Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV



tải về 1.62 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Nguồn: Cục thống kê tỉnh

- Cùng với các chương trình phát triển kinh tế, giảm nghèo đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên. Công tác giảm nghèo được triển khai đồng bộ; nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện có hiệu quả; cùng với sự tham gia tích cực, trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân, địa phương, doanh nghiệp 06 huyện nghèo 30a của tỉnh đã được các tổng công ty, tập đoàn và các doanh nghiệp, đơn vị ngoài tỉnh nhận giúp đỡ và hỗ trợ với tổng kinh phí cam kết 469,8 tỷ đồng, đã giải ngân 374,8 tỷ đồng, sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của nhân dân trong tỉnh, do vậy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 41,8% năm 2010 xuống còn dưới 19% năm 2015.

Các chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả, tổ chức dạy nghề cho 83.333 người, tăng 11,1% so với mục tiêu Nghị quyết; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% năm 2010 lên 45% năm 2015, trong đó qua đào tạo nghề đạt 36%. Hỗ trợ cho vay vốn “Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm” trên 5.000 dự án, với doanh số cho vay trên 114 tỷ đồng; thực hiện giải quyết việc làm cho 78.462 lao động. Duy trì tốt hoạt động của các trung tâm dạy nghề, hoàn thành nâng cấp Trường Trung cấp nghề Hà Giang lên Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề huyện Bắc Quang lên Trung cấp nghề; xây dựng và thực hiện Đề án học văn hóa gắn với học nghề tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng và cụ thể trên từng lĩnh vực, gắn trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị với cơ quan phụ trách, đỡ đầu từng cơ sở xã, thị trấn, gắn vai trò trách nhiệm của từng cán bộ đảng viên với thôn bản, hộ nghèo. Công tác giảm nghèo thực sự trở thành nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và của nhân dân.

Bảng 2.7. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh qua các năm

STT

Chỉ số

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

35,38

30,13

26,95

23,21

Nguồn: Niên giám thống kê 2014

Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh là 35,38%, đến năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh là 23,21%. Qua 4 năm giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm được 12,17%



2.1.3. Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường

Trong những năm qua kinh tế phát triển đã cải thiện đời sống của nhân dân, tỷ lệ các hộ nghèo trong toàn tỉnh không ngừng giảm tuy nhiên so với trung bình cả nước thì Hà Giang vẫn là một tỉnh nghèo (có 06 huyện thuộc diện được hưởng các chính sách theo Chương trình 30a của Chính phủ). Nền kinh tế phát triển theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng sản xuất nông, lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh. Với thế mạnh của tỉnh là công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông lâm sản và thủy điện. Trong những năm qua, các ngành công nghiệp của tỉnh đã đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế tuy nhiên các cơ sở sản xuất công nghiệp đã thải ra môi trường một lượng chất thải đáng kể, những cơ sở sản xuất không tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường, chất thải không xử lý đạt tiêu chuẩn thải thẳng ra môi trường đã làm ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

Việc phát triển đô thị, nâng mức sống của nhân dân khu vực nông thôn đã góp phần cải thiện môi trường trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân, chất thải trong chăn nuôi, chất thải sinh hoạt được quan tâm giải quyết tuy nhiên tại khu vực đô thị do mức sống tăng và các điều kiện hạ tầng về bảo vệ môi trường chưa đáp ứng kịp đang là một vấn đề cần được quan tâm giải quyết.

2.2. Sức ép dân số và vấn đề di cư



2.2.1. Sự phát triển dân số cơ học và biến động theo thời gian

Trong những năm qua các chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở phạm vi nhỏ giai đoạn từ năm 2011 - 2014 tăng 0,64%.

Bảng 2.8. Tổng dân số trong tỉnh qua các năm

Stt

Chỉ số

Năm 2011

Năm 2012

Năm

2013

Năm 2014

1

Tổng dân số (người)

749.537

763.503

778.958

792.472

2

Tỷ lệ nam giới (%)

49,95

50,01

50,15

50,18

3

Tỷ lệ nữ giới (%)

50,05

49,99

49,85

49,82

4

Tỷ lệ dân số khu vực thành thị (%)

15,03

15,05

15,00

14,99

5

Tỷ lệ dân số khu vực nông thôn (%)

84,97

84,95

85,00

85,01

6

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ( ‰ )

18,22

17,61

17,22

16,86

Nguồn: Cục thống kê tỉnh

2.2.2. Sự chuyển dịch thành phần dân cư các khu vực đô thị/nông thôn

Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc di dân tự do, tổ chức thực hiện tốt các chương trình di dân như: Chương trình hạ sơn; Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 -2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Các khu vực quy tụ dân cư được quan tâm đầu tư các công trình hạ tầng, cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường. Trên địa bàn tỉnh hiện nay sự chuyển dịch dân cư giữa khu vực nông thôn và đô thị là không nhiều. Năm 2011 có 37 hộ, 976 khẩu chuyển từ nông thôn ra thành thị, đến năm 2014 có 91 hộ, 1152 khẩu chuyển từ nông thôn ra thành thị. Việc di dân tự do theo kế hoạch là không có nhưng di dân tự do vẫn còn, năm 2011 di dân tự do là 114 hộ, 551 khẩu đến năm 2014 di dân tự do chỉ có 15 hộ, 75 khẩu.

Bảng 2.9. Thống kê số di dân trên địa bàn tỉnh

STT

Chỉ số

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

1

Từ nông thôn

ra thành thị



37

976

46

972

55

652

91

1152

2

Từ nông thôn -

nông thôn



73

1953

92

1943

109

1304

181

2304

3

Di dân theo

kế hoạch


0

0

0

0

0

0

0

0

4

Di dân tự do

114

551

32

146

17

75

15

75

Nguồn: Công an tỉnh

Đối với các dự án phát triển kinh tế cần giải phóng mặt bằng (xây dựng khu công nghiệp, các nhà máy, khai thác mỏ, xây dựng thuỷ điện....) chủ yếu là di dân nội xã do các dự án có diện tích chiếm đất không lớn.



2.2.3. Dự báo sự gia tăng dân cư, vấn đề di cư vào các vùng đô thị

Cùng với sự hình thành các đô thị trên địa bàn tỉnh thì dân số đô thị cũng tăng lên, giảm xuống tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang là không nhiều. Từ năm 2011 đến cuối năm 2014 dân số đô thị của Hà Giang giảm 0,04% (từ 15,03% năm 2011 xuống 14,99% năm 2014).

Bảng 2.10. Tổng hợp dân số khu vực đô thị - khu vực nông thôn

Stt

Chỉ số

Năm 2011

Năm 2012

Năm

2013

Năm 2014

1

Tỷ lệ dân số khu vực thành thị (%)

15,03

15,05

15,00

14,99

2

Tỷ lệ dân số khu vực nông thôn (%)

84,97

84,95

85,00

85,01

Nguồn: Cục thống kê tỉnh

2.2.4. Khái quát tác động của gia tăng dân số, di dân đối với môi trường

Do dân số đô thị của Hà Giang chiếm tỷ lệ không lớn và việc di dân từ nông thôn ra đô thị là không nhiều nên những tác động của việc di dân đến vấn đề môi trường tại các đô thị là không đáng kể tuy nhiên còn một lượng lao động từ nông thôn và từ các tỉnh khác đến làm việc tại khu vực đô thị cũng gây sức ép đáng kể đến môi trường.

2.3. Phát triển công nghiệp

2.3.1. Khái quát về diễn biến các hoạt động ngành

Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, nông lâm sản và thuỷ điện, điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Trong những năm qua tỉnh đã nắm bắt kịp thời cơ hội, đề ra chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp bước đầu đạt được một số kết quả đáng kể. Giai đoạn 2011 - 2014 tỉnh Hà Giang xác định tiềm năng thế mạnh Ngành công nghiệp bao gồm: Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; công nghiệp thủy điện; công nghiệp chế biến nông lâm sản.

Một số lĩnh vực chính phát triển công nghiệp trong thời gian qua:

2.3.1.1. Phát triển các khu, cụm công nghiệp

Khu công nghiệp Bình Vàng với quy mô diện tích giai đoạn 1 là 142 ha hiện đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và đã có một số dự án đăng ký đầu tư như các dự án chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản.

Toàn tỉnh đã phê duyệt quy hoạch xây dựng 12 cụm công nghiệp. Hiện cụm công nghiệp Nam Quang đã xây dựng và có một số nhà máy đã đi vào hoạt động, các cụm công nghiệp còn lại đang hoàn tất các thủ tục để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bảng 2.11. Tổng hợp các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh



STT

Tên cụm công nghiệp

Vị trí

Diện tích (ha)

Ngành sản xuất

Tình trạng

1

CCN Nam Quang

Thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang

35


Chế biến bột giấy và các sản phẩm về giấy, chế biến lâm thuỷ sản.

Đã xây dựng và có 01 nhà máy sản xuất

2

CCN Minh Sơn 2

Thôn Nà Sáng và thôn Bình Ba, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê.

60

Khai thác, chế biến khoáng sản

Đã quy hoạch và đang hoàn tất các thủ tục để đầu tư xây dựng

3

CCN Tùng Bá – Vị Xuyên

Thôn Nà Lòa, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên

65

Khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, sản xuất VLXD

4

CCN Thuận Hòa-Vị Xuyên

Xã Thuận Hòa - huyện Vị Xuyên

55

Chế biến khoáng sản

5

CCN Ngô Khê

Xã Tân Quang và xã Việt Vinh - huyện Bắc Quang

50

Chế biến khoáng sản, sản xuất hàng thủ công

6

CCN Ngọc Đường

Phường Ngọc Hà, Thành phố Hà Giang

20

Sản xuất xi măng

7

CCN Bắc Vị Xuyên

Thị trấn Vị Xuyên

20

Chế biến nông lâm sản, thực phẩm

8

CCN Yên Định-BM

Xã Yên Định -huyện Bắc Mê

15

Chế biến lâm sản

9

CCN Mậu Duệ - Yên Minh

Xã Mậu Duệ - huyện Yên Minh

15

Chế biến khoáng sản

10

CCN Yên Thành - QB

thôn Nặm Sú, xã Tân Bắc, - huyện Quang Bình

50

Công nghiệp chế biến gạch ngói, nông lâm sản, sản xuất VLXD

11

CCN Sơn Vỹ - Mèo Vạc

Xã Sơn Vỹ - huyện Mèo Vạc

15

Khai thác và chế biến khoáng sản

12

CCN Thuận Hòa 1

Xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên

50

Chế biến khoáng sản

13

CCN km 38

Xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì

11,2

Chế biến lâm sản




14

CCN km 39

Xã Tân Thành, huyện

Bắc Quang



10

Chế biến khoáng sản




Nguồn: Sở Công thương

2.3.1.2. Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:

Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh là thế mạnh và đã thu hút, kêu gọi được vốn đầu tư của các thành phần kinh tế.

Đã đưa dự án khai thác, chế biến quặng sắt Sàng Thần công suất 704.648 tấn/năm đạt 60% công suất thiết kế vào hoạt động; dự án khai thác chế biến quặng sắt Tùng Bá công suất 250.000 tấn quặng nguyên khai/năm đạt 100% công suất thiết kế; hoàn thành nhà máy tuyển tinh quặng sắt Tùng Bá, nhà máy tuyển tinh quặng sắt Minh Sơn tổng công suất 500.000 tấn tinh quặng/năm; hoàn thành đưa vào hoạt động nhà máy luyện feromagan công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Bình Vàng; Nhà máy vê viên tinh quặng sắt công suất 300.000 tấn sản phẩm/năm tại KCN Bình Vàng.

Từ năm 2010 đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 35 điểm mỏ được cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Theo đó, UBND tỉnh Hà giang đã cấp 35 giấy phép khai thác khoáng sản (24 giấy phép khai thác khoáng sản kim loại (01 giấy phép đã hết hạn) và 11 giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường), không có giấy phép khai thác khoáng sản được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, cụ thể như sau:



* Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp 35 giấy phép khai thác

Năm 2010 cấp 06 giấy phép, năm 2011 cấp 8 giấy phép, năm 2012 cấp 02 giấy phép, năm 2013 cấp 04 giấy phép, năm 2014 cấp 9 giấy phép, năm 2015 (đến tháng 6/2015) cấp 6 giấy phép), trong đó:

+ Quặng Chì kẽm: Cấp phép tại 3 điểm mỏ, sử dụng công nghệ khai thác hầm lò, công suất khai thác khoảng 159.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

+ Quặng Mangan: Cấp phép tại 12 điểm mỏ (1 giấy phép đã hết hiệu lực) sử dụng công nghệ khai thác lộ thiên với công suất khai thác khoảng 157.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

+ Quặng Sắt: Cấp phép tại 02 điểm mỏ, sử dụng kết hợp công nghệ khai thác lộ thiên và hầm lò, hiện 02 điểm mỏ này đang tiến hành xây dựng cơ bản mỏ, chuẩn bị khai thác.

+ Quặng vàng: Cấp phép tại 05 điểm mỏ, trong đó có 01 điểm mỏ đã đi vào khai thác (khai thác lộ thiên) với công suất là 21.700 tấn quặng nguyên khai/năm, 04 điểm mỏ còn lại hiện đang tiến hành xây dựng cơ bản mỏ, chuẩn bị khai thác.

+ Quặng antimon: Cấp phép tại 02 điểm mỏ, sử dụng công nghệ khai thác hầm lò, công suất khoảng 12.500 tấn quặng nguyên khai/năm

+ Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: Cấp phép 10 điểm mỏ khai thác đá vôi, công suất khai thác khoảng 148.540 m3/năm và 01 điểm mỏ khai thác cát sỏi, công suất khai thác khoảng 9.600 m3/năm , sử dụng công nghệ khai thác lộ thiên.



2.3.1.3. Công nghiệp điện:

Cho đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 22 nhà máy thủy điện hoàn thiện đi vào vận hành với tổng công suất đạt 353,3 MW; đang tiến hành xây dựng nhà máy thủy điện Bắc Mê, thủy điện Nho Quế 2, thủy điện Thuận Hòa, thủy điện Thanh Thủy 1, thủy điện Nậm Ly; khánh thành đưa vào vận hành trạm biến áp 220 KV Hà Giang Yên Minh; trạm biến áp 110 KV Yên Minh và trạm biến áp 110 KV Bình Vàng.



2.3.1.4. Công nghiệp chế biến nông lâm sản:

Công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm trong thời gian qua đã có bước phát triển quan trọng, thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biến, từng bước khai thác và phát huy lợi thế tài nguyên nông lâm sản của tỉnh. Các cơ sở chế biến nông lâm sản, thực phẩm được hình thành và phát triển, một số cơ sở đã đầu tư kỹ thuật tiên tiến, sản xuất có hiệu quả, sản phẩm được thị trường chấp nhận. Hiện nay có 01 nhà máy chế biến gỗ tại KCN Bình Vàng công suất 120.000 m3 sản phẩm/năm đã đi vào hoạt động; 01 nhà máy sản xuất bột giấv tại CCN Nam Quang và 01 nhà máy sản xuất viên gỗ nén công suất 20.000 tấn/năm đang triển khai xây dựng; toàn tỉnh có 462 cơ sở chế biến chè, 156 cơ sở chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tại địa bàn các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình ... phát triển mạnh, tạo việc làm và tiêu thụ sản phẩm lâm sản của nhân dân góp phần phát triển kinh tế.



2.3.1.5. Phát triển các hợp tác xã

Các hợp tác xã, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất quy mô hộ gia đình phát triển mạnh. Được sự hỗ trợ của Chương trình khuyến công như: Đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển giao công nghệ.... đã giúp cho một số làng nghề phát triển, bước đầu hình thành tại các thôn, bản, xã có nghề thủ công nghiệp, khôi phục và phát huy được một số nghề thủ công truyền thống tạo công ăn việc làm cho nhân dân.



2.3.1.6. Các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, đến nay đã có 27 cơ sở công nghiệp đóng trên địa bàn các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Yên Minh, Mèo Vạc, Bắc Mê, Xín Mần và thành phố Hà Giang.

Bảng 2.12. Các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh


STT

Tên nhà máy

Địa chỉ

Ngành sản xuất

1

Nhà máy luyện Ferro Mangan Công ty TNHH Ban Mai

Khu công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức, Vị Xuyên

Quặng

Mangan


2

Nhà máy Ferro Mangan và siliconmamgan - Công ty CP Mangan Việt Bắc

Khu công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức, Vị Xuyên

Quặng

Mangan


3

Nhà máy sản xuất Mangan kim loại điện giải - Công ty CP Mangan Việt Bắc

Khu công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức, Vị Xuyên

Quặng

Mangan


4

Nhà máy sản xuất dioxit Mangan thiên nhiên - Công ty CP Xây dựng và Thuơng mại Thái Hoàng

Cụm công nghiệp Nam Quang, thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang

Quặng

Mangan


5

Nhà máy sản xuất tinh quặng sắt vê viên - Công ty CP Đầu tư khoáng sản An Thông

Khu công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức, Vị Xuyên

Quặng Sắt

6

Nhà máy sản xuất tinh quặng sắt vê viên - Công ty CP Ngân Trường

Khu công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức, Vị Xuyên

Quặng Sắt

7

Nhà máy SX chì thỏi, chì kim loại - Công ty CP luyện kim màu Hà Giang

Khu công nghiệp Bình Vàng, Xã Đạo Đức, Vị Xuyên

Quặng Chì

8

Dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng antimon - Công ty TNHH Bảo An

Thôn Lẻo A, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc

Quặng Antimon

9

Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và tuyển, luyện quặng antimon - Công ty CP cơ khí và khoáng sản Hà Giang

Xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh

Quặng Antimon

10

Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và tuyển quặng antimon - Công ty CP Thiên Phú Sơn

Thôn Bản đáy, xã Lạc Nông, huyện Bắc Mê

Quặng Antimon

11

Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và tuyển quặng Antimon - Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp 3-2 Mèo Vạc

Thôn Hấu Chúa, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc

Quặng Antimon

12

Dự án khai thác và tuyển quặng antimon - Công ty cổ phần khoáng sản quốc tế Hà Giang

Xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc

Quặng Antimon

13

Dự án đầu tư nhà máy luyện than cốc - Công ty CP Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang

Khu công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức, Vị Xuyên

Than Cốc

14

Công Ty Cổ phần Chè Hùng An



Thôn Tân An – Xã Hùng An - huyện Bắc Quang

Chè

15

Cty TNHH Long Trà

Thôn Thạch Bàn - Xã Hùng An - huyện Bắc Quang

Chè

16

Cty TNHH Chè Biên Cương

TT Việt Quang- huyện Bắc Quang

Chè

17

Công ty cổ phần phát triển Xín Mần

Thôn Hùng Thắng – xã Hùng An – huyện Bắc Quang

Gỗ thanh

18

Nhà máy Giấy Hà Giang

Cụm CN Nam Quang, thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang

Giấy

19

CTy TNHH Chè Quang Bình

Thôn Tân Tiến - Tiên Nguyên - huyện Quang Bình

Chè

20

Công ty TNHH Đài Việt

Thôn Tân Bình - xã Yên Bình - huyện Quang Bình

Chè

21

Cty TNHH Hùng Hà

Thôn Lủ Thượng - Tân Bắc - huyện Quang Bình

Gỗ bóc

22

Công ty cổ phần trà Bách Shan

Thôn Vằng Luông-Thượng Sơn - huyện Vị Xuyên

Chè

23

Công ty TNHH Hùng Cường



Km 17 TT Vị Xuyên - huyện Vị Xuyên

Chè

24

Công ty CP công nghiệp và XNK lâm nghiệp Hà Giang

Khu công nghiệp Bình Vàng - xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên

Ván dán

25

Công ty TNHH Gia Long

Thôn Cốc Soọc - xã Thèn Phàng - huyện Xín Mần

Miến Dong

26

Công ty TNHH Thành Sơn

Xã Phương Độ, TP Hà Giang

Chè

27

Công ty TNHH Đức Sơn

Xã Thuận Hòa, huyện VX

Quặng sắt

28

Công ty TNHH Giang Sơn

Tả Cố Ván, xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn

Thiếc, Vônfram

29

Dự án trang trại nuôi bò thịt

Thôn Nặm Sú, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình

Nuôi bò thịt

30

Dự án xây dựng cơ sở chế biến chè chất lượng cao

Thôn Nà Tho, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình

Chè

Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương