Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV



tải về 1.62 Mb.
trang5/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Nguồn: Sở Công Thương

2.3.1.7. Tình hình phát triển các cụm công nghiệp mới được thành lập trên địa bàn tỉnh

Trong giai đoạn 2011- 2014 có 01 (một) cụm công nghiệp được thành lập tại xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên (Cụm công nghiệp Thuận Hòa I), với diện tích dự kiến 50 ha. Hiện tại đang có nhà máy tuyển tinh quặng sắt của Công ty TNHH Đức Sơn đầu tư xây dựng. Do mới thành lập nên CCN chưa xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có công trình bảo vệ môi trường.



2.3.2. Dự báo tốc độ phát triển của ngành công nghiệp khi thực hiện quy hoạch phát triển đến năm 2020.

Giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Hà Giang xác định tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp bao gồm: Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; công nghiệp thủy điện; công nghiệp chế biến nông lâm sản.

Dựa vào lợi thế của tỉnh về phát triển công nghiệp có thế mạnh, định hướng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15 - 20%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 công nghiệp trở thành ngành kinh tế trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển địch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH-HĐH, đưa Hà Giang phát triển nhanh và bền vững, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đến năm 2020 là 7.000 tỷ đồng. Trong đó chú trọng các ngành công nghiệp như:

+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước.

+ Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

+ Công nghiệp thủy điện.

+ Công nghiệp chế biến nông lâm sản và thực phẩm.

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Công nghiệp cơ khí, sửa chữa.

2.3.3. Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu trong ngành và các tác động của phát triển công nghiệp đối với môi trường.

Trong giai đoạn 2011 - 2014 ngành công nghiệp của tỉnh Hà Giang cơ bản đã phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu với các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Trong đó tập trung vào ba lĩnh vực chính có lợi thế lớn nhất như: Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; công nghiệp thủy điện; công nghiệp chế biến nông lâm sản. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm không ngừng tăng, đã góp phần không nhỏ vào nguồn thu nhập ngân sách cho tỉnh.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được cũng có những vấn đề cần quan tâm giải quyết, trong đó nổi trội là vấn đề môi trường công nghiệp.

Đối với công nghiệp thủy điện: Vấn đề ảnh hưởng tới môi trường chủ yếu trong giai đoạn thi công xây dựng nhà máy, yếu tố ảnh hưởng chính là đất đá trong quá trình san gạt, bốc xúc. Cho đến nay các nhà máy đã xây dựng hoàn thiện và đi vào vận hành hầu hết đều ít để lại hậu quả ảnh hưởng về môi trường.

Đối với công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản: Vấn đề ảnh hưởng tới môi trường chủ yếu do khai thác quặng nguyên khai và tuyển quặng, vận chuyển sản phẩm. Các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản đều tiến hành xây dựng công trình bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do một số cơ sở chưa làm tốt công tác bảo vệ môi trường đã để xảy ra rò rỉ nước thải, vỡ ao chứa bùn thải hoặc cố tình đổ đất đá thải vào lòng suối; chở sản phẩm với tải trọng lớn đã làm hư hỏng một phần đường giao thông. Do vậy công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường, đời sống nhân dân.

Đối với công nghiệp chế biến nông lâm sản: Các cơ sở chế biến nông, lâm sản có số lượng nhiều, phân bố rải rác trên địa bàn nhiều huyện; công suất của mỗi cơ sở không lớn, vốn đầu tư ít, do đó chủ yếu thuộc sự quản lý của chính quyền xã, huyện. Vì vậy công tác quản lý môi trường còn nhiều bất cập, hầu hết các cơ sở không xây dựng công trình bảo vệ môi trường và chưa nghiêm túc thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất. Yếu tố ảnh hưởng tới môi trường chủ yếu là vỏ cây, mùn gỗ, khói bụi của hoạt động vận tải sản phẩm.

2.4. Phát triển xây dựng

2.4.1. Khái quát về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành

Cùng với sự phát triển xã hội các hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã được đẩy mạnh. Hà Giang đã hoàn tất Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2020, Quy hoạch chung xây dựng các đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt là định hướng xây dựng và phát triển cho các đô thị. Theo đó đến năm 2020, tỉnh Hà Giang sẽ bao gồm 01 đô thị loại II (thành phố Hà Giang), 01 đô thị loại IV (thị trấn Việt Quang- định hướng thành thị xã) và 18 đô thị loại V.

Tuy nhiên, việc triển khai các quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế. Hạ tầng kỹ thuật của các đô thị chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng các bãi xử lý rác, nước thải sinh hoạt, nghĩa trang trở thành các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

2.4.2. Dự báo tốc độ phát triển ngành xây dựng trong tương lai.

Trong giai đoạn 2016-2020 quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra nhanh hơn, chia tách và thành lập thị xã Việt Quang và nâng cấp các đô thị trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng chung của tỉnh.



2.4.3. Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu trong việc phát triển xây dựng

+ Về quản lý xây dựng: Đề án phát triển vật liệu xây không nung được triển khai nhằm giảm thiểu sử dụng các loại gạch đất sét nung trong xây dựng; Nội dung đánh giá tác động môi trường luôn là yêu cầu bắt buộc khi lập các dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm đảm bảo những tác động khi triển khai dự án tới môi trường trong giới hạn cho phép của các quy định hiện hành. Tuy nhiên việc kiểm soát sự tác động tới môi trường trong quá trình thi công xây dựng còn nhiều hạn chế.

+ Về quy hoạch xây dựng: Các quy hoạch xây dựng đô thị được thực hiện trên cơ sở các tiêu chí xanh và bền vững. Quy hoạch vật liệu xây dựng được triển khai nhằm đảm bảo hoạt động khai thác vật liệu diễn ra ảnh hưởng tới môi trường trong giới hạn cho phép, đặc biệt là khu vực công viên địa chất toàn cầu.

+ Về cơ sở hạ tầng đô thị:

Cấp nước: Các đô thị trên địa bàn tỉnh có hệ thống đường ống cấp nước cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân, với tỷ lệ 88% dân số được cung cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện chỉ có 6 địa phương có nhà máy sản xuất nước sạch đảm bảo theo quy định gồm thành phố Hà Giang, huyện Quản Bạ, huyện Yên Minh, huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Quang, huyện Hoàng Su Phì.

Thoát nước: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có thị trấn Tam Sơn (huyện Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (huyện Yên Minh) có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Các đô thị còn lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, nước thải sinh hoạt được xả thẳng ra tự nhiên gây tác động xấu tới môi trường.

Thu gom và xử lý chất thải rắn: Các đô thị trên địa bàn cơ bản đã thực hiện thu gom phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về các bãi rác của đô thị. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có bãi rác thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên, huyện Quản Bạ có công nghệ xử lý đảm bảo tiêu chuẩn. Các bãi rác còn lại đang trong quá trình xây dựng hoặc chưa có biện pháp xử lý đảm bảo hợp vệ sinh, trở thành các điểm gây ô nhiễm môi trường. Rác thải xây dựng chưa được phân loại và xử lý riêng.

2.4.4. Khái quát tác động của phát triển xây dựng tới môi trường

Tỉnh Hà Giang có tốc độ phát triển xây dựng không cao, nhưng các hoạt động xây dựng cũng có những ảnh hưởng tới môi trường sinh thái:

+ Các hoạt động khai thác vật liệu xây dựng có tác động đáng kể tới môi trường sinh thái như: Khai thác cát, sỏi làm biến đổi dòng chảy của sông, suối; khai thác đá vừa ảnh hưởng tới tài nguyên đất, vừa gây ô nhiễm không khí.

+ Các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất gạch nung, xi măng của các nhà máy cũng là nguồn gây ô nhiễm không nhỏ tới môi trường.

+ Quá trình xây dựng các công trình cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do các công trình trên địa bàn tỉnh đa phần có quy mô nhỏ, nên sự ô nhiễm diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ không cao.

Trong những năm qua, ngành Xây dựng tỉnh Hà Giang đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện môi trường sinh thái tại địa phương. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh với tiêu chí xây dựng hệ thống đô thị gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; Quy hoạch chung xây dựng các đô thị với các tiêu chí xanh và bền vững; Quy hoạch các điểm khai thác vật liệu xây dựng nhằm quản lý các mỏ vật liệu và hạn chế các điểm khai thác nhỏ lẻ; Đề án phát triển vật liệu xây không nung với mục tiêu từ năm 2015 các công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước sử dụng 100% vật liệu xây không nung; Quy hoạch Quản lý chất thải rắn vùng tỉnh đến năm 2025 nhằm thu gom và xử lý rác thải theo đúng tiêu chuẩn tại các đô thị, là những bước đi mạnh mẽ của ngành xây dựng tỉnh Hà Giang nhằm giảm thiểu tác động xấu của các hoạt động xây dựng tới môi trường sinh thái.

2.5. Phát triển năng lượng

2.5.1. Khái quát về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành năng lượng

Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông, suối dày đặc, độ dốc lớn, có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Từ lợi thế đó, tỉnh Hà Giang đã tiến hành quy hoạch các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh với tổng số 46 dự án và tổng công suất lắp máy là 774,8 MW, điện năng trung bình hàng năm ước đạt 2.800 triệu kwh. Đến nay đã có 22 nhà máy thủy điện hoàn thiện đi vào vận hành với tổng công suất đạt 354,3 MW; khánh thành đưa vào vận hành trạm biến áp 220 KV Hà Giang, Yên Minh; trạm biến áp 110 KV Yên Minh và trạm biến áp 110 KV Bình Vàng.

Trước đây tỉnh Hà Giang thiếu điện phục vụ cho phát triển công nghiệp và sinh hoạt, hiện nay sản lượng điện của tỉnh đã dư thừa và truyền tải lên lưới điện quốc gia dẫn về miền xuôi.

2.5.2. Dự báo tốc độ phát triển ngành năng lượng trong tương lai

Dựa vào lợi thế của tỉnh về phát triển công nghiệp có thế mạnh, định hướng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15 - 20%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 công nghiệp trở thành ngành kinh tế trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH-HĐH, đưa Hà Giang phát triển nhanh và bền vững, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đến năm 2020 là 7.000 tỷ đồng.

Mục tiêu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chính như ổn định các nhà máy luyện feromagan, nhà máy luyện chì kim loại, antimol kim loại, nhà máy luyện than cốc, nhà máy luyện thép, nhà máy chế biến gỗ, nhà máy thủy điện, chế biến chè chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020 các chỉ tiêu sản phẩm đạt được: Chì kim loại 10.000 - 20.000 tấn/năm; thép và phôi thép 500.000 tấn/năm; Feromangan 20.000 tấn/năm; Antimol kim loại 2.000 tấn/năm; gỗ chế biến 120.000 m3/năm; sản lượng điện 2.100 triệu kwh/năm.

2.6. Phát triển giao thông vận tải



2.6.1. Khái quát về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành Giao thông vận tải

Nhìn chung mạng lưới giao thông của Hà Giang trong thời gian gần đây đã được đầu tư cải tạo nâng cấp, nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế hàng hoá, đặc biệt là giao thông tới các huyện và các xã vùng cao. Các trục đường liên xã phần lớn là đường đất vào mùa mưa hay bị sạt lở, lầy lội...

Đường bộ là loại hình giao thông chủ yếu của tỉnh, hiện nay tỉnh có 5.623km đường bộ; bao gồm 4 Quốc lộ là QL2, QL34, QL279, QL4C với tổng chiều dài là 458km nối liền Hà Giang với các tỉnh khác trong khu vực Đông Bắc Bộ, với cả nước và với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa và hệ thống các đường tỉnh lộ, huyện lộ, liên xã. Toàn bộ hệ thống đường quốc lộ chạy trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã được nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn cấp V, IV miền núi. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đã bị xuống cấp cần nâng cấp, sửa chữa.

Ngoài hệ thống đường quốc lộ, Hà Giang hiện có 5 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài là 264km. Hầu hết các tuyến tỉnh lộ đã đưa vào khai thác, sử dụng từ lâu hiện đã xuống cấp cần đầu tư nâng cấp, cải tạo. Hệ thống đường huyện, đường xã và đường nông thôn có tổng chiều dài là 4.901km, đạt mật độ 0,604km/km2. Hiện nay toàn bộ 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tuy nhiên, chất lượng và tiêu chuẩn của hệ thống đường huyện, xã vẫn còn nhiều bất cập, mặt đường xấu, hệ thống thoát nước rất kém. Hiện chỉ có một phần đường huyện là có mặt đường theo tiêu chuẩn cứng hoá, một phần nhỏ đường xã là đường bê tông xi măng còn lại là đường đất đá tự nhiên. Tỷ lệ đường nhựa và bê tông xi măng là 15,32%, đường cấp phối đá dăm là 5,77%, đường đất đá tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn 78,91%.

Trong giai đoạn 2011 - 2014, phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh, cụ thể:

- Phương tiện xe ô tô năm 2014 tăng 26,8% so với năm 2011.

- Phương tiện xe mô tô năm 2014 tăng 44,4% so với năm 2011.

- Phương tiện xe máy khác năm 2014 tăng 6,2% so với năm 2011.

Số lượng phương tiện tăng nhanh trong khi kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được do thiếu kinh phí đầu tư xây dựng cũng như kinh phí bảo trì đường bộ. Hiện nay tỉnh mới bố trí được kinh phí để bảo trì các tuyến tỉnh lộ và một số tuyến đường huyện, đường đô thị, còn lại các tuyến đường huyện, xã hầu như chỉ được bảo trì theo thời vụ, không có kinh phí bảo trì thường xuyên. Tình trạng xe ô tô qúa niên hạn sử dụng nhưng vẫn tham gia giao thông vẫn xảy ra, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Hệ thống thoát nước mặt, nước thải chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, chủ yếu sử dụng hiện trạng thoát nước của kết cấu hạ tầng giao thông, không đảm bảo việc bảo vệ hiện trạng.

Bảng 2.13. Thực trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh



Stt

Chỉ số

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm

2014

1

Số km đường Quốc lộ

345

345

363,5

363,5

2

Số km đường tỉnh lộ

365

365

365

365

3

Số km đường huyện

1.867,7

1.867,7

1.867,7

1.885,03

4

Đường dân sinh

5.234,3

5.254,9

5.254,9

6.829,9

Nguồn: Sở Giao thông vận tải

Các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng đã gây áp lực lên cơ sở hạ tầng.

Bảng 2.14. Thống kê lưu lượng phương tiện trung bình trên địa bàn tỉnh

Stt

Chỉ số

Năm 2011

Năm

2012

Năm 2013

Năm

2014

1

Lưu lượng xe ô tô

5.634

5.068

6.061

7.145

2

Lưu lượng xe máy

146.486

168.876

195.853

211.594

3

Lưu lượng xe máy khác

227

230

235

241

Nguồn: Sở Giao thông vận tải

Căn cứ theo số liệu thống kê thì số lượng phương tiện tăng nhanh, lượng khí thải sẽ tăng theo, đồng thời môi trường sẽ bị ảnh hưởng như lượng bụi, tiếng ồn, khí thải,...Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường sẽ sinh ra lượng chất thải rắn lớn trong khi chưa có các quy định chặt chẽ để quản lý chất thải rắn trong môi trường.



2.6.2. Dự báo tốc độ phát triển ngành giao thông vận tải trong tương lai

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong những năm tới việc phát triển Giao thông vận tải tập trung vào củng cố, khôi phục nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, đầu tư chiều sâu một số các dự án quan trọng để nâng cao năng lực mạng lưới giao thông đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa trong thời kỳ hội nhập.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trước mắt tập trung đưa vào cấp kỹ thuật và nâng cấp các công trình hiện có, coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả bền vững kết cấu hạ tầng giao thông. Trong giai đoạn tới phải hoàn chỉnh, hiện đại hoá và tiếp tục xây dựng mới một số công trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Việc nâng cấp, mở mới các tuyến đường giao thông sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường sinh thái, số lượng các phương tiện giao thông gia tăng gây áp lực lên chất lượng môi trường không khí đặc biệt là tại khu vực đô thị và các tuyến đường quốc lộ.



2.6.3. Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu trong việc phát triển giao thông vận tải

Việc phát triển giao thông vận tải trong những năm qua đã góp phần đáp ứng được nhu cầu đi lại cho nhân dân đặc biệt là những khu vực vùng sâu, vùng xa tuy nhiên quá trình mở mới, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông cũng ảnh hưởng đáng kể đến môi trường sinh thái đặc biệt là tại những khu vực có độ dốc lớn, địa hình chia cắt.

Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, trong những năm gần đây phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, đặc biệt là phương tiện cá nhân.

Các phương tiện giao thông gia tăng không những gây áp lực lên hạ tầng cơ sở giao thông mà còn làm cho môi trường không khí tại một số khu vực có lưu lượng xe lớn bị ô nhiễm đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiếng ồn (khu vực bến xe tạm thành phố Hà Giang, một số điểm trên tuyến Quốc lộ 2).

Để giảm khí độc, khói, bụi thải từ các phương tiện, đã có nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này cụ thể như: Tăng cường việc trồng cây xanh ven đường, tuyên truyền cho người dân không sử dụng các phương tiện cá nhân đã hết niên hạn sử dụng, sử dụng các nguồn nhiên liệu đảm bảo chất lượng... Thực hiện việc kiểm định chất lượng khí thải đối với ô tô đảm bảo tiêu chuẩn trước khi cho phép lưu hành.

2.6.4. Khái quát tác động của phát triển giao thông vận tải tới môi trường

- Hiện tại ngành quản lý các phương tiện giao thông có lượng khí thải độc hại ra môi trường thông qua công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, xe mô tô, xe máy chưa có quy định phải kiểm tra khí thải. Do thiếu kinh phí để khảo sát, kiểm tra và thu thập số liệu đánh giá tác động môi trường do các phương tiện tham gia giao thông gây ra. Vì vậy, việc đánh giá môi trường dựa trên định tính chưa có định lượng.

- Việc phối hợp giữa các ngành và cấp trong quản lý môi trường của công tác đầu tư xây dựng và quản lý phương tiện cơ giới đường bộ chưa có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ.

* Định hướng phát triển, kế hoạch bảo vệ môi trường của ngành trong thời gian tới:

- Khuyến khích và sử dụng, áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình lập dự án, đặc biệt trong xây dựng, bảo trì các công trình góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn, giảm TNGT và ô nhiễm môi trường;

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về lập và trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và tăng cường giám sát môi trường trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là những dự án nằm trong khu vực nhạy cảm về môi trường;

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và cấp để quản lý môi trường trong công tác đầu tư xây dựng cũng như quản lý các phương tiện cơ giới đường bộ;

- Phối hợp với Công an tỉnh tiến hành kiểm tra các phương tiện giao thông đã quá niên hạn sử dụng nhưng vẫn đang lưu thông;

- Theo Bộ GTVT, dự kiến đến 2018 bắt đầu thực hiện kiểm tra khí thải đối với mô tô, xe máy.

2.7. Phát triển nông nghiệp



2.7.1. Khái quát về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành

Trong những năm qua ngành nông nghiệp của tỉnh có bước tăng trưởng khá ổn định, kết quả này là có sự đầu tư mạnh mẽ các nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp.

- Về nông nghiệp: Có những sản phẩm nổi tiếng như: Cam sành (diện tích kinh doanh 1.504,3 ha; sản lượng 9.725 tấn; giá trị 213,9 tỷ đồng); chè Shan tuyết (diện tích kinh doanh 16.227 ha; sản lượng búp tươi 57.458,6 tấn; sản lượng chè khô 10.682 tấn; chè xanh 6.409,2 tấn; chè đen 2.991 tấn; chè vàng 1.281,8 tấn; giá trị 267 tỷ đồng. Trong đó xuất khẩu 4.599 tấn; giá trị xuất khẩu 111,3 tỷ đồng).

Đặc biệt có địa hình, khí hậu, độ cao...thích hợp cho nhiều loại cây dược liệu sinh trưởng và phát triển. Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện tới trên 1.101 loài cây dược liệu khác nhau, thuộc 184 họ, 662 chi thực vật. Trong những khu bảo tồn thiên nhiên hiện đang bảo tồn nguồn gen của nhiều loại cây thuốc quý (trong đó có tới 51 loại cây đã được đưa vào diện có nguy cơ đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam (năm 2007).

- Về chăn nuôi - thủy sản:

Đàn trâu 158.336 con, thịt trâu hơi xuất chuồng 1.755,8 tấn; đàn bò 106.091 con, thịt bò hơi 2.404,2 tấn; đàn lợn 505.431 con, thịt lợn hơi xuất chuồng 18.610,3 tấn; đàn dê 138.720 con; gia cầm trên 3,6 triệu con; đàn ong 25.695 tổ; diện tích nuôi trồng thủy sản 1.738 ha.

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm đã có những diễn biến phức tạp nhưng đã được khống chế và dập tắt kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

- Về Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2013 theo giá hiện hành đạt 570,8 tỷ đồng, trong đó giá trị trồng và khoanh nuôi rừng chiếm 8,5%; giá trị khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ chiếm 84,9%; giá trị thu nhặt lâm sản chiếm 2,0% và giá trị dịch vụ lâm nghiệp chiếm 4,5%.



2.7.2. Dự báo tốc độ, định hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh Hà Giang đến năm 2020

- Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp trên 6,5%/năm, riêng lĩnh vực chăn nuôi đạt trên 13%; Đến năm 2020, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt trên 7.500 tỷ đồng (giá cố định 2010); cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm khoảng 33%; cơ cấu các lĩnh vực trong nông lâm nghiệp (Trồng trọt 53%; lâm nghiệp 12%; chăn nuôi thủy sản 30%, dịch vụ nông nghiệp 5%).

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6% - 7%/năm. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên ha đất canh tác đạt 50 triệu đồng. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp còn khoảng 75%; Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên lao động nông nghiệp đạt 50 triệu đồng. Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo từ dạy nghề trở lên đạt 60%.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường; nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đến năm 2020 hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 90%; 100% các cơ sở sản xuất đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 60%.

- Đến năm 2020, 100% xã có Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp nông nghiệp được thành lập và có trên 70% số Hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; Xây dựng được vùng nông nghiệp chuyên sâu với các ứng dụng khoa học kỹ thuật cao trong chọn tạo giống; bảo quản - chế biến nông sản; xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa cấp tỉnh từ 3 đến 5 sản phẩm. Tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp đạt trên 40%.

- Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, bảo vệ các loài động vật để bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ cảnh quan trên địa bàn tỉnh. Đối với diện tích đất trống trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của các khu bảo tồn thiên nhiên tiến hành bảo vệ khoanh nuôi tự nhiên để phục hồi hệ sinh thái vốn có của rừng; trồng rừng bằng cây bản địa trong khu phục hồi sinh thái không có khả năng phục hồi thành rừng, trồng bổ sung loài cây bản địa. Giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ dân sống xen kẽ trong các khu rừng đặc dụng.

- Đối với rừng phòng hộ: Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đối với trạng thái có gỗ tái sinh (Ic). Xây dựng kế hoạch bảo vệ và trồng rừng, chăm sóc rừng trồng trên diện tích đất chưa có rừng (Ia, Ib) bằng những loài cây bản địa, cây đa mục đích...Trong giai đoạn đầu rừng mới trồng có thể phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ, cây công nghiệp ngắn ngày nhằm tăng thu nhập cho người dân và bảo vệ rừng.

- Đối với rừng sản xuất: Sử dụng tối đa, hiệu quả rừng và đất rừng vào mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch các vùng nguyên liệu theo mục đích kinh doanh cụ thể. Trồng rừng kinh tế trên diện tích đất chưa có rừng, trồng lại rừng sau khai thác. Ứng dụng khoa học công nghệ, trồng rừng thâm canh thuần loài tạo rừng trồng có năng suất cao từ đó nâng cao thu nhập cho người dân. Đối với diện tích rừng tự nhiên sản xuất kém chất lượng, hiệu quả kinh tế thấp, lập phương án cải tạo, từng bước đầu tư thực hiện các giải pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng.



2.7.3. Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu trong việc phát triển nông nghiệp

Với đặc thù của ngành nông nghiệp Hà Giang là phát triển theo quy mô hộ gia đình. Trên địa bàn không có các trang trại trồng trọt và chăn nuôi có quy mô lớn do đó mức độ tác động của ngành nông nghiệp đến môi trường là không lớn.

Với địa hình chia cắt mạnh, các diện tích canh tác nông nghiệp chủ yếu là trên đất dốc, các hoạt động canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh dẫn đến đất bị rửa trôi, xói mòn làm thoái hoá đất đặc biệt là tại khu vực núi đất phía tây.

Công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng đã được đẩy mạnh, độ che phủ rừng không ngừng tăng lên đã làm cho môi trường tại một số khu vực được cải thiện.



2.7.4. Khái quát tác động của phát triển nông nghiệp đối với môi trường

2.7.4.1. Lĩnh vực Nông nghiệp

- Quy hoạch phân bổ tài nguyên (đất đai, nguồn nước...) phục vụ phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới việc cải thiện năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Điều này thể hiện ở sự mâu thuẫn, bất cập về quản lý nhà nước trong phân bổ, quản lý việc sử dụng đất vào phát triển các ngành sản phẩm nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, sinh thái và nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng quy hoạch sản xuất nông nghiệp bị phá vỡ triền miên nhưng không được xử lý kịp thời và triệt để, tạo ra sự hỗn loạn trong sản xuất, hao phí vốn đầu tư của người nông dân, gây ra khó khăn cho đời sống của họ.

- Chính sách bảo hộ và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đang phải điều chỉnh theo lộ trình cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, làm gia tăng khó khăn đối với nhiều ngành sản xuất, làm cho chi phí sản xuất tăng lên và không cạnh tranh được với hàng hóa nông sản của các nước có điều kiện sản xuất tốt hơn.

- Thiên tai, dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi gia tăng cùng với quá trình tăng quy mô sản xuất tạo ra nhiều rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp.



2.7.4.2. Lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng

- Các hoạt động bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học của ngành trong thời gian qua nhằm tham mưu và thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện công tác đóng cửa rừng nên trong những năm qua tỉnh Hà Giang không giao chỉ tiêu kế hoạch khai thác cho các chủ rừng, việc cấp phép khai thác chính trên địa bàn tỉnh chủ yếu là khai thác tận thu tận dụng gỗ rừng trồng và rừng tự nhiên, không có hoạt động khai thác chính gỗ rừng tự nhiên; do đó sản lượng khai thác gỗ hàng năm thấp. Quá trình tổ chức thực hiện, hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các cuộc kiểm tra thực tế tại các huyện, thành phố có hoạt động khai thác gỗ, nhằm quản lý chặt chẽ, nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho cơ sở. Tuy nhiên do địa bàn rộng và đã phân cấp cho cơ sở nên công tác thanh tra, kiểm tra chưa liên tục và thường xuyên và các huyện không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, dẫn đến việc cấp phép khai thác một số huyện thực hiện còn chưa đầy đủ, thiếu đồng nhất.

2.7.4.3. Lĩnh vực thủy lợi, nước sạch và VSMTNT


Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương