allah I, tôi đã không hề cột chặt miệng rương lại và đã không hề giữ nó lại khi có người đến xin.

Ông Amru bin Di-nar nói: Ali con trai của Al-Husain (con trai của Ali) vào thăm Muhammad bin Usa-mah bin Zaid lúc ông bị bệnh thì ông Muhammad khóc. Ông Ali nói: Ông có điều gì chăng? Ông Muhammad nói: Tối mắc một khoản nợ. Ông Ali hỏi: Khoản nợ đó bao nhiêu? Ông Muhammad nói: Mười lăm ngàn đồng vàng Dinar. Ông Ali nói: Khoản nợ đó là của tôi.

Quý đồng đạo Muslim thân hữu,

Trong tài sản và của cải, ngoài nghĩa vụ Zakah ra thì còn có những nghĩa vụ khác: an ủi người thân, hàn gắn tình anh em họ hàng, cho người ăn xin, giúp đỡ người túng thiếu, và những việc làm khác.

Ash-Sha’bi nói: Không có một người bà con nào của tôi chết đi vẫn còn mắc nợ mà tôi không trả thay họ.(23)

Ông Abu Ayyub t thuật lại lời của Thiên sứ e:

« إِنَّ أَفْضَلَ الصَّدَقَةِ الصَّدَقَةُ عَلَى ذِى الرَّحِمِ الْكَاشِحِ » رواه أحمد.

Quả thật, Sadaqah tốt nhất là Sadaqah cho bà con thân thuộc đang có hiềm khích” (Ahmad).

Thiên sứ của Allah e nói:

« الصَّدَقَةُ عَلَى الْمِسْكِينِ صَدَقَةٌ وَهِىَ عَلَى ذِى الرَّحِمِ ثِنْتَانِ صَدَقَةٌ وَصِلَةٌ » رواه أبو داود والترمذي والنسائي وابن ماجه وأحمد.

Sadaqah cho người nghèo thì chỉ là Sadaqah, còn Sadaqah cho bà con ruột thịt thì mang hai ý nghĩa: Sadaqah và hàn gắn tình ruột thịt” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).

Ông Abu Huroiroh t thuật lại: Thiên sứ của Allah e ra lệnh Sadaqah thì một người đàn ông nói: Thưa Thiên sứ của Allah, tôi có một đồng Dinar. Người e nói: “Hãy Sadaqah cho bản thân ngươi”. Y lại nói: Tôi có một đồng nữa. Người e nói: “Hãy Sadaqah cho con của ngươi”. Y lại nói: Tôi có một đồng khác nữa. Người e nói: “Hãy Sadaqah cho vợ của ngươi”. Y lại nói: Tôi còn một đồng khác nữa. Người e nói: “Hãy Sadaqah cho người giúp việc của ngươi”. Y lại nói: Tôi có một đồng khác nữa. Người e nói: “Người cứ xem xét”. (Hadith do Abu Dawood, Annasa-i và Ahmad ghi lại).

Thiên sứ của Allah e nói:

« أَفْضَلُ دِينَارٍ يُنْفِقُهُ الرَّجُلُ دِينَارٌ يُنْفِقُهُ عَلَى عِيَالِهِ » رواه مسلم.

Đồng Dinar tốt nhất mà một người Saqadah là đồng Dinar mà y Sadaqah cho gia đình của y” (Muslim).

Abu Qala-bah nói: Không có người đàn ông nào có phần thưởng lớn lao hơn người đàn ông chu cấp cho con cái của y?

Sự keo kiệt – cầu xin Allah I tránh khỏi bản chất đó – khi nó đã vào trong tim của một người thì nó sẽ đóng lại hết tất cả các cánh cửa chi dùng: cho bản thân y, cho gia đình của y và cho thiên hạ. Cũng chính vĩ lẽ này nên Thiên sứ của Allah e đã cầu xin Allah I che chở tránh khỏi sự keo kiệt, Người thường cầu xin, nói:

« اللَّهُمَّ إِنِّى أَعُوذُ بِكَ مِنَ الْهَمِّ وَالْحَزَنِ وَالْعَجْزِ وَالْكَسَلِ وَالْبُخْلِ وَالْجُبْنِ وَضَلَعِ الدَّيْنِ وَغَلَبَةِ الرِّجَالِ » رواه البخاري.

Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài che chở tránh khỏi sự lo âu, buồn phiền, yếu hèn, lười biếng, keo kiệt, hèn nhát, mặc nợ và bị người khác đối xử bất công” (Albukhari).

* Một người đàn ông cần số tiền để bồi thường cho người ta, ông đã đi hỏi xin cư dân trong Madinah. Người ta nói với ông: Anh hãy tìm đến Al-Hasan bin Ali hoặc Abdullah bin Ja’far hoặc Sa’eed bin Al-Ass hoặc Abdullah bin Abbas. Thế là người đàn ông đó đi đến Masjid, sau đó, Sa’eed bước vào, người đàn ông đó hỏi ai vậy thì y được cho biết đó chính là Sa’eed bin Al-Ass. Thế là người đàn ông đó tiến đến Sa’eed và trình bày lý do mà y tìm đến ông. Nghe xong Sa’eed rời Masjid trở về nhà rồi quay lại, Sa’eed bảo người đàn ông đó: Anh hãy gọi người giúp anh khiêng.

Người đàn ông đó nói: Allah thương yêu ông, nhưng tôi chỉ cần tiền thôi. Sa’eed nói: Tôi biết, nhưng anh hãy gọi người giúp anh khiêng.

Sa’eed đã cho người đàn ông đó 40 ngàn đồng, người đàn ông đó nhận lấy và rời đi mà không xin ai khác nữa.(24)

Việc chi dùng tài sản cho con đường chính nghĩa của Allah I không phải chỉ dành riêng cho những người có nhiều tiền của, những người sở hữu những khối tài sản đồ sộ mà là sự đóng góp dành cho tất cả mọi thành phần. Trong việc làm này, tất cả chúng ta đều có nghĩa vụ đóng góp tùy theo khả năng của chúng ta từ tiền của, quần áo và thức ăn.

Chính vì lẽ này, Abu Huroiroh t hỏi Thiên sứ của Allah e với lời: Sadaqah nào là tốt nhất? Thiên sứ của Allah e nói:

))جُهْدُ الْمُقِلِّ وَابْدَأْ بِمَنْ تَعُولُ(( رواه أبو داود والحاكم.

Sự nỗ lực và cố gắng của người ít tiền của và hãy bắt đầu với người mà y có trách nhiệm chu cấp” (Abu Dawood và Al-Hakim).

Sự nỗ lực và cố gắng của người ít tiền của” ý nói người không phải giàu có và dư dả nhưng cũng cố gắng xuất ra một ít để đóng góp cho con đường chính nghĩa của Allah I. Điều này có nghĩa là một người dù bản thân mình nghèo nhưng có tấm lòng rộng lượng, mặc dù khó khăn nhưng vẫn cố gắng chi ra một phần ít ỏi vì tha thiết mong muốn phần ân phước ở nơi Allah I.

Ông Abu Huroiroh t thuật lại: Thiên sứ của Allah e nói:

))سَبَقَ دِرْهَمٌ مِائَةَ أَلْفِ دِرْهَمٍ((

Một đồng bạc hơn cả một trăm ngàn đồng bạc”.

Các vị Sahabah nghe vậy liền thắc mắc: Như vậy là thế nào? Thiên sứ của Allah e nói:

))رَجُلٌ لَهُ مَالٌ كَثِيْرٌ أَخَذَ مِنْ عِرْضِهِ مِائَةَ أَلْفِ دِرْهَمٍ فَتَصَدَّقَ بِهَا وَرَجُلٌ لَيْسَ لَهُ إِلَّا دِرْهَمَانِ فَأَخَذَ بِأَحَدِهِمَا فَتَصَدَّقَ بَهِ(( رواه النسائي وابن خزيمة وابن حبان وحسنه الألباني.

Một người có nhiều tiền của, y lấy từ khối tài sản của y 100 ngàn đồng bạc mang đi Sadaqah; và một người chỉ có hai đồng bạc, y lấy một đồng bạc mang đi Sadaqah” (Hadith do Annasa-i, Ibnu Khuzaimah, và Ibnu Hibban; Sheikh Albani xác nhận Hadith tốt).

Thiên sứ của Allah e trình bày cho chúng ta thấy rõ rằng phần công đức và ân phước của việc làm Sadaqah mà người nghèo đã đóng góp cho con đường chính nghĩa của Allah I được nhân lên đến hàng trăm lần; bởi lẽ người giàu rộng lượng từ sự dư thừa trong nguồn tài sản của họ, họ có thể chi ra rất nhiều từ khối tài sản lớn của họ, còn người nghèo, sự Sadaqah của họ là bằng cả đức tin Iman, đức tin Iman nơi Thượng Đế của họ kêu gọi họ đến với việc làm Sadaqah dù họ đang trong hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu và eo hẹp.

Quả thật, có Hadith ghi lại rằng bà A’ishah  từng Sadaqah chỉ với một quả chà là khô duy nhất.(25)

Người ta hỏi ông Abu Zdar Al-Ghafa-ri Sadaqah nào tốt nhất thì ông nói: Sadaqah càng nhiều càng tốt; rồi ông đọc câu Kinh:

﴿لَن تَنَالُواْ ٱلۡبِرَّ حَتَّىٰ تُنفِقُواْ مِمَّا تُحِبُّونَۚ وَمَا تُنفِقُواْ مِن شَيۡءٖ فَإِنَّ ٱللَّهَ بِهِۦ عَلِيمٞ ٩٢﴾ [سورة آل عمران : 92]

{Các ngươi sẽ không bao giờ đạt đến mức đạo đức trừ phi các ngươi chi dùng (cho chính nghĩa của Allah) những vật mà các ngươi yêu thích nhất; và bất cứ vật gì các ngươi chi ra thì quả thật Allah đều biết rõ.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 92).



Hỡi quí đạo hữu Muslim, chúng ta đang ở đứng ở đâu trong số những người này?

Arrabi’a bin Khaitham chưa từng bố thí ít hơn một ổ bánh mì, ông nói: Quả thật tôi cảm thấy mắc cỡ khi nhìn thấy trong chiếc cân của tôi ít hơn một ổ bánh mì.

Abu Ishaaq Attabra-ni nói: Annajjaad thường nhịn chay mỗi ngày, ông xả chay với ổ bánh mì và chừa lại một miếng, khi vào đêm thứ sáu thì ông ăn miếng bánh mì đã chừa lại đó và lấy ổ bánh mì của ngay hôm đó mang đi Sadaqah.(26)

Ali bin Al-Hasan cháu nội của Ali t thường khi có người ăn xin tìm đến ông thì ông niềm nỡ tiếp đón với lời: xin hân hạnh và vinh dự đón chào ngươi mang lương thực giùm tôi đến với Ngày Sau.

Ai muốn cuộc sống Đời Sau thì hãy nỗ lực đi tìm những người cần sự giúp đỡ để làm Sadaqah: người già, góa phụ và trẻ mồ côi.

Tương tự, người làm Sadaqah cũng nên Sadaqah cho những người ngoan đạo, những người đức hạnh sống cuộc sống giản dị cần sự hỗ trợ để họ có thể tuân lệnh và thờ phượng Allah I một cách tốt đẹp và trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, người làm Sadaqah cũng nên lưu ý đừng để đồng tiền của mình trở thành công cụ hỗ trợ cho những người làm điều tội lỗi và bất tuân Allah I.

Tôi xin kể ra đây một câu chuyện rất ngắn để làm rõ rằng xung quanh chúng ta luôn có những người cần đến sự giúp đỡ và tương trợ. Một vị Imam của Masjid đã kể tôi nghe về một vị khách viếng rằng vị khách này rất vui và háo hức khi tháng Ramadan sắp đến (thời điểm ấy, ông là người lớn tuổi già yếu). Vị Imam nói: Tôi hỏi ông ta tại sao lại vui mừng như vậy thì ông ta nói với tôi rằng vì chúng tôi sẽ được ăn trong Masjid những thứ mà một năm qua tôi không có để ăn tại nhà của chúng tôi.

Và lời kể này được kể cách đây khoảng hơn mười năm trước và dĩ nhiên thời điểm đó những thức ăn xả chay không được phong phú và dồi dào như bây giờ mà chỉ là những thức ăn rất đơn giản.

Thực sự quanh chúng ta có biết bao nhiều gia cảnh lầm than, biết bao nhiêu mảnh đời khổ cực và đói rách khiến trái tim phải ngậm ngùi xót thương, đôi mắt phải ngấn lệ .. quanh chúng ta còn có rất nhiều người nghèo khổ túng thiếu, rất nhiều những góa phụ không nơi nương tựa, rất nhiều trẻ mồ côi không ai nuôi dưỡng và chăm sóc ... chúng ta từng nhìn thấy những người già yếu rên rỉ, những đứa trẻ nhem nhuốc gầy còm vì đói, những góa phụ không đủ thức ăn và áo mặc .. hơn thế nữa, không biết có bao nhiều người cha, người mẹ cần cải thiện thêm cuộc sống .. có thể họ chỉ chi dùng rất ít cho bản thân vì phải chắt chiu, dành dụm cho con cái của họ ... còn và còn rất nhiều những mảnh đời cần chúng ta làm Sadaqah!!

Quả thật, tôi có từng nghe một vị Sheikh nói chuyện và đôi mắt của ông không ngừng tuông hai hàng lệ, ông nói: Có một ngày, tôi rời nhà đi Masjid trước giờ Azaan Fajar, tôi nhìn thấy một người phụ nữ đứng bên thùng rác, người phụ nữ đang cố bới móc để lượm nhặt thức ăn và những gì còn có thể sử dụng lại được, cô ta cứ lần lượt đi từ thùng rác này đến thùng rác quanh xóm. Tôi đi chậm lại và theo sau người phụ nữ đó để biết chỗ ở của cô ta. Buổi sáng tôi cử người nhà của tôi đi tìm hiểu gia cảnh của người phụ nữ đó, tôi được biết người phụ nữ đó là góa phụ có mấy đứa con còn rất nhỏ, do không có đủ thức ăn để ngăn cơn đói của các con nên mỗi khi trời chưa sáng người phụ nữ này đi đến các thùng rác trước nhà của người dân để bới móc tìm nhặt thức ăn mà không để ai nhìn thấy.

Người phụ nữ này chính là hình ảnh nằm trong Hadith được ghi lại qua lời thuật của Abu Huroiroh t: Thiên sứ của Allah e:

))لَيْسَ الْمِسْكِينُ بِهَذَا الطَّوَّافِ الَّذِي يَطُوفُ عَلَى النَّاسِ، فَتَرُدُّهُ اللُّقْمَةُ وَاللُّقْمَتَانِ، وَالتَّمْرَةُ وَالتَّمْرَتَانِ((

Người túng thiếu không phải là những người đi quanh thiên hạ để xin xỏ họ cho một miếng ăn, hai miếng ăn, một quả chà là, hai quả chà là”.

Các Sahabah hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, vậy thế nào là người túng thiếu?

Thiên sứ của Allah e nói:

))الَّذِي لَا يَجِدُ غِنًى يُغْنِيهِ، وَلَا يُفْطَنُ لَهُ، فَيُتَصَدَّقَ عَلَيْهِ، وَلَا يَسْأَلُ النَّاسَ شَيْئًا(( رواه مسلم.

Đó là người không đủ ăn và không đủ mặc, nhưng không để ngươi ta biết để bố thí cho mình và cũng không đi xin xỏ người” (Muslim).

Một số người biết rõ những người bà con thân thuộc của họ là những người cần đến của Zakah nhưng họ lại làm ngơ bỏ mặc họ. Xung quanh chúng ta có không biết bao nhiêu góa phụ, người già đang chờ đợi cuối năm có tiền để trả tiền nhà! Trong cộng đồng chúng ta có không biết bao nhiêu trẻ em nghèo, trẻ mồ côi không tìm thấy một quyển tập mới, một cây thước mới, cây viết mới hay một ít tiền để mua thuốc khi bệnh! Nhưng ai trong chúng ta đi tìm kiếm họ, ai trong chúng ta đi hỏi thăm họ để giúp đỡ họ? Quả thật, nhiều người trong thiên hạ không mấy quan tâm đến vấn đề này.

Chúng ta hãy suy ngẫm về tình trạng Zakah bắt buộc, một hình thức thờ phượng thiêng liêng, được xuất như thế nào? Hiện nay chúng ta thường lơ là và cẩu thả trong việc xuất Zakah, việc xuất Zakah ngày nay trở thành một việc làm như thể chỉ để cho xong nghĩa vụ chứ không có sự quan tâm, không coi đó là một nghĩa cử nhân từ cứu giúp những người cần trợ giúp. Thí dụ tiêu biểu cho điều này đó là Zakah Fitri, nhiều người không xuất nhiều hơn một túi và một túi này là phần xuất của toàn bộ gia đình, họ không quan tâm đi tìm những người nghèo để phân phát và cũng không tự thân đi phân phát.

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Cho người ăn xin là Fardu Kifa-yah(27) nếu y trung thực và chân thành. Chính vì lẽ này có một Hadith ghi lại rằng, Thiên sứ của Allah e nói:

))لَوْ صَدَقَ السَائِلٌ مَا أَفْلَحَ مَنْ رَدَّهُ((

Nếu người xin chân thành thì sẽ không thành công đối với ai không đáp lại”.(28)

Một hình ảnh đẹp và cảm động ít người thể hiện đó là tương trợ và giúp đỡ người nghèo với một nghĩa cử tốt đẹp bằng cả lòng thành tâm vì Allah I. Ông Umar bin Thabit nói: Lúc Ali bin Al-Hasan cháu nội của Ali t lìa trần, khi mọi người tắm cho ông thì nhìn thấy vết thăm đen trên vai ông. Họ ngạc nhiên hỏi: Cái gì đây? Những người khác cho biết: Hằng đêm ông thường vác trên vai bao bột mì đi phân phát cho những nghèo trong Madinah.(29)

Một người nữ giúp việc của Dawood Atta-i nói với ông: Nếu tôi nấu cho ông thức ăn có nhiều chất béo, ông sẽ ăn chứ? Ông nói: Tối thích lắm. Thế là bà đã nấu cho ông món có nhiều chất béo rồi mang đến cho ông. Ông hỏi bà: Mấy đứa trẻ mồ côi thuộc dòng họ .. sao rồi? Bà nói: Chúng vẫn ở trong tình cảnh của chúng. Ông nói: Hãy đem thức ăn này đến cho chúng. Bà nói: Ông đã không ăn thức ăn này từ lâu rồi. Ông nói: Món này, nếu chúng ăn thì nó vẫn còn ở nơi Allah nhưng nếu tôi ăn thì nó sẽ hết.(30)

Maymune bin Mihraan thuật lại rằng vợ của Ibnu Umar t không hài lòng về ông. Có lời khuyên bà: Phu nhân nên nhẹ nhàng với Sheikh thì hơn. Bà nói: Tôi phải làm gì với ông ấy đây, tôi nấu cho ông ấy thức ăn là ông sẽ gọi những người đến ăn cùng với ông ấy. Thế là bà cử người mang thức ăn đến cho những người nghèo thường ngồi ở trên lối về mà ông Ibnu Umar t thường ra về từ Masjid, và bảo họ đừng ngồi trên đường về của ông ấy nữa. Sau đó, ông Ibnu Umar về nhà không nhìn thấy những người mà ông thường mời họ về ăn cùng với ông thì ông cử người đi gọi họ. Nhưng bởi vì vợ của ông đã gởi thức ăn cho họ và đã dặn họ không đến nếu ông Ibnu Umar t có mời đi nữa. Ibnu Umar t biết được tức giận và nói: Các người muốn ta không dùng bữa trong đêm nay!. Vậy là ông đã không dùng bữa trong đêm đó.(31)

Ibnu Abbas t nói: Có hai điều từ Shaytan và hai điều nơi Allah Tối Cao và Ân Phúc. Sau đó, ông đọc câu Kinh:



﴿ٱلشَّيۡطَٰنُ يَعِدُكُمُ ٱلۡفَقۡرَ وَيَأۡمُرُكُم بِٱلۡفَحۡشَآءِۖ وَٱللَّهُ يَعِدُكُم مَّغۡفِرَةٗ مِّنۡهُ وَفَضۡلٗاۗ وَٱللَّهُ وَٰسِعٌ عَلِيمٞ ٢٦٨﴾ [سورة البقرة: 268]

{Shaytan làm cho các ngươi lo sợ sự nghèo khó và bảo các ngươi làm điều tội lỗi, ngược lại, Allah hứa tha thứ cho các ngươi và làm cho các ngươi phát đạt với thiên lộc của Ngài. Quả thật, Allah là Đấng Quảng đại, Bao la và Am tường mọi sự việc.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 268).

Có nghĩa là Allah I bảo chúng ta tuân lệnh Ngài và làm Sadaqah để chúng ta đạt được sự tha thứ và thiên lộc của Ngài. {Quả thật, Allah là Đấng Quảng đại, Bao la và Am tường mọi sự việc.}.

Imam Ahmad bin Hambal  nói về Ibad bin Ibad: Ông là người có kiến thức chắc chắn, ngoan đạo; tôi được biết là ông ấy đã mua bản thân mình từ Allah I ba hay bốn lần, ông đã làm Sadaqah với số bạc bằng trọng lượng cân nặng của ông.(32)

Abu Al-Husain Annuri đã sống hai mươi năm mỗi ngày lấy bánh mì ra ngoài chợ để làm Sadaqah và ông vào Masjid thì ông thường cứ dâng lễ nguyện Salah cho đến khi tới giờ ra chợ. Và khi ông ra chợ người ta cứ nghĩ là ông đã ăn trưa xong tại nhà của ông rồi nhưng thật ra ông thường mang theo phần bữa ăn trưa bởi vì ông nhịn chay.

Ông A’meer bin Abdullah bin Azzubair thường tìm đến những người ngoan đạo lúc họ Sujud, ông mang đến cho họ chiếc túi trong đó là tiền Dinar (vàng) và Dirham (bạc), ông thường đặt chiếc túi tiền ở chỗ giày dép của họ và không để chọ họ biết là của ông. Có lời hỏi ông rằng sao ông không cử người đến đưa cho họ thì ông nói: tôi ghét việc ai đó trong số họ nhìn biết mặt người tôi cử đi và biết đó là của tôi.(33)

Hỡi quí đồng đạo Muslim thân hữu,

Trước mặt chúng ta là những hình ảnh của những con người luôn khao khát ân phước và phần thưởng nơi Allah I. Trong số họ, có những người đã bán bản thân họ cho Allah I ba hoặc bốn lần với số bạc bằng với trọng lượng cơ thể họ và dùng nó làm Sadaqah; Habib Al-Ajami đã bán bản thân mình cho Allah I với bốn mươi ngàn lượng bạc và dùng nó làm Sadaqah; ...

Al-Hasan nói: Người có đức tin sống trên thế gian này giống như một tù binh phải tìm cách chuộc tính mạng của mình, và y không an toàn cho đến khi y gặp được Allah Tối Cao.(34)

Một người đàn ông nói với Al-Hasan: Ông nói gì về một người được Allah I ban cho nhiều bổng lộc rồi y dùng nó làm Sadaqah và hàn gắn tình bà con ruột thịt, y có được coi là người sống giàu có không? Al-Hasan nói: Không, cho dù y có cả thể gian này thì đối với y cũng chỉ là sống tạm mà thôi, y phải dùng những thứ đó cho Ngày nghèo khổ của y (Ngày Phán Xét).

Thiên sứ của Allah e là người rộng lượng và hào phóng nhất trong nhân loại, sự rộng lượng và hào phóng của Người giống như cơn gió thổi đi. Sự rộng lượng và hào phóng của Người là bằng chứng cho thấy Người sống giản dị và không lưu tâm nhiều đến cuộc sống trần gian, sự không lưu tâm nhiều đến cuộc sống trần gian không chỉ ở tiền bạc mà còn ở con tim, con tim không hề kết chặt với nó bao giờ.

Ông Muwarriq Al-Ijli là người làm kinh doanh, khi ông kinh doanh có lời thì ông dùng nó Sadaqah cho những người nghèo và những người túng thiếu, và ông thường nói: Nếu không vì họ tôi đã không làm kinh doanh.(35)

Vâng, đúng vậy, tiền của lương thiện và tốt đẹp nằm trong tay người ngoan đạo và đức hạnh. Thề bởi Allah I, sự định tâm tốt đẹp của ông Muwarriq trong việc tích lũy tiền của và trong việc chi dùng quả là ân huệ quí giá!!

Ngày nay, ai trong chúng ta có suy nghĩ như thế? Trong chúng ta có mấy ai đón chào một ngày mới của mình bằng việc tìm kiếm ân phước qua việc Sadaqah và hành thiện?!

Quí đồng đạo Muslim thân hữu,

Trong tiền bạc và tài sản luôn có ba câu hỏi mà người chủ sở hữu của nó bị hạch hỏi vào Ngày Phán Xét:

Thứ nhất: Y kiếm được từ đâu, nó từ nguồn Halal hay Haram, hoặc từ nguồn Halah nhưng có lẫn vào những thứ Haram không?

Thứ hai: Y đã đặt nó ở đâu, ở nơi Halah hay Haram?

Thứ ba: Y chi dùng nó vào đâu, vào việc tuân lệnh Allah I hay vào việc trái lệnh Ngài, và nếu dùng vào việc tuận lệnh Ngài thì có thành tâm hay không thành tâm ...?

Nếu chúng ta thử dùng những câu hỏi này để tra xét trên 100 đồng Riyaal mà chúng ta có được thì chúng ta sẽ thấy sự tra hỏi thật khắc nghiệt và sự phán xét thật tỉ mỉ và chi tiết, .. có thể những tài sản này sẽ là nguyên nhân đưa chúng ta vào con đường bất hạnh và thua thiệt ..

Abu Bakr t nói: Vào ngày Eid nọ, tôi ghé thăm Abu Muslim, tôi thấy ông mặc chiếc áo được vá và trước mặt ông là con cừu mà ông đang ăn thịt của nó. Tôi nói: Này Abu Muslim, cái gì đây? Ông ấy nói: Đừng nhìn vào con cừu mà hãy nhìn vào việc khi Thượng Đế của tôi hỏi tôi: ngươi có thứ này từ đâu? Tôi sẽ trả lời thế nào và cáo lỗi ra sao?!

Ibnu Mubarak nói: Việc tôi trả lại một đồng bạc không rõ ràng (Halal hay Haram) là diều yêu thích đối với tôi hơn cả việc tôi làm Sadaqah cả 100 ngàn đồng.(36)

Quả thật, Thiên sứ của Allah e nói:

« مَنْ تَصَدَّقَ بِعَدْلِ تَمْرَةٍ مِنْ كَسْبٍ طَيِّبٍ - وَلاَ يَقْبَلُ اللهُ إِلاَّ الطَّيِّبَ - وَإِنَّ اللهَ يَتَقَبَّلُهَا بِيَمِينِهِ ، ثُمَّ يُرَبِّيهَا لِصَاحِبِهِ كَمَا يُرَبِّى أَحَدُكُمْ فَلُوَّهُ حَتَّى تَكُونَ مِثْلَ الْجَبَلِ » متفق عليه.

Ai làm Sadaqah với giá trị chỉ bằng một quả chà khô từ nguồn tài sản tốt lành – Allah I chỉ chấp nhận những thứ tốt lành – thì Allah sẽ đón nhận nó bằng tay phải của Ngài, rồi Ngài sẽ nuôi dưỡng nó cho người chủ nhân của nó giống như một ai đó trong các ngươi nuôi dưỡng con ngựa non của y, Ngài sẽ nuôi dưỡng nó cho đến khi nó to như quả núi.” (Albukhari, Muslim).

Al-Wa-qadi nói: Tôi kiếm được 600 ngàn đồng bạc mỗi năm nhưng tôi không phải có nghĩa vụ làm Zakah (do chưa đến thời điểm phải xuất Zakah thì số tiền đã được dùng làm Sadaqah).(37)

Allayth bin Sa’ad thu được mỗi năm 80 ngàn đồng vàng nhưng Allah I không bắt ông ta xuất Zakah bất cứ một đồng bạc nào (do ông đã làm Sadaqah cho đến khi tới thời điểm xuất Zakah thì tài sản của ông trở nên dưới mức qui định phải xuất).(38)

Và trong những lời nói chân thành dành cho những người có trái tim sống với linh hồn trong sạch, luôn sợ một Ngày mà vào ngày đó trái tim và cặp mắt bị đảo lộn:

Al-Hasan nói: Allah I thương xót một người bề tôi nào đó thì Ngài để y có cuộc sống giản dị, ăn thức ăn đạm bạc, mặc quần áo không cao sang, thường nghĩ về lòng đất, năng hành đạo, khóc cho tội lỗi, trốn chạy khỏi hình phạt, và tìm kiếm lòng nhân từ của Thượng Đế cho tới khi tuổi đời chấm dứt.(39)

Vợ của Abu Hazim nói với ông: Mùa đông này có thể gây hại chúng ta nên chúng ta cần phải có thức ăn, quần áo và củi. Ông nói với bà: Tất cả những thứ này phải cần, tuy nhiên, chúng ta phải chết, rồi phải được phục sinh, rồi phải đứng trình diện trước Allah Tối Cao, rồi phải vào Thiên Đàng hoặc Hỏa Ngục.(40)



Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương