Danh sách những ngưỜi tham gia biên soạN III danh mục chữ viết tắT IV



tải về 1.62 Mb.
trang3/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.62 Mb.
#32821
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2014, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 791.488,92 ha, trong đó chia ra các mục đích sử dụng gồm:

Đất nông nghiệp : 718.827,09 ha, chiếm 90,82%;

Đất phi nông nghiệp : 28.431,63 ha, chiếm 3,59%;

Đất chưa sử dụng : 44.230,20 ha, chiếm 5,59%;

Như vậy diện tích đất đang sử dụng vào các mục đích là 747.258,72ha, chiếm 94,41% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng còn 44.230,20ha, chiếm 5,59%, trong đó gần như toàn bộ là đất đồi núi chưa sử dụng.



1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang đất nông nghiệp là chủ yếu chiếm 90,82%. Trong đó diện tích các loại đất sử dụng vào mục đích:

1.3.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp

Diện tích các loại đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là 155.561,78 ha chiếm 19,65%, Đất sản xuất nông nghiệp được chia ra các loại sau:



- Đất trồng cây hàng năm: Diện tích đất trồng cây hàng năm hiện tại là 126.907,24 ha chiếm 16,03%.

- Đất trồng lúa: Diện tích đất trồng là 32.826,87 ha chiếm 4,15%.

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: Diện tích đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi là: 9.780,15 ha, chiếm 1,24 %.

- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 84.300,22 ha, chiếm 10,65%.



- Đất trồng cây lâu năm: Hiện có 28.654,53 ha chiếm 3,62%. Các cây trồng chính là: Chè, cam, quýt, xoài... Đây là các cây trồng truyền thống mang lại thu nhập chủ yếu cho các hộ nông dân. Những cây trồng này phù hợp với điều kiện sinh thái, tập quán canh tác và còn có khả năng mở rộng diện tích trong tương lai.

1.3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Diện tích các loại đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp là 561.765,93 ha chiếm 70,98%. Trong đó đất lâm nghiệp được chia ra các loại sau:

+ Đất rừng sản xuất: 256.037,94 ha, chiếm 32,35%.

+ Đất rừng phòng hộ: 254.709,19 ha, chiếm 32,18%.

+ Đất rừng đặc dụng: 51.018,80 ha, chiếm 6,45%.

1.3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản

Diện tích các loại đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản là 1.369,60ha chiếm 0,11%.



1.3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp khác

Diện tích các loại đất sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp khác là 129,78 ha chiếm 0,02%.



1.3.2. Đất phi nông nghiệp:

Diện tích các loại đất sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp là 28.431,63 ha, chiếm 3,59%. Trong đó đất phi nông nghiệp được chia ra các loại sau:

- Đất ở có diện tích là 6.925,64 ha, chiếm 0,88%. Trong đó:

+ Đất ở tại nông thôn là 6.042,81 ha, chiếm 0,76%.

+ Đất ở tại đô thị là 882,83 ha, chiếm 0,11%.

- Đất chuyên dùng có diện tích: 13.889,76 ha, chiếm 1,75%.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích: 3,89 ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích: 357.32 ha.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích: 7.252,51 ha.

- Đất phi nông nghiệp khác có diện tích: 2.5 ha.



1.3.3. Đất chưa sử dụng:

Diện tích các loại đất chưa sử dụng là 44.230,20 ha, chiếm 5,59%. Trong đó đất chưa sử dụng được chia ra các loại sau:

- Đất bằng chưa sử dụng có diện tích: 567,92 ha, chiếm 0,07%.

- Đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích: 31.393,67 ha, chiếm 3,97%.

- Núi đá không có rừng cây có diện tích: 12.268,62 ha, chiếm 1,55%.

Chương II

SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

2.1. Tăng trưởng kinh tế



2.1.1. Khái quát tình hình phát triển, cơ cấu phân bổ các ngành, lĩnh vực

Nền kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2014 chiếm 5,86% (tăng 0,47% so với năm 2011); dịch vụ năm 2014 chiếm 6,62% (giảm 14,45% so với năm 2011); công nghiệp - xây dựng năm 2014 chiếm 6,48% (giảm 4,59% so với năm 2011). Cơ cấu từng ngành kinh tế đổi mới tích cực theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng, năm 2011 thu nhập bình quân đầu người đạt 11.140 nghìn đồng đến năm 2014 đã tăng lên 15.843 nghìn đồng.

Bảng 2.1. Cơ cấu thu nhập Quốc dân theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh

Stt

Chỉ số

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm

2013

Năm 2014

1

Nông lâm nghiệp và thủy sản

%

5,39

4,12

6,3

5,86

2

Công nghiệp - xây dựng

%

11,07

23,59

12,80

6,48

3

Dịch vụ

%

21,07

9,47

7,9

6,62

4

Tổng sản phẩm bình quân đầu người

Nghìn

11.140

12.995

14.817

15.843

Nguồn: Cục thống kê tỉnh

- Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hình thành vùng sản xuất tập trung và liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành trên địa bàn tỉnh

TT

Chỉ số

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Trồng trọt

Triệu đồng

3.200.434

3.924.353

3.562.457

3.706.700

2

Chăn nuôi

Triệu đồng

926.258

1.012.227

1.061.633

1.149.505

3

Dịch vụ và các hoạt động khác

Triệu đồng

980

1.075

1.405

1.557

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014

Công tác quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp đã chú trọng xác định thế mạnh từng loại cây trồng có giá trị, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Các cây trồng có thế mạnh, cây đặc sản tiếp tục được khẳng định về chất lượng, sản lượng và thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Chương trình trọng tâm về sản xuất lúa, ngô hàng hoá được triển khai tích cực, góp phần nâng cao giá trị sản xuất lên 39,7 triệu đồng/ha đất canh tác. Đã quy hoạch vùng lúa hàng hóa tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê với diện tích gieo trồng hàng năm trên 7.000 ha, sản lượng lúa hàng hóa bình quân gần 1.140 tấn/năm; vùng sản xuất ngô hàng hóa tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần với diện tích gieo trồng hàng năm trên 8.000 ha, sản lượng bình quân trên 23 ngàn tấn/năm.

Bảng 2.3. Giá trị sản lượng lúa, ngô trên địa bàn tỉnh

Stt

Chỉ số

Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Sản lượng lúa

Tấn

201.852,3

202.887,3

206.932,7

207.967,9

2

Sản lượng ngô

Tấn

156.459,4

168.706,0

176.864,3

178.427,8

3

Sản lượng khoai lang

Tấn

7.735,4

7.678,0

6.863,5

7.852,0

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014

Công tác thú y được triển khai thực hiện hiệu quả từ cơ sở đã hạn chế sự lây lan dịch bệnh; số gia súc vật nuôi chết do bệnh giảm so với năm 2012, không có gia súc bị chết rét đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của tổng đàn.

Bảng 2.4. Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 2011-2014

Đơn vị tính: Con



Loại gia súc

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Đàn trâu

156.311

158.717

158.336

158.889

Đàn bò

102.960

103.757

106.091

100.101

Đàn lợn

461.018

479.524

505.431

547.544

Đàn dê

4.750

4.543

3.770

3.123

Gia cầm

3.272,0

3.508,9

3.643,2

3.969,4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2014

Tổng đàn gia súc trâu, bò, lợn, dê tăng bình quân hàng năm. Năm 2011 tổng đàn trâu là 156.311 con đến năm 2014 tăng lên 158.889 con; tổng đàn bò là 102.960 con đến năm 2014 giảm còn 100.101 con; tổng đàn lợn 461.018 con đến năm 2014 tăng lên 547.544 con; tổng đàn dê là 145.411 đến năm 2014 giảm còn 141.816; tổng đàn gia cầm là 3.272.000 đến năm 2014 tăng lên 3.969,4 con.

Bảng 2.5. Sản lượng gia súc, gia cầm qua các năm 2011-2014

Đơn vị tính: Tấn



Loại gia súc

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Đàn trâu

1.546,6

1.755,8

1.979,7

2.123,4

Đàn bò

2.080,3

2.404,2

2.093

2.490,3

Đàn lợn

16.923,2

18.610,3

19.715,7

21.616,9

Gia cầm

4.761,9

4.887,5

5.225,2

5.478,4

Tổng

25.312,00

27.657,80

29.013,6

31.709,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2014

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2014 đối với các loại vật nuôi chính đều tăng so với năm 2011 cụ thể tăng như sau: Thịt trâu hơi xuất chuồng 2.123,4 tấn, thịt bò hơi 2.490,3 tấn; thịt lợn hơi 21.616,9 tấn; gia cầm 5.478,4 tấn; ngành chăn nuôi đã có đóng góp ngày càng quan trọng trong việc nâng cao đời sống và thu nhập của hộ.



- Ngành Lâm nghiệp

Chương trình trồng rừng kinh tế, rừng cảnh quan, bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, xây dựng hồ treo chứa nước sinh hoạt ở các huyện vùng cao đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần phát huy thế mạnh về rừng, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển du lịch, từng bước hình thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đã xây dựng xong Đề án Vườn quốc gia Du Già, Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán.

Nuôi trồng thủy sản phát triển, từng bước khai thác hiệu quả diện tích mặt nước các hồ thủy điện; nhiều loài thủy sản đặc sản (cá tầm, cá hồi, cá bỗng...) được nuôi trồng, bảo tồn và chuyển giao sản xuất giống cho hộ gia đình.

- Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp có bước đột phá khá rõ nét, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Công nghiệp khai khoáng đã từng bước chuyển từ khai thác, bán nguyên liệu thô sang chế biến sâu. Xây dựng mới được 10 nhà máy chế biến khoáng sản vừa và nhỏ, trong đó có một số nhà máy đã đi vào hoạt động; Khu công nghiệp Bình Vàng giai đoạn I cơ bản được lấp đầy. Trong đó cơ cấu các ngành như sau: Ngành công nghiệp khai thác mỏ 969,6 tỷ đồng, chiếm 30,62%; ngành công nghiệp chế biến 946,6 tỷ đồng, chiếm 29,89%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 1.192,7 tỷ đồng, chiếm 37,66%; ngành quản lý và xử lý rác thải không độc hại 57,5 tỷ đồng, chiếm 1,81% . Công tác cấp phép, thăm dò và khai thác khoáng sản được quản lý chặt chẽ, đã đưa vào quy hoạch 215 điểm mỏ; không đưa vào quy hoạch đối với 175 điểm mỏ phân tán nhỏ lẻ, thu hồi 5 giấy phép hoạt động khoáng sản. Hiện toàn tỉnh có 59 dự án được cấp giấy phép khai thác khoáng sản, 7 dự án đang tiến hành thăm dò.

Trong những năm qua, đã đưa các nhà máy khai thác chế biến quặng sắt Sàng Thần công suất khai thác 740.680 tấn/năm, tuyển 500.000 tấn/năm; nhà máy luyện FeroMangan công suất 10.000 tấn/năm và nhà máy tinh quặng sắt vê viên 300.000 tấn/năm, nhà máy chế biến gỗ thanh MDF tại Khu công nghiệp Bình Vàng vào hoạt động. Đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy luyện FeroMangan và siliconmangan công suất 40.000 tấn/năm; nhà máy luyện chì kim loại 10.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất viên gỗ nén 20.000 tấn/năm tại cụm công nghiệp Nam Quang;

Công nghiệp thuỷ điện tiếp tục được đầu tư đạt hiệu quả, toàn tỉnh hiện có 46 dự án thủy điện trong quy hoạch với tổng công suất lắp máy 772,8 MW. Trong 5 năm đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 14 nhà máy, với tổng công suất lắp máy 333,1MW, nâng tổng số nhà máy hoạt động trên địa bàn lên 22 nhà máy với công suất 353,3MW; sản lượng điện phát ra đạt 1.479 triệu KWh, doanh thu đạt gần 1.500 tỷ đồng. Các dự án đã và đang triển khai xây dựng gồm 10 dự án; các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư đang hoàn thiện để tổ chức khởi công gồm 2 dự án; Các dự án có chủ trương đầu tư giao cho các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư gồm 12 dự án. Hệ thống điện nông thôn tiếp tục được đầu tư, tỷ lệ hộ được sử dụng điện toàn tỉnh đạt sấp xỉ 83,113%.

Công nghiệp chế biến có bước phát triển, một số cơ sở chế biến nông lâm sản, thực phẩm đã đầu tư dây chuyền, thiết bị, công nghệ tiên tiến, sản xuất có hiệu quả, sản phẩm đạt chất lượng được thị trường chấp nhận.

Công tác khuyến công, dạy nghề, cấy nghề được quan tâm; các ngành nghề như: Bảo quản và chế biến nông lâm sản, mây tre đan, dệt may, cơ khí nhỏ, sản xuất nhạc cụ truyền thống được đầu tư khôi phục, phát triển gắn với hình thành các làng nghề, hợp tác xã thủ công nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực... Tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 28 làng nghề được công nhận.

- Thương mại, dịch vụ, du lịch

Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu tăng. Kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư xây dựng; hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu các sản phẩm hàng hoá được đẩy mạnh, thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn. Đã tổ chức được 50 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới; số cửa hàng, đại lý xăng dầu là 46/11 huyện, thành phố; toàn tỉnh quy hoạch 3 chợ đầu mối, 11 chợ trung tâm huyện lỵ, 1 chợ biên cửa khẩu, 31 chợ biên giới, 161 chợ nông thôn.

Du lịch phát triển cả về quy mô, chất lượng, đạt kết quả mang tính đột phá, tạo tiền đề để xây dựng Hà Giang từng bước trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc gia. Các hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh, văn hoá, con người Hà Giang trong và ngoài nước được đẩy mạnh. Cao nguyên đá Đồng Văn được tái công nhận là thành viên mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. Đã hoàn thành và được phê duyệt một số dự án theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030. Tập trung đẩy nhanh tiến độ các quy hoạch chi tiết trong Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; triển khai lập quy hoạch, dự án khu dịch vụ du lịch giải trí cao cấp tại thành phố Hà Giang.

Cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ được nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế; công tác quy hoạch các cửa khẩu được thực hiện theo đúng lộ trình. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 462 cơ sở chế biến chè, 156 cơ sở chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thu hút khoảng 10.000 lao động, doanh thu hàng năm khoảng 400 tỷ đồng; kết cấu hạ tầng các cửa khẩu được ưu tiên đầu tư, lồng ghép nhiều nguồn vốn để tổ chức thực hiện; các lối mở trên tuyến biên giới được quan tâm xây dựng.



2.1.2. Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP của tỉnh trên các lĩnh vực

- Trong những năm qua kinh tế Hà Giang không ngừng phát triển, tổng giá trị GDP hàng năm đều tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, năm 2011 thu nhập bình quân là 11.140.000 đồng đến năm 2014 đạt 15.843.000 đồng.

Bảng 2.6. Giá trị GDP hàng năm của tỉnh

Đơn vị tính: Triệu đồng



STT

Chỉ số

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Tổng GDP theo giá so sánh 2010 (Triệu đồng)

7.285.822

8.060.167

8.750.373

9.303.090

2

Tổng GDP theo giá hiện hành (Triệu đồng)

8.354.134

9.921.819

11.541.500

12.554.953

3

GDP bình quân đầu người (Nghìn đồng)

11.140

12.995

14.817

15.843

Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương